Yêu Cầu Về Từ Ngữ Trong Văn Bản Phê Bình Văn Học


Phương pháp phê bình nghiên cứu như vậy, vào thời điểm xuất hiện của nó, Nhà văn hiện đại(1942 - 1943) quả là thu hút chú ý của nhà văn, của người đọc và thực sự có tác dụng thúc đẩy sáng tác và giúp cho sự bình giá tác phẩm, nhận định về nhà văn có được những căn cứ khoa học, khách quan. Vì ở đây, cái hay, dở của tác phẩm, bản sắc phong cách riêng không trộn lẫn của từng nhà văn được thẩm định rành mạch. Tài năng, ngón nghề của người làm văn chương cùng chất lượng của sản phẩm văn chương, trở thành một đòi hỏi chính đáng gắt gao xét từ phía công chúng tiếp nhận.

Khi giới thiệu về các nhà phê bình, biên khảo là đồng nghiệp mình, Vũ Ngọc Phan có đề cập đến Thiếu Sơn. Ở đây, Vũ Ngọc Phan chỉ ra những lầm lẫn, nhàm chán, không có gì mới, mềm mỏng, nước đôi với một giọng văn đẽo gọt và cổ lỗ của Thiếu Sơn cả trong phê bình và sáng tác… cũng tức là lưu ý những bất cập cần tránh nói chung cho giới nghiên cứu cũng như với từng nhà văn. Theo ông, Thiếu Sơn khi so sánh văn thể của Phan Khôi với Voltaire (nhà văn Pháp thế kỉ XVIII) có cùng một tính cách, thì tưởng là khen, nhưng tác dụng thì ngược lại. Bởi so sánh đó thật khiên cưỡng. Vả lại, nếu người sau lại giống người đi trước mình thì cũng chẳng lấy gì làm vinh dự. Thực ra cái người ta cần ở Phan Khôi là những đóng góp mang bản sắc riêng của nhà văn này, nếu nhà văn đó được như thế và nhà nghiên cứu phát hiện và chỉ ra được, tức là đã giúp vào việc khẳng định giá trị và địa vị của nhà văn rồi. Vũ Ngọc Phan cũng lấy làm tiếc khi Thiếu Sơn phê bình tiểu thuyết Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật đã thiếu tinh tường khi xếp nó vào loại phiêu lưu tiếu thuyết, trong khi thực chất là lịch sử tiểu thuyết. Chính vì Thiếu Sơn không chú ý đến thể loại và cái riêng trong cá tính sáng tạo của nhà văn và tác phẩm mà ông phê bình, cho nên, khi sáng tác tiểu thuyết đã không tránh được sự trùng lặp và nhàm chán. Và Vũ Ngọc Phan đi đến một kết luận: “Đọc hai chục bài của ông cũng như đọc một bài… đọc một trăm


trang (tiểu thuyết của ông) cũng gần như đọc hai trang”. Đó là một nhận định có phần nghiêm khắc và nghiệt ngã, nhưng chứa đựng sự cảnh tỉnh sâu sắc.

Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại cũng tỏ rò sự am hiểu sâu sắc đặc trưng về thể loại văn xuôi hơn cả, đặc biệt là đối với thể loại tiểu thuyết. Bộ sách đã dành số lượng lớn để nói đến 27 tác gia tiểu thuyết trên 78 tác giả được nói đến trong bộ sách (chiếm 35%). Nó phác ra bộ mặt phong phú về chủng loại tiểu thuyết ta trong thời buổi phát triển và trưởng thành, cả về số lượng và chất lượng. Song điều đáng nói ở đây là Vũ Ngọc Phan đã nhận biết tinh tế đặc trưng thể loại của tiểu thuyết trên các phương diện: thứ nhất là cách tiếp cận cuộc sống và tái tạo cuộc sống theo cái nhìn nghệ thuật và bút pháp tự sự với những bản lĩnh nghệ thuật khác nhau của từng người viết. Thứ hai là dựa trên những tiếng nói nghệ thuật và giọng điệu đa dạng. Thứ ba là năng lực hư cấu, khám phá và tác động vào cuộc sống hiện tại và người đương thời. Thứ tư là kĩ thuật bố cục và nghệ thuật không gian - thời gian trong sự gắn bó chặt chẽ với tính cách. Vũ Ngọc Phan nhận ra một cách sâu sắc cái mà tiếu thuyết thu hút mạnh mẽ người đọc đông đảo là ở chỗ: nó sống động, bề bộn, nhiều nghịch lí và bất ngờ như cuộc sống thật đang diễn tiến, nó lôi cuốn người ta cùng can dự và suy nghĩ về nhân tình, thế thái hiện thời và tự nhận biết, hoàn thiện mình hơn nữa, trong sự liên tưởng và ám ảnh gợi ra từ những câu chuyện được kể lại.

Như vậy, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một công trình phê bình có vị trí rất quan trọng trong phê bình văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1932-1945. Đúng với lời nhận xét của giáo sư Phong Lê, đây “là tài liệu không thể vắng bóng trong các thư mục nghiên cứu và những ý kiến, nhận xét, đánh giá của Vũ Ngọc Phan về một tác giả, tác phẩm nào đấy luôn là cơ sở, là điểm tựa cho sự phát triển hoặc điều chỉnh các luận điểm của công trình


và luận án. Ở hiện tượng này, giá trị khoa học trong công trình của bác Phan đang không ngừng được mở rộng”.

Chỉ với bộ Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã thừa nhận và được độc giả cùng giới văn nghệ biết đến với tư cách là một nhà phê bình văn học chuyên nghiệp có tên tuổi. Điều đó đồng nghĩa một bộ Nhà văn hiện đại đã làm nên một tác giả phê bình, một phong cách phê bình chuyên nghiệp, tiêu biểu và sắc sảo.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu một cách khái quát thể loại loại phê bình văn học với sự nhấn mạnh hai tính chất: tính khoa học và tính nghệ thuật của nó. Một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học đã được luận giải, đó là tính khoa học, tính chặt chẽ, tính biểu cảm tính cá thể hóa. Những tính chất đó của ngôn ngữ phê bình văn học được tìm hiểu trong tư cách là một kiểu văn bản thuộc phong cách chức năng nhất định. Cũng trong chương này, luận văn đã phác thảo về diện mạo của nền phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, để trên bối cảnh ấy, nhìn nhận rò hơn vị trí của bộ Nhà văn hiện đại cũng như sự nghiệp trước tác của Vũ Ngọc Phan.


Chương 2

TỪ NGỮ VÀ CÂU VĂN TRONG NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI


2.1. Từ ngữ trong Nhà văn hiện đại

2.1.1. Yêu cầu về từ ngữ trong văn bản phê bình văn học

Mỗi loại văn bản thuộc các phong cách chức năng cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể về sử dụng từ ngữ. Nếu như văn bản hành chính đòi hỏi phải sử dụng với mật độ cao lớp từ ngữ hành chính công vụ, văn bản báo chí thiên về lớp từ ngữ mang tính thông tấn, văn bản chính luận ưa dùng từ ngữ có nội dung chính trị - xã hội,... thì văn bản khoa học lại đề cao tính chính xác, khoa học của các lớp từ ngữ. Tuy nhiên, về mặt này, giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội vẫn có những khoảng cách đáng kể do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu của chúng.

Như đã trình bày ở chương 1, phê bình văn học là một ngành vừa mang tính khoa học lại vừa mang tính nghệ thuật. Điều này chi phối cách sử dụng ngôn từ ở mọi cấp độ, trong đó có từ ngữ.

Là văn bản thuộc phong cách khoa học, các bài phê bình nghệ thuật trước hết phải sử dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành. Trong kho từ vựng của bất cứ ngôn ngữ nào, thuật ngữ là bộ phận từ ngữ quan trọng. Nó đánh dấu trình độ phát triển khoa học của một quốc gia. Muốn diễn đạt các tư tưởng khoa học, không có lớp từ ngữ nào đắc dụng hơn thuật ngữ khoa học. Trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện nay, hệ thống thuật ngữ đã tương đối phong phú, đủ để các nhà nghiên cứu có thể trình bày các kết quả nghiên cứu của mình mà không phải vay mượn từ bất cứ ngôn ngữ nào khác như trước đây (chẳng hạn như ở thời Pháp thuộc). Nhìn qua một số cuốn từ điển, chẳng hạn Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên), 150 thuật ngữ văn học (Lại Nguyên Ân), Từ


điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (Nguyễn Như Ý chủ biên), Từ điển Tu từ - Phong cách - Thi pháp học (Nguyễn Thái Hòa), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Diệp Quang Ban)... cũng đủ thấy thuật ngữ khoa học ngành Ngữ văn trong tiếng Việt đã khá hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các chuyên ngành. Các thuật ngữ của nghiên cứu phê bình văn học cũng nằm trong bối cảnh ấy.

Bên cạnh thuật ngữ khoa học, các bài phê bình văn học cũng sử dụng khá rộng rãi một lớp từ ngữ vẫn thường sử dụng phổ biến trong các loại văn bản khác. Thực tế, trong vốn từ của một ngôn ngữ, ngoài lớp từ chuyên biệt, còn tồn tại các lớp từ đa chức năng, nghĩa là chúng được sử dụng trong văn bản thuộc mọi phong cách khác nhau. Nhìn từ góc độ nguồn gốc, đó có thể là từ vay mượn (chủ yếu là từ Hán Việt); nhìn từ góc độ phong cách, đó có thể là từ nghề nghiệp, từ thi ca, từ thông dụng; nhìn từ góc độ cấu tạo, đó có thể là từ đơn hoặc từ phức... Tùy yêu cầu biểu đạt đối tượng, các lớp từ nêu trên được sử dụng với những mức độ khác nhau. Chẳng hạn, ở các bài viết của Nguyễn Tuân, lớp từ Hán Việt xuất hiện với mật độ cao hơn hẳn so với nhiều nhà phê bình cùng thời kì. Điều này chỉ có thể cắt nghĩa bằng phong cách ngôn ngữ. Đúng vậy, phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Tuân có tính xuyên thể loại, nghĩa là một yếu tố nổi bật nào đó trong phong cách ngôn ngữ của ông không biểu hiện một cách đơn lẻ ở một thể loại nào, ngược lại, có mặt khá đồng đều ở mọi thể loại. Nét đặc sắc này chỉ thấy ở Nguyễn Tuân, không thấy biểu hiện ở các nhà văn khác. Trong nền văn học hiện đại, không hiếm tác giả sáng tác nhiều thể loại, và bản thân họ cũng để lại phong cách ngôn ngữ riêng, nhưng dường như điều đó chỉ biểu hiện ở "thể loại chủ công" trong sự nghiệp sáng tác của họ mà thôi.

Ngôn từ được sử dụng trong văn bản phê bình văn học giống như một khối ru-bíc nhiều màu sắc. Nhà phê bình phải tận dụng hết mọi tầng ý nghĩa,


mọi khả năng sử dụng nó, xoay nó, nhìn nó ở mọi góc độ để tìm ra những vẻ đẹp riêng. Từ những năng lực về ngữ âm, về từ ngữ cho đến những thế mạnh về ngữ pháp, đều được nhà phê bình tận dụng triệt để, tối đa. Đó chính là “bí quyết” của nhà phê bình.

2.1.2. Những đặc điểm nổi bật về từ ngữ trong Nhà văn hiện đại

2.1.2.1. Việc dùng thuật khoa học xã hội và nhân văn trong Nhà văn hiện đại

a) Khái niệm thuật ngữ khoa học

Thuật ngữ khoa học là một bộ phận từ ngữ quan trọng của hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Ở nước ta, có nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm này. Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học do Nguyễn Như Ý chủ biên, ở mục Thuật ngữ, nhóm soạn giả đã dẫn ra 15 cách luận giải của các nhà nghiên cứu. Xin dẫn một số trường hợp:

- "Thuật ngữ khoa học, kĩ thuật bao gồm các đơn vị từ vựng được dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm... trong những ngành kĩ thuật công nghiệp và trong những ngành khoa học tự nhiên hay xã hội. Khác với từ thông thường, thuật ngữ có ý nghĩa biểu vật trùng hoàn toàn với sự vật, hiện tượng... có thực trong thực tế, đối tượng của ngành kĩ thuật và ngành khoa học tương ứng. Ý nghĩa biểu niệm của chúng cũng là những khái niệm về các sự vật, hiện tượng này đúng như chúng tồn tại trong tư duy. Về mặt nội dung, ở các thuật ngữ không xảy ra sự chia cắt thực tế khách quan theo cách riêng của ngôn ngữ. Mỗi thuật ngữ như là một "cái nhãn" dán vào đối tượng này (cùng với khái niệm về chúng) tạo nên nội dung của nó" [46, tr.278].

- Thuật ngữ là từ hoặc nhóm từ dùng trong các ngành khoa học, kĩ thuật, chính trị, ngoại giao, nghệ thuật v.v... và có một ý nghĩa đặc biệt, biểu thị chính xác các khái niệm và tên các sự vật thuộc ngành nói trên" [46, tr.277].


- “Thuật ngữ là bộ phận ngôn ngữ (từ vựng) biểu đạt các khái niệm khoa học, là thuộc tính của khoa học, kỹ thuật, chính trị, tức là những lĩnh vực của xã hội đã được tổ chức một cách có trí tuệ” [46, tr.278].

- Thuật ngữ là từ ngữ dùng để biểu thị một khái niệm xác định thuộc hệ thống những khái niệm của một ngành khoa học nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ" [46, tr.280].

Tuy tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau về khái niệm thuật ngữ khoa học như vậy, nhưng ta vẫn có thể rút ra từ đó những điểm chung. Thứ nhất, thuật ngữ khoa học là một bộ phận tất yếu trong từ vựng của một ngôn ngữ. Mức độ phong phú có thể khác nhau, nhưng mỗi thứ tiếng đều có vốn thuật ngữ của mình. Thứ hai, mỗi ngành khoa học có một hệ thống thuật ngữ riêng, phù hợp với đối tượng, phương pháp nghiên cứu có tính đặc thù. Do thuật ngữ gắn với từng ngành khoa học, nên ở một đất nước, ngành khoa học nào phát triển, tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển vốn thuật ngữ của chuyên ngành đó.

b) Thuật ngữ khoa học trong Nhà văn hiện đại

Hiện nay, hệ thống thuật ngữ tiếng Việt được dùng trong khoa học xã hội nói chung và ngành Ngữ văn nói riêng đã khá phong phú, đủ để các nhà khoa học có thể trình bày các kết quả nghiên cứu của mình mà không phải mượn thuật ngữ từ bất cứ ngôn ngữ nào khác. Đây là kết quả của một quá trình phát triển tiếng Việt có tính chiến lược, là công sức của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Chỉ nhìn vào số lượng từ điển giải thích thuật ngữ bằng tiếng Việt của các ngành khoa học cũng có thể hình dung phần nào sự phát triển của bộ phận từ ngữ này.

Trở lại những năm 1930 - 1945 ở nước ta, văn học có sự phát triển vượt bậc theo hướng hiện đại hóa. Trong bức tranh sáng sủa ấy của văn học, ngành phê bình đã thực sự khởi sắc, gặt hái được những thành tựu quan trọng.


Những gương mặt nổi bật như Trần Thanh Mại, Thiếu Sơn, Trương Chính, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan... là những người đã có công đầu trong việc đưa nền phê bình nước nhà tiến kịp với những bước thần kì trong sáng tác văn xuôi và thơ. Và cũng chính những con người ấy, với ý thức sâu sắc về tinh thần dân tộc, với vốn học vấn và các phương pháp nghiên cứu tiếp thu của Tây phương, đã ra sức phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học, để trước hết, làm nên những công trình của chính mình, sau đó, thúc đẩy khoa học xã hội phát triển.

Ra đời trong bối cảnh ấy, cuốn Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan đã cho thấy phần nào những đặc điểm của việc sử dụng thuật ngữ khoa học trong một công trình phê bình văn học ở một thời kì.

Về mặt lượng, để nhận thấy sự tương đồng hoặc khác biệt giữa Vũ Ngọc Phan với các cây bút phê bình văn học cùng thời, chúng tôi đã khảo sát, thống kê, so sánh số liệu thuật ngữ khoa học trong các công trình của họ, từ đó có thể rút ra những nhận xét bước đầu.

Bảng 2.1. Thống kê số lượt và tỉ lệ thuật ngữ khoa học trong một số công trình phê bình văn học

TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

SỐ CÂU VĂN KHẢO SÁT

SỐ LƯỢT

THUẬT NGỮ SỬ DỤNG

TỈ LỆ

Hoài Thanh

Văn chương và hành động

1779

656

36,8%

Thiếu Sơn

Câu chuyện văn học

1783

598

33,5%

Trương Chính

Tuyển tập Trương Chính

1767

584

33,%

Vũ Ngọc Phan

Nhà văn hiện đại

1793

682

38,%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 5

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí