Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 4

Không chỉ phong phú về nội dung, ca dao sáng tác trong thời kì này cũng hết sức sáng tạo và độc đáo trong hình thức lưu truyền, diễn xướng: “ca dao dán trên báng súng, tông dao, lưỡi mác, bi đông, nồi chảo, ba lô, viết lên tường, trong lòng máng tre, “đi theo” chiếc đòn gánh của anh nuôi gánh cơm ra trận địa” [23.88]. Nhà thơ Tố Hữu có lần đã kể lại rằng mùa hè năm 1949 ông tham gia chiến dịch Sông Thao cùng với tiểu đoàn Phủ Thông. Chỉ trong mười lăm ngày cùng bộ đội hành quân chiến đấu, nhà thơ đã thu lượm được 350 bài ca dao trong đó có nhiều bài đạt chất lượng cao. Ông kể lại hoàn cảnh ra đời của những bài ca dao hết sức đặc biệt: anh nào cũng cố viết, vừa lau súng, vừa lẩm nhẩm mấy câu ca dao. Chợt nghĩ ra họ viết và dán ngay lên súng, lên nồi chảo, ống loa, mìn, bom...

Phong trào sáng tác ca dao ở miền Bắc là vậy, ở Nam Bộ vào thời có chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng bộ đội địa phương, các đơn vị quân đội chính quy đem súng ống – chiến lợi phẩm của mình tặng cho du kích và trao nhiệm vụ cho họ thành lập bộ đội địa phương. Lúc đó, cán bộ văn nghệ trong quân đội đã vận động mỗi chiến sĩ làm một câu ca dao dán vào báng súng để nói lên tâm tình của mình trước khi gửi khẩu súng lại cho người tiếp nhận. Chỉ một vài tiếng đồng hồ, một tiểu đoàn vào khoảng 400 chiến sĩ đã có trên 500 câu ca dao được ra đời. Bằng những hình thức sáng tạo và lưu truyền đặc biệt như vậy mà ca dao đã ngày càng đi sâu vào trong lòng quần chúng, thỏa mãn nhu cầu sáng tác, thưởng thức văn nghệ của nhân dân.

Từ thực tế sáng tác và sưu tầm ở trên, chúng tôi kết luận rằng: Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ca dao hiện đại vẫn tồn tại và phát triển một cách hết sức mạnh mẽ trong nhân dân. Điều đó có nguyên nhân trước nhất là từ nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức, lưu truyền ca dao của đại bộ phận quần chúng nhân dân. Sau đó là vai trò định hướng của Đảng và nhà nước đối với văn hóa, văn nghệ dân gian nói chung và ca dao hiện đại nói riêng. Tuy nhiên, do hoàn cảnh sống, lao động, chiến đấu hết sức khẩn trương của dân tộc

ta lúc bấy giờ mà việc gọt rũa, trau chuốt ca dao chưa được chú trọng, nhiều bài ca dao hoặc còn ở dạng phác thảo, hoặc do được văn bản hóa quá sớm nên chưa được hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, nhiều lời ca dao còn mang nặng tính tuyên truyền, hô khẩu hiệu.

Từ 1954 đến 1975 là thời kì dân tộc ta cùng lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Tiến hành cuộc chiến tranh dân tộc, dân chủ ở miền Nam và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong thời gian này, các phong trào sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian ngày càng được đẩy mạnh và phát triển rầm rộ. Các hình thức đa dạng của ca dao lại được khơi nguồn và phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kịp thời góp phần đẩy mạnh tinh thần chiến đấu và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân miền Nam, ca ngợi cuộc sống, lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.

Trong thời kì này, chúng ta cũng cần ghi nhận công lao của các nhà xuất bản đối với việc phát triển ca dao. Không chỉ tích cực trong việc sưu tầm, tuyển chọn, các nhà xuất bản như Nhà xuất bản Vãn học, Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, Nhà xuất bản Phổ thông… trong nhiều lần xuất bản còn mở hẳn một chuyên mục phản ánh tình hình sáng tác, sưu tầm và hướng dẫn cách thức sáng tác, sưu tầm ca dao cho quần chúng, nhất là các chiến sĩ ngoài mặt trận. Trong cuốn Ca dao chống Mỹ cứu nước tập ba “Chúng tôi xin mách nước với các đồng chí là nên thuộc thật nhiều ca dao truyền thống, học lấy cách suy nghĩ bằng hình tượng của nhân dân lao động, học lấy lời ăn tiếng nói của nhân dân, học cả lối biểu hiện nữa.” [9. 69]. Có khi ban biên tập còn phân tích nội dung và hình thức nghệ thuật một lời ca dao tiêu biểu có nội dung chống Mỹ với nhan đề “Cần rất nhiều thơ căm thù như thế”. Chính vì sự quan tâm tới việc sưu tầm ca dao, sự chú trọng phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ không chuyên (có yêu cầu về chất lượng cũng như tính tư tưởng) của các nhà xuất bản mà ca dao thời kì này hết sức phát triển. Những tập Ca dao chống Mỹ, Ca dao chiến sĩ liên tục ra đời từ các phong trào sáng tác, sưu tầm ca dao ở tiền tuyến.

Những tập ca dao Hàng về (ca dao về thương nghiệp), Của chung (ca dao về chống tham nhũng, lãng phí), Đẩy lùi sóng gió (ca dao về phòng chống lụt bão), Biết đâu nên vợ nên chồng từ đây (Ca dao về sản xuất và hôn nhân), Ánh đèn bổ túc (ca dao về bổ túc văn hóa), Thay người đi xa (ca dao về nông nghiệp), Ngàn xanh (ca dao về lâm nghiệp), Khơi dòng nước lên (ca dao về thủy lợi)… với những chủ đề về sản xuất và xây dựng cuộc sống mới, tất cả cho tiền tuyến được sáng tác, sưu tầm ở hậu phương.

Bên cạnh vai trò của nhà xuất bản, các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian mang tính tập thể như hò tiếp vận, hò đối đáp, ca hát dân gian đang phát triển trong các đơn vị bộ đội, nơi hợp tác xã hay trong các nhà máy, công xưởng, cơ quan, trường học… cũng là mảnh đất màu mỡ để ca dao nảy mầm và phát triển.

Để minh chứng cho sự phát triển sôi nổi, hồn nhiên của ca dao trong thời kì này, chúng tôi xin trích ra những ghi chép của một số nhà văn, nhà nghiên cứu như sau:

Tác giả Đặng Văn Lung trong bài Những người sáng tác ca dao ở nông thôn hiện nay đã miêu tả một đêm lao động và sáng tác ca dao “Ở đây không thể có sự thống kê chính xác nào về số lượng ca dao hôm ấy. Câu này nối tiếp câu kia như tranh lợp nhà, khi giống nhau ở phần đầu, khi giống nhau ở phần giữa hay phần cuối, thậm chí giống nhau hai phần ba hay cũng bài ấy đổi đi mấy chữ. Người ta không nghĩ đến chất lượng câu ca dao vừa làm, cũng chẳng nghĩ đến việc ghi lại, sửa chữa để gửi đến một bài báo nào, chỉ miễn sao động viên được mọi người vui vẻ, hăng hái hoàn thành công việc của mình. Người ta cũng không thể nhớ được câu ca dao ấy do ai làm ra.” [38. 21 – 28]. Nhà văn Trần Đăng cũng ghi lại cảnh sinh hoạt văn nghệ trong khuôn khổ truyền thống cũ: “Xẩm tối, anh chính trị viên xem đồng hồ tính nhẩm một chương trình sinh hoạt văn nghệ cấp tốc… kiểm thảo nội bộ không còn gì để kiểm thảo nữa, ở các nhà, các trung đội đã bắt đầu vui hát. Chèo Éttipo tẩu mã cười nôn ruột. Thơ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Tình quân dân, ý nghĩa anh là bộ đội đi giết giặc, tôi là dân ở nhà tăng gia sản xuất. Những lời hai người ngâm đối đáp văn hoa rất dài. Giọng ngâm tốt sang sảng của hai đội viên thi nhau ngân dài và đọc l ra n: “Anh nà chiến sĩ ngàn phương”, “Tôi đi tô thắm điệu đời đêm lay”… nghe phơi phới, non trẻ, tươi thắm lạ thường… ” [23. 238].

Từ thực tế sáng tác, sưu tầm, xuất bản ca dao ở trên cho thấy trong giai đoạn lịch sử hiện tại, ca dao cũng như các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian khác vẫn tồn tại và phát triển. Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu và khả năng sáng tạo, thưởng thức văn nghệ của đại bộ phận quần chúng nhân dân, đó là sự tồn tại khách quan, không thể cưỡng lại được của hình thức sáng tạo nghệ thuật theo phương thức tập thể và truyền miệng ngay cả trong những điều kiện lịch sử mới của đời sống nhân dân. Hình thức sáng tạo này tồn tại để đáp ứng một loại nhu cầu sáng tạo tinh thần mà những hình thức sáng tạo theo phương thức văn học thành văn không thể thỏa mãn được. Bên cạnh đó cần kể tới nhân tố quan trọng là các chủ trương, các biện pháp của Đảng nhằm thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, góp phần bảo lưu và phát triển các hình thức sáng tạo văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền trong đó có ca dao.

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 4

Cũng giống như ca dao thời kì 1945 – 1954, ca dao thời kì này do đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống lao động khẩn trương trong điều kiện lịch sử xã hội mới, do chưa có thời gian trau chuốt, gọt rũa, do được văn bản hóa quá sớm…nên nhiều bài còn ở dạng phác thảo, chưa đủ độ chín về nội dung và hình thức biểu hiện, nhiều bài còn mang nặng tính tuyên truyền, khẩu hiệu mà mất đi chất thơ tự nhiên vốn có của ca dao.

1.3.2. Ca dao người Việt từ 1975 đến nay

Từ năm 1975 đến nay, xuất hiện các loại hình văn học nghệ thuật chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp vốn có nhiều ưu thế về nội dung cũng như hình thức biểu hiện hơn so với ca dao. Song song cùng với những loại hình nghệ

thuật khác, ca dao vẫn tiếp tục tồn tại (dù đôi lúc có chiều hướng chùng xuống), vẫn tự nguyện đóng vai trò ngự sử trong đời sống dư luận.

Bên cạnh những bài ca dao đã được sưu tầm thiên về âm hưởng ngợi ca: ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi cuộc sống mới, ca ngợi những con người dũng cảm trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược… còn có không ít những bài xuất hiện từ sau 1975 đến nay đang được lưu truyền trong sinh hoạt của quần chúng hoặc xuất bản lẻ tẻ trong các bài viết. Bộ phận ca dao này ngoài một số bài mang âm hưởng ngợi ca còn có không ít bài chứa đựng nội dung hài hước, châm biếm, phê bình giáo dục đậm chất thời sự. Bên cạnh rất nhiều bài ca dao phê phán, chỉ ra những lỗ hổng của thời kinh tế bao cấp thì gần đây trong dân gian lưu truyền một khối lượng ca dao khá lớn châm biếm, lên án lối sống thực dụng của một bộ phận không nhỏ người dân, cung cách làm việc của quan chức, sự leo thang của giá cả cùng các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

Sau Đổi mới, nhân dân ta làm quen và sống trong thời buổi kinh tế thị trường. Bên cạnh những cái được của nền kinnh tế ấy, nhiều người dân đã ít nhiều bị ảnh hưởng của lối sống thực dụng, coi trọng tiền bạc, vật chất:

Nghèo nhân, nghèo nghĩa chẳng lo

Nghèo tiền, nghèo bạc mới cho là nghèo.

[6]

Thái độ làm việc thiếu trách nhiệm, kém hiệu quả, tư tưởng vụ lợi cá nhân của một số quan chức cũng được phản ánh trong ca dao:

Ai điện ra quán, tới ngay

Cà kê dê ngỗng hăng say hết mình Vào việc thì cứ tang tình

Thôi để chiều tính, giờ mình nghỉ trưa.

[6]

Của chùa thỏa chí vung tay

E rằng ngân sách có ngày tiêu ma.

Dại gì tham bát bỏ mâm

Lờ cho vài vụ, quà ngầm lớn hơn.

[6]

Một trong những hiện tượng đáng chú ý của ca dao thời kì này là sự xuất hiện của một số người làm thơ “theo kiểu dân gian” giống như nhà thơ Bút Tre Đặng Văn Đăng trước đây. Những câu thơ của họ mặc dù nhiều khi còn “ngồ ngộ”, đôi khi còn “ngô nghê” song đã góp phần đắc lực vào việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng:

Ta đi bầu cử tự do,

Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm.


Ngày nay khắc phục gian kho, Ngày mai mới có ấm no tương lài.

[6]

Từ khi những câu thơ, vần thơ nôm na và cái bút danh Bút tre ra đời, người ta thấy nhiều vần thơ dán nhãn Bút tre được xuất bản khắp nơi, nhiều phong trào sáng tác và truyền khẩu thơ ca từ những năm 60 của thế kỉ XX đến những năm đầu của thế kỉ XX cũng nhờ đó mà tồn tại và phát triển:

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ chăn vịt thấy cha chăn ngồng Thấy em hát nhạc Trịnh Công

Sơn xanh sơn đỏ anh không dám vào.

Con ruồi là giống hiểm nguy Bốn chân của nó rất vi trùng nhiều.

[6]

Bên cạnh những người thích thơ kiểu Bút Tre vẫn có nhiều người không thích, thậm chí chê bai. Tuy nhiên, ai cũng phải thừa nhận rằng hiện tượng thơ Bút Tre với những đặc điểm về hình thức và nội dung mang đậm chất dân gian

rất độc đáo, chưa từng thấy trong lịch sử văn học nước nhà. Thơ Bút Tre đã và đang, sẽ đi vào quần chúng:

Khen chê thì cũng chẳng sao Thơ Bút Tre vẫn đi vào quần chung

Chê khen có sái có đùng

Thơ Bút Tre vẫn quần chùng mà ra!

[6]

Nguyễn Bảo Sinh cũng là một hiện tượng sáng tác theo kiểu dân gian. Tuy nhiên, nếu thơ Bút Tre Đặng Văn Đăng viết ra nhằm mục đích để tuyên truyền thì thơ Nguyễn Bảo Sinh viết ra để tự thưởng thức, tự ngâm nga, tự triết lý về cuộc đời: “Ông làm thơ như một cách ghi nhật kí, ghi lại những ý nghĩ bất chợt mỗi khi ông ngẫm ra một điều gì đấy trên cơ sở quan sát hiện thực và mỗi khi ông rút ra được kinh nghiệm gì đấy từ cuộc đời ông.” [161.15]. Với tư cách là nhà thơ “hậu bút tre”, thơ ca Nguyễn Bảo Sinh mang đậm chất dân gian với lối nói như ngắt câu, ép vần, nói lái, nói ngược, có khi ngộ nghĩnh, có khi ngang phè ẩn nghĩa cho nên dễ ấn tượng, dễ nhớ, hiệu quả gây cười cao… cho đến cách suy ngẫm về cuộc đời từ những quan sát thực tế rất tinh tế và sâu sắc.

Trong nhiều năm gần đây, dân gian thường truyền khẩu nhau đọc những câu thơ rất ngộ nghĩnh, vui vui, thậm chí đọc xong thì cười rất sảng khoái nhưng mang hàm ý sâu xa sự đời, như:

Làm trai cho đáng lên trai,

Đi chơi trong túi có vài cái bao…

[6]

Là người thường xuyên giao lưu với các nhà thơ nên ông cũng hiểu họ lắm. Trước hiện tượng những văn sĩ chỉ thuộc loại “thường thường bậc trung” nhưng hay khoe khoang mình và chê bai người khác, ông viết:

Đêm nằm nghĩ mãi không ra Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ!

[6]

Những câu thơ có vẻ chân chất, mộc mạc như thể nhặt được ngoài bờ tre ruộng lúa ấy của Nguyễn Bảo Sinh lại phảng phất sự phê phán về lối sống với ý nghĩ răn đời rất nghệ.

Để châm biếm, phê phán thơ và cuộc sống văn nghệ hiện nay bởi chúng đã có những góc không còn thật vô tư nữa, Nguyễn Bảo Sinh viết:

Muốn đuổi khách ra khỏi nhà

Đọc thơ được giải họ ra tức thì.

[6]

Đối với những tác phẩm văn chương đích thực, Nguyễn Bảo Sinh trân trọng lắm, ông đã hài hước đem so sánh với các bà vợ:

Vợ vừa cưới xong đã thành đồ cổ

Thơ hay, không thấy cũ bao giờ.

[6]

Đề tài về tình yêu, tình cảm gia đình là một mảng sáng tác quan trọng trong thơ của Nguyễn Bảo Sinh. Nói về đề tài này thì nhiều tác giả đã đề cập đến, nhưng nói như sau thì chắc chỉ có Hồ Xuân Hương là một và ông là hai:

Vĩ nhân quân tử trên đời

Bên em cũng chỉ là người đàn ông.

[6]

Bởi theo Nguyễn Bảo Sinh, suy cho cùng thì trên thế gian này chỉ có người đàn ông và người đàn bà mà thôi, và người ta yêu nhau là vì cái chất đàn ông là chính chứ có phải vì chức tước vai vế gì đâu. Còn đối với hiện tượng “ngoại tình” thì ông rút ra kết luận:

Đàn bà lưu luyến tình xưa

Đàn ông say đắm tình vừa mới quen.

[6]

Nguyễn Bảo Sinh làm thơ còn để răn mình, tự đánh giá bản thân một cách chính xác, không sa vào những lời khen phỉnh nịnh để ngộ tưởng bản thân giữa cuộc đời. Theo ông thì làm người phải hiểu mình là ai, nếu không hiểu được chính bản thân thì cuộc đời sẽ luôn treo trên mây trên gió:

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí