Nhà Văn Cao Duy Sơn Trong Nền Văn Học Các Dân Tộc Thiểu Số Việt Nam Hiện - Đương Đại

Bên cạnh đề tài thì bản sắc dân tộc còn được thể hiện qua chủ đề. Chủ đề và tư tưởng là hạt nhân cơ bản của nội dung tác phẩm. Nhà văn thông qua chủ đề tư tưởng để phản ánh lí tưởng thầm mĩ, tinh thần, ý chí, khát vọng... của dân tộc mình. Đến với những tác phẩm như Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi)...ta sẽ nhận thấy được những yếu tố mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đó chính là tinh thần yêu nước nồng nàn, là ý chí đấu tranh quật cường cho độc lập dân tộc. Còn khi đến với những tác phẩm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm... người đọc sẽ nhận thấy những giá trị nhân đạo sâu sắc toát lên từ chủ đề tác phẩm. Đó là tiếng nói trân trọng giá trị con người, bênh vực và cảm thông cho những bất hạnh mà họ gặp phải... Có thể nói, thông qua tác phẩm văn chương, nhà văn đã phản ánh được truyền thống dân tộc, tâm hồn và cốt cách dân tộc.

Tâm hồn và cốt cách dân tộc còn được biểu hiện qua hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính cách điển hình của nhân vật. Nhân vật văn học có tính điển hình trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể là kết tinh cao độ của bản sắc dân tộc. Hình ảnh của con người yêu nước là điển hình trong văn học Việt Nam nhưng ở mỗi thời kì lại biểu hiện một cách khác nhau. Thế nên hình ảnh người anh hùng dân tộc trong văn học trung đại không hoàn toàn như trong văn học hiện đại và lại càng khác so với văn học đương đại. Tinh thần hy sinh cho dân tộc, Tổ quốc mang tính lịch sử cụ thể bởi bản sắc dân tộc không phải là một phạm trù bất biến.

Bản sắc văn hóa dân tộc còn được thể hiện ở hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hình thức nghệ thuật ấy là ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện và hệ thống thể loại.

Người nghệ sĩ bao giờ cũng muốn chuyển tải hết điệu hồn của dân tộc mình vào tác phẩm văn chương. Một trong những phương thức giúp chuyển tải tốt nhất chính là ngôn ngữ. Vì thế đã có những nhà văn, nhà thơ dùng tiếng mẹ đẻ để sáng tạo thơ văn. Dường như chỉ có thứ tiếng ấy mới diễn tả được đúng và đủ những tư tưởng, tình cảm, những khát vọng, ước ao...của đồng bào dân

tộc mình. Hơn nữa họ còn đưa vào sáng tác của mình cách diễn đạt, cách nói quen thuộc của người dân tộc. Hệ thống thành ngữ, tục ngữ giàu sắc thái dân tộc cũng được sử dụng như một phương tiện nghệ thuật mang lại hiệu quả cao trong việc thể hiện bản sắc dân tộc.

Bản sắc dân tộc thể hiện ở sự vận dụng hệ thống kết cấu và thể loại truyền thống. Lối kết thúc có hậu được bắt nguồn từ văn học dân gian nhưng nó vẫn được kế thừa một cách linh hoạt qua các thời kì văn học. Bởi lối kết cấu đó đã đem lại một niềm tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, “khổ tận cam lai”. Điều đó đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho con người Việt Nam trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Thể loại là một yếu tố góp phần thể hiện rất rõ bản sắc dân tộc. Đất nước Trung Hoa nổi tiếng với thể thơ Đường với niêm luật chặt chẽ. Đến với Việt Nam, độc giả sẽ nhận thấy thể thơ lục bát được coi như thể thơ dân tộc. Chính vì thế từ khi ra đời đến nay nó vẫn được vận dụng như một phương thức thể hiện hiệu quả. So với thơ thì lịch sử phát triển của văn xuôi còn rất trẻ, văn xuôi nghệ thuật dân tộc thiểu số còn trẻ hơn nữa. Trong văn xuôi, thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết chiếm đại đa số. Hình thức thể loại này bắt nguồn từ hình thức của truyện cổ dân gian. Cho tới nay, truyện ngắn và tiểu thuyết vẫn được sử dụng như những thể loại chính thống của văn xuôi.

Một yếu tố đặc sắc góp phần thể hiện bản sắc dân tộc nữa chính là nhân vật. Từ những tác phẩm văn học dân gian cho tới văn học hiện - đương đại, hình ảnh con người bình dị, hiền lành, đảm đang với vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao và anh dũng trong cuộc sống cũng như trong chiến đấu đã trở thành tâm điểm. Vì thế mà người đọc có thể thấy được hình bóng của một cô Tấm trong chị Dậu (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), trong chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi)... Vẻ đẹp con người Việt Nam bình dị mà anh hùng đã trở thành hình ảnh mang tính truyền thống trong văn học.

Như vậy, muốn thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc trong văn chương thì trong lao động sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn phải thể hiện được “tâm hồn, tính cách dân tộc qua cách cảm, cách nghĩ, cách nói riêng của nhà văn” “thể hiện một cách đẹp đẽ, sáng tạo những truyền thống văn hóa của dân tộc trong điều kiện lịch sử nhất định” [51,76]. Có thể nói, mỗi một nhà văn, dù dân tộc nào, dù viết về đề tài nào, cũng phải thể hiện được bản lĩnh và cá tính sáng tạo của mình. Nếu thiếu đi những điều này, các nhà văn dân tộc sẽ “dễ dàng để mất đi bản sắc dân tộc trong sáng tác” của mình. Trong Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỉ XX , Lâm Tiến cũng đã đề cao vai trò, trách nhiệm của người cầm bút trong việc đưa bản sắc dân tộc vào sáng tác văn chương. Ông cho rằng: “ Việc thể hiện bản sắc dân tộc trong văn học là sự phấn đấu tự giác của nhà văn. Nó đòi hỏi ý thức trách nhiệm cao và sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi của mỗi nhà văn dân tộc. Nó không chỉ đòi hỏi người viết có tâm huyết, có tình cảm sâu nặng với dân tộc mình, có vốn sống phong phú, có một chiều sâu tư tưởng cần thiết, mà còn phải thực sự có tài năng” [26,20). Chính chiều sâu tư tưởng và tài năng của những nhà văn dân tộc thiểu số nặng lòng với dân tộc sẽ đem đến cho người đọc bức tranh đa sắc về cuộc sống và con người vùng cao để từ đó họ tìm tòi, khám phá, phát hiện ra cái Chân – Thiện – Mĩ của đồng bào các dân tộc thiểu số.

1.2. Nhà văn Cao Duy Sơn trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện - đương đại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1.2.1. Vài nét về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện – đương đại

Trong sự phát triển chung của đất nước, bộ mặt miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Và trong đó, hoạt động văn học - nghệ thuật cũng đã góp phần quan trọng để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn học - nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại ra đời cùng với cuộc Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Từ

Bản sắc văn hoá dân tộc trong sáng tác của Cao Duy Sơn - 3

đó tới nay nó đã có những đóng góp rất đáng kể cho nền văn học nước nhà. Nhà thơ Mai Liễu đã khẳng định: “Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số là một bộ phận không thể tách rời của nền văn học nghệ thuật” nước nhà [16,9]. Nhận định trên là một minh chứng cho vai trò quan trọng của văn học dân tộc thiểu số trong nền văn học nước nhà. Do vậy, khi nghiên cứu về mảng văn học này, chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá những thành tựu của nó một cách khách quan và công bằng. Không nên xem nó như một đối tượng được “chiếu cố” bởi “chiếu cố” thì sẽ “không còn là khoa học và sáng tạo nữa” [16,11].

Được coi là một mảng không thể thiếu của nền văn học nước nhà, cho tới thời điểm hiện nay, văn học các dân tộc thiểu số vẫn đồng hành cùng dòng chảy văn học Việt Nam trên tiến trình hiện đại hóa. Hành trình ấy là cả một nỗ lực lớn lao để văn học các dân tộc thiểu số khẳng định được vị trí của mình trong khu vườn muôn vàn hương sắc của nền văn học dân tộc Việt Nam. Chúng tôi khái quát hành trình đó qua các giai đoạn sau:

1.2.1.1. Từ 1945 đến 1975

Trước Cách mạng tháng Tám, văn học các dân tộc thiểu số chưa hình thành. Độc giả chỉ biết về hình ảnh cuộc sống và đồng bào dân tộc qua các trang viết của những nhà văn người Kinh như Vàng và máu (1946) của Thế Lữ, Truyện đường rừng (1940) của Lan Khai. Đây được coi như hai tác phẩm mở đầu cho văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi. Sau đó là Ai hát giữa rừng khuya (1940) của Tchya, Kòn Trô, Răng Sa Mát (1942) của Lý Văn Sâm, Cô Dó 1943)của Nguyễn Tuân, Ngậm ngải tìm trầm (1943) của Thanh Tịnh…Những tác phẩm viết về đề tài này thu hút được sự chú ý của người đọc bởi cái mới cái lạ, thậm chí là li kì, rùng rợn về thiên nhiên và con người dân tộc miền núi. Những nhà văn có công “góp phần khai phá, mở đường cho văn xuôi dân tộc miền núi hình thành và phát triển” (Lâm Tiến) là Nam Cao, Tô Hoài và Nguyên Ngọc - các nhà văn người Kinh. Năm 1948, với tư cách là một nhà văn Cách mạng, qua Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã nhận ra rằng: “Người Mán chẳng

có gì đáng sợ… Họ chẳng giết ai, và cũng chẳng có gì là quái gở”. Mọi dân tộc đều như nhau, dân tộc nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhà phê bình Lâm Tiến cho rằng: “Với Nhật kí ở rừng, Nam Cao đã vẽ nên một bức tranh tuy còn đơn giản nhưng rất chân thực, mới mẻ về con người, cuộc sống của các dân tộc miền núi” [26,8]. Bên cạnh Nam Cao thì Tô Hoài là nhà văn đã phác họa được bức chân dung phong phú, sinh động, chân thực về cuộc sống và con người vùng cao. Với Truyện Tây Bắc, Tô Hoài được đánh giá là “người đầu tiên có ý thức rõ ràng trong việc tìm tòi hình thức diễn đạt con người, cuộc sống miền núi bằng những hình tượng, ngôn ngữ mang dáng dấp của người dân tộc” [26,8]. Còn với Nguyên Ngọc, ông lựa chọn cho mình “cách cảm, cách nghĩ, cách nói ví von, so sánh giàu hình ảnh…cách viết ngắn gọn, giản dị, gần gũi với đồng bào dân tộc” [26,9]. Ba nhà văn trên với những sáng tác của họ như dấu ấn đầu tiên thôi thúc nhu cầu tất yếu cần phải có một mảng văn học viết về đồng bào các dân tộc thiểu số do chính những người con các dân tộc sáng tác.

Cuộc Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp đã trở thành chiếc cầu nối đưa một bộ phận nhỏ những người con của các dân tộc thiểu số đến với văn chương. Họ chủ yếu là những trí thức trưởng thành dưới chế độ mới, được học hành chu đáo, thiết tha đóng góp vào nền văn học đa dân tộc với sức lực và tài năng của chính mình. Những tên tuổi đã góp phần làm nên “lịch sử” cho mảng văn học các dân tộc thiểu số thời kì này phải kể đến Nông Minh Châu (Tày), Triều Ân (Tày), Vi Hồng (Tày), Vương Trung (Thái), Lò Văn Sĩ (Thái)…

Năm 1958, tác phẩm văn xuôi đầu tiên của văn học dân tộc thiểu số mới ra đời với cái tên đậm chất dân tộc: Ché Mèn được đi họp của Nông Minh Châu

– nhà văn dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Sự ra đời của tác phẩm được coi là mốc đánh dấu sự có mặt của văn xuôi dân tộc thiểu số như một thể tài – một mảng sáng tác độc đáo, mới lạ. Ở Ché Mèn được đi họp, dấu ấn của sự đổi đời lớn lao nhờ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa khá rõ nét. Cuộc cách mạng ấy đã làm thay đổi

sâu sắc cách sống, cách nghĩ, cách làm, phá bỏ những tập tục cổ hủ, lạc hậu để vươn lên xây dựng cuộc sống mới của những con người vùng cao. Mèn (Ché Mèn được đi họp) là một trong số những con người như thế. Là một cô gái Tày 18 tuổi, theo lời kêu gọi của Đoàn thanh niên, Mèn đã rất tích cực học chữ, tích cực thay đổi những thói quen lạc hậu lâu năm của đồng bào mình…để có ngày cô được bước ra khỏi bản làng – điều mà nhiều người phụ nữ dân tộc thiểu số, trong đó có cả mẹ cô, chưa bao giờ có được, làm được, để đi tới “phía sáng”.

Với truyện ngắn Ché Mèn được đi họp, Nông Minh Châu như một người dám băng lên phía trước để rồi từ đây hàng loạt cây bút là người dân tộc hăm hở, tự tin đóng góp năng lực và sức sáng tạo của mình để khắc họa rõ nét hơn bức tranh hiện thực của cuộc sống và con người vùng cao. Bên cạnh Nông Minh Châu, người có đóng góp không nhỏ cho mảng văn học này là nhà văn, nhà giáo Vi Hồng với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng (giải Nhì của Tổng hội Sinh viên Việt Nam năm 1960), truyện ngắn Cây su su noọng Ỷ (giải Nhì của báo Người giáo viên nhân dân năm 1962), truyện ngắn Nước suối tiên đào (giải Nhì Văn nghệ Việt Bắc năm 1963)...Các tác phẩm của ông tập trung viết về cuộc sống kháng chiến và con người vùng cao với tình cảm trìu mến, ngợi ca. Nhà văn dân tộc Tày Triều Ân cũng đóng góp cho mảng văn học này một nét riêng khi tập trung tái hiện cuộc sống quê hương ông trên những trang văn. Câu chuyện trong Chặt cổ rồng (1962) đã cho người đọc thấy được nỗi thống khổ của người dân bị những hủ tục, mê tín dị đoan bao đời nè nặng, kìm trói. Câu chuyện ấy không còn là của riêng quê hương ông nữa mà như đã trở thành câu chuyện về nỗi đau của vô vàn con người ở mọi miền trên đất nước ta trong thời điểm này. Trong Bên Bờ suối tiên (1962), Triều Ân còn tái hiện lại hậu quả của chính sách chia để trị của bọn thực dân phong kiến. Chính âm mưu chia rẽ các tộc người, các làng bản của bọn thực dân phong kiến đã khiến đời sống người dân rơi vào những lầm than, mất mát. Không chỉ chú trọng phản ánh gương mặt quê hương, các

nhà văn trên còn chú ý đi sâu thể hiện nét riêng độc đáo của dân tộc mình. Họ đã “không ngừng phấn đấu và phấn đấu một cách tự giác để thể hiện được bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình” [26,13].

Từ khoảng cuối những năm 60, văn học các dân tộc thiểu số phát triển khá mạnh mẽ về thể loại truyện ngắn. Còn thể loại tiểu thuyết xuất hiện và phát triển muộn hơn. Cho tới năm 1964, cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học dân tộc thiểu số mới ra đời. Đó là tác phẩm Muối lên rừng của nhà văn Nông Minh Châu. Và phải mất một khoảng thời gian khá dài sau (14 năm), thể loại này mới tiếp tục xuất hiện và khẳng định được vị trí cũng như giá trị của mình qua ngòi bút sung sức Vi Hồng.

Có thể nói, những sáng tác của Nông Minh Châu và Vi Hồng đã đặt những dấu mốc quan trọng cho sự ra đời và phát triển của văn học dân tộc thiểu số. Từ đây, văn xuôi dân tộc thiểu số phát triển mạnh với hàng loạt những sáng tác của tác giả người dân tộc như Triều Ân, Nông Viết Toại, Chu Thanh Hùng, Vi Thị Kim Bình, Hoàng Trung Thu, Triệu Báo, Mã A Lềnh, Hoàng Hạc, Lò Văn Sĩ, Lâm Ngọc Thụ, Vương Hùng…Thông qua những trang viết của mình, họ đã dựng lại bức tranh về cuộc chiến tranh anh dũng của cả dân tộc, về thiên nhiên và con người miền núi. Có thể nói, họ có công rất lớn trong việc bước đầu khẳng định sự có mặt của một nền văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

1.2.1.2. Từ 1975 đến nay

Cái thời “vạn sự khởi đầu nan” của văn xuôi dân tộc thiểu số đã đi qua. Đến giai đoạn này, mảng văn xuôi dân tộc thiểu số đã gặt hái được những thành tựu đáng kể cả về chất lượng lẫn số lượng và ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí cũng như tầm vóc của mình trong nền văn học dân tộc nước nhà.

Trong mười năm đầu của giai đoạn này, đội ngũ nhà văn các dân tộc thiểu số đã tăng lên đáng kể và trưởng thành mau chóng. Trong đội ngũ ấy có những người đã có đóng góp từ thời kháng chiến chống Mĩ nay tiếp tục sáng

tác; có những người là cây bút trẻ mới vào nghề. Nhà văn Vi Hồng tiếp tục cống hiến hàng loạt tác phẩm có giá trị như tiểu thuyết Đất bằng (1980), truyện vừa Vãi Đàng (1980), Núi cỏ yêu thương (1984), tiểu thuyết Thung lũng đá rơi (1985)… Bao trùm các sáng tác của ông là cảm hứng ngợi ca cái đẹp, cái thiện và lên án một cách trực tiếp hoặc gián tiếp những tội ác mà bọn quan lại phong kiến gây ra cho người dân khiến họ vốn đã cực lại thêm khổ. Bên cạnh Vi Hồng còn rất nhiều nhà văn dân tộc thiểu số cũng cống hiến hết mình cho mảng văn học này như Triều Ân với Tiếng khèn A Pá (1980), Nông Minh Châu với Tiếng chim gô (1979), Hoàng Hạc với Hạt giống mới (1983), Sông gọi (1986), Vi Thị Kim Bình với Niềm vui (1979)...Mỗi nhà văn phản ánh hiện thực và con người theo cách riêng nhưng tựu chung lại, họ đều tập trung phản ánh sự đổi mới của cuộc sống và con người miền núi nhờ ánh sáng cách mạng.

Đại hội Đảng VI đã tạo ra một sự chuyển biến lớn lao trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Văn học các dân tộc thiểu số đã thực sự vươn mình mạnh mẽ để có được sự nở rộ về lực lượng sáng tác cũng như sự mở rộng đề tài, chủ đề. Cũng từ lúc này, tư duy nghệ thuật của nhà văn cũng đã có dấu hiệu chuyển biến khác các giai đoạn trước.

Sang thời kì đổi mới, lớp nhà văn là người dân tộc thiểu số đã khẳng định được sức sáng tạo của mình ở thời kì trước vẫn dẻo dai sức viết. Vi Hồng cho ra đời bảy tiểu thuyết: Vào hang (1990), Người trong ống (1990), Gã ngược đời (1990), Người làm mồi bẫy hổ (1993), Dòng sông nước mắt (1993), Phụ tình (1994), Đường về với mẹ chữ (1997). Cùng thế hệ với Vi Hồng là Triều Ân với truyện ngắn Như cách chim trời (1988), Xứ sương mù (1988). Ở Triều Ân, người đọc vẫn nhận ra niềm tin vào “chất vàng mười” trong tâm hồn mỗi con người miền núi. Xứ sương mù khép lại trong những giọt nước mắt hạnh phúc và cảm thông, tác giả như muốn gửi tới người đọc bức thông điệp: “ Hãy nhắm mắt lại trước cái vẻ bề ngoài có tính hiện tượng để nhìn sâu vào bản chất bên trong, lúc ấy, ta sẽ gặp được vàng” [28,35]. Hoàng

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 17/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí