chưa đánh bố đã chạy thì làm sao bố có lỗi được…” [36,185]. Hắn giễu nhại cả gia đình đã bỏ rơi hắn: “Ngày hắn gặp lại bố mẹ, bố hắn nhìn hắn một lúc rồi bảo: “Nom anh bây giờ chẳng giông chút nào với ngày xưa, nếu anh không xưng tên thì tôi không nhận ra. Hắn nói: “Năm nay con vừa bằng cái tuổi cậu ngày gia đình ta ở Nam Định”… Rồi ông cụ lại nói: “cái năm ấy là do hoàn cảnh”…” để rồi “hắn” mới là người làm hãnh diện, vẻ vang cả gia đình ấy: “Có một đứa con của gia đình ở phe bên kia, phe chiến thắng gần như là một sự đảm bảo chính trị cho nhiều câu hỏi, trước nhiều bảng kê khai cho cán bộ ở khu phố, của phường, của quận đưa tới. Cho nên bố mẹ hắn mới xin hắn một tấm hình mặc quân phục có đeo lon thiếu tá đặt trên tủ buy phê kê giữa nhà, có ai vào chơi là giới thiệu liền: “cháu nó ở ngoài Hà Nội mới vào thăm chúng tôi” [36,247]. “Hắn” giễu nhại mình là người biết làm chính trị, mặt anh nào cũng nhem nhuốc, ấy vậy khi làm chức phó tổng thư kí hội nhà văn “hắn” cũng đủ sướng run lên, có đến mấy đêm mất ngủ. “Hắn” cũng đã từng là đại biểu quốc hội để rồi tự cười mình là kẻ ăn mày, là kẻ hữu danh vô thực, cười cả sự ngộ nhận của người dân nước mình.
Giễu nhại bao thói hư tật xấu của mình nhưng người đọc vẫn cuốn theo bao sự hấp dẫn, thích thú của từng trang sách kể về nhân vật “hắn”. Có được điểm đó là nhân vật hắn không bao giờ đổ lỗi cho thời thế, cho số phận. Cái đáng quý của nhân vật hắn là “hắn” luôn hiếu “danh phận” của mình. “Hắn” là một nhà văn thì phải viết và được viết. Vì thế có lúc hắn ẩn nhẫn, nín nhịn để bảo vệ đến cùng “hòn ngọc ngậm không bị phá hủy”. Hòn ngọc ấy chính là cái thiên chức thiêng liêng cao cả của người cầm bút. Trong Thượng đễ thì cười giễu nhại để tự hoàn thiện mình. Đó là một con người biết cách ấp ủ những việc thuộc lợi ích lâu dài của cộng đồng, của dân tộc. Một sự ý thức của một cái tôi tự trọng trước nghề nghiệp và trước các vấn đề của cuộc sống và đất nước.
Thượng đế thì cười là bức chân dung trọn vẹn về nhân vật tôi. Người đọc cảm nhận được những suy nghĩ, hành động và cả những lí do cho sự ra đời của tác phẩm văn học. Một sự bộc bạch chân thành thẳng thắn đến của Nguyễn Khải với bạn đọc. Nguyễn Khải đã chia xẻ với bạn đọc những gì là thầm kín nhất trong đời sống tình cảm, gia đình, đồng nghiệp và cả chính trị nữa qua một văn bản tiểu thuyết- tiểu thuyết tự thuật sâu sắc, nhiều trải nghiệm nhân. Thượng đế thì cười dường như là một lời giãi bày chân thành tận cùng của Nguyễn Khải, một sự chia tay với thế giới của ông.
Chương 3
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TƯỜNG MINH, NGÔN NGỮ CHỦ THỂ VÀ GIỌNG VĂN TRIẾT LÍ
3.1. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN
3.1.1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 7
- Nhân Vật Tư Tưởng Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Khải Sau 1980
- Nhân Vật “Tôi” Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Khải Sau 1980
- Người Kể Chuyện Thuộc Dạng Bất Định
- Điểm Nhìn Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Khải Sau 1980
- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải trong tiểu thuyết sau 1980 qua ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười - 13
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Văn học là tiếng dội của cuộc sống, trước hết là cuộc sống của người cầm bút. Nhà văn trong quá trình giao tiếp với bạn đọc đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật, qua thế giới nhân vật nhà văn trao đổi những suy nghĩ thông qua miêu tả cuộc sống. Những điều nhà văn trải nghiệm và những rung động sâu sắc có ý nghĩa rất quan trọng trong sự sáng tạo, nó là vật liệu để xây dựng tác phẩm.
Thế giới nhân vật mà nhà văn xây dựng nên bao gồm hai hình thức cơ bản đó là “thế giới bên trong” và “thế giới bên ngoài” . Trong mỗi tác phẩm văn học, nhân vật được chính nhà văn tạo ra và chuyên chở tư tưởng, tình cảm, thái độ, cảm xúc và triết lí của nhà văn. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật đó nhà văn đã tạo ra một nhân vật đặc biệt đó là “nhân vật người kể chuyện” hay (người trần thuật). Trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết tự thuật, nhà văn trở thành một nhân vật tham gia vào câu chuyện được chính nhà văn kể ra. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học- Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) đưa ra khái niệm người trần thuật: “Người trần thuật là một nhân vật hư cấu hoặc có thật mà văn bản tự sự là do hành vi ngôn ngữ của anh ta tạo thành” [ 15] Người trần thuật là hình tượng ước lệ với người kể chuyện.
Người kể chuyện là: “ Hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả… có thể là một người biết một câu chuyện nào đó” [ 15 ] Từ điển thuật ngữ văn học: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.
Trong một tác phẩm văn học có thể có một người kể chuyện, hoặc nhiều người kể chuyện. Người kể chuyện có thể hiện diễn rõ trong nhân vật xưng “tôi” kể về câu chuyện mà “tôi” đã trải qua. Người kể chuyện có thể không hiện diện bằng một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Ở trường hợp này người kể chuyện biết tất cả câu chuyện và kể lại. Người kể chuyện có thể vừa là một nhân vật cụ thể trong tác phẩm và được tác giả kể lại. Dù ở dạng nào thì nhân vật người kể chuyện luôn là những cái nhìn, cảm xúc, quan điểm, lí tưởng, tư duy nghệ thuật của nhà văn
3.1.1.1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI TRƯỚC 1980
Nhìn lại chặng đường hơn 40 năm của tiểu thuyết Nguyễn Khải, người đọc dễ nhận ra và cũng như tác giả thừa nhận có hai thời kì rõ rệt: “Từ 1055 - 1977 sáng tác theo một cách; Từ 1978 đến nay theo cách khác” [ 41 ], thời kì đầu được ông mệnh danh là “cái thời lãng mạn, cái thời mà “chỉ thích nói điều hay không dám nói điều dở là một tập tục. Hoặc nói một cách dở lại phải kèm theo rất nhiều cái hay cũng là một tập tục. Hoặc những nguyên nhân vì sao mà dở thường là tại trời, tại đất, tại thiếu, tại nghèo, tại người này người kia mà chưa dám xét đến tại chủ trương chính sách là đúng hay sai, là phù hợp hay lỗi thời thành thử viết nhiều mà như không viết gì cả”[41 ].
Trong dòng chảy của văn học kháng chiến có nhà văn vừa cầm súng vừa cầm bút, và “ bút là vũ khí chiến đấu” thì nhà văn là chiến sĩ . Văn học cả một thời kì dài đã hiến dâng “cái tôi riêng tư” của nghệ thuật cho kháng chiến, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tiểu thuyết Nguyễn Khải giai đoạn này người kể chuyện thuộc dạng bất định. Người kể chuyện kể ra câu chuyện mà mình đã biết tất cả. Nhà văn là người có vai trò tối thượng nắm hoàn toàn chân lí và kể ra để giảng giải cho người đọc. Chủ thể trần thuật chiếm ưu thế tuyệt đối trong vai trò độc thoại, các nhân vật được “tô đắp” theo khuôn tính cách đã định hình. Hình thức này
mang tính một chiều, phiếm diện, người kể chuyện đứng cao, trên các nhân vật, điều khiển nhân vật, và để củng cố vị trí này người kể chuyện nhân danh kinh nghiệm cộng đồng nhìn nhận con người theo một chuẩn mực. Người kể chuyện không cho nhân vật hoặc người đọc “cãi lại” và nhân vật tích cực luôn phát ngôn theo cách đánh giá của tác giả, biến thành cái loa truyền bá tư tưởng của nhà văn.
Trong Xung đột người kể chuyện chỉ đứng ở một điểm nhìn duy nhất chứ không phân thân vào câu chuyện để tạo tính chủ quan cho tác phẩm. Chúng ta thấy hai tuyến nhân vật rõ ràng, rành mạch, hai chiến tuyến với hai hạng người khác nhau, hai phe trong sự “xung đột” không thể dung hòa. Nhà văn đã nêu nên những con người tích cực như: cán bộ xã Nhàn, Môn, Thụy, ông trùm Bính, bà Tính, ông Dương… Những con người kiên quyết đấu tranh chống lại bọn phản động. Lên án bộ mặt xảo quyệt, xấu xa của bọn cầm cờ phản động như: Tu sĩ Trịnh, Cha Thuyết, Quản Dụ và những tay chân mù quáng ngổ ngáo như Lí, Quảng. Khắc họa tên tay sai mà bọn địch đứng ra “minh oan” cho Cha Vĩnh “…Dụ tắt ngọn nến trên bàn ra hiệu cho người đàn ông to lớn ngồi cạnh tu sĩ Trịnh. Minh gộc (tên người đàn ông to lớn) định đứng ở chỗ mình, sau ra đứng trước bàn chủ tịch đoàn, cái áo dài thân vừa chật, vừa ngắn nên khổ người của hắn càng to lớn, thô kệch. Người ta có cảm giác hắn vừa bướng bỉnh, vừa dễ bảo, rất ma mãnh mà cũng rất ngốc nghếch…”[ 37,13 ]. Dù nói là “cảnh giác” chứ không hoàn toàn khẳng định, nhưng người kể chuyện ở đây như đã hoàn toàn biết rõ, xác định về nhân vật phức tạp này “ma mãnh mà cũng rất ngốc nghếch”. Các tiểu thuyết thời kỳ chống Mĩ, người kể chuyện cũng là người “biết hết” như vậy.
Đường trong mây và Ra đảo thể hiện một tầm nhìn mang tính phổ quát của người kể chuyện: “Đủ thứ mâu thuẫn, đủ loại vấn đề lớn, nhỏ, từ những loại tình cảm riêng tư như tình bạn, tình yêu, tình cha con, tình đồng chí, tình làng xóm quê hương đến những vấn đề lớn của xã hội, của thời đại
như vấn đề cá nhân và tập thể, dân chủ và tập trung, bảo thủ và tiên tiến, đức và tài, sống và chết, sản xuất và chiến đấu, tiền tuyến và hậu phương, tinh thần và vũ khí, chống Mĩ và xây dựng xã hội chủ nghĩa”.[ 47 ]
Trong thực tiễn sáng tác quả thực Nguyễn Khải luôn kiên trì quan điểm nghệ thuật này, ngòi bút của ông như năng động hơn, xuyên thấm hơn với những vấn đề mang tính thời sự nóng hổi. Dù cho mang tính minh họa nhưng người kể chuyện của Nguyễn Khải vẫn lôi cuốn bạn đọc trong sự thông minh, không phải thông minh sách vở mà là thông minh của người kể trong sự trải nghiệm của cuộc sống hiện thực. Nguyễn Khải luôn đối thoại với những vấn đề của ngày hôm nay bề bộn.
3.1.1.2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN KHẢI SAU 1980
Nhân vật người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 có sự chuyển biến quan trọng. Người kể chuyện không chỉ còn là đơn nhất, thuần túy giữ vai trò và quyền năng tối thượng trong tác phẩm để bắt nhân vật truyền tải tư tưởng hay minh họa một chủ trương, quan điểm, đường lối và nhiệm vụ nào đó nữa. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 với vai trò như một nhân vật trong tác phẩm, độc lập với tác giả, có cá tính, có cảm xúc, có cái “tôi” riêng của nó. Nguyễn Khải đã đổi mới không ngừng trong từng tác phẩm về vai trò hiện diện của người kể chuyện. Điều đó đã tạo nên một sự độc đáo riêng của tiểu thuyết Nguyễn Khải. Chúng tôi khảo sát trong tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980 với ba tiểu thuyết: Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tívà Thượng đế thì cười thấy rằng người kể chuyện tồn tại dưới ba dạng thức cơ bản như sau.
3.1.1.2.1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN TỰ THUẬT
Ở dạng thức này người kể chuyển là nhân vật xưng tôi từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện và nhân vật là một. Người kể chuyện kể về câu chuyện của mình với những gì liên quan đến mình, kể chuyện của mình. Lựa
chọn người kể chuyện thuộc dạng thức nhất định đó là sự sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác nhằm thể hiện cái tôi cá nhân của nhà văn. Dạng thức này được các nhà văn hiện đại sau giải phóng 1975 lựa chọn rất nhiều.
Tiểu thuyết Nguyễn Khải sau 1980, người kể chuyện thuộc dạng thức cố định được sử dụng linh hoạt rất phù hợp trong sự “thay mực” của nhà văn. Trong Thời gian của người người kể chuyện xưng tôi giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ câu chuyện. Mở đầu tiểu thuyết người kể chuyện đã kể “Tôi không ngờ ba người đó lại quen biết nhau, không chỉ quen biết mà còn là bạn bè nhiều năm” [ 46,5 ]. Người kể chuyện giữ vai trò chính dẫn dắt toàn bộ câu chuyện đưa người đọc vào thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết này. Người kể chuyện vừa là nhân vật chính trong tiểu thuyết vừa là người kể chuyện.
Cuộc gặp gỡ của “tôi”, Quân, cha Vĩnh, Ba Huệ, ông Hai Riềng đều là sự sắp đặt của người kể chuyện. Một cuộc gặp gỡ sau hòa bình ở nông trường cao su “Vùng đất đỏ nhân danh một cái gì đó rất thiêng liêng, rất riêng tư của họ [46]. Ở đó họ được sống với những kỉ niệm và quá khứ, tránh xa những lo toan tính toán bề bộn trong cuộc sống hàng ngày, họ được thả mình trong cái “tôi” riêng của một thời. Đó còn là thời điểm tĩnh tại để họ chiêm nghiệm về cái đúng, cái sai, lí tưởng, sự cống hiến, tôn giáo, với cái quá khứ và cái tương lai. Một sự chiêm nghiệm về thời gian của mỗi con người trong cuộc đời: “Người ta quan niệm thời gian như cái gì rất phù du, nó qua mau đến không kịp nhận biết, một nhịp thở đã là một mất đi, cái hiện tại như là một chớp mắt so với cái đã qua thăm thẳm và cái sẽ tới càng thăm thẳm. Nhưng cũng có thể quan niệm một cách khác, thời gian như cái gì rất vững bền , mãi mãi còn lại trong hiện tại, một hiện tại vừa hoàn thành tiếp nối với một hiện tại đang được chuẩn bị … ” [46,8]. Đó là thời gian của đời người và cũng là thời gian đẹp nhất, huy hoàng nhất của nhân vật.
Với vai trò tổ chức chuyện, người kể chuyện hé lộ dần cuộc đời, số phận của mỗi nhân vật, đặc biệt là những niềm tin và tình cảm của họ. Người
kể chuyện khéo léo đưa người đọc đến huyện Đoàn Kết để gặp Ba Huệ và một thời oanh liệt của một người phụ nữ trong chiến tranh cùng bản lĩnh và sự sáng suốt trong hiện tại. Một Ba Huệ trong kháng chiến từng là một biệt động gan dạ, dũng cảm, chị là đại đội trưởng biệt động của huyện bến cát. Một người phụ nữ đẹp “Chị Ba là một phụ nữ đẹp, dáng người, khuôn mặt đẹp” [40,17], nhưng đó cũng là một phụ nữ gan góc “rất trì”. Chị nổi tiếng trong nhiều trận đánh, trong hoạt động và chỉ huy, một nữ anh hùng. Trong hòa bình Ba Huệ là một phụ nữ giỏi, lãnh đạo một huyện, cách làm, cách tư duy nhiều đàn ông không theo kịp.
Người kể chuyện rất khéo léo khi kể về Quân, một chiến sĩ tình báo hoạt động ngầm “Một chiến sĩ đặc biệt tác chiến trên một chiến trường đặc biệt”. Một con người sống với một lí tưởng thiêng liêng và cao cả đó là lòng yêu nước “Anh có thể tước bỏ nhiều phần máu thịt của mình, kể cả vợ con, ngoại trừ lòng yêu nước và cái lí tưởng cách mạng của anh đã lựa chọn” [46,21]. Người đọc như được đi theo Quân trong những chuyến đi, trong những buổi tiếp xúc với các tướng lĩnh của chính quyền Ngụy Sài Gòn, trong những mối quan hệ chằng chịt của Quân với giới chức Sài Gòn lúc bấy giờ. Người kể chuyện đã đưa người đọc sống lại những thời gian lịch sử của cuộc chiến. Được thâm nhập vào những nơi sang trọng trong giới chức tướng lĩnh chính quyền Sài Gòn, những hoạt động chính trị mà người thường không biết, những mưu mô kế sách của chính quyền Sài Gòn. Thú vị hơn nữa là sự xụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm được nhìn từ bên trong rất khách quan trung thực qua chiến sĩ tình báo Quân.
Một cõi nhân gian bé tí, người kể chuyện nhập vai nhân vật Chính để kể về các cuộc gặp gỡ của các nhân vật. Truyện như trải dài theo bước chân của Chính khi về thăm quê với bao suy ngẫm về con người và thời đại. Một đời người dài ngắn như chớp mắt, như thiên niên và mỗi con người đều có