độ nguy cơ của từng tiêu chí trong quá trình phân tích nguy cơ gây suy thoái môi trường của cảng biển.
AHP là một trong những phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Thomas L. Saaty (1987)[76]. AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước. Dựa trên nguyên tắc so sánh cặp, phương pháp AHP có thể được mô tả với 3 nguyên tắc chính, đó là phân tích, đánh giá và tổng hợp. AHP trả lời các câu hỏi như “Chúng ta nên chọn phương án nào?” hay “Phương án nào quan trọng nhất?” bằng cách chọn một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của người ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh các cặp phương án và một cơ chế tính toán cụ thể[31].
AHP được sử dụng nhiều trong đánh giá rủi ro để xác định tầm quan trọng của các nguy cơ gây sự cố rủi ro.
Hình 2.2. Sơ đồ phân tích đa tiêu chí
Trọng số của các tiêu chí đánh giá được thực hiện theo phương pháp so sánh cặp trên cơ sở các ý kiến đánh giá của chuyên gia. Giá trị về mức độ ưu tiên được đánh giá theo thang điểm của Saaty. Các ý kiến đánh giá của chuyên gia đối với các tiêu chí này cũng được kiểm tra tính nhất quán thông qua chỉ tiêu RI.
ỳ
ự
ấ
n
hơ i
ộ
n
hơ i
ộ
Bảng 2.3. Bảng so sánh mức độ quan trọng của từng cặp tiêu chí
C c k nhiều | R t nhiều | Nhiều hơn | Tr ít | Bằng nhau | Tr ít | Nhiều hơn | Rất nhiều | Cự kỳ nhiều | Cột B | |||||||||
Tiêu chí A1 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | Tiêu chí A2 |
Tiêu chí A2 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | TIêu chí A3 |
Tiêu chí A3 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | Tiêu chí A1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Bốc Xếp, Lưu Giữ Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại Cảng Biển
- Các Quy Định Về Bảo Vệ Môi Trường Đối Với Cảng Biển Trong Pháp Luật Của Việt Nam
- Các Phương Pháp Sử Dụng Để Thu Thập, Phân Tích, Đánh Giá Và Tổng Hợp Thông Tin, Số Liệu
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Môi Trường Và Các Tác Động Tới Môi Trường Của Hoạt Động Vận Chuyển, Xếp Dỡ Và Lưu Kho Hàng Hóa Chất Độc Hại Tại
- Sơ Đồ Quy Trình Xếp Dỡ Và Lưu Kho Hàng Rời Tại Cảng Biển
- Các Nguồn Phát Sinh Chất Thải Liên Quan Đến Hoạt Động Lưu Kho Và Bốc Xếp Hàng Hns Tại Nhóm Cảng Biển Phía Bắc
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Trọng số các tiêu chí được tính toán theo công thức:
()(3)
∑
(4)
Trong đó:là mức ưu tiên của tiêu chí Aj so với tiêu chí Ak tương ứng theo đánh giá của chuyên gia (j,k = 1 …m).
𝑐𝑗 điểm đánh giá trung bình của các chuyên gia đối với tiêu chí A𝑗
𝑗 là trọng số của tiêu chí Aj
Trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, phải đảm bảo sự nhất quán trong cách đánh giá của chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp. Tỷ số nhất quán (consistency ratio – CR) được xác định như sau:
(5)
∑
∑
(6)
(7)
m là số phần tử được so sánh theo cặp trong một lần tính toán, chính là kích thước ma trận tính toán.
RI (random index): chỉ tiêu ngẫu nhiên. RI được xác định từ bảng số cho sẵn (xem Bảng 2.4 bảng này chỉ trình bày giá trị RI cho tối đa 9 tiêu chí).
Bảng 2.4. Chỉ tiêu ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí lựa chọn được xem xét
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | |
RI | 0,00 | 0,00 | 0,58 | 0,9 | 1,12 | 1,24 | 1,23 | 1,41 | 1,49 |
Trong mọi trường hợp, CR không được lớn hơn 10%. Nếu không đạt chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá của chuyên gia và cần phải đánh giá và tính toán lại.
Quá trình xác định trọng số của các tiêu chí trải qua 3 bước: Bước 1 các chuyên gia đưa ra sự lựa chọn của mình; Bước 2 các chuyên gia có CR > 10% hiệu chỉnh lại sự lựa chọn của mình để đảm bảo chỉ tiêu CR đạt yêu cầu; Bước 3 các chuyên gia tham khảo lựa chọn của các chuyên gia khác hay trao đổi trực tiếp với người xin ý kiến để hiểu rõ hơn về các tiêu chí và cân nhắc lại lựa chọn của mình cho phù hợp.
7/ Phương pháp Delphi
Phương pháp này là một kỹ thuật hỗ trợ thu thập thông tin, tri thức từ nhóm các chuyên gia đối với các bảng câu hỏi hoặc đánh giá về một vấn đề. Phương pháp Delphi hướng tới tiến gần hơn đến sự đồng thuận thông qua các vòng gửi bảng câu hỏi [77].
Kỹ thuật Delphi là một quy trình đạt được sự đồng thuận đáng tin cậy về quan điểm của một nhóm chuyên gia. Mặc dù hiện nay thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi để nói về bất kỳ hình thức nào của động não tập thể, thì một tính năng thiết yếu của kỹ thuật Delphi như được xây dựng ban đầu, là các chuyên gia bày tỏ quan điểm của mình một cách riêng rẽ và ẩn danh mà vẫn tiếp cận quan điểm của chuyên gia khác khi quá trình tiến triển. Kỹ thuật Delphi có thể được áp dụng ở giai đoạn bất kỳ của quá trình quản lý rủi ro hoặc ở bất kỳ giai đoạn nào trong vòng đời của một hệ thống, bất cứ khi nào cần sự đồng thuận quan điểm của các chuyên gia[18].
Phương pháp Delphi được sử dụng kết hợp cùng phương pháp phân tích đa tiêu chí (AHP)[57, 58] để hỗ trợ các chuyên gia trong quá trình đưa ra nhận định của mình về tầm quan trọng giữa các tiêu chí được so sánh. Hai phương pháp này được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau để sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia trong điều kiện không đủ số liệu phân tích để so sánh giữa các tiêu chí. Trong lĩnh vực đánh giá rủi ro về an toàn và môi trường hai phương pháp này cũng được nhiều tác giả sử dụng [31-33, 37] để xác định các mối nguy hiểm cần được ưu tiên khắc phục.
Trong Luận án này, 20 chuyên gia trong các lĩnh vực: Khoa học hàng hải; Công trình cảng; Hóa môi trường; An toàn lao động, sức khỏe và môi trường (HSE) và quản lý cảng biển đã được lấy và cho ý kiến. Ý kiến của các chuyên gia được tổng hợp theo thang điểm đánh giá của T. Saaty ở bảng dưới đây (Bảng 2.5).
Bảng 2.5. Đánh giá mức quan trọng tương đối của từng tiêu chí
Mức độ ưu tiên | Giải thích | Điểm đánh giá | |
1 | Quan trọng bằng nhau (Equal importance - EQ) | Hai thành phần có tính chất bằng nhau | 1 |
2 | Quan trọng vừa phải (Moderate importance of one over another - MO) | Kinh nghiệm và nhận định hơi nghiêng về cái này hơn cái kia | 3 |
Mức độ ưu tiên | Giải thích | Điểm đánh giá | |
3 | Quan trọng hơn (Esential or strong importance - ES) | Kinh nghiệm và nhận định nghiêng mạnh về cái này hơn cái kia | 5 |
4 | Rất quan trọng (Very strong importance - VE) | Một thành phân được ưu tiên rất mạnh hơn cái kia và được biểu lộ trong thực hành | 7 |
5 | Cực kỳ quan trọng (Extreme importance - EX) | Sự quan trọng của thành phần này hơn cái kia ở mức cao nhất | 9 |
8/Phương pháp đánh giá bằng điểm số
Phương pháp đánh giá bằng điểm số là kỹ thuật lượng hóa bằng điểm số những tham số của các chỉ tiêu dùng để đánh giá các tiêu chí cụ thể trong bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ. Điểm số đánh giá ứng với mức độ nguy cơ hay mức độ thiệt hại của mỗi tiêu chí. Các thang điểm đánh giá tùy thuộc vào người xây dựng bộ tiêu chí có thể là thang điểm từ 1 đến 10 hoặc từ 1 đến 4. Trong nghiên cứu này, thang điểm từ 1 đến 4 được sử dụng ứng với các mức nguy cơ gây suy thoái và mức độ gây suy thoái được diễn giải trong Bảng 2.6 và Bảng 2.7. Thông tin thu thập từ Phiếu cung cấp thông tin của các bến cảng là căn cứ để đánh giá điểm số của từng tiêu chí.
Bảng 2.6. Bảng điểm đánh giá mức nguy cơ gây suy thoái
Mức nguy cơ | Mô tả | |
1 | Thấp | Sự kiện hiếm gặp nhưng có thể xảy ra |
2 | Trung bi nh | Sự kiện xảy ra thường xuyên theo chu kỳ |
3 | Cao | Sự kiện xảy ra thường xuyên không theo chu kỳ |
4 | Rất cao | Xảy ra sự kiện là chắc chắn |
Bảng 2.7. Bảng điểm đánh giá mức độ gây suy thoái
Mức độ gây suy thoái | Mô tả | |
4 | Thảm họa | Sự cố xảy ra trên quy mô rộng lớn (liên vùng, liên quốc gia) Thiệt hại với số lượng lớn về tài sản, con người, môi trường… |
Mức độ gây suy thoái | Mô tả | |
3 | Nghiêm trọng | Sự cố xảy ra trên quy mô lớn (quy mô vùng) Thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, con người, môi trường… |
2 | đáng kể | Sự cố xảy ra trên quy mô trung bình (phạm vi khu vực xảy ra sự cố và khu vực lân cận) Thiệt hại đáng kể về tài sản, sức khỏe, môi trường… |
1 | Nhỏ | Sự cố xảy ra trên quy mô nhỏ (phạm vi khu vực xảy ra sự cố Thiệt hại nhỏ về tài sản, sức khỏe, môi trường |
2.2.1.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
Căn cứ Hướng dẫn đánh giá an toàn chính thức cho các hoạt động hàng hải (FSA) của IMO ban hành lần đầu năm 2002 và cập nhật năm 2015[27] và Quy trình đánh giá nguy cơ được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu. Quá trình thực hiện vấn đề nghiên cứu được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Thu thập thông tin, đánh giá thực trạng công tác quản lý, bảo vệ môi trường và phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam. Xác định các nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại cảng biển.
- Bước 2: Xây dựng và thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam.
Bước 3: Phân tích, xác định các nguyên nhân cần khắc phục để phòng ngừa suy thoái, ô nhiễm môi trường trong hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại các bến thuộc nhóm cảng biển phía Bắc.
Bước 4: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu nguy cơ gây suy thoái môi trường của hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam.
Quá trình phân tích đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi trường từ quá trình lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại các cảng biển được thực hiện theo quy trình sau:
Xác định các nguy cơ gây suy thoái
Phương pháp phân tích sơ bộ mối nguy
Phương pháp danh mục kiểm tra
Xác định các nguồn phát sinh nguy cơ và đối tượng chịu ảnh hưởng
Xây dựng các tiêu chí đánh giá nguy cơ gây suy
thoái và tiêu chí đánh giá mức độ gây suy thoái
Phương
pháp AHP
Kỹ thuật
Delphi
Phương
pháp sàng lọc nhị phân
Sàng lọc sơ bộ những bến cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS tại nhóm cảng biển phía Bắc Việt Nam
Phiếu khảo sát, điều tra
Bến cảng không có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS
Bến cảng có hoạt động lưu kho và bốc xếp hàng HNS
Loại bỏ
Phân tích ở bước tiếp theo
Xác định trọng số của các tiêu chí
Xác định giá trị nguy cơ gây suy thoái
Phương pháp điểm số
Xác định giá trị mức độ gây suy thoái
Ma trận
hậu quả/ sác xuất
Phân cấp nguy cơ gây suy thoái môi trường
Hình 2.3. Quy trình phân tích, xác định và đánh giá nguy cơ gây suy thoái môi
trường tại cảng biển
2.3. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài, cơ sở dữ liệu được sử dụng bao gồm các tài liệu, số liệu được thu thập từ các bộ, ngành và địa phương và kết quả khảo sát, điều tra phỏng vấn ngoài thực địa, xin ý kiến chuyên gia.
Bảng 2.8. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu
Tên dữ liệu | Nguồn | |
I. Số liệu thống kê | ||
1 | Sản lượng hàng hóa thông qua nhóm cảng biển phía Bắc từ năm 2016-2020 | Cục Hàng hải Việt Nam và các cảng vụ hàng hải địa phương |
2 | Thống kê các tai nạn hàng hải từ năm 2011-2020 | Cục Hàng hải Việt Nam |
3 | Dữ liệu về chất lượng môi trường khu vực cảng biển, khu vực ven biển phía Bắc Việt Nam | Bộ Giao thông Vận tải, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Viện Tài nguyên và môi trường biển |
4 | Danh sách các bến cảng biển của Việt Nam | Cục Hàng hải Việt Nam |
II. Tài liệu | ||
1 | Các công ước quốc tế có liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải, Các báo cáo nghiên cứu trong lĩnh vực vận chuyển hàng nguy hiểm, độc hại | Cổng thông tin điện tử của Tổ chức Hàng hải thế giới (imo.org) và các tổ chức có liên quan |
2 | Các văn bản luật và dưới luật của Chính phủ, bộ GTVT về lĩnh vực hàng hải | Cổng thông tin điện tử chính phủ (chinhphu.vn), Bộ giao thông vận tải (mt.gov.vn) và Cục Hàng hải Việt Nam (vinamarine.gov.vn) |
3 | Các chiến lược phát triển, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển của Việt Nam. | |
4 | Các luận án tiến sĩ, các đề tài khoa học đã nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải và lĩnh vực khác có liên quan đến luận án. | Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục đào tạo (moet.gov.vn), thư viện quốc gia, Thư viện Viện tài nguyên và môi trường biển, Thư viện trường Đại học hàng hải Việt Nam. |
Tên dữ liệu | Nguồn | |
5 | Các công trình công bố về lĩnh vực đánh giá rủi ro môi trường, đánh giá rủi ro tại cảng biển, vận chuyển hàng nguy hiểm độc hại, ô nhiễm môi trường biển… | Sách, tạp chí, báo cáo khoa học trong nước và quốc tế |
III. Dữ liệu khảo cứu thực địa | ||
1 | Khảo sát hiện trạng hoạt động, cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó sự cố tại cảng biển | Phiếu cung cấp thông tin (30 phiếu) |
2 | Phiếu xin ý kiến chuyên gia xác định trọng số các tiêu chí nguy cơ (Bảng hỏi). | Kết quả xin ký kiến chuyên gia (20 phiếu). |
IV. Dữ liệu từ các đề tài nghiên cứu | ||
1 | Đánh giá thực trạng và xây dựng quy trình kiểm soát, ứng phó sự cố, rủi ro môi trường đối với hàng nguy hiểm tại các cảng biển Việt Nam, áp dụng thử nghiệm tại khu vực cảng Hải Phòng. Dự án BVMT cấp Bộ GTVT năm 2017-2018. MT 171003 | Trường ĐH hàng hải Việt Nam |
2 | Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về công tác thu gom, xử lý chất thải tại các cảng biển Việt Nam khi tham gia các phụ lục 3,4,5,6 của Công ước Marpol 73/78. Dự án BVMT cấp Bộ GTVT, Mã số MT 141001 | |
3 | Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động cảng biển nhóm 1 đến môi trường. Dự án BVMT cấp Bộ GTVT, năm 2018-2019. | |
4 | Khảo sát đánh giá hiện trạng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển. Dự án BVMT cấp Bộ GTVT, Mã số MT 201010 |