Người Kể Chuyện Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Bắc Sơn

việc ghi nhật kí hằng ngày mà chỉ mỗi khi có sự kiện gì đáng nhớ ông mới ghi vào cuốn sổ tay ấy. Đó là những lời tự vấn của ông trước những vấn đề riêng tư cũng như trong công việc của mình. Và rất nhiều lần ông Hòe đã ghi vào cuốn sổ ấy. Đây chính là một dụng ý, một điểm nhấn của nhà văn khi xây dựng nhân vật này. Điểm nhấn ấy khiến nhân vật có chiều sâu, được soi chiếu từ nhiều chiều, nhiều điểm nhìn khác nhau. Nó đã góp phần không nhỏ vào việc xây dựng thành công hình ảnh cho nhân vật. Đầu tiên là việc trong lần ông về công tác ở Sở Giáo dục và Đào Tạo Hải An, được biết giám đốc Sở đã không cho triển khai tổ chức học nghị quyết, ông đã ghi vào cuốn sổ công tác: “Công tác Đảng ở đây thế nào? Sự lãnh đạo của Đảng ở đây thế nào? Nghị quyết trung ương mà không quán triệt đến từng cấp ủy, từng chi bộ, từng đảng viên thì làm ăn thế nào? Đấy là đường lối, là phương hướng. Mất phương hướng thì như thằng mù rồi còn gì. Vậy mà ở đây “chúng nó” xếp xó có chết không cơ chứ. Thế thì ở đây người ta lãnh đạo như thế nào? Cấp ủy làm gì? Người ta điều hành công việc ra sao? Chi bộ có họp không, hay cũng thôi nốt” [47, tr.23]. Sau đó, ông đã tìm hiểu thêm qua cuộc nói chuyện riêng với giám đốc Sở và lại ghi vào cuốn sổ công tác: “Đấy là kẻ vô nguyên tắc, hay là người đã mở mắt cho mình” [47, tr.28]. Từ đó, ông Hòe dụng công tìm hiểu phương thức để quán triệt nghị quyết Đảng có hiệu quả hơn ở các cấp cơ sở qua việc lấy ý kiến của nhiều cán bộ Đảng ở nhiều nơi. Qua những lời bộc bạch trong cuốn sổ tay ấy, người ta nhận thấy Lê Hòe là một cán bộ tận tụy, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.

Còn trong cuộc sống, chuyện đời tư, ông Hòe cũng bộc lộ trong cuốn nhật kí ấy. Trước tiên là cái chết của Lê Hồi - con trai của ông với người vợ cả. Người vợ cả ấy xuất thân thôn quê nên mộc mạc và vụng dại. Bà đã nghe lời xúi bẩy đi tố điêu địa chủ cưỡng dâm mình. Việc làm ấy, đã khiến ông xa rời hai mẹ con. Dù vậy, trong thâm tâm ông vẫn yêu thương Hồi. Hồi là một anh lính trẻ đầy nhiệt huyết phấn đấu. Anh đã nỗ lực và đáp lại là việc sẽ được tham gia hội thao toàn quân khu. Nhưng thật trớ trêu, trong cuộc chạy đua vũ trang 10.000 mét, chỉ còn hai mươi mét nữa thôi là Hồi về đích thì anh đã gặp nạn. Anh chỉ kịp nhìn mặt bố lần cuối rồi ra đi mãi mãi. Sau cái chết đột ngột của con, Lê Hòe đã hối hận vô cùng vì đã đối xử không tốt với hai mẹ con. Ông đã ghi vào cuốn sổ: “Tôi đã giết cả hai mẹ con nó” [47, tr.61].

Dòng chữ ấy cho ta hình dung về một người chồng, người cha đang mặc cảm về một tội lỗi không thể cứu vãn được.

Hay là khi ông tìm hiểu xem xét vụ xét kết nạp Trần Kiên. Qua tìm hiểu, ông nhận ra sự không thống nhất ý kiến giữa bí thư và giám đốc. Từ đó, ông mạnh dạn đề xuất ý kiến giám đốc kiêm luôn Bí thư Đảng ủy với cấp trên và được khen, khuyến khích. Ông lại ghi vào cuốn sổ công tác: “Vậy là, ngay những cái đã hình thành, đã ổn định trong đời sống, vẫn có thể phải thay đổi, nếu phát hiện ra cái bất hợp lí. Không biết có còn ai phát hiện vấn đề này không, hay chỉ mình ngẫu nhiên phát hiện được trong lần đi phổ biến nghị quyết ở khu nhà” [47, tr.143]. Một lần nữa đây lại là lời lẽ của một cán bộ hết lòng vì sự nghiệp, lí tưởng của Đảng.

Khi nghe tin Lê Đại làm đơn xin ra khỏi Đảng, Lê Hòe đã rất sốc. Với ông Đảng là cuộc sống. Cả đời ông đều phấn đấu vì lí tưởng của Đảng. Song khi nghe con bày tỏ quan điểm của mình, ông cũng có sự đồng thuận và thay đổi cách nhìn. Điều này lại được ghi vào cuốn sổ tay: “Cái ác là những chuyện con mình nói đều là sự thật, đều đúng. Ở chi bộ phường mình sinh hoạt có khác gì? Mình không biết phải trả lời nó thế nào” [47, tr.172]. Đây là những lời tâm sự của một người bố dũng cảm, dám công nhận sự thật: lời con nói đều đúng; là lời của một Đảng viên đang tự vấn để tìm ra lời giải đáp cho bản thân.

Khi bà Phụng mua rẻ được căn nhà của ông Huy, nhờ thời cơ bà đã bán được căn nhà với giá hời cao. Ông Hòe đã ghi vào sổ công tác: “Mình vẫn không thể nào tin được một số tiền lớn như thế lại thuộc sở hữu của nhà mình. Lương cả đời mình, cả đời vợ chồng con cái cộng lại cũng không sao bằng được. Không thể nào chính sách lại sai? Nhưng tự dưng lại được một số tiền lớn đến thế thì nghĩa làm sao? Đến ông trời cũng không thể nào cho không như thế?... Mình thấy thế nào ấy. Nó có cái gì bất nhẫn khi nhớ đến nhiều người đồng đội đã ngã xuống. Ngay cả với những người bây giờ và không bao giờ có nhà cửa. Mà không biết là phúc hay họa đây” [47, tr.228]. Đây là cách suy nghĩ, trăn trở của một người chưa theo kịp với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế mới - kinh tế thị trường. Ông vẫn còn nhìn sự việc theo con mắt của lớp người trong xã hội trước.

Rồi sau khi ông nói chuyện với Kiều Linh để hiểu rõ hơn về nhân phẩm của cô, ông cũng đã lại ghi vào cuốn sổ: “Nếu không làm như thế, mình sẽ không còn là

con người” [47, tr.365]. Kiều Linh trước đây đã từng là bạn gái và từng mang giọt máu của Lê Cường. Song vì Cường là gã sở khanh, cô đã phải trả giá đắt. Sau này, oái ăm thay cô lại yêu Đại - bố của Cường và cũng đang mang trong người giọt máu của anh. Sự thực cô không hề hay biết Đại và Cường là hai cha con. Ông Hòe đã tìm hiểu kĩ và nhận ra Kiều Linh không hề có lỗi trong chuyện này mà còn rất đáng thương. Và ông đã đồng ý cho cô kết hôn với Lê Đại. Đây là một quyết định rất đúng đắn, tiến bộ của một ông bố hết lòng yêu thương con cái.

Trong Lửa đắng, duy nhất có một lần ông Hòe ghi vào sổ tay. Đó là khi công ty cổ phần Sao Việt tổ chức Đại hội, Đại là người đứng ra tổ chức. Anh đã không cho đại hội hát bài Quốc tế ca. Việc làm này là trái với quy định, chưa ai làm như thế. Bà Đào - đại diện quận ủy đã chất vấn anh việc này. Đại đã mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Trước sự việc ấy, ông Hòe đã phải công nhận trong cuốn sổ tay: “Con mình bản lĩnh hơn mình, và điều quan trọng, khó lòng bắt bẻ được nó” [51, tr.324]. Ông bố này quả là rất dũng cảm, một lần nữa ông lại khẳng định con mình bản lĩnh hơn mình và lập luận của nó rất chắc chắn, không ai bắt bẻ được.

Như vậy, những lần ông Hòe ghi vào cuốn sổ công tác đều là những việc quan trọng để bộc lộ suy nghĩ, trăn trở, để bày tỏ quan điểm của bản thân. Cách ghi sổ tay ấy đã bộc lộ rất rõ đời sống nội tâm của nhân vật. Qua đó, người ta thấy nhân vật Lê Hòe không chỉ hiện lên qua ngoại hình mà còn có nội tâm sâu sắc. Đây chính là thành công của nhà văn khi khắc họa nhân vật của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Thanh Diệu là một phụ nữ trẻ đẹp, có tài. Chị luôn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, được mọi người yêu mến, vị nể. Song cuộc sống gia đình chị lại có sự rạn nứt. Chị được khắc họa trong tâm trạng của một phụ nữ đang yêu, yêu chân thành nhưng không dám hé mở lòng mình một cách trực diện: “Chị thì tự hỏi, thế này là thế nào nhỉ? Chỉ có trai gái yêu nhau mới hẹn hò thế này, ở những nơi thế này. Không thể được! Sao không thể được?... Không thể tự dối lòng mình được. Miễn là không phá vỡ hạnh phúc của anh là được rồi” [47, tr.399]. Và vì không dám hé mở lòng mình nên tình yêu đó chỉ được thể hiện trong ý nghĩ của chị: “Chị nhào vào anh, muốn ra sao thì ra. Đời người, được một phút sống với người mình yêu, người xứng đáng cho mình yêu, người ta lại cũng yêu mình thế này… Với chị bây giờ, đấy

là chiếc phao cứu sinh, khi chiếc thuyền nan hôn nhân nhỏ bé đã bục vỡ, không thể bịt lại, không thể tát nước ra, không thể chèo chống. Nó đang chìm dần…” [47, tr.402].

Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn - 9

Trong Lửa đắng nhà văn cũng đã dành khoảng ba trang sách để Thanh Diệu tự bộ bạch lòng mình. Đó là những dòng cảm xúc của chị trước những sự kiện xảy ra với Trần Kiên - người chị yêu mà không dám thổ lộ vì cả hai đều đã có gia đình. Trước tiên đó là sự mừng vui trước tin Trần Kiên được xóa án kỉ luật. Chị liệt kê ra hàng loạt những việc chị sẽ làm khi gặp anh: “Em sẽ bắt tay chúc mừng đồng chí Bí thư của em. Em sẽ hôn lên vầng trán thông minh, cương nghị, quyết đoán của anh, và em sẽ dũng cảm, vượt qua tất cả, hôn lướt lên cặp môi đàn ông đầy đặn của anh, nếu anh hưởng ứng, tại sao anh lại không hưởng ứng nhỉ? Ta sẽ hôn nhau như một người đàn bà hôn một người đàn ông khi yêu nhau” [51, tr.262]. Sau đó, đến việc anh báo tin, được mời đến gặp Tổng Bí thư. Với anh đây là một sự kiện, một bước ngoặt rất lớn trong cuộc đời. Và chị cũng sung sướng như đó chính là cuộc gặp của mình với Tổng Bí thư vậy. Chị đã tự thưởng cho mình bằng cách đến ngồi ở quán cà phê Bằng Lăng, vào đúng căn phòng hai người đã ngồi để đắm mình trong nỗi nhớ anh, ôn lại những kí ức đẹp của họ. Qua những dòng độc thoại này, Thanh Diệu đã nói lên tất cả tình yêu chân thành, mãnh liệt của mình với Trần Kiên. Làm như vậy có lẽ sẽ khiến cho cô thấy mình được yêu anh mà không vượt quá giới hạn, không phá vỡ hạnh phúc gia đình của anh. Nhà văn đã rất khéo léo khi chọn hình thức độc thoại nội tâm để nói lên tâm trạng của một người đang yêu nhưng tình yêu đó là quả ngọt chín muộn không được phép hái. Đây chính là điểm khiến cho nhân vật có thể tỏa sáng trong tác phẩm.

Và còn biết bao tâm trạng, bao nỗi niềm khác cũng đã được thể hiện chân thực qua các nhân vật trong cả hai tác phẩm, dựng lên một thế giới nhân vật vô cùng sống động, đa dạng, hấp dẫn.

Tóm lại, miêu tả những quá trình tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trăn trở giằng xé trong thế giới tâm hồn nhân vật đã đem lại thành công cho Nguyễn Bắc Sơn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Qua những nhân vật của ông, người đọc không chỉ được thấy diện mạo, cử chỉ, hay hành động… mà điều thú vị là ta còn được sống với thế giới tâm hồn sâu kín bên trong nhân vật, khơi dậy trong ta những cảm xúc sâu sắc. Các nhân vật trong Luật đời và cha con Lửa đắng vì thế mà có sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả.

Chương 3

NGƯỜI KỂ CHUYỆN, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BẮC SƠN

3.1. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Bắc Sơn

3.1.1. Khái niệm người kể chuyện

Trong văn chương đương đại từ sau Đổi mới (1986) có nhiều tác giả trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”. Ngoài ra tác giả còn trần thuật ở ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính.

Trong tác phẩm tự sự, người kể chuyện đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người kể chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện. Người kể chuyện là một nhân vật nhưng là một dạng nhân vật đặc biệt có chức năng tổ chức các nhân vật khác, tổ chức kết cấu tác phẩm. Giữa người kể chuyện và tác giả có mối liên hệ mật thiết với nhau. Qua nhân vật người kể chuyện ta có thể thấy được tư tưởng, quan niệm của tác giả nhưng không được đồng nhất người kể chuyện với bản thân tác giả.

Có hai kiểu người kể chuyện: Người kể chuyện tường minh và người kể chuyện hàm ẩn.

Người kể chuyện tường minh còn gọi là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất bởi sự xuất hiện trực tiếp bằng các hình thức của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất: “tôi”, “chúng tôi”.

Người kể chuyện thuộc thế giới của nhân vật được miêu tả. Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu để nhận diện người kể chuyện là điểm nhìn kể chuyện.

3.1.2. Điểm nhìn trần thuật

Trong tác phẩm tự sự, tương quan giữa nhà văn và chủ đề trần thuật hay giữa điểm nhìn của người trần thuật với những gì anh ta kể là điều đặc biệt quan trọng. Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ thuật.

Thuật ngữ “điểm nhìn” đã trở nên quen thuộc trong nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu tự sự học nói riêng. Tuy nhiên tầm quan trọng, vị trí và vai trò của nó trong việc tạo dựng, xác lập mô hình cấu trúc tác phẩm, sự chi phối của điểm

nhìn trong nghệ thuật kể chuyện đến mức độ nào thì vẫn là một vấn đề còn gây nhiều tranh luận khá gay gắt.

Điểm nhìn là một khái niệm đã được đề cập khá sớm, đặc biệt ở Anh và Mĩ. Theo M.H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học,A Glossary of Literature terms), điểm nhìn chỉ ra “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến, một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu”.

Còn Trần Đình Sử trong cuốn giáo trình Dẫn luận thi pháp học (NXB Giáo dục, 2004) cho rằng: “Điểm nhìn văn bản là phương thức phát ngôn trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của tác giả. Khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới”.

Tựu chung lại, có thể hiểu điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình bày, miêu tả phù hợp với cách nhìn, cách cảm thụ thế giới của người trần thuật. Nó là vị trí dùng để quan sát, cảm nhận, đánh giá.

Vai trò quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự đã được Pospelov khẳng định: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”.

Lí thuyết tự sự học tạm chia ba kiểu nhìn (gắn với ba kiểu điểm nhìn) phổ biến ở người kể chuyện:

- Thứ nhất, nhìn “từ đằng sau” (gắn với điểm nhìn toàn tri) khi người kể chuyện có vai trò toàn năng với cái nhìn thông suốt tất cả.

- Thứ hai, nhìn “từ bên trong” (gắn với điểm nhìn bên trong) khi người kể chuyện là nhân vật. Người kể chuyện hạn chế điểm nhìn tự sự của mình vào điểm nhìn của nhân vật. Người kể chuyện theo điểm nhìn bên trong thường có hai dạng cơ bản:

Dạng thứ nhất, người kể chuyện xưng tôi, tự thú nhận, bộc bạch về mình, kể về những tâm trạng, cảm giác mà mình đã nếm trải. Ví dụ: Bộ ba tự truyện của Macxim Gorki.

Dạng thứ hai, người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba từ bên ngoài nhưng lại tựa vào điểm nhìn nhân vật để kể. Do vậy mà khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật bị thu hẹp.

- Thứ ba, nhìn “từ bên ngoài” (gắn với điểm nhìn bên ngoài): Người kể chuyện theo điểm nhìn bên ngoài hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

Sự phân biệt trên đây hoàn toàn mang tính tương đối vì hầu như không có tác phẩm nào chỉ sử dụng một điểm nhìn mà các điểm nhìn được di động, sử dụng linh hoạt, phối hợp với nhau phục vụ cho ý đồ sáng tạo của người nghệ sĩ.

Bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn có sự kết hợp của hai kiểu điểm nhìn “từ bên ngoài” và điểm nhìn “từ bên trong”.

3.1.2.1. Điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài

Nhìn từ bên ngoài, người kể chuyện lặng lẽ đứng vào một góc để quan sát và kể lại chuyện với sự kiện và con người như vốn có. Hay nói cách khác, người kể chuyện hoàn toàn xa lạ với thế giới mà anh ta kể, anh ta chỉ có thể kể về những hành động, lời nói thể hiện ra bên ngoài nhân vật chứ không có khả năng am hiểu nội tâm của họ.

Nguyễn Bắc Sơn từng là nhà báo nên có thể nói ông được đi nhiều, hiểu biết nhiều. Những hiểu biết ấy chính là kinh nghiệm được trải nghiệm, đúc rút qua thực tế. Để có được những vốn sống ngồn ngộn ấy, ông đã nhìn, quan sát để suy ngẫm. Chính vì vậy, ông thường dùng điểm nhìn khách quan, điểm nhìn bên ngoài để tái hiện, phản ánh hiện thực. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong bộ tiểu thuyết liên hoàn của Nguyễn Bắc Sơn vốn kiến thức phong phú, vốn sống ngồn ngộn của nhà văn. Đó là hiện thực của cuộc sống hôm nay với bao chuyện đáng bàn như chuyện gia đình, chuyện xã hội, chuyện cơ chế,… Đó là các vấn đề như: nhà ở, chạy chức, chạy quyền, tuyển dụng cán bộ, cơ cấu, sắp xếp cán bộ, … Chọn vị trí từ bên ngoài, tạo một khoảng cách nhất định với những sự kiện, nhân vật được kể, người kể chuyện đã có một thái độ khách quan khi trần thuật.

Trước tiên là vấn đề về nhu cầu nhà ở ngày một cao. Đất chật người đông là một bài toán khá nan giải, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Ở Thành phố Thanh

Hoa này, quỹ nhà của thành phố đã không thể nào đáp ứng nổi nhu cầu nhà ở. Chủ trương của thành phố, một là xây những khu cao tầng để tiết kiệm quỹ đất. Hai là, cấp đất cho cán bộ tự xây nhà. Vậy là, người ta tranh giành, đổ xô nhau để mua được những mảnh đất có vị trí đẹp. Mục đích cũng rất khác nhau, có người mua để xây nhà ở, nhà nghỉ,… có kẻ mua vào để lại bán đi nhằm kiếm hời. Cơn sốt đất đang trở thành vấn đề nóng của toàn xã hội, dẫn đến cảnh: Thế là những cuộc chạy xin cấp đất bắt đầu. Tuỳ vị thế cơ quan xin đất, tuỳ mối quan hệ với các cơ quan chức năng, giúp thành phố quản lý quỹ đất. Nếu quan hệ với chính quan chức thành phố thì tốt quá rồi. Nhưng nếu không biết đường, lại phớt lờ các cơ quan chức năng thì cũng xôi hỏng bỏng không. Nhưng xét cho cùng thì lại tuỳ thuộc vào thủ tục đầu tiên - tiền đâu[47, tr.209]. Giọng văn lạnh lùng, khách quan của người trần thuật giúp ta hình dung một thực trạng chung trong xã hội là chạy đua xin cấp đất: “Cả thành phố nháo nhào lo chạy đất. Cơn sốt đất bắt đầu nóng dần lên. Nóng lên từng ngày. Đi đâu cũng thấy nói chuyện đất. Chuyện bản đồ quy hoạch đất” [47, tr.209]. Cuộc chạy đua này khiến cho một số cán bộ, quan chức đã làm trái, làm sai quy định để hưởng lợi: “Ngay cả các cơ quan trung ương cũng xin được. Cơ quan nào cũng xin được, nếu tìm đúng địa chỉ và biết lễ độ khi làm thủ tục đầu tiên ấy. Nói không ngoa, bất kỳ cơ quan cán bộ nào cũng xin được, không kể anh ta đang ở nhà do nhà nước cấp, miễn là có tiền đóng góp” [47, tr.209]. Và nguy hiểm hơn là ở chỗ không chỉ là cá nhân vị phạm mà còn có cả một tập thể, đường dây chạy cấp đất. Với thực trạng này, nếu không giải quyết triệt để thì hậu quả sẽ rất khó lường. Các cơ quan hữu quan, các nhà chức trách có thẩm quyền cần đưa ra những con tính để giải bài toán nan giải này, phải chăng đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện ấy?

Vấn đề tuyển dụng cán bộ cũng còn nhiều bất cập. Đó là chuyện bổ nhiệm cán bộ đi ngược quy trình có bằng cấp rồi mới bổ nhiệm: “Người ta, phải có đủ bằng cấp rồi mới nói đến chuyện bổ nhiệm, đằng này lại bổ nhiệm rồi mới đi học để lấy bằng thì hèn gì chẳng đỗ” [51, tr.245]. Chết nhất là chuyện: “một số không nhỏ lại chẳng có chuyên môn gì. Hoặc có chuyên môn nhưng yếu, hoặc trái nghề” [51, tr.245]. Chính những điều đó đã dẫn đến những chuyện khá khôi hài trong giới công chức: “Một “người lính gác dưới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/09/2023