Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 10


Có những giải ngữ tồn tại chỉ nhằm mục đích giải thích thuần tuý, giúp người đọc hiểu sâu thêm về đối tượng, ví dụ: “Cũng trong truyện Những ngày mới, ông tả cái cảm tưởng của Tân, vai chính trong truyện”.

Giải ngữ được dùng với mục đích nhấn mạnh: “Sự thật là ông cố ý làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện, nên làm mất cả hứng thú”.

Cũng có những trường hợp, giải ngữ đảm trách công việc của một định ngữ nghệ thuật, nhờ đó, ta nắm được thông tin cụ thể, tỉ mỉ, chính xác về một khía cạnh nào đó của đối tượng

Định ngữ là khái niệm được giới nghiên cứu quan tâm và có nhiều cách hiểu khác nhau. Định ngữ được các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp xem là một thành phần nằm trong hệ thống thành phần phụ của câu tiếng Việt: “Theo quy trình phân xuất và nhận diện thành phần câu của mình, chúng tôi xác định sự tồn tại của một thành phần mà chúng tôi gọi là định ngữ câu, xem nó là một loại thành phần phụ có thể đứng trước nòng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ, có nhiệm vụ biểu thị những ý nghĩa hạn định về tình thái hoặc cách thức cho sự tình được nêu trong câu” [40, tr.305].

Các định ngữ câu có thể dễ dàng thay đổi vị trí mà không làm thay đổi hay mất đi ý nghĩa của toàn bộ câu văn.

Tuy thế, quan điểm của hai tác giả trên đây lại khác hoàn toàn với cách hiểu của đại đa số các nhà nghiên cứu trong giới nghiên cứu Việt ngữ. Theo Nguyễn Văn Tu, “Định ngữ là thành phần phụ của cụm danh từ trong câu, có chức năng bổ sung thêm cho thành phần chính bằng quan hệ phụ thuộc, chỉ ra các thuộc tính, tính chất của người, sự vật, hiện tượng do danh từ làm thành phần chính gọi tên”. Diệp Quang Ban cũng cho rằng: “Định ngữ là thành phần phụ của từ đi kèm danh từ và nêu lên những đặc trưng của vật do danh từ ấy biểu thị”.


Chúng tôi đồng ý với khái niệm về định ngữ của tác giả Diệp Quang Ban: xem xét thành phần định ngữ nghệ thuật với tư cách là thành phần phụ của cụm danh từ.

Mọi thành phần, mọi yếu tố trong câu đều có thể trở thành phương tiện giúp nhà văn thể hiện dụng ý nghệ thuật của mình. Định ngữ cũng là một phương tiện hữu hiệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong ngôn ngữ văn chương, và thực tế là nó đã được sử dụng một cách khá phổ biến trong văn bản nghệ thuật ngôn từ, đặc biệt là thơ ca. A.N. Veclovxki cho rằng: “lịch sử của định ngữ nghệ thuật là lịch sử của phong cách thi ca dưới dạng rút gọn”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, không phải lúc nào định ngữ trong câu cũng trở thành định ngữ nghệ thuật, chỉ khi nó mang tác dụng thẩm mĩ nghệ thuật, làm nổi bật một đặc điểm nào đó của đối tượng. Cũng cần phân biệt một cách rò ràng giữa định ngữ nghệ thuật và định ngữ thường. Xét về cấu tạo và thành phần ngữ pháp trong câu, chúng hoàn toàn không có sự khác biệt. Điểm cơ bản để phân biệt hai khái niệm này chính mặt ý nghĩa của chúng. Định ngữ thường chỉ có ý nghĩa xác định mặt vốn có của sự vật, hiện tượng mà không đem lại hiệu quả thẩm mĩ. Ví dụ: “Cũng trong truyện Ngày mới, ông tả cái cảm tưởng này của Tân, vai chính trong truyện.

Ngược lại, định ngữ nghệ thuật phải đem lại cả ý nghĩa vốn có mà còn có ý nghĩa tạo cảm xúc cho người đọc. Chẳng hạn:

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 10

“Bính, một cô gái quê xinh đẹp, “trót đa mang nên phải đèo bòng” nhưng sau khi sanh đứa con hoang và sau khi cha mẹ nàng đem bán đứa con cho người khác, phần vì tủi thân, phần thì sợ gia đình hắt hủi, hàng xóm xỉ vả, nàng trốn xuống Hải Phòng, định tìm cho được cha đứa bé, người mà nàng từng dan díu và đã chót nể nang”.


Thành phần định ngữ nghệ thuật trong câu rò ràng đã tạo ấn tượng mạnh đối với độc giả. Ngoài tác dụng nhấn được đặc điểm của nhân vật, Vũ Ngọc Phan đã khéo léo lồng vào sự suy nghĩ và cảm xúc cá nhân.

Trong Nhà văn hiện đại, không ít các định ngữ nghệ thuật được cấu tạo bởi một từ, chúng được hình thành nhờ sự kết hợp theo mô hình khá phổ biến: DANH TỪ + TÍNH TỪ, ví dụ: một mụ đàn bà ghen tuông, tâm hồn nhu nhược, tâm hồn nhơ nhớp, cảnh đói khát, gia đình bần hàn, một con bé nghèo nàn, giọng văn tài hoa, giọng nhẹ nhàng, nhiều đoạn rất xinh tươi…

Các định ngữ nghệ thuật có cấu tạo bằng một danh từ kết hợp với một tính từ chiếm số lượng không nhiều trong văn bản phê bình văn học của Vũ Ngọc Phan. Định ngữ nghệ thuật này có khả năng diễn tả đối tượng, nhưng không biểu đạt được suy nghĩ nhiều chiều sâu sắc của tác giả. Có nhiều định ngữ nghệ thuật được dùng nhiều tầng bậc, cung cấp nhiều đặc điểm tính chất trong một đối tượng. Ta có dạng mô hình : DANH TỪ + TÍNH TỪ 1 + TÍNH TỪ 2… Chẳng hạn:

"Cái lối văn nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tuơi, một lối dàn cảnh không khéo và không được tự nhiên trong tiểu thuyết, cảnh tượng kém hèn và nhục nhã của mấy tay mày râu trong bọn mình, đoạn văn rất nhẹ nhàng và cảm động, cuộc sống ồ ạt, sôi nổi, đôi khi âm thầm, ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, những cái rất nhỏ và rất đẹp, một lối văn giản dị và êm ái,…".

Tạo ra những định ngữ nghệ thuật có cấu trúc phức, tác giả đã chứng tỏ sự quan sát tinh tế và cảm nhận nhạy cảm của mình đối với đối tượng - được xem xét từ nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau - phù hợp với những biến đổi tinh vi trong tâm hồn con người.

Trong Nhà văn hiện đại, còn có một số các định ngữ nghệ thuật có cấu tạo đặc biệt: DANH TỪ + DANH TỪ, chẳng hạn, "cái sự phản đối những


hành vi của chồng, vai chính trong truyện, nhất là nghệ thuật ấy lại là âm nhạc, cả về ý nghĩ lẫn hành động, quyển bình luận về văn chương,

Tuy nhiên, số lượng các định ngữ nghệ thuật dạng này không nhiều, chủ yếu chỉ sử dụng những cụm từ khá thông dụng trong văn học và trong dân gian, nên hiệu quả nghệ thuật do chúng mang lại chưa lớn.

Số định ngữ có cấu tạo là một cụm từ, một kết cấu chủ - vị chiếm tỉ lệ cao. Bằng một cụm từ, một kết cấu chủ - vị, tác giả có điều kiện phát huy tối đa khả năng sáng tạo, cho phép tạo ra những câu văn bất ngờ, độc đáo. Những cấu trúc cú pháp bất ngờ đó sẽ mở rộng phạm vi miêu tả. Đó chính là hiệu quả tạo nên tính thẩm mĩ cho tác phẩm phê bình văn học, người đọc sẽ cảm nhận được những điều thú vị khi phát hiện ra những điều mới mẻ từ những điều mà nhà văn đã cung cấp cho độc giả. Ví dụ:

- "Còn về đường xã hội, Nguyên Hồng cho ta thấy trong Bỉ vỏ cả “một xã hội ăn cắp, với những hành vi và tâm tính rất kì của chúng”.

- "Đọc tập truyện ngắn Bảy Hựu, tôi phải nhớ ngay đến những nhân vật trong Bỉ vỏ, đến hạng người sống âm thầm, lẩn lút trong xã hội, mà người đời thường coi là hạng táng tận lương tâm".

- "Đến cái cảnh tối tăm này mới thật là cảm động, cái cảnh hàng ngày dưới ở mắt chúng ta, nhưng mấy khi ta để ý đến: một người mù dắt vài đứa bé đi ăn xin".

