Yêu Cầu Về Câu Văn Trong Văn Bản Phê Bình Văn Học


một tên là "các nhà biên tập" nếu chúng ta không muốn chia họ ra từng nhóm" [Trương Vĩnh Ký, NVHĐ, t.1, tr.28]; "Như vậy, những bài biên tập và dịch thuật của Nguyễn Hữu Tiến thật rất nhiều và rất công phu; nếu những bài ấy thu góp lại, sẽ là những bộ sách giáo khoa có giá trị về văn minh học thuật Đông phương" [Nguyễn Hữu Tiến, biệt hiệu Đông Châu, NVHĐ, t.1, tr.129]...

Tóm lại, từ ngữ Hán-Việt là một lớp từ khá nổi bật trong Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan. Qua lớp từ này, có thể thấy một số đặc điềm về cách sử dụng từ ngữ của nhà phê bình. Đặt Vũ Ngọc Phan trong tương quan với các nhà nghiên cứu phê bình cùng thời, có thể nhận thấy dấu ấn của thời đại nhìn từ góc độ từ vựng.

Ngoài hai lớp từ nổi bật mà chúng tôi đã nêu và phân tích trên đây, trong Nhà văn hiện đại còn tồn tại một lớp từ khá đặc biệt: lớp từ nước ngoài, mà cụ thể là từ tiếng Pháp. Hầu hết ở các bài viết của tác giả đều có sử dụng lớp từ này. Có khi, ông dùng từ tiếng Pháp bên cạnh một thuật ngữ hoặc một từ chuyên dụng nào đó bằng tiếng Việt, có khi là một câu thơ, câu văn bằng tiếng Pháp được nêu để nhận xét một cách dịch nào đó, có khi là câu danh ngôn, câu văn được sử dụng để củng cố cho một lập luận... Nói chung, việc dủng từ ngữ tiếng Pháp như vậy không phải là chuyện lạ trong giới cầm bút trước cách mạng.

2.2. Câu văn trong Nhà văn hiện đại

2.2.1. Yêu cầu về câu văn trong văn bản phê bình văn học

Ở mục 2.1, ta đã thấy tầm quan trọng của từ ngữ trong việc thể hiện bản sắc của chủ thể sử dụng ngôn từ. Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt. Một mặt khác có tính quyết định là từ ngữ phải được tổ chức như thế nào để biểu đạt được những nội dung mà bản thân cấp độ từ ngữ không thể đảm nhiệm. Câu - đó chính là đơn vị giữ vai trò trọng yếu trong mọi loại văn bản, là những “hạt


nhân” mà khi liên kết với nhau, chúng sẽ đảm nhiệm chức năng biểu đạt tư tưởng, khiến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện dễ dàng.

Từ góc độ ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo cho rằng: "Lời nói là sự hiện thực hóa ngôn từ, là ngôn ngữ trong hoạt động thực sự của nó. Trong toàn bộ những sách vở và những phát ngôn về ngôn ngữ, không thể có được một nhận định nào, một ý nào liên quan đến ngôn ngữ học mà lại không được rút ra từ những câu nói cụ thể”… “Những điều mà người bản ngữ phải biết để tổ chức thành phát ngôn sao cho có hiệu quả đối với mục đích mình nhắm tới, cho phù hợp với tình huống, cho ăn ý với văn cảnh, cho người nghe lĩnh hội những điều cần truyền đạt đúng với cái lôgic ngôn từ của nó, đúng với cả những yêu cầu thông báo khi phát ngôn, chủ yếu là những tri thức ngôn ngữ học về câu, tuy không phải chỉ nhờ những tri thức đó" [19, tr.11-12]. Ông còn khẳng định: “Trong cái hệ thống tôn ti của các đơn vị ngôn từ làm thành một phát ngôn (văn bản), câu là đơn vị trung tâm, đơn vị bản lề. Nếu không hiểu cương vị và cấu trúc của câu, không thể hiểu được những đơn vị ngôn từ lớn hơn, mà cũng không thể hiểu được bất cứ điều gì về những đơn vị nhỏ hơn cấu tạo nó” [19, tr.12]. Những ý tưởng này có thể xem là xuất phát điểm cho hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ, trong đó có phong cách học. Cho rằng phong cách là sự lựa chọn, thì đương nhiên phải hiểu: sự lựa chọn ấy diễn ra trên mọi cấp độ ngôn từ của văn bản. Tính cá thể hóa không tồn tại biệt lập ở riêng một cấp độ nào.

Tuy thế, trong hành ngôn, trừ những kiểu văn bản có tính khuôn mẫu cao như văn bản hành chính, còn lại, để có được những nét riêng, đặc sắc về cú pháp, không phải là chuyện đơn giản.

Ta biết rằng, ngữ pháp là những qui tắc chung, được hình thành trong quá trình lâu dài, gắn với sự sinh tạo và phát triển của một ngôn ngữ. Không thể xác định được vai trò của bất cứ cá nhân nào trong việc định hình những


qui tắc ngữ pháp của một thứ tiếng. Nói cách khác, ngữ pháp là một phạm trù phi cá thể. Nó có tính ổn định rất cao, ít đổi thay theo thời gian, ít biến thiên bởi tác động của sự giao thoa ngôn ngữ. Trong lĩnh vực này, dù là thiên tài cũng không thể đặt ra cho riêng mình những qui tắc, những khuôn thước nằm ngoài các luật lệ đã từng tồn tại trong một cộng đồng bản ngữ.

Nói như vậy không có nghĩa ngữ pháp là lĩnh vực khép kín, tự tại, chối từ mọi sự sáng tạo, mọi tìm tòi của cá nhân. Chính trong khuôn khổ hạn định, bó buộc, mà người viết vẫn tìm được phương thức thể hiện cái riêng biệt, độc đáo của mình, thì đó mới là người thực sự có bản lĩnh sáng tạo. Và trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, ta có thể nhận diện những lối tạo câu rất khác nhau ở những người viết có tài năng. Có người thích viết những câu ngắn ngủn, cộc lốc, chỉ có thành phần nòng cốt, khước từ những thành phần phụ, như cách nói trực ngôn, trần trụi. Có người lại ưa những câu văn dài, cấu trúc phức hợp, co duỗi nhịp nhàng, biểu đạt cảm xúc nồng nàn trước đối tượng. Có người thích dùng động từ dày đặc trong câu, tạo cảm giác động, biến hóa. Lại có người sở trường với những câu đầy những danh ngữ, tính ngữ, uyển chuyển, mềm mại… Sở thích của người viết là hết sức đa dạng. Ở đây, không thể phân định cao - thấp, hay - dở. Vấn đề là ở chỗ: những loại câu mà nhà văn lựa chọn (một cách hữu thức hoặc vô thức) có phù hợp với mục đích phát ngôn, với dụng ý riêng, có thể hiện được tính cá biệt hay không.

Sử dụng câu trong tạo lập văn bản, dĩ nhiên người viết chịu sự ràng buộc của kiểu văn bản theo phong cách chức năng. Nói cách khác, mỗi loại văn bản đòi hỏi những kiểu câu khác nhau. Nếu văn bản nghệ thuật chấp nhận rộng rãi các loại câu theo kiểu "đa phong cách", văn bản báo chí cũng không đến nỗi gò bó, thì ngược lại, văn bản hành chính, văn vản khoa học, nhất là khoa học tự nhiên lại khá khắt khe về yêu cầu cú pháp. Ỏ đây, dường như không có chỗ cho những tìm tòi về hình thức câu.


Văn bản phê bình, thực chất cũng thuộc văn bản khoa học. Tuy nhiên, như đã đề cập ở chương 1, phê bình văn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, và chính điều này đã giúp cho hình thức cú pháp của nó trở nên phong phú, đa dạng hơn. Nếu tính khoa học đòi hỏi câu của văn bản phê bình phải chặt chẽ, lô gic, đậm màu sắc suy lí, thì tính nghệ thuật lại cho phép câu có thể co duỗi linh hoạt, thậm chí, có thể sử dụng rộng rãi các phép tu từ khiến nó trở nên hấp dẫn hơn. Màu sắc nghệ thuật của câu văn trong các bài viết của Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân... là những ví dụ tiêu biểu.

2.2.2. Ngữ pháp câu văn trong Nhà văn hiện đại

2.2.1.1. Các loại câu nhìn từ góc độ cấu tạo trong Nhà văn hiện đại

Quá trình viết văn (kể cả sáng tác và phê bình) hoàn toàn khác một quy trình công nghệ. Thói quen viết lách và sử dụng ngôn ngữ của mỗi người cũng khác nhau. Mặc dầu lựa chọn từ ngữ, các loại câu cho phù hợp với nội dung là công việc thường xuyên, nhưng khi viết, không hẳn người viết đã ý thức đầy đủ từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, do sự chi phối của nhiều yếu tố, mỗi người viết sẽ thể hiện trong văn bản của mình những đặc điểm riêng về cú pháp, trên cơ sở những qui tắc chung.

Với nhận thức như vậy, chúng tôi đã tiến hành phân loại câu, thống kê số lượng, tính tỉ lệ, nhận xét đặc điểm cấu tạo, so sánh tất cả các bình diện đó trong câu văn của một số công trình với câu văn của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại để rút ra những tương đồng và khác biệt. Cụ thể như sau:


Bảng 2.3. Thống kê câu văn phân loại theo cấu tạo ngữ pháp trong một số công trình phê bình văn học


TT


TÁC GIẢ TÁC PHẨM

SỐ CÂU

KHẢO SÁT


CÂU ĐƠN

CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT

CÂU GHÉP ĐẲNG LẬP

CÂU GHÉP CHÍNH PHỤ


CÂU PHỨC


1

Hoài Thanh

Văn chương và hành động


955

286

29,9%

182

19,1%

109

11,4%


185

19,4%

173

18,1%

2

Thiếu Sơn

Câu chuyện văn học

963

201

20,9%

172

17,9%

98

10,2%

232

24,1%

260

27%

3

Trương Chính

Tuyển tập Trương Chính

945

211

22,3%

168

17,8%

84

8,9%

201

21,2%

221

22,3%

4

Vũ Ngọc Phan

Nhà văn hiện đại

976

261

26,7%

165

16,9%

98

10%

206

21,1%

246

25,2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 7


Sự chênh lệch tỉ lệ các loại câu mà nhà phê bình sử dụng trong các công trình trên đây chứng tỏ một thực tế: trong tạo lập văn bản, người viết không thể dự định trước những loại câu mà mình sẽ sử dụng. Tác giả có thể hình thành ý tưởng, dự định một kết cấu, xây dựng một dàn ý, nhưng không thể lựa chọn kiểu câu, loại câu trước khi đặt bút viết. Việc sử dụng loại câu nào trong văn bản là xuất phát từ yêu cầu biểu đạt cụ thể, gắn với từng nội dung, từng ngữ cảnh cụ thể. Các loại câu sử dụng trong văn bản có khi chịu sự chi phối của ý tưởng, cũng có khi vượt qua mọi rào cản của ý thức, của lý trí. Thậm chí, những lúc cao hứng, người viết không hề bận tâm đến các kiểu câu. Và chính tác giả cũng không tự phân tích được đặc điểm cú pháp trong lời văn của mình (trừ khi nhà văn đồng thời là nhà ngôn ngữ học). Không dễ dàng chỉ ra nguyên nhân sự xuất hiện kiểu câu này hay kiểu câu kia trong văn


bản của một cây bút nào đó. Những nhà phê bình giàu cá tính có bản lĩnh, thường đưa ra những lối diễn đạt mới mẻ, bất ngờ. Vũ Ngọc Phan là một trường hợp như vậy. Khi viết, mặc dù ông rất tôn trọng qui tắc ngữ pháp nhưng ông không hề bị nó chế định.

Phân loại câu về cấu tạo ngữ pháp, công trình của Vũ Ngọc Phan có kết quả riêng, dĩ nhiên không thể tương đồng hoàn toàn với công trình của các nhà phê bình khác.

Nhìn vào bảng thống kê, ta thấy, trong Nhà văn hiện đại, về tỉ lệ các loại câu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: câu ghép đẳng lập (10%), câu đơn đặc biệt (16,9%), câu ghép chính phụ (21,1%), câu phức (25,2%), và cao nhất là câu đơn (26,7%). Chỉ có công trình của Trương Chính có thứ tự tỉ lệ các loại câu giống với Nhà văn hiện đại, dù tỉ lệ cụ thể từng loại câu có khác nhau. Công trình của Hoài Thanh và Thiếu Sơn có tỉ lệ các loại câu khác căn bản. Ở Hoài Thanh, loại câu được sử dụng nhiều nhất là vẫn là câu đơn (giống Vũ Ngọc Phan), nhưng câu phức lại được sử dụng có tỉ lệ thấp hơn hẳn của tác giả Nhà văn hiện đại (18,1% so với 25,2%). Trong khi đó, Thiếu Sơn lại sử dụng câu phức nhiều nhất (27%).

Một điều khá thú vị, cả bốn nhà phê bình mà chúng tôi khảo sát đều sử dụng câu ghép đẳng lập với tỉ lệ thấp nhất (Hoài Thanh: 11,4%; Thiếu Sơn: 10,2%; Trương Chính: 8,9%; Vũ Ngọc Phan: 10%). Có lẽ đây là loại câu không phù hợp với tư duy có tính duy lí. Bởi vì, nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật cho thấy, câu ghép đẳng lập thường được dùng với số lượng không nhỏ trong truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút... Tương tự, câu đơn đặc biệt cũng chiếm tỉ lệ không cao trong văn bản phê bình, trong khi đây lại là loại câu được dùng rất nhiều trong văn bản nghệ thuật.

Trên đây là những nhận xét sơ bộ về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của câu trong Nhà văn hiện đại được rút ra từ sự đối sánh với câu văn của một số


nhà phê bình cùng thời. Tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hiểu kĩ hơn các loại câu trong công trình của Vũ Ngọc Phan nhìn từ góc độ cấu tạo ngữ pháp.

a) Câu đơn

Loại câu này trong Nhà văn hiện đại là 261/976, chiếm tỉ lệ 26,7%. Đây là một tỉ lệ khá cao. Câu đơn của Vũ Ngọc Phan cũng khá đa dạng. Nhưng khảo sát kĩ, chúng tôi không nhận thấy có loại câu đơn tối giản được nhà phê bình sử dụng. Ở các cây bút phê bình khác cũng có tình trạng này. Theo chúng tôi, sở dĩ như vậy, là vì câu đơn tối giản vốn được cấu tạo chỉ có một từ làm chủ ngữ và một từ làm vị ngữ. Vị ngữ phải là động từ nội động, không cần bổ ngữ. Ví dụ:

- Tôi mệt.

- Trời mưa.

Rò ràng, với cấu trúc như thế, loại câu này chuyển tải rất ít thông tin khách quan, mà cốt tạo nhịp điệu câu cho lời văn. Vì thế, chúng chỉ phù hợp với văn bản nghệ thuật. Trong tiểu thuyết, truyện, kí hiện nay, loại câu này được sử dụng với mật độ khá cao ở nhiều nhà văn.

Phần lớn câu đơn trong Nhà văn hiện đại không quá ngắn. Sở dĩ như vậy là bởi, câu đơn của Vũ Ngọc Phan thường có sử dụng thành phần phụ. Có khi nhà phê bình dùng trạng ngữ trong câu (phần chúng tôi in đậm). Chẳng hạn:

- "Từ năm 1881, trở đi, ông xuất bản rất nhiều sách" (NVHĐ, t.1, tr.23).

- "Hai năm sau (năm 1916), ông lại soạn một quyển nhan đề là Sư phạm khoa yếu lược" (t.1, tr.186).

- "Trong hồi đầu ấy, ngoài những sách trên này, ông còn đăng một ít bài về luân lí và về Nam sử trong Đông Dương tạp chí và mấy bài về Khổng Tử và Lão Tử đăng trong Tạp chí Nam Phong" (t.1, tr.187).


- "Trong những khi đi du lịch khắp nước Nam, Trương Vĩnh Ký đã để tâm xem xét từng nơi mà ghi chép lấy những chuyện cổ tích hứng thú, tiêu biểu cho cái tinh thần tiêu biểu của nước Việt Nam" (NVHĐ, t.1, tr.23).

Thông thường, câu đơn trong Nhà văn hiện đại biểu đạt một nội dung đơn giản, chỉ cần đến một nòng cốt C - V. Đó có thể là một hành động, một trạng thái, một tính chất hoặc một sự đánh giá, nhận xét. Chẳng hạn:

- "Những cuốn sách dịch thuật của ông cũng rất đáng chú ý" (nhận xét).

- "Ông là một nhà văn dùng chữ rất xác đáng và viết quốc ngữ rất đúng nữa" (nhận xét).

- "Về nước, Trần Trọng Kim làm thủ tướng chính phủ bù nhìn thân Nhật"

(hành động).

Ngoài chức năng diễn đạt, câu đơn trong Nhà văn hiện đại còn tạo nhịp điệu cho lời văn. Thực ra, nhịp điệu trong văn bản là sự phối hợp các kiểu câu, thậm chí, các vế câu. Bên cạnh những câu ghép hoặc câu phức, xuất hiện một câu đơn, ngắn gọn, có tác dụng làm cho nhịp văn biến đổi, tránh đơn điệu. Ví dụ: "Những đoạn tắm bể ở Đồ Sơn (trang 63) và Tố Tâm cùng Đạm Thủy về cánh đồng nhà quê bắt cào cào châu chấu (trang 59) trong quyển Tố Tâm, hồi đó người ta đã nhao nhao lên chê bai là câu chuyện tưởng tượng, vì con gái ta lúc ấy có đâu được đi tắm bể, có đâu được đi chơi và có gan đi chơi với bạn trai! Về hai việc đó, tác giả đã đi trước thời đại. Bây giờ thì người ta đã coi là những việc bình thường" (t.1, tr.334).

Ngoài thành phần trạng ngữ, câu đơn trong Nhà văn hiện đại còn sử dụng thành phần phụ của chủ ngữ hoặc thành phần phụ của vị ngữ. Điều này sẽ được kháo sát và phân tích kĩ hơn trong mục nói về các thành phần câu.

b) Câu đơn đặc biệt

Trong Nhà văn hiện đại, loại câu này chỉ chiếm 16,9%, - một tỉ lệ thấp thứ hai sau câu ghép đẳng lập. Điều này không có gì khó hiểu. Ở văn xuôi nghệ

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí