Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10


giảm. Chính vì vậy, những nhà quản lý danh mục đầu tư phải đánh đổi giữa khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản.

Cùng đề cập đến khả năng dễ mua bán với mức giá tương đối ổn định của thanh khoản, Mạc Quang Huy (2009, tr. 151) có phân tích “Rủi ro thanh khoản là rủi ro NĐT không thể bán được chứng khoán hoặc bán với giá thấp hơn giá thị trường do thiếu thanh khoản”.

Theo Trần Đăng Khâm (2009, tr. 41) thanh khoản được xác định: “Tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung các chứng khoán có khả năng chuyển nhượng là khác nhau”. Một trong 3 tính chất đặc trưng và quan trọng của tài sản tài chính: Tính thanh khoản, tính rủi ro và tính sinh lợi. Chính vì vậy khi đầu tư vào các tài sản tài chính NĐT luôn quan tâm đến tính thanh khoản của tài sản đó. Rủi ro TKCCP là khá cao. Rủi ro thanh khoản là sự bất ổn của giá chứng khoán do tác động của những thay đổi về điều kiện giao dịch, quy mô niêm yết của các CTCP, hoạt động giao dịch cũng như số lượng tài khoản chứng khoán... Tuy nhiên, tại một số thời điểm, NĐT không thể thực hiện được các giao dịch và chấp nhận tổn thất lớn do thanh khoản kém của cổ phiếu. NĐT muốn chuyển đổi cấu trúc danh mục thì cần quan tâm đến TKCCP.

Thanh khoản của cổ phiếu

Kyle (1985) là nghiên cứu tiên phong về TKCCP khi xây dựng một mô hình giao dịch với các phiên đấu giá liên tục, được cấu trúc để có trạng thái cân bằng giống như thị trường khớp lệnh liên tục. Mô hình này được sử dụng để kiểm tra ảnh hưởng của thông tin đến giá cổ phiếu, các đặc điểm của TKCCP. Nghiên cứu đã thể hiện các góc độ khác nhau của thanh khoản nhau như thời gian chuyển đổi thành tiền, khối lượng giao dịch, chi phí giao dịch và chi phí do tác động giá. Bốn khía cạnh này được liên kết để thể hiện TKCCP như sau:

Thời gian giao dịch (immediacy): Thời gian cần thiết để thực hiện một giao dịch. Thời gian để giao dịch cổ phiếu càng ngắn thì TKCCP càng cao.

Độ chặt chẽ (tightness): Khả năng mua bán cổ phiếu ngay lập tức nhưng không có sự thay đổi lớn về giá. Chi phí để chuyển đổi chủ sở hữu của cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn.

Độ sâu (depth): Khả năng để thị trường hấp thụ khối lượng cổ phiếu nhưng không ảnh hưởng lớn đến giá.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Khả năng phục hồi (resiliency): Tốc độ giá cổ phiếu có xu hướng được điều chỉnh trên thị trường. Nói cách khác là khả năng phục hồi giá về giá trị nội tại của cổ phiếu sau những cú sốc thị trường.

Lawrence (1990) xem xét thanh khoản như một khái niệm đa chiều và đặc trưng của thanh khoản được thể hiện thông qua một số thuộc tính sau: chiều rộng, chiều sâu, thời gian và khả năng phục hồi của cổ phiếu sau các cú sốc. Chiều rộng là chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán, khoảng cách này càng nhỏ tính lỏng của cổ phiếu càng cao. Chiều sâu thể hiện khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh dựa trên giá thị trường. Thời gian hay tính tức thời thể hiện số lượng cổ phiếu có thể mua bán nhanh với một mức chi phí nhất định. Cuối cùng là khả năng phục hồi thanh khoản sau những cú sốc của thị trường.

Nhân tố tác động đến tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 10

Nghiên cứu của Sarr và Lybek (2002, tr.5) đã mô tả đặc điểm của TKCCP theo 5 khía cạnh sau: độ chặt chẽ (tightness), tính tức thời (immediacy), độ sâu (depth), độ rộng (breadth) và khả năng phục hồi (resiliency). Độ chặt chẽ thể hiện thông qua mức chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán; Tính tức thời thể hiện tốc độ xử lý và khớp lệnh giao dịch; Độ sâu thể hiện thị trường luôn sẵn có người mua - người bán với số lượng lớn; Độ rộng được hiểu là khối lượng giao dịch lớn nhưng ít tác động tới giá cổ phiếu; Khả năng phục hồi thể hiện sự điều chỉnh của thị trường về mức giá ban đầu khi giá cổ phiếu thay đổi bởi các dòng lệnh không mang tính thông tin.

Theo Harris (2003, tr.398) thanh khoản được xác định là khả năng giao dịch nhanh một lượng lớn cổ phiếu với chi phí thấp. Harris (2003) đề cập đến 3 khía cạnh của thanh khoản gồm: thời gian giao dịch - đề cập đến thời gian thực hiện giao dịch với qui mô và chi phí nhất định; chiều rộng - đo bằng chi phí cho một đơn vị thanh khoản bao gồm chi phí chênh lệch giá và chi phí hoa hồng môi giới; chiều sâu - qui mô giao dịch có thể được thực hiện với một khoản chi phí nhất định và được đo bằng một đơn vị khối lượng giao dịch tại một mức giá thanh khoản. Harri (2003) phân tích rằng, độ rộng và độ sâu có mối quan hệ mật thiết với nhau và nó là 2 mặt của một vấn đề. Độ sâu thể hiện khối lượng cổ phiếu có thể giao dịch tại một mức giá nhất định và Độ rộng thể hiện mức giá có thể giao dịch với một khối lượng cổ phiếu nhất định. Tóm lại, TKCCP cao thể hiện khả năng giao dịch nhanh với một khối lượng cổ phiếu lớn và chi phí thấp.

Theo Liu (2006, tr. 631) cho rằng “Thanh khoản mô tả khả năng giao dịch nhanh số lượng lớn cổ phiếu với chi phí thấp, ít tác động đến giá”. Khái niệm này nhấn mạnh bốn đặc điểm của TKCCP: thời gian, khối lượng giao dịch, chi phí giao dịch và tác động của giá.


TKCCP được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Khái niệm TKCCP có thể được tổng hợp như sau: TKCCP là khả năng thực hiện giao dịch liên tục trong thời gian ngắn với số lượng lớn cổ phiếu và chi phí thanh khoản là thấp nhất đồng thời khả năng phục hồi giá nhanh sau những cú sốc của thị trường. Căn cứ vào nội dung khái niệm thanh khoản, tác giả thực hiện phân loại các thước đo dựa trên mức độ tổng hợp các khía cạnh của thanh khoản và trình bày trong nội dung tiếp theo.

2.2.2. Thước đo thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

Với tính chất đa chiều của thanh khoản, các thước đo TKCCP có thể được phân loại thành thước đo một chiều và thước đo đa chiều. Các thước đo thanh khoản theo thời gian như: chênh lệch giá hỏi mua - giá chào bán, độ sâu, khối lượng hoặc giá trị giao dịch trong các nghiên cứu của (Roll, 1984), (Chordia và cộng sự, 2000), (Chordia và cộng sự, 2001a) chỉ xem xét một khía cạnh của thanh khoản. Trong khi các thước đo thể hiện tính đa chiều của TKCCP gồm: thước đo LR - (Amihud và cộng sự, 1997); thước đo Zeros - (Lesmond và cộng sự, 1999); thước đo ILLIQ - (Amihud, 2002); thước đo LM - (Liu, 2006), các thước đo được xây dựng nhằm thu thập các khía cạnh khác nhau trong một thước đo.

2.2.2.1. Thước đo một chiều

Các thước đo thể hiện một chiều hay một khía cạnh của thanh khoản có thể được chia thành hai nhóm chính:

Thước đo chi phí giao dịch (chi phí thanh khoản) thể hiện độ chặt chẽ của TKCCP

Thước đo hoạt động giao dịch thể hiện độ sâu của TKCCP

Chi phí giao dịch: Chi phí giao dịch được đo lường thông qua khoảng cách chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá chào bán (chênh lệch giá), chênh lệch giá càng nhỏ TKCCP càng cao và ngược lại. Các thước đo chênh lệch giá được thể hiện dưới nhiều hình thức trong các nghiên cứu khác nhau:

Thước đo chênh lệch được tính toán giữa giá chào bán thấp nhất và giá hỏi mua cao nhất, mức chênh lệch này luôn dương (lớn hơn 0), với 𝑝là giá bán thấp nhất, 𝑝

௧ ௧

là giá hỏi mua cao nhất, thước đo chênh lệch giá được thể hiện trong công thức sau:

Chênh lệch giá = 𝑝− 𝑝.

௧ ௧

Các nghiên cứu của Chordia và cộng sự (2000); Chordia và cộng sự (2001a) xuất phát từ công thức này đã xây dựng công thức để đo lường TKCCP, với, PA: Giá đặt bán, PB: Giá đặt mua, PT: Giá giao dịch khớp lệnh, PM = PB - PA, một số công thức được tính toán như sau:


Chênh lệch giá (QSPR) = P− P

P− P

P

Chênh lệch giá tương đối (PQSPR) =

Chênh lệch giá đặt lệnh (ESPR) = 2 ∗ |P− P|

2|P− P|

P

Chênh lệch giá đặt lệnh tương đối (PESPR) =

Nghiên cứu của Gruning (2010) tính toán thước đo chênh lệch giá, với ask price

- giá chào bán, bid price - giá hỏi mua, closing price - giá đóng cửa, công thức được xác định như sau:

Chênh lệch giá =

askprice − bidprice 2 ∗ closingprice


Nghiên cứu của Roll (1984) với giả thiết giao dịch được thực hiện trên thị trường hiệu quả về thông tin tức là chi phí giao dịch bằng 0 bởi giá chứng khoán đã phản ảnh thông tin trên thị trường và giá chỉ biến động bởi những thông tin không lường trước được. Thước đo chi phí giao dịch được xác định bằng hiệp phương sai của chuỗi tỷ suất sinh lời của giá cổ phiếu theo thời gian. Thước đo được tính toán như sau:

Chênh lệch giá = 2ඥ−cov(Rାଵ, R)

Với R= (p− pିଵ)/pିଵ Phương pháp này xác định chi phí thanh khoản thông qua ước lượng thu nhập, thước đo này càng nhỏ TKCCP càng cao. Nghiên cứu này cũng đưa ra sử dụng dữ liệu theo ngày hay theo tuần để ước lượng cho kết quả khác biệt rất lớn và nguyên nhân do sự kém hiệu quả về mặt thông tin hoặc do sự kỳ vọng thu nhập không ổn định trong ngắn hạn.

Hoạt động giao dịch: Hoạt động giao dịch thể hiện khả năng hấp thụ khối lượng cổ phiếu trên thị trường, hoạt động giao dịch càng nhiều TKCCP càng cao. Một số thước đo thể hiện hoạt động giao dịch cổ phiếu như:

Khối lượng giao dịch: Số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một khoảng thời

୲ୀଵ

gian nhất định: Q= ∑

qvới qi số lượng cổ phiếu i được giao dịch, Nt số lần giao

dịch trong thời gian t.

Với QA là khối lượng chào bán và QB là khối lượng hỏi mua, khối lượng giao dịch được sử dụng trong các nghiên cứu của Chordia và cộng sự (2000); Chordia và

cộng sự (2001a) như sau: Độ sâu (Depth) = (Q

− Q)


Giá trị giao dịch: Giá trị bằng tiền của lượng cổ phiếu được giao dịch trong một

୲ୀଵ

khoảng thời gian và được xác định như sau: V= ∑

q∗ pvới Vt là giá trị giao dịch

bằng tiền, pi là giá cổ phiếu i được giao dịch tương ứng với số lượng giao dịch cổ phiếu i tại thời điểm t. Giá trị giao dịch bằng tiền cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Chordia và cộng sự (2001a) và Pástor và Stambaugh (2003) sử dụng giá trị giao dịch

nhưng với công thức sau: L

= ଵ ଵ଴଴

uො

, Lt thanh khoản của cổ phiếu, uො

là phần dư hàm

hồi qui của giá trị giao dịch bị tác động bởi lợi tức cổ phiếu.

Tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu: Thể hiện số lượng cổ phiếu được giao dịch trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu càng cao thì TKCCP càng tốt. Datar và cộng sự (1998) xác định công thức tính cho tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu với VOLit tổng khối lượng giao dịch của từng cổ phiếu trong năm và Nit số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo năm, công thức TO (turnover

rate) như sau: TO

=୚୓୐

౟౪

Các thước đo được sử dụng cho từng mục đích nghiên cứu về TKCCP tuy nhiên các thước đo này chỉ thể hiện được các đặc tính rời rạc của thanh khoản. Tác giả sẽ tiếp tục tổng hợp một số thước đo thể hiện được nhiều hơn một khía cạnh của thanh khoản trong nội dung dưới đây.

2.2.2.2. Thước đo đa chiều

Các thước đo đa chiều thể hiện đồng thời đặc điểm hoạt động giao dịch, chi phí giao dịch và mức thay đổi giá cổ phiếu. Vì vậy, TKCCP phần lớn được tính toán thông qua thước đo tác động giá, một số nghiên cứu đã thực hiện và tính toán các thước đo như sau:

Thước đo tỷ lệ thanh khoản LR: Amihud và cộng sự (1997) xây dựng công thức tính tỷ lệ thanh khoản (LR - Liquidity ratio) hay thước đo Amivest thể hiện TKCCP thông qua khối lượng giao dịch trên một đơn vị thay đổi giá cổ phiếu. Giá trị LR càng lớn thì TKCCP càng cao. Công thức xác định LR của cổ phiếu i như sau:

LR

V୧୲

୧୲

= ෍ |r |

Với Vit khối lượng giao dịch hàng ngày của cổ phiếu i và rit là tỷ suất sinh lời theo ngày của cổ phiếu i, LR xem xét độ sâu và mức thay đổi giá theo thời gian.

Thước đo Zeros: Dựa trên giả thiết mô hình của (Kyle, 1985) được hiểu là NĐT chỉ thực hiện giao dịch khi các tín hiệu thông tin về thu nhập đủ lớn để bù đắp chi phí


giao dịch ngược lại NĐT sẽ không thực hiện giao dịch hoặc giao dịch ít hơn. Nghiên cứu của Lesmond và cộng sự (1999) đã xây dựng công thức đo lường TKCCP như sau:

Số ngày có tỷ suất sinh lời bằng 0

Zeros =

Số ngày giao dịch trong kỳ


Thước đo này nhằm thể hiện khía cạnh chi phí giao dịch của thanh khoản bởi dựa trên giả thiết NĐT ra quyết định khi so sánh giữa tín hiệu thu nhập và chi phí giao dịch. Đồng thời, thước đo này được cho là dễ dàng tính toán và thông tin có thể thu thập trên thị trường. Hạn chế của thước đo này khi không xét đến các trường hợp tỷ suất sinh lời bằng không do các giao dịch thiếu thông tin hoặc do thông tin bất cân xứng. Như vậy, hệ số Zeros càng lớn thì TKCCP càng kém.

Thước đo tính kém thanh khoản của cổ phiếu: Amihud (2002) tính toán thước đo tính kém TKCCP dựa trên biến đổi giá dưới tác động của giá trị giao dịch cổ phiếu. Thước đo này phản ánh khái niệm thanh khoản của (Kyle, 1985) là phản ứng giá của các dòng lệnh giao dịch và phần trăm thay đổi giá do khối lượng giao dịch. Thước đo Amihud (2002) được tính toán như sau:


Tính kém thanh khoản

1

D

(𝐼𝐿𝐿𝐼𝑄) =

୧୲

౟౪

|R୧୲ୢ|

୧୲ୢ

VOLD

୲ୀଵ

Trong đó, Dit số ngày giao dịch của cổ phiếu tính theo ngày trong năm t; |Rid| là giá trị tuyệt đối của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu i tại ngày d. VOLDid - giá trị giao dịch của cổ phiếu i tại ngày d. Thước đo tính kém thanh khoản - ILLIQit của cổ phiếu i trong năm t được đo lường bằng giá trị trung bình của TKCCP hàng ngày trong năm t. Thước đo ILLIQ lớn tương ứng TKCCP sẽ thấp và ngược lại.

ILLIQ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trên giá trị giao dịch của cổ phiếu với hai đại lượng này được thu thập hàng ngày trong một khoảng thời gian dài nên mang tính đại diện cao. Ưu điểm của thước đo này là nắm bắt được nhiều khía cạnh của TKCCP như độ sâu, độ chặt chẽ và khả năng phục hồi giá. ILLIQ nhỏ tương ứng mức thay đổi giá ít với giá trị giao dịch lớn, thể hiện chi phí thanh khoản là thấp và khả năng hấp thụ khối lượng giao dịch cổ phiếu lớn nhưng không gây ra biến động giá nhiều. Dữ liệu để tính toán ILLIQ hoàn toàn có thể thu thập số liệu trên các thị trường và tương đối dễ tính toán. Tuy nhiên, nhược điểm của thước đo này chưa tính toán được sự thay đổi về giá do tâm lý của các NĐT nhưng đến hiện tại thì đây vẫn là thước đo tốt nhất về TKCCP và được ứng dụng trong nhiều nghiên cứu.


Thước đo LMx: Liu (2006) xây dựng thước đo dựa trên đặc điểm độ chặt và chi phí giao dịch được hiểu là cổ phiếu giao dịch khối lượng lớn một cách nhanh chóng với chi phí thấp và ít tác động đến giá. Với: turnover (TO) là tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu trong tháng x; NoTD: tổng số ngày giao dịch cổ phiếu trong tháng x; NoZV: số ngày

không có giao dịch của tháng trước x (x-1); Deflator được xác định sao cho 0 <

_೘೚೙೟೓ ೟ೠೝ೙೚ೡ೐ೝ< 1. Thước đo LMx được xác định như sau:

஽௘௙௟௔௧௢௥



𝐿𝑀


= ቎𝑁𝑜𝑍𝑉

+ ௫_௠௢௡௧ ௧௨௥௡௢௩௘௥21_𝑥

௫ ௫ିଵ

𝐷𝑒𝑓𝑙𝑎𝑡𝑜𝑟

𝑁𝑜𝑇𝐷


Thước đo LMx nắm bắt các khía cạnh khác nhau của TKCCP như tốc độ giao dịch, số lượng giao dịch và chi phí giao dịch. Ưu điểm của thước đo này là nhấn mạnh vào tốc độ giao dịch hay nói cách khác là tính liên tục của giao dịch, thể hiện qua độ trễ và khó khăn tiềm ẩn khi thực hiện giao dịch. Tính liên tục hay độ trễ thể hiện qua số ngày cổ phiếu không có giao dịch của kỳ trước và số ngày cổ phiếu có giao dịch trong kỳ hiện tại. Tỷ lệ luân chuyển cổ phiếu phản ánh độ sâu của thanh khoản. Mối liên hệ giữa khối lượng bằng không và số lượng giao dịch cũng có thể nắm được khía cạnh của chi phí giao dịch. Tỷ lệ không giao dịch càng cao thì chi phí giao dịch tiềm ẩn càng lớn và TKCCP sẽ càng kém. Đây là thước đo thể hiện tính kém TKCCP trên nhiều khía cạnh nhưng đây là một thước đo ước lượng tương đối phức tạp.

Như vậy, có khá nhiều các thước đo được các nhà nghiên cứu trên thế giới xây dựng nhằm đo lường TKCCP niêm yết trên TTCK. Các nghiên cứu Goyenko và cộng sự (2009), Hasbrouck (2009), Lou và Shu (2014) đã thực hiện so sánh các thước đo và đồng quan điểm đánh giá cao thước đo của (Amihud, 2002). Thước đo tính kém thanh của khoản của Amihud (2002) thể hiện được tương đối đầy đủ các khía cạnh của TKCCP, đồng thời đây là thước đo dễ tính toán và thu thập số liệu. Mặc dù vậy, nghiên cứu không phủ nhận vai trò của các thước đo một chiều - bởi thước đo một chiều có thể cho phép nhìn nhận sâu sắc về một số câu hỏi nhất định của TKCCP mà các thước đo đa chiều có thể không cung cấp được. Tuy nhiên, mục tiêu xem xét TKCCP với nhiều khía cạnh hơn được thể hiện trong khái niệm về TKCCP và ưu điểm của các thước đo đã phân tích ở trên, tác giả sẽ sử dụng thước đo của (Amihud, 2002) và (Liu, 2006) để đo lường TKCCP trên TTCK Việt Nam.


2.3. Các nhân tố tác động tới thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán

2.3.1. Các nhân tố thuộc doanh nghiệp

Các loại cổ phiếu khác nhau có mức độ thanh khoản khác nhau. Sự thay đổi TKCCP có thể do tác động từ việc thay đổi cấu trúc cổ đông, thay đổi tâm lý của các NĐT, thay đổi phương thức giao dịch, chính sách hoặc do thay đổi của thị trường chứng khoán.

2.3.1.1. Cấu trúc sở hữu

Cấu trúc sở hữu thể hiện sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền, quyền sở hữu được thể hiện thông qua tỷ lệ sở hữu của các cổ đông. Đây là điểm đặc trưng của công ty cổ phần khi vốn được sở hữu bởi các cổ đông khác nhau tạo lên cấu trúc sở hữu khác nhau giữa các công ty. Các quyết định của nhà quản trị chịu ảnh hưởng của cổ đông nên cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng tới hoạt động quản trị, hiệu quả kinh doanh hay chính sách công bố thông tin. Thông tin bất cân xứng phát sinh tại các doanh nghiệp khi xuất hiện các hành vi điều chỉnh báo cáo tài chính, hạn chế công bố các thông tin bất lợi về hoạt động kinh doanh của công ty, sử dụng thông tin nội bộ để tạo ra các giao dịch gây nhiễu trên thị trường… Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng, giá cổ phiếu thay đổi một cách ngẫu nhiên, cổ phiếu được giao dịch ngang giá, người bán không thể thổi phồng giá và người mua cũng không có cơ hội ép giá. Những người tham gia thị trường tin tưởng rằng thị trường đối xử công bằng với tất cả nhà đầu tư. Tuy nhiên, nghiên cứu của Copeland và Galai (1983), Kyle (1985) hay Glosten và Harris (1988) đã chỉ ra rằng, giá cổ phiếu có thể phản ánh các cấp độ khác nhau của thông tin riêng về dòng tiền trong tương lai nên nó biến động khi các giao dịch gây nhiễu từ NĐT có lợi thế thông tin được thực hiện. Có thể thấy, cấu trúc sở hữu tạo ra sự khác biệt về môi trường thông tin và hoạt động giao dịch cổ phiếu... nên tác động của cấu trúc sở hữu khác nhau tới TKCCP là khác nhau. Sự tác động này cũng chịu ảnh hưởng bởi thể chế và môi trường thông tin tại các quốc gia. Holmström và Tirole (1993) cho rằng cấu trúc sở hữu có tác động mạnh mẽ đến TKCCP và được coi là yếu tố quyết định đến TKCCP.

Thực tế, nhiều cách tiếp cận khác nhau về cấu trúc sở hữu. Thứ nhất, nếu dựa trên hình thức tổ chức và đặc điểm xuất xứ, tác giả phân tính tác động của 3 nhóm sở hữu gồm: Sở hữu Nhà nước, sở hữu NĐT nước ngoài, sở hữu cổ đông lớn.

Sở hữu Nhà nước được coi là một nhóm sở hữu đặc biệt vì các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước đôi khi hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu chính

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/10/2022