- Có thể hay lắm nhưng cần phải có cây bút đại tài, biết đào sâu trong cái tâm hồn phác thực của phần đông người Việt Nam mà tìm lấy những cái nó kích thích người ta.

- "Một sự quyến luyến rất thường mà trăm nghìn người đã thấy, một sự quyến luyến vẩn vơ thêm những đoạn dài tả đất, trời, mây, nước, làm cho càng vẩn vơ hơn nữa.


Có khi, cấu trúc C - V làm thành một câu riêng - làm định ngữ nghệ thuật cho cả một đoạn văn:

- "Trong những truyện ngắn trong tập Gió đầu mùa của Thạch Lam, người ta thấy rất nhiều đoạn mà cảm tình, cảm tưởng hay cảm giác có một địa vị rất quan trọng, mà khi nó là then chốt cho cả một truyện".

- "Khi đã thuật lại cái đời gian truân của một người lính cũ đã từng ở Toulouse, Bordeaux, Paris, Montmartra và bây giờ ôm manh chiếu rách trong một cái quán cũ bên đường, Thạch Lam kết luận".

Qua khảo sát và phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng, hễ trong câu văn xuất hiện giải ngữ hoặc định ngữ nghệ thuật, bất luận ở vị trí nào thì đối tượng được miêu tả cũng trở nên độc đáo, đặc biệt. Các đặc tính của đối tượng nhờ đó được miêu tả một cách rò nét, cụ thể hơn. Các định ngữ nghệ thuật giúp cho câu văn phức tạp hơn, trổ nhiều cành nhánh rậm rạp hơn, không còn bóng dáng của những câu văn biền ngẫu, cân xứng, kéo dài lê thê mà là những câu văn mang màu sắc hiện đại: sinh động và giàu hình ảnh

3.1.2.3. Câu hỏi tu từ

Theo Đinh Trọng Lạc, câu hỏi tu từ “là câu về hình thức, chính là câu hỏi mà về thực chất lại là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn” [23. tr.194].

Việc sử dụng câu hỏi tu từ để làm tăng tính biểu cảm cho sự diễn đạt là một cách thức được sử dụng rất phổ biến trong văn học. Mấy câu ca dao sau là một ví dụ:

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất? Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai?.


Tìm kiếm câu trả lời về nhn vật "ai" trong bài ca dao trên là điều không thể, và cũng là việc làm không cần thiết. Ở đây, câu hỏi tu từ được sử dụng để nói lên tâm trạng đang không yên, tình cảm và cảm xúc của nhân vật trữ tình đang xáo trộn liên tục.

Trong Nhà văn hiện đại, câu hỏi tu từ được tác giả sử dụng khá thường xuyên giúp tác giả trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận của mình về một đối tượng cụ thể nào đó. Ví dụ:

- "Ở Nguyên Hồng mà thấy cái đầy thơ mộng, kể cũng không lấy gì làm lạ, tác giả Những ngày thơ ấu chả đã cho ta thấy những trang rất cảm động trong tập truyện này đó sao ? (NVHĐ, t.2, tr.1057).

Trong một số trường hợp câu hỏi tu từ cũng đòi hỏi câu trả lời, có điều, người trả lời chính là người vừa đặt câu hỏi. Đó là dạng thường dùng trong lời nói diễn giải và lời nói chính luận, nhằm mục đích gây sự chú ý và khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc - người nghe, nâng cao cảm xúc của phát ngôn, thay đổi hơi văn, điều hoà âm điệu, khiến cho việc trình bày trở nên rò ràng, dễ hiểu, chẳng hạn:

- "Tuy vậy nó có thể hay ở chỗ quyến luyến, ở chỗ biệt ly và ở chỗ lại gặp nhau. Nhưng tác giả đã cho ta thấy những gì? Một sự quyến luyến rất thường mà trăm nghìn người đã thấy"… (NVHĐ, t.2, tr.1065).

Trong Nhà văn hiện đại, câu hỏi tu tư mang lại nhiều hiệu quả biểu đạt bất ngờ. Hỏi nhưng thực chất là để khẳng định hoặc phủ định. Sử dụng câu hỏi tu từ, nhà phê bình đã thể hiện tình cảm và thái độ chủ quan của mình trước những sự việc hoặc trước các đối tượng mà nhà văn quan tâm.

Vũ Ngọc Phan sử dụng các câu hỏi tu từ để đặt ra một nghi vấn, và khi nghi vấn được giải tỏa, vấn đê sẽ được kết luậ . Nói về tiểu thuyết Trống mái của Khái Hưng, Vũ Ngọc Phan đề cập đến nhân vật Hiền, hạng phong lưu, thích thể thao, có tư tưởng mới, có quan điểm mới về cái đẹp của thân thể.


Khi thấy Vọi có những nét đẹp thân thể nở nang, rắn chắc, Hiền say mê, Vũ Ngọc Phan lập tức đặt câu hỏi :

- "Đó cũng là một lý tưởng nữa và làm cho người ta phải tự hỏi: một người con gái đã lớn, lại ở vào chỗ phong lưu xa xỉ là chỗ dễ nẩy nở dục tình, có thể nào chỉ mê cái đẹp của một người trai tơ mà không yêu người ấy được không ? Chỉ say mê mà không yêu là một điều khó, vì bước đầu của tình yêu chả ở sự say mê cái đẹp hình thức hay cái đẹp tinh thần là gi ? (NVHĐ, t.2, tr.760).

Trong Nhà văn hiện đại, có những câu hỏi tu từ nêu vấn đề, xoáy sâu như một sự chất vấn:

Nhưng tôi tự hỏi: tại sao ông không chia họ như người ta chia các tiểu thuyết ? Có những tiểu thuyết bình dân, tả chân, tình cảm, triết lý, thì sao về thơ, ta lại không chia như thế được ?” (t.2, tr.606).

Đặc biệt Vũ Ngọc Phan muốn thu hút cao độ sự chú ý của người đọc bằng cách sử dụng một loạt câu hỏi tu từ:

“Muốn truyền bá học thuật phương Đông Tây trong dân gian, các ông chỉ có một cách dịch thuật và biên tập những sách chữ Hán và chữ Pháp. Nhưng biết dùng thứ chữ gì để truyền bá những học thuật tư tưởng ấy được ? Dùng chữ Nôm chăng ? Chỉ có chữ quốc ngữ là học chóng biết, nhưng hồi đó làm thế nào cho mọi người đều chịu học chữ quốc ngữ?” (t.1, tr.28).

Cuối cùng, sau câu hỏi tu từ là sự giải đáp những câu hỏi đó. Lúc này câu hỏi tu từ trở thành phương tiện liên kết, phương tiện diễn đạt hết sức quan trọng.

Như vậy, với việc sử dụng câu hỏi tu từ, Vũ Ngọc Phan đã làm cho văn phê bình thêm hấp dẫn. Đó là nghệ thuật lôi kéo độc giả cùng đi vào khám phá tác phẩm, bình luận về sự kiện, nhân vật, nhà văn... Câu hỏi tu từ có tác


dụn khơi được sự chú ý của người đọc, thay đổi giọng văn, bộc lộ thái độ và cảm xúc của người viết.

3.1.2.4. Phép so sánh

“So sánh là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó, người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [23, tr.154].

So sánh tu từ khác với so sánh logic (hay còn gọi là so sánh luận lí). Nếu như so sánh tu từ mang tính hình tượng, tính biểu cảm và tính không cùng loại của sự vật thì so sánh logic là so sánh mang tính cùng loại nhằm xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng.

So sánh từ lâu đã trở thành biện pháp tu từ quen thuộc, phổ biến trong các văn bản nghệ thuật. So sánh được sử dụng trong văn chính luận để tăng thêm tính thuyết phục, tính bình giá cho lời nói. Ở phê bình văn học, việc dùng so sánh để bộc lộ cảm quan của người nghệ sĩ phê bình về tác phẩm văn học trở thành một biện pháp quen thuộc trong văn bản phê bình. Lời văn nhờ đó trở nên phong phú, uyển chuyển, người đọc nhờ đó mà đánh giá được tầm kiến thức của nhà phê bình và tích luỹ vốn kiến thức thêm cho mình. So sánh được dùng trong văn phê bình như một phương tiện để định danh phong cách thi nhân, có khi lại được dùng trong việc bình giá một tác phẩm mà nhà phê bình tâm đắc.

Lối viết của Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại là lối viết minh bạch, khen chê rò ràng. Lối viết đó yêu cầu một giọng văn khách quan, chính xác, khoa học, không trau chuốt, màu mè. Tuy nhiên, trong văn bản phê bình của ông, ta vẫn thấy phép so sánh được sử dụng rất đúng lúc, đúng chỗ.

Hàng loạt những so sánh liên tiếp được đưa ra liền nhau, lặp lại cấu trúc của nhau tạo hình ảnh sinh động và nhịp điệu cân đối, nhịp nhàng giàu tính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022