Vài Nét Về Sự Nghiệp Của Vũ Ngọc Phan


Công chúng khi tiếp xúc với những tác phẩm này vừa hiểu được cuộc đời của tác giả vừa hiều được tác phẩm do họ viết ra.

Thể loại thứ tư là Phê bình khoa học hay nghiên cứu chuyên đề. Đây là thể loại nghiên cứu tập trung vận dụng một phương pháp, khảo sát một vấn đề của một tác giả hay tác phẩm. Điều này đã chứng tỏ phê bình nghiên cứu đã được nâng lên tầm khoa học với nhiều công trình có giá trị học thuật cao, chứ không đơn thuần là những cảm nhận mang cảm tính tuỳ hứng.

Bình chú, bình văn là thể loại xuất hiện thứ năm có nhiệm vụ tập hợp tác phẩm, chú thích, nêu lời bình. Một thể loại mới xuất hiện trong giai đoạn này và phát triển về sau là thể loại văn học sử, mà trong đó, các tác giả cố gắng phân kì, chia đoạn, xếp các tác giả vào vị trí của họ, trình bày quá trình diễn tiến, giới thiệu các thể văn Trung Hoa và văn Việt Nam, văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm, và văn học chữ quốc ngữ.

Thời kì này đã xuất hiện các chuyên luận trình bày có hệ thống các nguyên lí văn học hay đặc trưng nghệ thuật. Đây được xem là những công trình nghiên cứu có tính chất lí luận văn học đầu tiên của nền văn học Việt Nam.

Qua đó, có thể thấy hoạt động phê bình diễn ra và phát triển với tốc độ rất nhanh chóng và phong phú về nhiều mặt, đặc biệt là ở phương pháp. Mỗi người một vẻ, và đó đã tạo ra bầu không khí sôi nổi chưa từng có trong đời sống văn chương, học thuật nhất là trong nghiên cứu văn học, phê bình những năm đầu thế kỉ XX.

Có thể nói từ năm 1930 đến 1939 là thời kì hoạt động phê bình diễn ra sôi động trên báo chí với các cuộc tranh luận, thì đến năm 1940 - 1945 hoạt động phê bình lại được nổ ra trên lĩnh vực xuất bản với những công trình mang tính khái quát và ổn định hơn.


Có thể thấy rằng toàn bộ các sáng tác phê bình văn học giai đoạn bắt đấu đi sâu vào các vấn đề thuộc chuyên môn, học thuật. Theo đó, tác phẩm phê bình đã được tăng cường tính khoa học. Các nhà phê bình đã vận dụng khá thuần thục các phương pháp để thâm nhập và xử lí những vấn đề văn học nước nhà. Những cuộc tranh luận không còn quá gay gắt mà chỉ mang tính chất đối thoại là chủ yếu. Đây chính là lúc thể hiện sự nổ rộ của nhiều kiểu phê bình khác nhau và sự trưởng thanh của nhiều nhà phê bình. Đây cũng là giai đoạn kết tinh đơm hoa ra trái của nhiều thành quả tác phẩm lớn: Thi nhân Việt Nam, Việt Nam văn học sử yếu, Nhà văn hiện đại, Văn học khái luận,…Phân tích yếu tố thành công của nền văn học phê bình giai đoạn này có thế đề cập đến hai nguyên nhân chính yếu sau:

Khách quan là nhờ sự phát triển mạnh và rầm rộ của các nhà xuất bản, đến nỗi Lê Ta (Thế Lữ) đã phải thốt lên: “Các nhà xuất bản ra đời nhiều quá. Bất cứ bác lái buôn nào cũng bỗng dưng thành người nhận những tác phẩm để đọc và để rồi đem in”. Đây là thứ yếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Nhưng nguyên nhân chủ quan lại chiếm chủ yếu, đó là do sự vận động nội tại và sự phát triển bền vững của hoạt động phê bình, đã đi đến giai đoạn trưởng thành sau 10 năm xây dựng. Thời gian ấy đủ để cho các nhà phê bình luyện bút, đồng thời cũng kịp cho các hoạt động sáng tác tạo ra được những thành tựu mới – đủ để các nhà phê bình có thể rút ra được những nhận xét khái quát mang tính tổng kết lâu dài.

Tóm lại, nền văn học phê bình giai đoạn 1930 - 1945 được đánh dấu bằng sự kiện mới, nảy sinh từ nền tư tưởng mới. Ở giai đoạn này, phê bình văn học được đánh dấu bằng một loạt những sự kiện lớn hình thành trên nền tư tưởng hiện đại. Đặc điểm chủ yếu của phê bình văn học giai đoạn này là hình thành tư tưởng mới, phủ nhận tư tưởng cũ, nổ ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng mà hàng loạt vấn đề lí luận trong đó cho đến thế kỉ XX, bước sang

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 4


thế kỉ XXI vẫn còn tranh cãi và chưa giải quyết triệt để. Đây cũng là giai đoạn hình thành một nền lí luận phê bình văn học mới với tư cách là một “thể loại mới” mà xưa nay chưa từng có. Đồng thời cũng xuất hiện những nhà phê bình văn học chuyên nghiệp như: Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Trương Tửu, Hải Triều, Thiếu Sơn… với những công trình mang ý nghĩa tổng kết một giai đoạn văn học, tiêu biểu là Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn…

Về không khí học thuật và những thành tựu của phê bình văn học giai đoạn 1930 - 1945, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ rút ra mấy điểm cơ bản sau đây:

- Thứ nhất, đây là một phong trào rộng lớn từ Bắc chí Nam, thu hút hoạt động của một đội ngũ đông đảo. Trước kia, trên tờ Nam Phong đơn chiếc, Phạm Quỳnh phải chèo chống mọi mặt, lúc viết về triết học, lúc viết về khoa học, lúc khảo cứu về văn chương, lúc viết sử kí. Bây giờ người trí thức có khả năng và thiện chí làm việc biên khảo nhiều hơn và chia nhau mỗi người một địa hạt. Nhất là có những phần tử thanh niên tân học, hăng hái tìm tòi, suy nghĩ, có khi bước sang cả mảnh đất cổ học, Hán học mà trước đây học vẫn thường thờ ơ, lạnh nhạt.

- Thứ hai, trong việc làm, hiển nhiên ta thấy sự du nhập gia tăng của tinh thần khoa học cũng như của kiến thức học thuật Tây phương. Phương pháp khoa học, óc lí luận tỏ rò từ trong việc tìm kiếm và sử dụng tài liệu đến cách trình bày lí luận và lối viết. Ngay ở địa hạt văn học và phê bình, người ta không dừng lại ở lối bình tán chủ quan, thay vào đó, người ta kê cứu hoàn cảnh, tìm ra các yếu tố cắt nghĩa thiên tài, phân tích "chất thơ", bình giải chi lí từng vần, từng chữ [27, tr.675].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, Phạm Thế Ngũ cũng chỉ ra những bất cập, non yếu của nền phê bình trên bước đường hiện đại hóa. Đó là biên khảo những


công trình Hán học chủ yếu dựa vào những nhà nho "cuối mùa", cho nên không tránh khỏi sơ sót, sai lầm (các bài phê bình đương thời đã kịp thời chỉ ra). Đó là về Tân học, Tây học, sự đóng góp của lớp trẻ thoạt xem có vẻ dồi dào, mới mẻ, song xét kĩ, chỉ mới có bề mặt, chưa có bề sâu. Mặt khác, vì cần dựng lấy một lí thuyết để hướng dẫn sự hành động, nên người ta vội vàng để có chủ kiến, dễ rơi vào những thiên kiến, mắc những sai lệch (chẳng hạn sự vận dụng phân tâm học của Freud vào nghiên cứu Truyện Kiều theo cách làm của Nguyễn Bách Khoa) [27, tr.678]. Ý kiến trên đây của Phạm Thế Ngũ có sự gặp gỡ với nhận định của Dương Quảng Hàm: "Thể phê bình mới nhập tịch vào làng văn học của nước ta, nên các tác phẩm hãy còn thưa thớt và nhiều khi chưa xác đáng hoặc vì sự tây vị về cá nhân hay về đảng phái, hoặc vì thiếu trí phê bình và phương pháp khoa học" [15, tr.557]. Tình trạng này trong phê bình văn học Việt Nam thời tiền chiến, Nguyễn Hưng Quốc gọi đó là sản phẩm của thế hệ "tiền lí thuyết" [32].

1.2.2. Vài nét về sự nghiệp của Vũ Ngọc Phan

Vũ Ngọc Phan (1902 - 1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Bắc Bộ (trước 1945), nguyên ủy viên Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa, nguyên Tổng thư ký và Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Vũ Ngọc Phan sinh năm 1902 tại xã Đông Lão, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ, ông theo cha đến Hưng Yên và theo học chữ Hán. Từ năm 1920 đến năm 1929, Vũ Ngọc Phan chuyển sang học tiếng Pháp tại Hà Nội. Đỗ tú tài Tây ở tuổi 27, Vũ Ngọc Phan có thể được bổ nhiệm trong bộ máy chính quyền lúc đó hoặc dạy học ở các trường trung học quốc lập, nhưng với năng khiếu văn chương và tư tưởng tự do không thích gò mình vào cuộc sống công chức, ông đã chọn nghề dạy học tư, viết báo, viết văn và dịch sách.


Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940, Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như tờ Pháp - Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông Hương, là chủ bút tờ tuần báo Hà Nội tân văn và chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.

Bên cạnh hàng trăm bài báo, ông đã dịch và viết dạng phóng tác nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra, ông đã biên soạn các cuốn sách Nhìn sang láng giềng (1941, tập bút ký), Thi sĩ Trung Nam (1942, viết về một số nhà thơ thời kỳ cận đại ở Trung Bộ và Nam Bộ), Con đường mới của thanh niên (1944, sách nghiên cứu xã hội, giáo dục), Chuyện Hà Nội (1944, tập bút ký). Đặc biệt, từ năm 1938 đến năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã viết xong bản thảo bộ sách Nhà văn hiện đại. Từ cuối năm 1942 cho đến tháng 10 - 1945, bộ sách này đã được ra mắt độc giả. Nhà văn hiện đại gồm bốn tập năm quyển (tập 4 chia làm hai quyển), dày 1.500 trang, viết về 79 tác gia văn học Việt Nam, bao quát một thời kỳ văn học sôi động, phong phú, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1942.

Trong những năm trước và sau khi giành chính quyền (1945), Vũ Ngọc Phan đảm nhiệm các chức vụ: Chủ tịch Ủy ban văn hóa Bắc Bộ, Ủy viên thường trực Ủy ban vận động Hội nghị văn hóa toàn quốc, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Khu Đống Đa, Ủy viên thường trực Đoàn văn hóa kháng chiến Liên khu IV.

Từ cuối năm 1953, Vũ Ngọc Phan được mời ra Việt Bắc tham gia công tác nghiên cứu trong Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa Trung ương, tiền thân của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sau này.

Từ năm 1957, Vũ Ngọc Phan trở thành hội viên của Hội Nhà văn Việt

Nam.

Năm 1959, khi Tổ văn học của Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa tách ra

thành lập Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan về công tác tại Viện, trở thành tổ


trưởng tổ Văn học dân gian (nay là phòng Văn học dân gian và phòng Văn học các dân tộc ít người) của Viện Văn học. Sau đó, Vũ Ngọc Phan được bầu làm Tổng thư ký, phụ trách cơ quan Hội Văn nghệ dân gian tại Đại hội Văn nghệ dân gian lần thứ nhất năm 1966. Với cương vị mới tại Hội văn nghệ dân gian và Viện Văn học, Vũ Ngọc Phan đã có công trong việc sưu tầm, nghiên cứu, chỉnh lý, biên soạn truyện cổ và thơ ca dân gian Việt Nam. Từ năm 1963 đến năm 1967, bốn tập sách được in, hai tập đầu tên là Truyện cổ dân gian Việt Nam, hai tập sau tên là Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt Nam. Đây là sưu tập truyện cổ không chỉ riêng của người Việt (Kinh) mà còn của các dân tộc thiểu số khác.

Vũ Ngọc Phan mất tại Hà Nội năm 1987 ở tuổi 85.

Người bạn đời của Vũ Ngọc Phan là nhà thơ Hằng Phương. Ông bà cũng là thân sinh của nhà khoa học nông nghiệp, giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, hoạ sĩ Vũ Giáng Hương, GS.TS Vũ Triệu Mân.

Tác phẩm chính đã xuất bản: In riêng:

- Trên đường nghệ thuật (1940)

- Nhà văn hiện đại, 4 tập, từ 1942 đến 1945

- Qua những trang văn (1976)

- Tục ngữ Ca dao Dân ca Việt Nam (1956) tái bản 13 lần

- Những năm tháng ấy (hồi ký, 1987)

- Châu đảo (dịch, 1932)

- Aivanhô (dịch, 1932 - 1933)

- Người Xô viết chúng tôi (dịch, 1954)

- Vũ Ngọc Phan - tác phẩm (5 tập, 2001)


In chung:

- Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam (2 quyển, viết chung, 1957 - 1960).

- Truyện cổ tích Việt Nam (sưu tầm, tuyển chọn, 1955).

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 cho những cụm công trình về văn nghệ dân gian, cùng đợt với giáo sư Nguyễn Đổng Chi và Cao Huy Đỉnh.

1.2.2. Công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan

Nhà văn hiện đại, bộ phê bình văn học 5 tập do Nxb Tân Dân ấn hành lần đầu tiên từ năm 1942 - 1945.

Nhà văn hiện đại là một công trình với qui mô đồ sộ, gồm 1650 trang, trở thành một công trình quí giá về nhiều mặt và có thể nói rằng, cho đến nay, khó có một tác phẩm nào có thể thay thế được trong nền phê bình văn học Việt Nam.

Cho đến nay, đã có rất nhiều lời khen ngợi về sự thành công cũng như những đóng góp của tác phẩm. Xét một cách toàn diện, trong tất cả các cuốn sách phê bình theo phương pháp khoa học trước năm 1945, công trình Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một cuốn sách nổi trội hơn cả, đây là công trình có sức khái quát rộng lớn, có sự nhìn nhận đánh giá sâu sắc, chuẩn xác và khách quan hơn cả về các tác gia văn học trong khoảng thời gian 30 năm ở Việt Nam, từ đầu thế kỉ XX đến 1945.

Tờ Dân báo, số ra ngày 5/10/1945 cho rằng: “Nhà văn hiện đại là một công trình khảo cứu và phê bình sự nghiệp văn chương của các nhà văn hiện thời rất công phu, lời văn sáng suốt mà ý kiến phần nhiều lại rất xác đáng, thật bổ ích cho những ai muốn nghiên cứu về văn chương nước nhà hiện nay”. Tờ Tin mới, số ra ngày 9/10/1942 cũng đánh giá: “Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan là một cuốn sách phê bình có phương pháp, có hành văn, lại sáng suốt,


giản dị. Cứ xem đó người ta cũng hiểu được cái lịch trình tiến hoá của nền văn học xứ này trong mấy chục năm gần đây”.

Có thể nói, Vũ Ngọc Phan là một trong số rất ít nhà phê bình hiện đại có trình độ chuyên môn cao ở nước ta thời kì trước năm 1945. Ông là người có ý thức hết sức rò ràng về vai trò, trách nhiệm của một nhà phê bình văn học, đồng thời là một người có trình độ lí thuyết vững vàng và có phương pháp phê bình bài bản nhất. Công trình phê bình Nhà văn hiện đại của ông thực sự là một công trình khoa học có giá trị. Trước hết, bởi đó là kết quả của một quá trình làm việc công phu, nghiêm túc, đầy tâm huyết của một nhà phê bình có cái nhìn tổng thể, khái quát cao. Sau đó, Nhà văn hiện đại là sản phẩm của một bộ óc sắc sảo, phân tích một cách tỉ mỉ, cảm nhận một cách tinh tế những cái hay, cái đẹp, cái mới của nền văn học nước nhà, thông qua từng tác giả cụ thể. Ông là người khám phá ra tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng của văn học Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này.

Trong Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan không trình bày lịch sử phát triển của văn học ở cấp độ khái quát về nền, về các giai đoạn, về các thế hệ, về các thể loại. Trọng tâm chú ý của ông là sự tách biệt, giúp nhận diện ở cấp độ chỉnh thể cơ bản nhỏ nhất: đơn vị tác phẩm, cá thể sáng tạo. Mối quan hệ giữa cái chung/cái riêng, cái thông lệ ổn định/cái đột xuất, bất ngờ, cái bình thường/cái nổi trội, độc đáo… đã được làm rò khi đặt tác phẩm trong tương quan với cấp độ liền trên của nó là loại, trong sự so sánh theo thời gian với các tác phẩm của nhà văn khác cùng thời hoặc của chính nhà văn đó qua các thời kì hoạt động sáng tạo. Đối với mỗi nhà văn cũng vậy, Vũ Ngọc Phan đặt họ trong tương quan với đồng nghiệp cùng thế hệ (lớp trước, lớp sau), cùng khuynh hướng tư tưởng - nghệ thuật (nhóm Đông Dương tạp chí, nhóm Nam Phong tạp chí), hoặc cùng một thể loại (phê bình, biên khảo, thơ, tiểu thuyết, kịch, kí).

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí