Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu trong chuyên đề Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu, thuật ngữ diễn xướng dân gian có thể và cần được hiểu với hai nghĩa rộng và hẹp. Theo nghĩa rộng, diễn xướng dân gian là tất cả mọi hình thức biểu diễn (hay diễn xướng) và ít hoặc nhiều đều mang tính chất tổng hợp tự nhiên, (hay tính chất nguyên hợp) mà lâu nay ta quen gọi là văn học dân gian. Theo nghĩa hẹp, diễn xướng chỉ bao gồm các thể loại diễn (trò diễn, trò tế lễ dân gian…). Hoàng Tiến Tựu đã chia diễn xướng dân gian thành bốn loại: nói, kể, hát, diễn tương ứng với bốn phương thức phản ánh chủ yếu của văn học dân gian là suy lý, tự sự, trữ tình và kịch.
Bên cạnh những tranh luận về thuật ngữ diễn xướng còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề nên coi diễn xướng như một yếu tố thi pháp hay coi diễn xướng là một yếu tố ngoài văn bản. Chúng tôi đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên trình bày trong báo cáo tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ nhất về văn hóa dân gian do Ban Văn hóa dân gian tổ chức tại Hà Nội năm 1980 khi ông cho rằng diễn xướng là yếu tố ngoài văn bản nghệ thuật ngôn từ. Trong báo cáo, một mặt nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên coi trọng các hình thức trình diễn nghệ thuật dân gian, mặt khác ông khẳng định: là thành phần chủ yếu trong tổng thể sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian, văn bản văn học dân gian in đậm nét của những thành phần không phải văn học của tổng thể đó… Giá trị của những yếu tố ngoài văn bản không phải là ở chỗ chúng là những yếu tố ghép thêm vào, không phải ở chỗ chúng là cái nhãn hiệu dán ở ngoài cho thấy đó là văn hóa dân gian, là ca dao. Giá trị của những yếu tố đó thể hiện ở chỗ chúng đã bằng nhiều cách biến dạng thành những đặc điểm cấu trúc bên trong của văn bản văn học dân gian.
Qua tìm hiểu các ý kiến bàn về diễn xướng, chúng tôi thống nhất với ý kiến của các nhà nghiên cứu khi họ cho rằng: Diễn xướng là hình thức biểu
hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ… Diễn xướng là yếu tố ngoài văn bản nghệ thuật ngôn từ. Diễn xướng có sự biến đổi theo thời gian và cần phải linh hoạt khi tìm hiểu về diễn xướng và lưu ý đến tính ước lệ của thuật ngữ này.
Có thể khẳng định hình thức diễn xướng ở hai bộ phận ca dao cổ truyền và ca dao từ năm 1945 đến nay có sự khác nhau rất rõ nét.
Theo ý kiến của Đỗ Bình Trị, “ca dao được nhân dân sáng tạo, trình diễn và cảm thụ với tính chất là những câu hát. Không đề cập đến phương diện âm nhạc của diễn xướng ca dao, chúng ta đã tự hạn chế kết quả nghiên cứu nó về mặt lịch sử” [54]. Như vậy, sự thể hiện chủ yếu, đặc thù nhất của diễn xướng ca dao cổ truyền là hát. Diễn xướng ca dao cổ truyền diễn ra chủ yếu trong khung cảng làng quê thanh bình, thơ mộng. Chủ thể sáng tạo, lưu truyền và thưởng thức ca dao là những người dân quê sống cuộc đời bình dị bên ruộng đồng thôn xóm. Đời sống tình cảm phong phú, tình yêu lứa đôi là những gì họ quan tâm và nhắc tới trong sinh hoạt ca hát dân gian. Chính vì vậy mà cảm hứng trữ tình trong những lời ca mà họ trình diễn thường là cảm hứng trữ tình đời tư. Khi vào cuộc hát, người dân quê thường là ý nhị, kín đáo hỏi han:
Gặp đây mận mới hỏi đào: Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Cũng có khi họ tinh nghịch, lém lỉnh trêu ghẹo bạn hát:
Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này: có lấy anh không?
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 10
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 11
- Những Điểm Dị Biệt Giữa Ca Dao Cổ Truyền Và Ca Dao Từ 1945 Đến Nay
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 14
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 15
- Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 16
Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.
Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975, nhân dân không được sống trong khung cảnh yên bình mà vừa phải chiến đấu bảo vệ đất nước, vừa phải sản xuất xây dựng đất nước nên môi trường sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian, chủ thể sáng tạo của ca dao có sự thay đổi. Với nhịp độ cuộc sống chiến đấu, lao động khẩn trương, những hình thức diễn xướng đa dạng của ca dao đã
ra đời: đó là các cuộc hát đối đáp của các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong trong lao động, trên đường đi tiếp vận tải lương; đó là cách thức lưu truyền độc đáo: dán trên báng sung, ba lô, gài vào nắm cơm gửi ra trận địa.
Từ những thập niên cuối thế kỉ XX cho đến những năm gần đây, hình thức diễn xướng nói, kể… được sử dụng hết sức phổ biến trong ca dao. Ở bất kể môi trường giao tiếp nào, ở bất kì tầng lớp giai cấp nào, nhân dân ta cũng đều sáng tạo, lưu truyền, diễn xướng ca dao như tỏ thái độ của mình đối với hiện thực đương thời. Với nhịp sống sôi động, khẩn trương của xã hội hiện đại, những lời ca dao mang nội dung sâu sắc, thâm thúy với nghệ thuật ngôn từ ngắn gọn, hình thức diễn xướng nói, kể… trực tiếp, cơ động gây được ấn tượng và lưu lại trong tâm trí người sáng tạo cũng như thưởng thức đã tỏ ra rất đắc dụng.
Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám, hình thức diễn xướng của ca dao cổ truyền (diễn xướng trong sinh hoạt dân ca) chủ yếu là hát thì từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay, nói, kể tỏ ra phù hợp và đắc dụng khi chuyển tải những nội dung trữ tình mới trong xã hội hiện đại. Với ưu điểm ngắn gọn, cơ động, phù hợp với nhịp sống hiện đại và thị hiếu thưởng thức văn học nghệ thuật đương thời, hình thức diễn xướng hiện đại (nói, kể) đã là cơ sở nảy sinh thơ ca dân gian trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội mới.
Thứ bảy là các biện pháp nghệ thuật. Qua khảo sát các bài ca dao từ 1945 đến nay, chúng tôi đưa ra kết luận bộ phận ca dao này thiên về nội dung phản ánh, ít quan tâm hơn đến vấn đề trau chuốt nghệ thuật. Trái lại, ca dao cổ truyền không những phong phú về nội dung mà còn rất đa dạng trong hình thức thể hiện. Điều này hoàn toàn hợp quy luật. Bởi ca dao cổ truyền đã tồn tại hàng ngàn năm, đã trải qua sự sàng lọc khắt khe của lịch sử còn ca dao từ 1945 đến nay ra đời trong nhịp sống vô cùng khẩn trương của hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cũng như trong xã hội hiện đại, chưa trải qua sự sàng lọc của thời gian, được văn bản hóa quá sớm nên không thể đạt được đến cái hay như ca dao cổ truyền.
Thứ tám là các phương thức nghệ thuật. Nếu phương thức nghệ thuật biểu hiện được sử dụng phổ biến trong ca dao cổ truyền thì trong ca dao từ 1945 đến nay, phương thức tạo hình lại chiếm ưu thế. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có hoàn cảnh lịch sử, chủ thể sáng tạo… ở hai bộ phận ca dao này.
Tiểu kết
Từ việc khảo sát và phân tích một số đặc điểm của ca dao người Việt từ 1975 đến nay, ở chương 3, luận văn đã chỉ ra được một số nét cơ bản sau:
Đề tài trung tâm là đề tài xã hội, đề tài tình yêu, đề tài gia đình. Đề tài xã hội đã được tác giả dân gian triển khai thành nhiều chủ đề khác nhau như: những khó khăn của người dân trong xã hội hiện đại; Sự tha hóa, biến chất đạo đức của một bộ phận người; Tệ nạn xã hội… Đề tài tình yêu được chia thành các chủ đề như: tình yêu thực dụng, tầm thường; tình yêu không chung thủy; tình yêu say đắm, bất chấp mọi khó khăn, trở ngại; tình yêu tan vỡ vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Ở đề tài gia đình, tác giả tập trung chủ yếu vào việc phản ánh những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng.
Cảm hứng chủ đạo vẫn là cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc. Cũng là cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc, nhưng nếu như đa phần các lời ca từ 1945 đến 1975 mang âm hưởng ngợi ca thì ca dao từ 1975 đến nay lại chủ yếu mang âm hưởng phê phán, châm biếm.
Trong chương 3 của luận văn, chúng tôi cũng đề cập tới một số yếu tố thi pháp như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, phương thức nghệ thuật trong ca dao từ 1975 đến nay. Thời gian nghệ thuật trong ca dao vẫn là thời gian mang tính ước lệ, thời gian của người diễn xướng. Ở phần không gian nghệ thuật, chúng tôi đi sâu vào phân tích ý nghĩa của không gian con đường. Phương thức nghệ thuật chiếm ưu thế trong ca dao từ 1975 đến nay là phương thức tạo hình.
Để thấy được sự vận động của ca dao trong tiến trình lịch sử chúng tôi cũng nêu ra một số điểm khác nhau giữa hai bộ phận ca dao cổ truyền và ca dao từ 1945 đến nay.
Như vậy, ca dao người Việt vẫn luôn tồn tại song song với mỗi bước đi của lịch sử nước nhà. Dù trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh hay khi Tổ quốc được hòa bình, ca dao người Việt vẫn luôn bám sát cuộc sống của nhân dân và mang đậm hơi thở của thời đại.
KẾT LUẬN
1. Có sự tồn tại, vận động của ca dao người Việt từ 1945 đến nay. Ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta có nhiều thay đổi, với lực lượng sáng tác đông đảo, hình thức lưu truyền phong phú, ca dao đã luôn bám sát từng chặng đường lịch sử của dân tộc và phát huy vai trò của nó trong đời sống dân gian. Trong ba mươi năm đất nước có chiến tranh, ca dao đã góp phần không nhỏ vào việc động viên, cổ vũ tinh thần chiến đấu, ca ngợi Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi cuộc sống lao động, chiến đấu của toàn quân và dân ta… Khi đất nước yên bình, ca dao đã đóng vai trò là người thư kí của thời đại, phản ánh trung thực, đầy đủ và sâu sắc các hiện tượng trong đời sống xã hội cũng như thể hiện mọi tâm tư, tình cảm của con người sống trong chế độ mới. Do nhịp sống khẩn trương và đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống lao động và chiến đấu trước đây cũng như nhu cầu phản ánh những vấn đề thời sự nóng bỏng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay nên tác giả dân gian chưa có nhiều thời gian dành cho việc trau chuốt, gọt rũa ca dao, một số bài ca dao hiện đại hoặc còn ở dạng phác thảo hoặc được văn bản hóa quá sớm, chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, nhiều bài còn thuần túy mang tính tuyên truyền, khẩu hiệu, ít chất thơ.
Qua những nghiên cứu bước đầu, chúng tôi thấy ca dao từ 1945 đến nay có thể chia thành hai giai đoạn: ca dao từ 1945 đến 1975, ca dao từ 1975 đến nay. Sự phân chia ở đây chỉ mang tính chất tương đối bởi đôi khi ranh giới giữa các bài ca dao ở hai giai đoạn rất mong manh.
2. Ca dao từ 1945 đến 1975 mang một số đặc điểm nội dung và thi pháp:
Đề tài ca dao giai đoạn này tập trung chủ yếu vào đề tài đấu tranh cách mạng, đề tài lãnh tụ và đề tài sản xuất xây dựng. Đề tài đấu tranh cách mạng được triển khai thành những nội dung cụ thể như thái độ khinh bỉ, lòng căm phẫn lũ giặc cướp nước và bán nước; tinh thần và ý chí quyết tâm chiến đấu
chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Những bài ca dao thuộc đề tài lãnh tụ không phản ánh về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chủ yếu thể hiện tình cảm kính trọng, lòng biết ơn chân thành, sâu sắc của nhân dân ta dành cho Người. Đề tài sản xuất và xây dựng tập trung vào việc phản ánh tinh thần và thái độ tích cực tăng gia sản xuất để vừa có lương thực chi viện cho tiền tuyến vừa đảm bảo cuộc sống ấm no nơi hậu phương của nhân dân ta.
Cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc với âm hưởng ngợi ca là cảm hứng chủ đạo. Điều này được thể hiện ở việc những bài ca dao về đề tài đấu tranh cách mạng, ngợi ca lãnh tụ, sản xuất và xây dựng, Tổ quốc chiếm tỉ lệ khá cao. Cách khai triển các đề tài trên thành nhiều chủ đề rất đa dạng, phong phú. Nội dung chủ yếu của những đề tài này đều ít nhiều đề cập tới các sự kiện đấu tranh giai cấp, chiến tranh cách mạng có ảnh hưởng sâu sắc tới dân tộc với âm hưởng chính là ngợi ca sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, công lao và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù nhiều bài ca dao đề cập đến những khía cạnh khác nhau của đời sống chính trị nhưng người thưởng thức không cảm thấy khiên cưỡng, lên gân một cách khô khan mà thấy rạo rực, thiết tha cảm hứng trữ tình cách mạng.
Về thể thơ, chiếm “vị trí tối cao” trong ca dao từ 1945 đến 1975 thuộc về thể thơ lục bát truyền thống. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện một số thể thơ khác và biến thể của chúng như thể thơ tự do, thể thơ song thất lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát biến thể… Ngoài cách ngắt nhịp quen thuộc trong ca dao truyền thống còn có nhiều cách ngắt nhịp sáng tạo, độc đáo nhằm làm nổi bật quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, bất chấp mọi hiểm nguy để chiến đấu và giành chiến thắng của quân dân ta.
Không gian nghệ thuật phổ biến trong ca dao là kiểu không gian mang tính phiếm chỉ và cá biệt hóa; không gian bình dị, gần gũi, quen thuộc; không gian khoáng đạt, hùng vĩ và không gian mới lạ. Đây chính là kết quả của sự thay đổi
đề tài, cảm hứng chủ đạo cũng như quan niệm sáng tác của chủ thể sáng tạo của ca dao từ 1945 đến 1975 so với ca dao trước đó.
Thời gian nghệ thuật trong ca dao là phương tiện để biểu đạt trạng thái tâm lý con người, là thời gian ước lệ. Ở đây, thời gian của người sáng tác và thời gian của người thưởng thức hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng. Chính vì vậy, thời gian trong ca dao giai đoạn này có yếu tố là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng.
Các biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến hơn cả là so sánh và điệp ngữ. Biện pháp so sánh được sử dụng khá phổ biến với hai kiểu cấu trúc so sánh triển khai và so sánh bổ sung tương hỗ. Biện pháp điệp ngữ cũng được sử dụng rất phong phú và trở thành một biện pháp tu từ đắc dụng trong ca dao. Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện một số biện pháp tu từ khác với tần suất xuất hiện ít hơn.
3. Ca dao từ 1975 đến nay về cơ bản vẫn mang một số đặc điểm nội dung và thi pháp của ca dao giai đoạn trước đó song cũng có những điểm dị biệt:
Đề tài trung tâm là đề tài xã hội, đề tài tình yêu và đề tài gia đình. Đề tài xã hội được thể hiện ở những nội dung chính như những khó khăn của người dân trong thời kì hiện đại; sự tha hóa, biến chất về mặt đạo đức của một bộ phận người; những tệ nạn, những hạn chế của xã hội… Đề tài tình yêu tập trung vào việc phản ánh tình yêu thực dụng, thiếu chung thủy; tình yêu say đắm, bất chấp mọi khó khăn, trở ngại; tình yêu tan vỡ vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đề tài gia đình chủ yếu hướng vào phản ánh những rạn nứt trong tình cảm vợ chồng.
Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng trữ tình lịch sử dân tộc. Khác với ca dao từ 1945 đến 1975 với âm hưởng chủ yếu là ngợi ca, ca dao từ 1975 đến nay là nỗi trăn trở, day dứt, băn khoăn của nhân dân trước những hiện tượng tiêu cực vẫn