Vấn Đề Ngôi Kể Trong Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Tư


Chương 2

NGÔI KỂ VÀ MỘT SỐ LOẠI HÌNH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

2.1. Vấn đề ngôi kể trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

2.1.1. Khái niệm ngôi kể

Lí thuyết hội thoại cho rằng: một hoạt động hội thoại bao giờ cũng có hai ngôi tham dự là ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai. Trong đó ngôi thứ nhất là người nói, ngôi thứ hai là người nghe, còn ngôi thứ ba là hiện thực được nói tới, là vật quy chiếu không tham dự vào hoạt động giao tiếp. Bản thân chức năng của đại từ ngôi thứ nhất (Tao), ngôi thứ hai (Mày) và ngôi thứ ba (Nó) cũng chỉ ra điều đó. Chỉ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là có chức năng xưng hô – chức năng tham dự vào tình huống giao tiếp, ngôi thứ ba thuộc về thế giới hiện thực được nói đến.

Kể chuyện cũng là một hoạt động hội thoại, đó là hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện và người đọc. Người kể chuyện có thể kể về mình (kể về ngôi thứ nhất: tôi, tao, chúng tôi…) hoặc kể về người khác (kể về ngôi thứ ba: anh ấy, cô ấy, họ…). Cũng có khi kể về ngôi thứ hai (kể về người nghe) nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.

Khái niệm ngôi kể xuất hiện khá sớm ở Việt Nam. Nhà văn Vũ Bằng – người bạn cùng thời với nhà văn Vũ Trọng Phụng đã nêu lên vấn đề Viết tiểu thuyết nên dùng ngôi thứ mấy, bài viết nêu nội dung:

- Kể ở ngôi 1 hay ngôi 3 đều có tác dụng nhất định, không nên tuyệt đối hóa vai trò của ngôi kể.

- Không nên đồng nhất người kể ngôi 1 và tác giả - nhà văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Cụ thể về những điều này, Vũ Bằng viết: “Về tiểu thuyết hết cãi nhau nên viết bằng giọng văn gì và thứ văn gì, có người còn đề khởi lên quan điểm này nữa: viết tiểu thuyết nên dùng ngôi thứ mấy. Quan điểm này mới nghe thì


Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - 6

tưởng không lấy gì làm hệ trọng nhưng có một thời đã gây nên ở trong báo Nouvelles Litteraies của Larousse một cuộc bút chiến làm cho nhiều nhà văn để ý. Một bọn tiểu thuyết gia Pháp… theo ý họ những tiểu thuyết mà vai chính xưng tôi không thể gọi là tiểu thuyết mà chỉ có thể gọi là những cuốn sách, cuốn truyện mà thôi. Tiểu thuyết chân chính, tiểu thuyết theo đúng tên gọi của nó phải dùng ngôi thứ ba” [47, tr.312]. Mượn lời của André Maurois, Vũ Bằng kết luận: “Cứ viết, viết ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba tùy ý. Tôi có cần biết các ông viết thế nào đâu, chỉ cần biết cuốn sách của ông có làm cho tôi cảm động không vậy” [47, tr.312].

Quan điểm nêu trên của nhà văn Vũ Bằng rất rõ ràng và đúng đắn. Nhà văn đã tiếp thu được những tri thức tự sự học của khoa học tự sự Pháp lúc bấy giờ. Ông là đại biểu của tầng lớp trí thức ưu tú của người Việt, có được kiểu tư duy khoa học gần ngang bằng với trình độ của tầng lớp trí thức Pháp nói riêng và Âu Mĩ nói chung những năm 30 thế kỷ trước.

Hầu hết các nhà nghiên cứu chia ngôi kể người kể chuyện thành: người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. Bất cứ người kể chuyện nào cũng phải chọn lấy một trong hai cách chủ yếu: kể ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba.

Manfred Jahn trong Trần thuật học – nhập môn lý thuyết trần thuật đưa ra định nghĩa, cách hiểu về ngôi kể: “Trần thuật ngôi thứ nhất: câu chuyện được kể lại bởi một người kể chuyện hiện diện như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ ra rằng người kể chuyện cũng là một nhân vật ở cấp độ hành động. Trần thuật ở ngôi thứ ba: câu chuyện được kể lại bởi người kể chuyện không phải là một nhân vật trong truyện. Tiền tố “hetero” nhắc nhở đến bản chất khác nhau giữa thế giới của người kể với thế giới của hành động” [34, tr.7].

Trần thuật ngôi thứ nhất: Homodiegetic Narrative. Homo nghĩa là bản chất giống nhau. Tức là người kể chuyện có hành động mà bản chất giống với nhân vật.


Trần thuật ngôi thứ ba: Heterodiegetic Narrative. Hetero nghĩa là bản chất khác nhau. Ở câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba thì có sự khác biệt về mặt bản chất “giữa thế giới của người kể với thế giới của hành động” [34, tr.7]. Người kể chuyện ngôi 3 không tham gia vào hành động câu chuyện nghĩa là đứng ngoài thế giới của hành động. Người kể chuyện có thể lộ diện, có thể chỉ đứng ngoài mà quan sát, chứng kiến, nhận xét, bình luận.

“Kể ở ngôi thứ nhất”, khái niệm này được sử dụng khá rộng rãi, phổ biến và dễ được chấp nhận. Nhưng khái niệm “kể ở ngôi thứ ba” thì còn một số lầm lẫn khi nhận diện nó.

Truyện kể ở ngôi thứ nhất tương ứng với việc sử dụng trong văn bản các đại từ nhân xưng ngôi 1 - số ít: tôi, ta, tao, mình; số nhiều: chúng tôi, chúng ta, chúng tao, chúng mình… hoặc trực tiếp xưng tên họ mình. Truyện kể ngôi ba tương ứng với các đại từ nhân xưng: nó, thằng, anh ta, bà ấy, ông ấy… hoặc gọi thẳng tên, gọi biệt danh, tục danh. Nhưng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba không phải là tiêu chí quan trọng nhất, duy nhất xác định đặc trưng bản chất của truyện kể ngôi 1, ngôi 3.

Theo Lê Phong Tuyết

+ Nếu người kể chuyện tham gia vào câu chuyện thì chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Người ta sẽ phân biệt hai trường hợp: người kể chuyện là nhân vật chính; người kể chuyện là nhân vật phụ đóng vai trò nhân chứng và chỉ kể lại những gì anh ta nhìn thấy và nghe thấy.

+ Nếu người kể chuyện không tham gia vào chuyện thì chuyện được kể ở ngôi thứ ba và sẽ có hai trường hợp: người kể chuyện đứng ngoài các sự vật, trình bày chúng không có bình luận; người kể chuyện chứng tỏ sự hiện diện của mình qua những đánh giá hoặc bình luận.

Trong một chuyện kể ở ngôi thứ nhất, các sự kiện được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện, chính anh ta bình luận các sự việc. Trong một


chuyện kể ở ngôi thứ ba, người kể chuyện có thể có một điểm nhìn bên ngoài, một điểm nhìn bên trong hoặc điểm nhìn của người thông tỏ mọi việc. [Theo 79, tr.131].

Với một tác phẩm thuộc loại hình văn học tự sự, phương thức tự sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng một câu chuyện nhưng nếu được sử dụng các phương thức tự sự khác nhau có thể sẽ đem lại những hiệu quả nghệ thuật khác nhau, và thông tin mà người đọc tiếp nhận được từ câu chuyện ấy cũng có thể rất khác nhau. Nghệ thuật tự sự không đơn thuần là cách kể sao cho câu chuyện trở nên đậm đà ý vị mà đó còn là cách nhà văn lí giải sự vật hiện tượng một cách sâu sắc, hiệu quả. Nhà văn thường lấy các trạng thái tâm lý, tình cảm, suy tư, những diễn biến của ý thức nhân vật làm đối tượng miêu tả. Truyện Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều không chứa đựng những mâu thuẫn kịch tính, những tình tiết li kì, gay cấn, đó hầu hết chỉ là những câu chuyện giản dị, đơn sơ, mộc mạc. Thế nhưng, viết về những đề tài hết sức gần gũi quen thuộc ấy, các thiên truyện của chị vẫn không đơn điệu mà chứa nhiều sức gợi cảm và suy nghĩa sâu xa. Có thể chỉ là mẩu chuyện nhỏ của cuộc sống đời thường song chúng chuyển tải ý nghĩa lớn lao về cách ứng xử, mối quan hệ giữa con người - con người… Để kể truyện đời thường mà đầy sức thuyết phục, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện một khả năng đặc biệt trong việc vận dụng các phương thức tự sự.

2.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Các nhà văn đương đại thường thiên về tìm tòi đổi mới cách kể, họ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề cách kể như thế nào hơn là vấn đề kể cái gì. Điều này cũng hợp quy luật vì nó đẩy cách sáng tạo, cách hiểu, cách tiếp nhận về gần hơn với đặc trưng thẩm mỹ của văn học. Nguyễn Ngọc Tư là một tên tuổi nổi bật trên văn đàn Việt Nam trong những năm gần đây. Mảng sáng tác nổi bật nhất và thu hút được sự chú ý, quan tâm rộng rãi của chị chính là truyện ngắn. Nói đến cái


hay của truyện Nguyễn Ngọc Tư là nói đến cái hay trong xây dựng hình tượng người kể chuyện, cái hay của cách kể chuyện. Thống kê trong các tập truyện ngắn của chị ta thấy truyện ngắn trần thuật từ ngôi thứ nhất chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đây là hệ quả của những đổi mới trong tư duy nghệ thuật khi văn học từ quan niệm con người tập thể chuyển thành con người cá thể, quan tâm nhiều hơn đến chủ thể sáng tạo và sự sống cá nhân. Với ngôi trần thuật này, người kể chuyện xưng tôi có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân.

Trong nhiều truyện, người kể chuyện xưng tôi là nhân vật chính đóng vai trò kể chuyện từ đầu đến cuối (Ngổn ngang, Một mối tình, Khói trời lộng lẫy, Của ngày đã mất, Vết chim trời, Thổ sầu, Nhà cổ). Người kể chuyện là nhân vật tôi tự kể chuyện của mình, kể những gì liên quan đến mình. Các tác phẩm kể theo ngôi thứ nhất này của Nguyễn Ngọc Tư không lấy sự kiện, tình tiết làm trọng mà chú ý thể hiện đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của con người. Đây là những dòng tâm sự, tâm trạng của Út Nhỏ – người kể chuyện xưng tôi trong truyện ngắn Nhà cổ khi chứng kiến tình yêu ngang trái giữa hai anh em với một người phụ nữ: “Năm tôi mười sáu tuổi, qua bên đó chơi, biết hai anh đều lặng lẽ để bụng thương chị Thể mất rồi (…). Nên chị Thể chọn ai tôi đều thương người còn lại. Ở ngoài cuộc, hai má con tôi phân tích kĩ lưỡng, tôi nói anh Phương đáng để thương, anh Phương cao ráo, thanh mảnh, miệng nhỏ, mắt sâu, trán cao, ăn nói nhỏ nhẹ là người thông minh” [83, tr.69-70]. Là những lời giãi bày, bộc bạch của nhân vật “tôi” trong Vết chim trời kể về câu chuyện của gia đình mình. Một gia đình đang sống trong yên bình hạnh phúc nhưng trong khoảng khắc dấu vết chiến tranh hiện về đã phá vỡ không khí yên bình đó: “Sau này, long đong với bao biến cố cuộc đời, chen lấn tranh giành, bị tạt vào mặt những câu từ khó nghe, phũ phàng nhất, nhưng tôi thề rằng chẳng câu nói nào đau đớn và nghiệt ngã như lời thốt ra từ cái miệng


mếu máo của bà nội. Trời đất lặng phắt. Một mũi tên nào đó xé gió đâm thẳng vào tim cha (…). Tôi xuống nhà, lặng lẽ ngồi nhìn bà nội ngủ say, không biết bà đã đau, đã day dứt đến mức nào khi hai đứa con trai của bà lại đứng ở hai bờ chiến sự, đến nỗi trong cơn quên nhớ lẫn lộn, lại để tiếng khóc rơi ra” [85, tr.7-16-17].

Trong những câu chuyện có người kể chuyện trực tiếp xưng tôi ngôi thứ nhất, người kể không chỉ kể mà còn là một nhân vật, và biểu hiện những suy nghĩ, tình cảm, quan niệm, ngôn ngữ, giọng điệu của một con người cụ thể. Vì thế câu chuyện không chỉ lôi cuốn sự chú ý của người đọc theo dòng các sự kiện mà còn lôi cuốn người đọc vào cả lời kể, cách kể. Nhờ thế đã tạo ra hai hiệu quả: tạo ra ảo giác ở độc giả về tính khách quan của nội dung câu chuyện và thể hiện đậm nét dấu ấn chủ quan của người kể chuyện. Trong Cánh đồng bất tận, Nương - một cô gái mới lớn còn bỡ ngỡ trước những sóng gió va đập của cuộc đời đang kể lại câu chuyện của gia đình cô và của chính cô. Truyện được bắt đầu từ một thời điểm hiện tại rồi ngược về quá khứ sau đó lại tiếp tục ở thời tương lai. Mở đầu là cảnh cô gái điếm bị đám đông đánh đập sau đó ngược về quá khứ nói về nguyên nhân gia đình tan vỡ rồi kể tiếp đến cuộc sống lênh đênh sông nước của ba cha con, chuyện trả hận đàn bà của người cha và cảnh Nương bị cưỡng hiếp trên cánh đồng. Câu chuyện được kể bởi một cô gái trẻ nên mang nhiều nét hồn nhiên và rất tự nhiên như là câu chuyện mới xảy ra gần đây thôi. “Tôi” là một cô gái quê mùa giản dị, mộc mạc, chân chất, thật thà, hồn nhiên kể, vì thế mà độc giả hầu như không thấy dấu vết của sự hư cấu. Nhân vật như chỉ sống với chính mình, người đọc bị kéo vào câu chuyện và đi theo bước chân nhân vật, theo dòng hồi tưởng miên man của nhân vật. Thời điểm xảy ra câu chuyện và thời điểm kể rất gần nhau, vì vậy mà tính thời sự của câu chuyện còn nóng hổi. Trong suốt 56 trang đầu, Cánh đồng bất tận là câu chuyện được kể bởi một người kể chuyện xưng “tôi”, người kể đồng thời cũng là nhân vật trong truyện kể. Với ngôi kể và


cách kể này tưởng chừng như truyện sẽ rơi vào sự tẻ nhạt của lời văn một giọng đơn điệu nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã vượt qua thách thức đó, một điểm nhìn nhưng là điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” - ngôi thứ nhất, điểm nhìn này luôn di chuyển trên trục thời gian gấp khúc (hiện tại - quá khứ

- tương lai) soi chiếu trên một toạ độ không gian rộng nên đã tạo ra ở lời văn tính chất nhiều giọng, lời văn hồn nhiên mà nhiều cảm xúc.

Các truyện: Tình lơ, Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Núi lở cũng được kể bởi một người kể chuyện xưng “tôi”. Nhưng người kể chuyện ở các truyện ngắn này chỉ đóng vai trò người dẫn chuyện chứ không tham gia vào các sự kiện, tình huống trong truyện. Người kể chuyện là người quan sát, cảm nhận và kể lại những điều nhìn thấy hoặc nghe thấy được. Anh ta luôn cố ý gợi cho người đọc cảm giác tin tưởng rằng, những điều anh ta kể ra ở đây là có thật, đồng thời gián tiếp thừa nhận rằng những câu chuyện được kể lại xuất phát từ cảm nhận cá nhân của anh ta. Người kể chuyện trong các truyện ngắn này sau khi giới thiệu hoàn cảnh trần thuật của mình thì đóng vai trò là người kể chuyện từ điểm nhìn bên ngoài. Tính cách, phẩm chất của các nhân vật hiện lên thông qua sự miêu tả khách quan ngoại hình, hành động, lời nói trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Câu chuyện được kể ở thì hiện tại, không xuất hiện những đoạn thể hiện cảm xúc, tâm trạng hay sự hồi cố của nhân vật. Lời kể chủ yếu là lời tả.

Trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng tôi là “một phương thức biểu đạt độc đáo mập mờ quy về cả tác giả, cả về người kể chuyện và cả về nhân vật” [6, tr.37]. Roland Barthes cho rằng so với vai “nó”, vai “tôi” ít tính nước đôi hơn, nên chính vì thế cũng ít tính tiểu thuyết hơn. Vì ít tính nước đôi nên phương thức kể từ ngôi thứ nhất thường tạo độ tin cậy nhất định. Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Phải chăng đây là lí do khiến


nhiều cây bút truyện ngắn Việt Nam đương đại ưa chuộng hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất.

2.1.3. Người kể chuyện ngôi thứ ba

Khác với loại truyện kể ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện xuất hiện trực tiếp xưng “tôi” (hoặc “chúng tôi”) là loại truyện kể ở ngôi thứ ba và người kể chuyện trong trường hợp này là người kể chuyện ngôi thứ ba hay là người kể hàm ẩn. Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi thấy đa phần người kể chuyện xuất hiện ở ngôi thứ ba.

Tán thành với quan niệm của Nguyễn Thị Thu Thủy trong bài viết Về khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” [63, tr.145], chúng tôi cũng phân chia người kể chuyện ngôi thứ ba trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư thành hai loại: người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của anh ta và người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn nhân vật.

Ở những truyện có người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của anh ta, câu chuyện được kể với người kể chuyện như đứng kín đáo ở một chỗ nào đó, chứng kiến hết mọi sự việc xảy ra nhưng không tự mình trực tiếp tham gia vào các diễn biến. Câu chuyện vì thế được kể lại một cách khách quan, người kể chuyện nói về các sự kiện với một sự điềm đạm, thấu đáo, với một cái tài biết hết. Chẳng hạn Hiu hiu gió bấc, câu chuyện được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ ba. Từ ngôi kể đó, với cái nhìn khách quan người kể chuyện tỏ ra am hiểu mọi tình cảm, suy tính của nhân vật: “Chỉ buổi chiều, chị mới ra ngồi ở đó. Buổi chiều, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối, anh Hết hay ghé lại để mua một ngàn mỡ nước, năm trăm bột ngọt, năm trăm tiêu. Chị cố bán thật rề rà để nhìn anh lâu nữa, coi bữa nay chắc anh đi vác lúa đằng nhà máy chà gạo, trên tóc còn vướng trấu. Nhìn vậy thôi chớ không nói gì hết. Con trâu không nói sao cái cọc nói được. Nhưng vẫn cứ đón chờ, có khi sớm, khi muộn hơn một chút nhưng chị biết thể nào thì anh cũng về qua, về để nấu cơm cho

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 08/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí