một diện mạo giàu sang. Cô đã môi giới thành công cho Huệ lấy chồng Hồng Kông và trở thành “mỏ vàng cho cố hương”. Rồi thì các ông bố, bà mẹ đều ước cho con gái lấy chồng ngoại quốc, hơn thế họ toan tính đủ kiểu bằng mọi giá cho con lấy chồng nước ngoài. Từ đó, những giá trị chuẩn mực cũng bị đảo lộn. Trinh tiết của người phụ nữ có thể là chuyện có thể thay trắng đổi đen: “Tân trang xong, con gái đã hư cũng trở lại thành “xịn”, lại rách, lại toạc, lại có quyền lên giá nhờ cái “trinh tiết y khoa” ấy sao”? (Đoàn Lê, 2014). Vì tham tiền của Bà Duệ bất chấp, đánh đổi tính mạng của cháu ngoại, của con gái, thuận theo tính toán của cô Lầy Lầy, đưa con gái đi vá trinh để lấy chồng nước ngoài. Trước sức nặng của đồng tiền, tình máu mủ ruột rà cũng trở nên vô nghĩa. Ở góc độ này, quá trình đô thị hóa đã mang lại những thương chấn nặng nề cho nữ giới.
Khách quý, Váy ướt cuốn vào bắp chân, Con dê bốn mắt, Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thúy cũng là những câu chuyện về sự thay đổi nếp sống của những cô gái trước sức mạnh ghê gớm của vật chất. Trong đó có thể nói đau đớn nhất là khi họ đánh mất chính mình và đánh mất đi giá trị của bản thân. Mai – vợ của trưởng thôn Phù vốn là một cô con dâu chăm chỉ, một người vợ tháo vát. Chưa bao giờ cô cãi mẹ chồng, phàn nàn về Phù. Tuy nhiên, khi làn sóng đô thị hóa ập đến, chính Mai cũng đã bị ảnh hưởng, bị thay đổi như những người dân làng Lao Chải. Cô tính đến chuyện dọn nhà ra ở gần mặt đường vì tính đến tương lai sẽ mở những hàng quán để bán, sẽ không còn phải vất vả làm lụng mà lại không đủ ăn: “Nhà mình có hai mảnh ruộng ngay chân gốc gạo đầu cầu. Chỗ ấy mà đổ một ít đất cho cao lên làm nền là dựng nhà được. Ra đấy rồi con mở quán, hàng ngày mẹ ngồi bán, con xuống chợ huyện lấy hàng về...” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.179). Ý định từ bỏ nơi mình đã gắn bó lâu dài, bất chấp cả nguyện vọng mong muốn của mẹ với chồng cho thấy Mai đã bị tác động tương đối lớn bởi đô thị hóa và cuối cùng cô cũng phải trả giá cho chính điều đó. Kim từ một cô gái hiền lành cũng trở nên đáng sợ khi cô cũng học cách kiếm tiền bằng cách bán trôn nuôi miệng. Đến cả đám con gái trong làng từ ngày thấy Kim về ăn mặc đẹp, chân tay sạch hết bùn đất, nứt nẻ, chỉ ngồi một chỗ mà không thiếu thứ gì đâm ra tủi thân, rồi giận bố mẹ, bỏ bê việc nhà, suốt ngày chỉ túm năm tụm ba ngoài quán với mẹ con Kim: “Bọn con gái ra quán một lần, hai lần về là muốn bỏ cái áo chàm cài lệch một bên đi, muốn thay bằng áo sơ mi hồng hồng, xanh xanh. Váy cũng không muốn mặc nữa, mặc quần âu có hai đường là dựng đứng, bó vào mông mới đẹp” (Đỗ Bích Thúy, 2006, tr.195). Tác động của nền kinh tế thị trường khiến những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ bị xói lở. Những tiêu chí thẩm mỹ của các cô gái trẻ tuổi được hình thành làm bào mòn đi những nét đẹp văn hóa dân tộc. Nhình trong truyện ngắn
Váy ướt cuốn vào bắp chân cũng không cưỡng lại sự cám dỗ của bả vật chất. Những thứ hào nhoáng của phố huyện làm cô đánh mất đi những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình, chiếc “váy ướt cuốn vào bắp chân” đã từng làm Quáng thổn thức nay được thay bằng “một chiếc quần màu xanh chàm, áo cũng màu xanh nốt”. Đỗ Bích Thúy cũng nhận thấy những tác động trái chiều của kinh tế thị trường khiến không ít nữ giới lâm vào cảnh bi kịch. Cái chất mộc mạc, trong sáng của những người con gái núi rừng đang dần bị mai một. Những sản phẩm ô hợp của đô thị đang dần làm thay đổi nếp sống, suy nghĩ của con người, làm cho họ đánh mất đi bản ngã, và dần đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, bi kịch mà chính họ cũng không hay biết.
Như vậy, đô thị là miền đất hứa để nữ giới thực hiện khát vọng đổi đời, là mảnh đất phồn hoa hứa hẹn cuộc sống văn minh hiện đại. Tuy nhiên những tệ nạn, tiêu cực, những mặt trái, góc khuất của nền kinh tế thị trường lại là những cạm bẫy đẩy họ vào con đường tha hóa biến chất. Những mất mát, hư hao đó còn len lỏi vào từng ngóc nghách, từng gia đình đình ở những vùng nông thôn. Trước tình cảnh “thành phố cũng bất an mà làng quê lại hoang phế bừa bộn” hầu hết nữ giới sẽ mang tâm thế: “mồ côi giữa những người cùng từ gốc gác nông thôn với mình” (Dạ Ngân, 2010c, tr.156). Phạm Ngọc Lan cho rằng:
Đối với văn học Việt Nam, có lẽ vấn đề đầu tiên cần quan tâm khi đặt nó dưới góc nhìn phê bình sinh thái nói chung và phê bình nữ quyền sinh thái nói riêng là sự hình thành của dòng văn học đô thị... Tính đô thị thể hiện không chỉ ở sự lựa chọn đề tài để viết, mà còn ở sự xê dịch từ hệ hình cộng đồng sang hệ hình cá nhân, từ sự bình yên và an toàn khi được thuộc về một không gian nào đó đến sự kinh hoàng, lạc lòng, bất an khi con người đột nhiên mất đi cái mỏ neo nối mình với không gian xung quanh. (Phạm Ngọc Lan, 2016)
Đứt gãy với văn hóa bản địa, mất kết nối với nguồn cội của mình, tách mình ra khỏi môi trường tự nhiên, những người phụ nữ chênh vênh giữa hai bờ nông thôn và đô thị đó là những thân phận lạc loài, rạn nứt nhân cách, mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu và nhận về mình những cái kết bi thảm. Bằng trái tim nhạy cảm, các nhà văn nữ đương đại đã cảm nhận một cách sâu sắc nỗi đau, sự mong manh, bé nhỏ của thân phận nữ giới trước một thế giới ngổn ngang những phi lý của xã hội hiện đại. Sâu xa hơn, đó là cảm thức bất an, lo âu về sự khủng hoảng nhân tính trong sự phát triển của văn minh đô thị và quá trình công nghiệp hóa.
Nữ giới và bi kịch lạc loài của những thân phận di dân
Khao khát bứt phá ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu và tìm đến những chân trời mới, nhiều người phụ nữ quyết định rời bỏ đất đai, lãng quên những mối gắn kết với giá trị
Có thể bạn quan tâm!
- Nữ Giới Và Tự Nhiên – Hiện Thân Cho Sự Nô Lệ Và Vị Trí “Ngoại Biên”
- Nữ Giới Và Tự Nhiên – Những Kẻ Bị Biến Thành Nô Lệ Phục Tùng
- Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Tự nhiên và nữ giới trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái - 17
- Bản Lĩnh Và Sức Đề Kháng Của “Tự Nhiên” Và “Nữ Giới”
- Diễn Ngôn Trần Thuật Nữ – Phương Tiện Thể Hiện Ý Thức Nữ Quyền Sinh Thái Trong Văn Xuôi Nữ Việt Nam Đương Đại
- Tự Thuật “Kiểu Nữ Giới” – Một Phương Thức Tự Sự Đặc Trưng
Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.
truyền thống để thực hiện khát vọng của mình. Từ bỏ cái chốn bình yên quê nhà xuất ngoại hoặc nhập cư vào những đô thị lớn, người phụ nữ trở nên chông chênh như rời bỏ sức mạnh, sự bám trụ vững chắc, một nơi nương tựa an ổn. Rò ràng, nữ giới là những thân phận yếu ớt dễ bị chấn thương trước sức mạnh của cơn lốc đô thị hóa. Điều này có thể thấy rò ở những sáng tác của các nhà văn hải ngoại. Chinatown, Paris 11 tháng 8, Made in VietNam của Thuận; Và khi tro bụi của Đoàn Minh Phượng là những tiểu thuyết tiêu biểu. Hầu hết các nhân vật nữ trong những tiểu thuyết này điều rơi vào trạng thái mất cân bằng, hoang mang, không điểm tựa.
Trong Paris 11 tháng 8, là nỗi bất an và cảm giác lạc lòng của những cô gái Việt như Liên, Mai Lan, mèo ốm, khi mang thân phận tha hương tìm phương mưu sinh ở Paris phồn hoa. Họ đến Paris để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng tất cả đều phải đối mặt với thực tế rất phũ phàng. Mọi thứ ở Paris không phải lúc nào cũng hào nhoáng với “Sông Xen và công viên Luých-xăm-bua. Lá vàng xoay xoay trong gió...”, trong lòng đô thị là những góc phố nhếch nhác: “Paris đã vào thu, mưa nhì nhạch cả ngày, phố xá nhớp nháp, thấy bảo tỷ lệ người tự tử cao nhất trong năm” (Thuận, 2005b, tr.36), nơi sinh sống của những người nhập cư chật hẹp ẩm thấp, chỗ Liên sống thì “hành lang đen đúa”, “cầu thang rên rỉ”. Hơn thế, con người đối xử với nhau lạnh lùng, vô cảm, nhiều người già sống cô đơn một mình vì con cái không muốn họ làm phiền, tai nạn xảy ra không một ai can thiệp. Qua miêu tả của Thuận, những mảng tối ở Paris được phơi bày đến tận hang cùng ngò hẻm. Đặc biệt, thân phận của những người phụ nữ nhập cư được miêu tả một cách chân thực và sinh động dưới giọng văn giễu nhại hài hước của một người trong cuộc. Sự giam hãm về thể xác và tinh thần đã khiến họ như biến thành con vật – người bị giam trong không gian sinh tồn thảm hại và ám ảnh của vườn thú đô thị. Không chỉ ngột ngạt và tù túng, cuộc sống của họ được bao bọc bởi những nỗi sợ vô hình. Khi mọi sự kết nối bị đứt gãy, bị dân bản xứ đối xử miệt thị, những thân phận ngoài lề đó khó lòng bám rễ với nơi chốn mới, họ trở nên mất điểm tựa về tinh thần và sợ hãi: “Liên tự hỏi do đâu mỗi khi sợ lại phải nhét một thứ gì đó vào mồm. Có phải để chèn nỗi sợ vào dạ dày”, “Từ ngày sang Pháp, nhai luôn mồm. Nhưng không biết sợ gì, Chỉ là sợ mơ hồ”. Phải chăng đó là cảm thức sợ hãi nơi chốn. Những thân phận nữ giới nhập cư sang Pháp như Liên, Pát, Mai Lan, Mèo ốm... đều có chung một nỗi bất an, hoang mang lo sợ đó. Ngay cả xinh đẹp và nhiều người tình như Mai Lan cũng phải thốt lên rằng: “Từ ngày sang đây tao thấy cô đơn quá!”. Đây cũng là cảm giác mà nhân vật “tôi” trong Và khi tro bụi (Đoàn Minh Phượng) đã trải qua trong hành trình tìm đến cái chết trên những chuyến
tàu xuyên châu lục: “Một hôm thức dậy ở một phòng trọ rẻ tiền ở Rajasthan, tôi không biết mình đang ở đâu... Mất không gian và thời gian, tôi mất cả trọng lực. Tôi như đang rơi trong khoảng không” (Đoàn Minh Phượng, 2007). Trên hành trình cuộc đời bi thảm của mình cùng với Tanh, Liên hình dung cái chết của mình: “Giữa hai lần bánh xe xiết lấy mặt đường nhựa, Liên nghe Lê Dung hỏi có muốn về với gia đình không. Liên lắc đầu bảo thôi, con cháu sau này lại phải đặt một bát hương nữa trên bàn thờ, ngày rằm ngày tết mất thêm mấy trăm tiền” (Thuận, 2005b, tr.714). Chối bỏ Paris phồn hoa, Liên cũng không còn chốn để quay về. Sống trong xã hội, giữa loài người nhưng không được loài người và xã hội chấp nhận, họ trở thành những bản thể bị chối từ. Không chỉ bị chối từ khi sống nơi đất khách bởi sự kỳ thị chủng tộc mà có khi họ bị chối từ ngay trên chính quê hương, nên đa số họ đều mang bi kịch lạc loài của một kẻ “thiếu quê hương”: “con người không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá” (Đoàn Minh Phượng, 2007).
Bi kịch lạc loài không chỉ là cảm giác của những nhân vật nữ vong quốc, đó cũng là nỗi đau của những thân phận nữ giới trong cuộc di dân nội địa. Kim trong Bóng của cây Sồi là trường hợp điển hình trong hành trình di dân nội địa như là một: “cuộc đào tẩu khỏi cộng đồng nông thôn đầy trấn áp” (Gaard, G., 2011). Buộc phải rời khỏi làng, bởi cô là một thực thể dị biệt giữa gốc gác vững chãi của cộng đồng Lao Chải. Kim xinh đẹp, đầy sức sống nhưng không ai dám đến gần bởi Kim là con hoang, cái đẹp của Kim là cái đẹp của một con rắn trong hang, dòng máu trong người Kim là máu đen “gột mười năm cũng không sạch”. Là một người con của núi rừng, của thôn bản nhưng tất cả mọi người đều hắt hủi cô, người thương Kim nhất chỉ có thể là Phù, mà Phù cũng rời bỏ cô đi lấy vợ vì không thể vượt qua được định kiến, rào cản của dân làng. Mùa đông đầu tiên trong đời không có mẹ, không có Phù, không có ai trên đời này, Kim mới cảm thấy hết nỗi cô đơn trống trải. Đàn ông ở Lao Chải ai cũng thèm muốn Kim nhưng không ai dám lấy cô làm vợ. Dân làng ở đây cũng không cần đến sự tồn tại của Kim, hơn thế, họ còn luôn đề phòng cô như đề phòng một mối tai họa. Không chỉ bị cắt đứt mối liên kết với loài người, Kim còn bị tước bỏ phương thức để mưu sinh, không được làng chia đất đai để canh tác, chia ruộng để trồng lúa, cô như “lênh đênh trên mặt nước mênh mông không thấy bờ”. Rò ràng, hành trình tha phương của Kim còn đến từ sự thua thiệt trong việc chia sẻ tự nhiên. Bị từ chối ngay trên chính quê hương của mình, cô đã lạc bước ra khỏi làng trong sự cô độc, không ai nhận ra cô đã biến mất khỏi Lao Chải như thế nào, và cuối cùng đành đoạn dấn thân vào sự tha hóa. Hành trình ly hương của Kim rò ràng là một sự trấn áp vô hình,
đẩy Kim vào bờ vực của sự sa ngã, cuốn cô thành nạn nhân của đời sống xô bồ đô thị. Trở về và một lần nữa Kim phải ra đi. Lao Chải đã sinh ra cô nhưng dường như cô không thuộc về Lao Chải. Cô như một người dân ngụ cư ngay trên chính đất mẹ của mình.
Vì những lý do khác nhau, các nhân vật nữ phải rời bỏ quê hương, nguồn cội của mình, có những hành trình là niềm khát khao “bước chân qua ngưỡng cửa” để thực hiện những ước mơ của cuộc đời như Din trong Ngải đắng trên núi của Đỗ Bích Thúy; Cô gái trong Cây bồ kết nở hoa của Vò Thị Xuân Hà; Phương, Oanh, Nhung trong Lạc chốn thị thành, Hạ trong Blogger của Phong Điệp... Cũng có những hành trình ly hương đầy miễn cưỡng và trấn áp như Liên trong Paris 11 tháng 8 của Thuận, Kim trong Bóng của cây Sồi của Đỗ Bích Thúy, Cô gái trong Bơ sáp của Nguyên Hương... Nhưng hầu hết, các nhân vật nữ mang thân phận di dân đều là những thực thể tan rã và vời vợi nỗi cô đơn. Cảm giác lạc loài, mất đi nguồn cội, mất đi tình thương là một trong những bi kịch của nữ giới trước cơn lốc đô thị hóa. Khi cái hồn nhiên, chất phác, bản năng bao dung tự nhiên của nữ giới bị va đập với sự thực dụng, tính toán lý trí của xã hội hiện đại, họ trở nên lạc lòng. Bị “bứng rễ” khỏi mảnh đất quê nhà và chịu sự quăng quật xuôi ngược ở những nơi khác nhau, trong tiềm thức của họ đều mang nỗi lo lắng, sợ hãi không tên và khó lòng hòa nhập với cộng đồng mới. Bay xa cỡ nào thì cũng có những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, một giây phút nào đó, họ sẽ mệt mỏi, sẽ gục ngã, những lúc đó trong tiềm thức họ vẫn luôn khát khao trở về với quê hương, nguồn cội, với kỷ niệm thiêng liêng theo tiếng gọi của ký ức, của nỗi nhớ quê da diết. Cảm thức hiện sinh, ý thức về nơi chốn, về sự sinh tồn ấy là cảm giác mất cân bằng của thân phận nữ giới lưu vong nói chung của các nhà văn nữ đương đại.
3.3.4. Sự chia sẻ, thấu hiểu của “nữ giới” và “tự nhiên” từ vị thế ngoại biên
Để thể hiện một cái nhìn toàn diện và sâu sắc cũng như sự gắn kết với tự nhiên, các nhà văn nữ đương đại đã tìm tòi những lối diễn đạt hiệu quả, dùng ngôn ngữ kết nối con người với tự nhiên một cách tối ưu, khả dụng nhất. Lối viết song hành nữ giới/tự nhiên được các nhà văn nữ vận dụng khá phổ biến như một nỗ lực vượt qua tính nhị nguyên nhân loại/phi nhân, nam giới/nữ giới, khách thể/chủ thể. Một trong nhưng đặc trưng của diễn ngôn nữ quyền sinh thái là thấy được sự tương đồng giữa nữ giới và tự nhiên, phụ nữ gắn bó và có liên hệ mật thiết với tự nhiên còn nam giới thì coi tự nhiên như là đối tượng để chinh phục. Dưới diễn ngôn nam quyền thống trị, giới nữ và tự nhiên đều có chung một số phận là “kẻ khác”, ở vị trí “bên lề”, đều là vật hy sinh. Tuy nhiên, việc đồng nhất phụ nữ với tự nhiên không phải là một sự hạ bệ nữ giới (cho rằng nữ giới giống tự nhiên ở
sự hỗn mang, mông muội là biển tăm tối) mà là một nguồn sức mạnh. Về cơ bản phụ nữ ít tách biệt với tự nhiên hơn đàn ông. Giữa tự nhiên và phụ nữ có một sự gắn kết đặc biệt không chỉ bởi những đặc điểm về giới tính mà còn từ sự tương đồng trong tình trạng bị lệ thuộc của họ. Sự logic trong quá trình chinh phục, thống trị tự nhiên và áp bức phụ nữ từ tư tưởng nhị nguyên đã tạo nên sự liên hệ gắn bó mật thiết và thấu hiểu giữa họ.
Thấu hiểu, chia sẻ cảm giác “bị đau” với loài vật
Lori Gruen cho rằng:
“Một lý thuyết nữ quyền sinh thái phù hợp không chỉ phân tích sự áp bức chung lên phụ nữ và thiên nhiên, mà còn phải giải quyết cụ thể sự áp bức những động vật đang cùng chúng ta chia sẻ chung một hành tinh. Nếu không như vậy, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ có nguy cơ trở thành kiểu lý thuyết loại trừ mà bề ngoài nó bác bỏ. Các đối tượng "phụ nữ" và "động vật" bị cho là cùng phục vụ một chức năng biểu tượng trong trong lý thuyết diễn ngôn của xã hội phụ hệ. Cấu trúc của họ với tư cách là "người khác" phục tùng, bị thống trị đã duy trì sự thống trị của nam giới ở con người.” (Gaard, G., 1993, tr.61).
Tư tưởng này của Lori Gruen không chỉ bác bỏ quan niệm “con người là trung tâm” bám rễ sâu trong văn hóa phương Tây mà còn nhấn mạnh về tầm nhìn của các nhà nữ quyền sinh thái trong việc xem xét lại mối quan hệ của chúng ta với loài vật. Xuất phát từ sự tôn trọng với vấn đề tồn tại bình đẳng của tạo vật, nhiều nhà văn nữ đã đặt ra những vấn đề đáng suy ngẫm về mối quan hệ của con người với loài vật. Từ chỗ bị nam giới thống trị, cưỡng đoạt và đối xử tàn nhẫn, giữa phụ nữ và tự nhiên hữu sinh có sự thấu cảm của những những kẻ đồng số phận. Chính bản năng hồn nhiên, chân thật của thế giới loài vật khiến mọi đau khổ, cô đơn của nữ giới được san sẻ. Trong một thế giới đầy bất toàn và khiếm khuyết từ lý trí, dục vọng và rắp tâm của đàn ông, nữ giới tìm thấy tình yêu của bản tính tự nhiên nguyên sơ tốt đẹp nhất từ thế giới loài vật nên họ luôn coi chúng là người bạn gắn bó, thân thiết và sẵn sáng bảo vệ đến cùng. Các nhà văn nữ sử dụng lối viết song hành như một cách khẳng định mối quan hệ đồng hành, gắn bó khăng khít giữa nữ giới và tự nhiên.
Trong Con dại của đá, những người đàn ông Mông coi “đàn bà như một vật dụng, rẻ thì cái cối xay ngô, đắt thì như bàn đèn thuốc phiện”, họ đối xử với vợ “chẳng hơn gì con ngựa” – đối tượng để phục vụ, hầu hạ; một “con cún” lúc nào cũng phải tuân theo lệnh chủ nhân. Như một sự liên kết số phận, nàng Sải cảm thấy gắn bó với giới tự nhiên – một sự đồng cảm tương thông của hai kẻ cùng thân phận “Nàng đã từng cưỡi con ngựa tía, từng âu yếm và từng trừng phạt. Còn chú ngựa non, nàng chỉ dọa chứ chưa bao giờ nỡ đánh.” (Vò Thị Hảo, 1993, tr.66). Không đơn thuần là sự gắn bó, Sải còn hiểu được
tính cách, lắng nghe được khát khao của chú ngựa: “Con ngựa tía là con dại của đá. Nó không biết làm lành với đá và luôn lồng lên khi thoáng nhận ra mùi lạ và cứ vùng vằng xông tới đó bằng được. Thế nhưng nàng thích cưỡi nó, vì nó cũng giống như nàng, cứ khát khao mãi một miền ngái lạ” (Vò Thị Hảo, 1993, tr.66). Lối viết song hành đã được Dạ Ngân vận dụng tối đa qua hai hình tượng nhân vật nữ – Đoan và con chó Mực trong truyện ngắn Con chó và vụ li hôn. Sự khác biệt trong cảm nhận và đối xử với tự nhiên (vật nuôi) của Đoan và Nhiêu đã dẫn đến vết rạn ngày càng lớn trong tình cảm gia đình. Chính bản chất ích kỷ, độc đoán, chuyên quyền của đàn ông là căn nguyên của bi kịch gia đình. Nếu người vợ, và đứa con gái đối xử với con Mực bằng sự yêu thương trìu mến bao nhiêu thì người chồng lại độc ác, ngược đãi với nó bấy nhiêu... Sự độc ác, ích kỷ của Nhiêu đã hiện rò qua cách anh đối xử với con vật như anh ta phện tới tấp vô cột sống nó khi nó vừa mới sinh con, đem ba con chó con thả trôi sông, giết thịt con Mực khi nó đang có mang. Một con người không có lòng thương yêu trắc ẩn và thực dụng như anh (không đi thăm bạn khi bạn cần đến mình vì sợ trời mưa làm bẩn xe đạp) thì cũng không bao giờ thấu cảm với hoàn cảnh của người khác. Chính vì vậy mà cả gia đình luôn phải nhẫn nhịn. Người vợ nhẫn nhịn chồng “đôi mắt màu nâu buồn buồn do nhiều ngày mất ngủ và nhẫn nhịn”, đứa con gái nhẫn nhịn bố “khi khuỷu tay săn chắc với sợi tĩnh mạch vằn vèo như con rắn của anh giơ lên, nó và “bạn” nó rút cổ lại chờ đợi”, con Mực nhẫn nhịn ông chủ nó “ông giơ tay tát vô má con vật một cái. Nó như biết lỗi, không một tiếng kêu”. Có lẽ “trời phú cho người phụ nữ trái tim nhạy cảm luôn luôn phát sóng” nên luôn có cái nhìn nhân ái với giới tự nhiên. Trong khi hai người phụ nữ coi con Mực là một thành viên của gia đình thì người chồng coi con vật này là loài thấp kém, thậm chí có tư tưởng thù địch với nó: “Lúc nào cổ cũng coi nó như người. Có mà điên”. Chính sự yêu thương gắn bó của hai người phụ nữ đối với con chó làm cho anh ta có cảm giác ra rìa, càng khiến anh ta muốn khẳng định địa vị của mình. Và kết quả của lối hành xử ác cảm, độc đoán đó càng đẩy anh ta đến bi kịch và vô hình trung hai người phụ nữ và con vật đáng thương đã tìm thấy sự gắn kết thân phận. Câu chuyện mang đậm màu sắc sinh thái nữ quyền. Chỉ có trái tim của người phụ nữ mới: “vỡ lẽ vì sao con người cần nuôi con gì đó trong nhà, vì sao dân thành phố quý chó (hoặc mèo) và hay nhân cách hoá nó hơn dân nông thôn. Ngoài việc có ích, nó còn kéo con người ra khỏi nỗi bận rộn khô khốc của công việc để đưa vào sự bận rộn khác, thú vị như là cuộc giải trí bổ dưỡng tâm hồn. Trên những lợi ích đó, nó là thiên nhiên giữa môi trường ô trọc của nó” (Dạ Ngân, 2010a).
Trong Tre nở hoa, Quế Hương đã xây dựng một thế giới mà ở đó con người và tự nhiên luôn chung sống bình đẳng, yêu thương, gắn bó và thấu hiểu nhau. Tình cảm của chị Tú dành cho lũ chó ghẻ, mèo hoang không đơn giản là tình cảm yêu mến, gắn bó của người chủ đối với vật nuôi mà nó mang tính bản năng, thiên tính như là một sự chăm sóc, bảo vệ, nâng đỡ của một trái tim đàn bà đôn hậu. Hơn thế, chị còn coi chúng như con, dù tối trời, mưa gió lướt thướt chị cũng đi tìm lũ mèo hoang để mang thức ăn cho chúng, năm lần bảy lượt bỏ tiền triệu để đi chuộc những con chó ghẻ, chó mù. Mặc dù trong mắt người khác, cách hành xử của chị Tú thật điên rồ: “Người ta bảo tôi điên anh à - chị nói - Cứ lụy bởi chó mèo. Mà không chỉ chó mèo, con gì cũng thương. Chúng cũng có sinh mệnh, số phận và số phận ấy tùy thuộc con người. Tôi đi đâu chó mèo theo đó. Chúng nhận ra tôi. Thấy con nào đói khát là chịu không nổi.”(Quế Hương, 2011). Chị nuôi dưỡng, thương yêu và đối xử với lũ mèo, chó như những đứa con, coi chúng là những sinh mệnh, những số phận có sự cảm nhận đời sống theo cách riêng, ngược lại, loài vật cũng có một cảm quan đặc biệt trong việc cảm giác về cuộc sống của con người, chúng biết nhận ra người có thể tin tưởng. Bản năng chăm lo, yêu thương, che chở cho những sinh linh bé nhỏ cũng được Quế Hương thể hiện ở tình yêu thương dịu dàng của bé Mơ dành cho con vật nuôi trong Ả Ìa âu? Con chó nhỏ đó được người cha nghiện rượu mang về để Mơ nuôi nhưng mục đích của hắn không phải xuất phát từ tình yêu thương động vật mà nuôi lớn để giết thịt. Sự vênh lệch trong cách cảm nhận về giới tự nhiên đã đẩy gia đình đến cảnh bi đát. Nếu hai đứa con gái của hắn là Mơ và Ngổ gắn bó với con Chả Chìa bằng một tình cảm trìu mến, nâng niu thì người cha coi con chó là một món ăn mà mới nhìn đã “thơm điếc mũi”. Người cha độc đoán, ích kỷ không bao giờ hiểu được sự tổn thương, thiếu thốn của các con mình. Như một lẽ tự nhiên, những đứa trẻ tìm được mối liên hệ, sự đồng cảm với giới tự nhiên. Bởi tình cảnh của Chả Chìa cũng giống như hai chị em vậy, phải chịu cảnh mất mẹ khi còn tuổi khát sữa: “Con cún rúc đầu vào lòng con Mơ. Nó túm được chéo áo con bé và khát khao mút chùn chụt. Nó nhớ da diết bầu vú căng sữa và bộ lông ấm mềm của mẹ. Nó vừa bú áo vừa ư ử khóc. Tiếng mút vải của cún làm con Mơ chạnh lòng. Ngày mẹ nó đi mãi không về, đêm ấy con Ngổ cũng khóc ằng ặc vì khát sữa như con cún bây giờ” (Quế Hương, 2011). Người cha dường như đã không đếm xỉa gì nỗi khát sữa của con vật cũng như tình cảnh tội nghiệp của hai đứa con thơ khi không còn mẹ. Hơn thế, hắn cũng không thể nào hiểu được sự gắn bó khắng khít, bầu bạn, và sự chăm sóc của các con với con vật nuôi. Chúng hiểu nhau vì chúng mồ côi, chúng thiếu thốn tình cảm và đều bị đối xử bất công của người đàn ông, người cha gia trưởng.