Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư Với Cốt Truyện - Dòng Tâm Trạng


[18.2] Từ trong nỗi đau vật lộn làm người, chị đã giúp các nhân vật của mình nhận ra giá trị làm người - giá trị nhân bản.

Ẩn sâu vẻ bề ngoài nhếch nhác, nghèo đói, quê mùa của những người nông dân là tấm lòng chân thật. Hành trình văn chương của chị là hành trình tìm kiếm cái Đẹp. Cái Chân, cái Thiện là hạt nhân trong nhân cách các nhân vật của chị. Hướng tới người lao động, người dân nghèo để phát hiện những ánh sáng trong tâm hồn họ là thế mạnh trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Bởi vậy mà khi miêu tả, nhà văn luôn chú ý tới con người bên trong, rất ít những câu văn miêu tả ngoại hình. Chân dung nhân vật của chị hiện lên qua tấm lòng, tình cảm, cách ứng xử của họ. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, phần lớn là con người trượng nghĩa nên rất trọng tình người. Dường như đó là tiêu chí cốt yếu đánh giá hành vi con người.

Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư còn coi trọng tình người hơn cả tình yêu. Điều đó có thể phi lý với người này nhưng lại là phương châm hành động, là triết lý sống của người khác. Anh Hết (“Hiu hiu gió bấc”) là nhân vật như thế. Anh giả vờ đổ đốn để chị Hoài đi lấy chồng. Hôm cưới, anh ngồi chơi cờ với lũ trẻ mà nước mắt rỏ xuống bàn cờ. Tại sao anh lại đến nông nỗi ấy? Bởi vì anh nghèo. Bởi vì anh nợ sữa người ta. Mà với anh, “nợ sữa là món nợ lớn nhất”. Không có “món nợ” ấy, (có thể) không có anh trên đời. Những thân phận bé nhỏ, nghèo khổ được Nguyễn Ngọc Tư tập trung khai thác đã thấy và khẳng định vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người. Không đi theo khuynh hướng văn học nhìn cuộc sống, con người với cái nhìn khinh bạc mai mỉa, với thái độ lạnh lùng tàn nhẫn, Nguyễn Ngọc Tư trân trọng và nâng niu giá trị làm người. “Dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đang tác động vào văn học hiện nay, thay vì kêu lên thượng đế đã chết, người ta tuyên bố con người đã chết [18.4]. Dưới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy


con người vẫn lấp lánh vẻ đẹp muôn thủa, đó là giá trị đích thực của CON NGƯỜI. Nguyễn Ngọc Tư đã khẳng định giá trị ấy bằng giọng văn không có gì là mới. Chọn hướng đi này là bản lĩnh của nhà văn. Trụ chân lại trên cái nền tảng truyền thống, tạo được những dấu ấn mới, đó là thành công lớn của nhà văn trẻ này.

Bên cạnh cái nhìn phân tích lạnh lùng về con người (Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo, Đỗ Hoàng Diệu,...) trong sáng tác văn học đương đại còn cái nhìn nhân ái về con người ở những cây bút nữ trẻ như Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thúy...và tất nhiên là cả Nguyễn Ngọc Tư. Và ở xu hướng thứ hai này Nguyễn Ngọc Tư cũng khác biệt với những người khác.

* * *


Khác với nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy tập trung miêu tả về những người phụ nữ vùng cao. Trong tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế đời sống hiện đại, người phụ nữ dân tộc thiểu số miền núi lại phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, gian khổ và đây chính là đối tượng được quan tâm nhiều hơn cả khi các nhà văn viết về các dân tộc này. Đó là hình ảnh người phụ nữ suốt đời chịu thương chịu khó. Trong tác phẩm của Đỗ Bích Thúy, những nhân vật để lại nhiều ám ảnh nhất chính là những người phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Có những em bé gái như Mỷ suốt ngày phải lo dắt dê đi gửi trên núi vì sợ bố bán đi mua thuốc phiện (“Bóng của cây sồi”), những bé gái như May lọt lòng đã không được biết tới tình yêu thương của mẹ đẻ (“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”), những người phụ nữ bị chồng bội bạc như Mai (“Cạnh bếp có cái muôi gỗ”), những người phụ nữ phải chịu bao đắng cay vì nghèo khó như Vi (“Giống như cái cối nước”), …Nhưng sau bao khó khăn, vất vả, những người phụ nữ miền núi luôn thể hiện là những người chịu thương, chịu khó, cam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


chịu mọi thiệt thòi để vun vén cho cuộc sống gia đình. Hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, bất công xã hội và nhiều mất mát, đau khổ trong tình yêu. Với Cột đá treo người Sải cánh trên cao, trong những ngày còn chế độ quan lang, thổ ty trên vùng đất Tây Bắc, những thân phận phụ nữ chịu nhiều đau khổ như Chía, như Mai có lẽ không hiếm. Cha mẹ Chía vì vay nợ lý trưởng không trả nổi, tiền vay cứ lãi mẹ đẻ lãi con nhân lên, cho tới lúc lý trưởng bảo cho Chía tới làm người ở để xóa nợ thì Chía chính thức trở thành thân phận tôi đòi. Còn với Mai thì nỗi khổ lại khác, chồng theo người phụ nữ khác, con vì đói, vì thiếu muối mà chết, cuộc đời của Mai tưởng như đã đi vào ngõ cụt nếu như không gặp được Sinh. Nhưng rồi cuộc chiến với giặc đã cướp đi sinh mạng của Mai khi chưa kịp một lần được hưởng niềm hạnh phúc hồi sinh của cách mạng.

Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 10

Có thể thấy với người phụ nữ vùng cao, những chuỗi ngày được coi là hạnh phúc nhất của đời họ thường quá ngắn ngủi. Hẳn đó chỉ là những tháng ngày mới bước vào tuổi cập kê, biết ửng hồng đôi má khi bắt gặp một ánh mắt nhìn như đã thiêu đốt trong buổi chợ, biết cất cao giọng hát đáp lời một tiếng hát nồng nàn, tình tứ phía đám trai bên kia. Còn khi đã lấy chồng, đã có con thì tất cả những mộng mơ đó mau chóng trở thành quá khứ, và đúng như Đỗ Bích Thúy đã viết, “bởi cuộc đời thì dài, âu lo thì lớn, khát vọng thì xa nên cái khoảnh khắc ấy mới là quý giá và ý nghĩa biết nhường nào”.

Bên cạnh đó là hình ảnh người phụ nữ bao dung, nhân hậu, thủy chung. Dường như khi viết truyện, cây bút trẻ Đỗ Bích Thúy luôn muốn dành những gì ưu ái nhất, trân trọng nhất cho những người phụ nữ vùng cao, bởi với chị, họ luôn là biểu tượng của cái đẹp thuần hậu, nhuần nhụy và đậm chất bao dung. Lúc nào ta cũng thấy người phụ nữ hiện lên cao cả, nhân hậu cho dù bị đẩy vào bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Mẹ già trong “Tiếng đàn môi sau

bờ rào đá” là một minh chứng điển hình cho điều đó. Lấy chồng, không có


con, chồng đưa về nhà một người phụ nữ khác, dù không bằng lòng thì người mẹ già ấy vẫn chăm chút hai đứa con kia của chồng bằng tình thương rất mực của một người chưa từng một ngày làm mẹ.

So với thế giới nhân vật Nguyễn Ngọc Tư, thế giới nhân vật trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh về cơ bản rất khác nhau, nó thể hiện những vùng thẩm mĩ riêng của mỗi người. Nhân vật trong truyện của Phan Thị Vàng Anh là thế giới của những con người thị thành nhiều trải nghiệm. Họ phần đông có học, đóng nhiều vai xã hội khác nhau. Ngược lại, Nguyễn Ngọc Tư lại đưa người đọc đến với thế giới của những người lao động nghèo, vùng sông nước Nam Bộ. Sự khác biệt căn bản này bị chi phối bởi chính yếu tố đề tài, cảm hứng, cốt truyện và đó là “gu thẩm mĩ” của mỗi người. Và chính những nét không tương đồng này đã làm nên sự phong phú đa dạng, sáng tạo riêng biệt của những cây bút trẻ trong nền văn học Việt Nam đương đại. Thế giới nhân vật trong trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh hầu hết là những con người cá tính và sắc sảo. Họ là học sinh, sinh viên hay những công chức đã đi làm. Tất cả đều trẻ trung trong cách nghĩ, hiện đại trong lối sống. Họ đại diện cho những con người của ngày hôm nay mang đầy dấu ấn của đời sống mới, cơ chế mới. Ấn tượng đầu tiên về thế giới nhân vật trong truyện Phan Thị Vàng Anh, đó là những con người trẻ tuổi nhưng luôn sắc sảo trong cách nghĩ. Rất nhiều truyện của Phan Thị Vàng Anh viết về giới trẻ, về học sinh, sinh viên nhưng sao khó tìm thấy ở những con người ấy nét hồn nhiên trong sáng ngây thơ. Nhân vật của Vàng Anh luôn già trước tuổi, luôn nhìn đời bằng ánh mắt của một người biết không thiếu một chuyện trên đời.

Nhân vật “tôi” trong “Khi người ta trẻ” là một người có học, hiểu biết, sống lý trí và thật am hiểu sự đời. “Tôi” là người hiểu được con người “đầy mâu thuẫn” của cô Xuyên, nhận ra sự ủy mị, èo uột vô trách nhiệm của cô, một người làm “khối kẻ điên tiết”. Đứng ngoài quan sát, “tôi” còn nhận ra cái


vô nghĩa của những tình cảm đơn phương, sự u mê, ngu muội của kẻ lao theo tình yêu một cách điên rồ mù quáng. Và vẫn con người trẻ tuổi ấy vừa phải chịu đựng nỗi đau mất người thân vừa phải cay đắng rút ra những bài học cuộc đời. Phan Thị Vàng Anh thường đặt nhân vật của mình trong bộn bề những trái ngang để qua đó làm bật lên cá tính và bản lĩnh.

Nhìn vào nhân vật của Phan Thị Vàng Anh người ta thấy được bước đi của thời gian, sự biến đổi của môi trường xã hội trong hơn một thập kỉ. Đây là điểm mà truyện ngắn của chị có nhiều ưu thế hơn so với Nguyễn Ngọc Tư. Đương nhiên Vàng Anh viết sớm hơn, khi tác phẩm của chị bước vào độ chín thì Nguyễn Ngọc Tư mới bắt đầu. Sự già dặn hơn về tuổi đời và chững chạc hơn về tuổi nghề khiến văn Vàng Anh sắc hơn, súc tích hơn. Tính chuyên nghiệp của một cây bút truyện ngắn được nhận ra ngay từ những trang viết đầu tay của chị. Đó có thể là ảnh hưởng từ người cha trí tuệ tài năng, đam mê nghệ thuật, từ đời sống gia đình mà ngay từ khi còn nhỏ chị đã được khuyến khích đến với văn chương, cũng có khi đó là kết quả của bao năm đèn sách với vốn tri thức sách vở uyên bác mà chị miệt mài theo đuổi.


Chương 3

ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN VÀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

3.1.1. Khái niệm cốt truyện

Như ta đã biết, cốt truyện là: “Hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch”[39.85]. Trong đó cốt truyện của truyện ngắn “thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người.”[39.304]. Và hiểu một cách đơn giản như kinh nghiệm của Nguyễn Quang Sáng “truyện ngắn phải có “chuyện” tức phải kể cho người khác nghe được”, cái được kể ở đây chính là cốt truyện.

Cốt truyện có hai tính chất cơ bản. Một là tính liên tục hữu hạn trong trật tự thời gian, sự kiện này đặt sau sự kiện trước và cứ thế cho đến kết thúc. Hai là các sự kiện trong chuỗi có mối quan hệ nhân quả hoặc quan hệ bộc lộ ý nghĩa. Các sự kiện trong đời sống có vô vàn mối quan hệ và không biết đâu là mở đầu, đâu là kết thúc. Hai tính chất nêu trên là thuộc tính nghệ thuật làm cho cốt truyện văn học tách ra khỏi mối quan hệ chằng chịt trong cuộc đời để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó mà nhà văn muốn thể hiện.[38.56].

Cốt truyện thực hiện các chức năng rất quan trọng trong tác phẩm: Một là nó gắn kết các sự kiện thành một chuỗi và tạo thành lịch sử của một nhân vật; hai là bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lý, đạo đức,…), ba là tạo ra một ý nghĩa về nhân sinh. Nắm bắt đúng chuỗi các sự


kiện là bước khởi đầu để hiểu nhân vật, hiểu bức tranh đời sống và hiểu ý nghĩa của tác phẩm.

Cốt truyện có chức năng thứ tư, rất quan trọng là gây hấp dẫn. Nhiều tác phẩm thuộc loại phiêu lưu, võ hiệp, tình ái, truyện cười…nhờ cốt truyện có nhiều biến cố ngẫu nhiên, bất ngờ mà có sức hấp dẫn mạnh đối với người đọc [38.57].

3.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư với cốt truyện - dòng tâm trạng

Những tác phẩm được đánh giá cao của Nguyễn Ngọc Tư đều được chị xây dựng cốt truyện theo hình thức này. Có những cốt truyện được tạo dựng lên hoàn toàn trên cơ sở miêu tả những dòng tâm trạng, diễn biến tâm lý nhân vật (“Cánh đồng bất tận”, “Một chuyện hẹn hò”), khi đó sự kiện thường xuất hiện với tư cách là nguyên nhân, là nguồn gốc của những cảm xúc tâm trạng suy nghĩ của nhân vật. Và nhân vật bộc lộ thái độ, tình cảm, chủ yếu qua nét mặt, lời nói, đặc biệt qua những dòng độc thoại. Như vậy, nhân vật của chị cũng không có những hành động dứt khoát để làm nên những thay đổi bên ngoài, những đổi thay có tính chất bước ngoặt trong cuộc đời. Sự hành động cũng không phải diễn ra ở bên ngoài mà chủ yếu ở bên trong, trong thế giới nội tâm. Đồng thời trong quá trình phát triển của sự kiện cái thay đổi chủ yếu là trạng thái tâm lý nhân vật.

Hình thức xây dựng cốt truyện này được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm gây được nhiều dư luận và cũng là tác phẩm được trao giải thưởng hội nhà văn Việt Nam năm 2006 - “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư. Truyện được mở ra bằng không gian cánh đồng khô hạn với những cây lúa chết non, cong như những tàn nhang chưa rụng, dòng sông váng phèn ngưng đọng gợi vẻ thê lương. Tất cả được nhìn và cảm qua con mắt của Nương nên càng gợi vẻ bất an hoang dại. Từ những lời tả có tính chất gợi mở làm tiền đề cho cảm xúc ấy, một loạt những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng được trải ra.


Câu chuyện về người đàn bà đang nằm trên ghe sau cuộc đánh ghen tơi tả, ý nghĩ về thái độ của người cha với những việc đã diễn ra. Cứ như thế những dòng suy nghĩ đã dẫn dắt để cốt truyện được hình thành. Chính vì vậy cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư không nhiều sự kiện, nó thường là những sự kiện có tác dụng khơi gợi tâm trạng (việc cứu người đàn bà bất hạnh, sự ra đi của nhân vật má tôi, cuộc gặp gỡ của cha tôi với những người đàn bà bị chồng bỏ, sự ra đi của Điền…). Và qua đó cả một thế giới tâm trạng của nhân vật Nương với biết bao biến đổi. Đó là thế giới của nỗi buồn, của những mất mát, của ám ảnh, của tuyệt vọng đau thương.

Đọc truyện Nguyễn Ngọc Tư người ta có cảm giác yếu tố cơ bản của cốt truyện không còn là hệ thống các sự kiện bên ngoài tạo nên hình thức vận động của truyện. Truyện của chị đôi khi giống như một sự ghi lại, chép lại những gì đang diễn ra hàng ngày trong thế giới nội tâm nhân vật. Và vì vậy cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thường được “nới lỏng”, “giãn ra” chứ không chặt chẽ tập trung như cốt truyện của truyện ngắn và tiểu thuyết truyền thống. Ta bắt gặp trong nhiều truyện của chị những yếu tố kể là rất ít mà yếu tố tả là nhiều, những cái cốt giản đơn có thể tóm tắt trong một câu. Câu chuyện về người cha tìm con, câu chuyện về tình yêu không thành của một đôi trai gái, chuyện về một ngôi nhà cỏ mà ở đó có hai anh em cùng yêu thương một người con gái, chuyện về một người đàn ông cô độc khao khát tình cảm yêu thương, chuyện về một mối tình đơn phương, chuyện về một người vợ bị chồng phụ bạc. Và cái làm cho câu chuyện được “nới lỏng” được “giãn ra” nhưng vẫn hấp dẫn lôi cuốn chính bởi những dòng nội tâm, những cảm xúc suy nghĩ day dứt của nhân vật được tái hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó yếu tố không gian, môi trường thiên nhiên, môi trường sinh hoạt của con người cũng góp phần làm tăng yếu tố tả trong cốt truyện. Và như vậy, khác với Phan Thị Vàng Anh truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường ít lời

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 02/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí