Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 2


Chương 1

PHÊ BÌNH VĂN HỌC, NGÔN NGỮ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VÀ CÔNG TRÌNH NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI CỦA VŨ NGỌC PHAN


1.1. Phê bình văn học và vấn đề ngôn ngữ phê bình văn học

1.1.1. Tính khoa học và tính nghệ thuật của phê bình văn học

Nhận thức về bản chất của phê bình văn học là một quá trình, và quan niệm về phê bình văn học cũng đã từng có những chỗ rất khác nhau. Nhưng dù chưa phải đã có sự nhất quán trong các quan niệm, thì cũng không thể phủ nhận rằng, phê bình văn học là một hoạt động tất yếu của mọi nền văn học. Sản phẩm nghệ thuật ra đời, đồng thời cũng phải chịu sự phán xét của công chúng tiếp nhận: hoặc khen hoặc chê. Thái độ đó không chỉ của bạn đọc nói chung, mà quan trọng hơn, ở một lớp "độc giả đặc biệt", có sự am hiểu sâu sắc về văn học, có quan điểm lí thuyết, có vốn văn hóa sâu rộng, đó là các nhà phê bình văn học.

Đỗ Lai Thúy cho rằng, phê bình có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông tục của ngôn ngữ thường nhật, hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa học văn học. Theo nghĩa rộng, phê bình chỉ bất cứ sự khen chê, đánh giá nào về một tác phẩm, một sự kiện văn học, từ một câu thơ câu văn cho đến một sự nghiệp sáng tạo, một nền văn học. Nhưng phê bình văn học theo nghĩa là một hoạt động chuyên môn thì chỉ xuất hiện khi nhân loại bước vào thời đại mới, trước hết là ở châu Âu (đầu thế kỉ XIX) [39, tr.18-19]. Và cũng chỉ phê bình hiểu theo nghĩa hẹp như vậy mới là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

Tính khoa học của phê bình văn học thể hiện ở chỗ, nó có đối tượng riêng, có phương pháp riêng. Đối tượng của phê bình văn học là trước hết là tác phẩm - yếu tố trung tâm của hệ thống văn học. "Người ta có thể phê bình


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

một một tác giả, một hiện tượng văn học, thậm chí một thời đại văn học, nhưng cơ sở của tất cả các phê bình trên vẫn là phê bình tác phẩm" [39, tr.25].

Từ lâu, tác phẩm văn học đã là đối tượng nghiên cứu của một số khoa học xã hội và nhân văn. Tùy theo mục đích của mình, mỗi khoa học có hướng tiếp cận riêng đối với tác phẩm văn học.

Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 2

Cũng xem tác phẩm là đối tượng, nhưng phê bình văn học của thế giới trước thế kỉ XX coi tác phẩm như là sự mô phỏng cuộc sống, như là bản sao của thiên nhiên. Chỉ từ thế kỉ XX, tác phẩm mới thực sự là một tồn tại tự thân, và do vậy, mới là đối tượng nghiên cứu thực sự của khoa học văn học, trong đó có phê bình văn học. Và cũng từ đây, phê bình văn học phải có quan niệm đầy đủ về tác phẩm văn học, trên cơ sở đó mới có thể xác định các phương pháp phù hợp.

Tác phẩm văn học trước hết là một sáng tạo ngôn từ. Từ chất liệu có sẵn là ngôn ngữ tự nhiên, nhà văn tạo nên tác phẩm. Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có sức sống tự thân khi nó là sản phẩm độc đáo, mang tính đơn nhất, không lặp lại.

Tác phẩm văn học phải là một nghệ thuật. Nghĩa là nó có những thuộc tính chung với những loại hình nghệ thuật mà con người đã tạo ra như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, múa, sân khấu, điện ảnh. Đặc trưng chung của nghệ thuật là tính thẩm mĩ, tính gợi cảm. Không tạo ra cái đẹp, không được xem là nghệ thuật. Mặt khác, không có khả năng đánh thức cảm xúc của con người cũng chưa phải là nghệ thuật.

Tính khoa học của phê bình văn học thể hiện ở các phương pháp mà nó vận dụng. Trên tiến trình phát triển của mình, phê bình văn học đã từng được biết đến với các phương pháp: phê bình ấn tượng chủ nghĩa, phê bình tiểu sử học, phê bình văn hóa - lịch sử, phê bình xã hội học mác xít, phê bình phong cách học, phê bình thi pháp học, phê bình phân tâm học, phê bình văn học từ


hệ thống văn hóa. Mỗi phương pháp phê bình ra đời đều gắn với hệ tư tưởng, với những quan niệm triết mĩ, với lí thuyết. Thiếu lí thuyết, nhà phê bình - nói theo cách Nguyễn Hưng Quốc - không khác gì người mù. Trong tiểu luận Ba chức năng chính của phê bình, Nguyễn Hưng Quốc viết: "Các lý thuyết văn học vừa tồn tại như một sự phê bình đối với bản thân ý niệm văn học vừa tồn tại như một cương lĩnh để các nhà phê bình cũng như người đọc nói chung theo đó tiến hành công tác phê bình các tác phẩm văn học. Trong cách nhìn này, phê bình văn học và lý thuyết văn học có quan hệ mật thiết với nhau: không có một lý thuyết văn học nào không được hình thành trước hết như một cách phê bình đối với một lý thuyết, hoặc ít nhất, đối với một cách nhìn nào đó về văn học; và không có một hành động phê bình nghiêm chỉnh nào lại không dựa trên một cơ sở lý thuyết nhất định. Khi tính chất đa nguyên về văn hoá và thẩm mỹ càng phát triển, các nhà phê bình càng đối diện với nhu cầu tự chứng minh và bênh vực cho các luận điểm của mình, do đó, càng phải lún sâu vào lý thuyết: ngay cả khi họ thực lòng không thích lý thuyết thì họ cũng bị buộc phải lý thuyết hoá thái độ phản - lý thuyết của họ" [31].

Hiện nay, người ta chia phê bình thành phê bình báo chí và phê bình học thuật. Dĩ nhiên, phê bình học thuật có tính khoa học cao hơn, có đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của bản thân nền phê bình cũng như sự tác động tích cực đến hoạt động sáng tạo của người nghệ sĩ.

Không chỉ có tính khoa học, phê bình văn học còn mang tinh nghệ thuật. Điều này bị qui định trước hết ở đối tượng của phê bình: tác phẩm văn học là một hiện tượng thẩm mĩ. Hành trình "thám mã", khám phá những giá trị của tác phẩm văn học của nhà phê bình không chỉ trông cậy ở sự "thông minh", sự sắc sảo của lí trí, ở hiệu năng của lí thuyết được vận dụng, mà còn ở sự rung động của tâm hồn. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy quan niệm: "Nhà văn và nhà phê bình đều đi trên một lộ trình, nhưng ngược chiều nhau: sáng tác đi


từ ý tưởng đến ngôn ngữ bằng con đường trực giác nghệ thuật, còn phê bình đi ngược lại từ ngôn ngữ đến ý tưởng bằng con đường ý thức khoa học" [39, tr.55]. Ông cũng "định lượng hóa" thao tác của nhà văn và của nhà phê bình: "Nói một cách định lượng thô thiển thì, khi sáng tác, nhà văn sử dụng 70% trực giác, xuất thần, cảm hứng và 30% ý thức, còn khi phê bình tác phẩm, nhà phê bình lại sử dụng 70% ý thức và 30% trực giác" [39, tr.55]. Một "liều lượng trực giác" mà nhà phê bình cần đến trong hoạt động của mình như vậy là điều có ý nghĩa quyết định để anh ta có thể chỉ ra chỗ ẩn giấu của cái đẹp cũng như giải thích về cái đẹp được khám phá.

Nhà phê bình có vị thế độc lập với người sáng tạo. Bởi thế, văn bản phê bình tồn tại song song với văn bản nghệ thuật mà nó tìm hiểu, đánh giá. Ở chỗ này, nhà phê bình cũng được xem là người sáng tạo. Nếu sáng tạo của nhà văn dựa trên chất liệu đời sống, thì nhà phê bình sáng tạo trên vật liệu đặc thù: tác phẩm của nhà văn. Nhà phê bình là một nhà văn. Tác phẩm phê bình là một tác phẩm văn chương. Người ta gọi đây là phê bình nghệ sĩ. Phê bình là một tác phẩm nghệ thuật, là sự tái kiến tạo một phong cách từ một phong cách khác, là sự biến đổi ngôn ngữ thành một ngôn ngữ khác. Trong lịch sử phê bình của chúng ta, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân là ví dụ điển hình của phê bình nghệ sĩ, và chính tác phẩm này đã đem đến cho độc giả nhã hứng đặc biệt như đọc những vần Thơ mới vậy.

1.1.2. Ngôn ngữ phê bình văn học

1.1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ phê bình văn học

Ngôn ngữ phê bình văn học là một bộ phận, một biểu hiện của ngôn ngữ văn học (còn gọi là ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ văn chương [13, tr.311-312].

Theo Lại Nguyên Ân, ngôn ngữ văn học là dạng thức đã được chỉnh lí của ngôn ngữ toàn dân, được những người dùng ngôn ngữ này coi là chuấn


mực. Theo nghĩa rộng, ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ được dùng trong các phương tiên thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm), nhà trường, sân khấu, khoa học, văn học (nghệ thuật ngôn từ, giấy tờ quan phương, sự vụ... [1, tr.232].

Như vậy, ngôn ngữ văn học đối lập với ngôn ngữ thông tục, các phương ngữ khu vực (của từng lãnh thổ), các phương ngữ xã hội (của từng giới hẹp). Các chuẩn mực của ngôn ngữ văn học là chuẩn mực toàn dân, nhằm mục đích chính là để toàn dân hiều được.

Ngôn ngữ văn học là là kết quả sự sáng tạo tập thể, là một trong những thành tựu văn hóa chung của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Phạm vi ứng dụng quan trọng của nó chính là văn học (nghệ thuật ngôn từ). Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa các khái niệm "ngôn ngữ văn học" (với nội hàm đã lí giải trên đây) với "ngôn ngữ của văn học" (tức là ngôn từ nghệ thuật").

Ngôn ngữ văn học dưới dạng viết không chỉ được dùng trong văn học, mà còn được dùng trong tác phẩm khoa học, báo chí, giấy tờ sự vụ; nó còn được dùng dưới dạng nói, tức là lời hội thoại, nhất là ở các giao tiếp công cộng và chính thống (quan phương). Ngôn ngữ được dùng ở các sáng tác văn học không chỉ đóng khung trong phạm vi các chuẩn mực ngôn ngữ văn học; các nhà văn còn sử dụng các thành phần ngôn ngữ thông tục, phương ngữ, biệt ngữ (tiếng lóng) - từ là các thành phần không được coi là "ngôn ngữ văn học".

Mỗi ngôn ngữ văn học phát triển phục vụ những phạm vi hoạt động chính của tập thể nói bằng ngôn ngữ ấy. Tùy thuộc phạm vi hoạt động mà nó có những dạng thức sau: Thứ nhất, ngôn từ hội thoại - dùng trong giao tiếp bình thường, không gắn liền với đề tài chuyên biệt. Thứ hai, ngôn từ chuyên môn - dùng trong khuôn khổ các đề tài có ranh giới chặt chẽ. Thứ ba, ngôn từ nghệ thuật - dùng trong các sáng tác văn học; việc sử dụng ngôn ngữ ở đây


chủ yếu hướng tới chức năng thẩm mĩ. Ở các dạng thức hoạt động chức năng cụ thể nêu trên, việc tổ chức văn bản được thực hiện theo những nguyên tắc khác nhau.

Sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ văn học gắn bó ở mức đáng kể với sự phát triển của văn tự (chữ viết). Chính việc được ghi lại bằng văn tự đã làm định hình các chuẩn mực chung của ngôn ngữ văn học, làm hình thành tính bắt buộc và tính cố định tương đối của các chuẩn mực ấy. Tuy nhiên, phần lớn các ngôn ngữ văn học hiện đại đều gồm cả dạng nói và dạng viết; hơn thế, những đặc điểm khác biệt căn bản bên trong một ngôn ngữ lại gắn không phải với dạng nói hay dạng viết mà là với dạng sách vở và dạng hội thoại của ngôn ngữ văn học (ví dụ, các phát biểu trước công chúng thường hướng tới ngôn từ sách vở, dù được bộc lộ ở dạng nói; trong khi đó, ở các văn bản nghệ thuật lại có sự mô phỏng nhiều đặc điểm của ngôn ngữ hội thoại, dù được ghi bằng văn tự. Người ta gọi đây ngôn ngữ sinh hoạt được tái hiện.

Ngôn ngữ văn học luôn luôn được phát triển và làm giàu, với điều kiện thiết yếu cho hoạt động chức năng của ngôn ngữ là các chuẩn mực của nó phải ổn định. Là thành tựu và sự phản ánh của văn hóa dân tộc, ngôn ngữ văn học phải là nơi gìn giữ tất cả những gì có giá trị được biểu hiện bằng ngôn từ đã được tạo ra bởi các thế hệ từng sử dụng ngôn ngữ ấy [1, tr.233].

Như vậy, ngôn ngữ văn học là khái niệm có sự bao hàm khá rộng các loại diễn ngôn, mà phê bình văn học cũng chỉ là một dạng diễn ngôn trong đó. Nói cách khác, ngôn ngữ phê bình văn học là một dạng thức của ngôn ngữ văn học. Trong ngôn ngữ của nền quốc văn mới, lần đầu tiên, tiếng Việt có một dạng thức ngôn ngữ mới, trước đó chưa từng biết đến. Với các ngôn ngữ châu Âu, lối viết khảo luận phê bình đã có từ sớm, mà nguồn gốc là từ các tác phẩm triết học, luận lí học, và sau đó là báo chí. Ở Việt Nam, báo chí chính là cái nôi đầu tiên của ngôn ngữ phê bình. Từ báo chí, chúng mới dần dần thành


những chuyên khảo ở thập kỉ 30 của thế kỉ XX. "Sự có mặt của ngôn ngữ lí luận phê bình đã có tác dụng rất tích cực trong việc làm thay đổi diện mạo ngôn ngữ văn học ở nước ta. Nó cũng là một cái nền để ngôn ngữ văn học mới có thêm nguồn lực mà phát triển" [35, tr.823-824].

1.1.2.2. Một số đặc điểm của ngôn ngữ phê bình văn học

Do đặc thù của thể loại và đối tượng tiếp cận, văn bản phê bình văn học có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật. Chính điều này góp phần qui định những đặc điểm riêng của ngôn ngữ phê bình văn học.

a) Ngôn ngữ phê bình văn học trước hết phải có tính chính xác. Là một bộ phận của khoa học xã hội và nhân văn, tính chính xác của phê bình văn học dĩ nhiên có những sự khác biệt so với ngôn ngữ của khoa học tự nhiên, nói cách khác, sự chính xác ở đây là có tính tương đối. Tính chính xác của ngôn ngữ phê bình thể hiện ở các tri thức lí thuyết được trình bày hoặc vận dụng; ở hệ thống thuật ngữ mà nó sử dụng để diễn đạt các nội dung khoa học; ở sự trung thực trong trích dẫn ý kiến của người khác hoặc các dẫn từ các tác phẩm... Chẳng hạn:

- "Trong một áng văn rất cổ xưa của Platon các nhà phê bình văn học thời nay tìm thấy một định thức chuẩn xác về thực chất của cái công việc mà họ đương làm. Đề cập đến những tiêu chuẩn của một công dân Hy Lạp có học, Platon nhấn mạnh tầm quan trọng của việc am hiểu thơ ca, tức là “hiểu được những gì mà các nhà thơ nói, phán định được cái gì hay và cái gì không hay trong những trước tác của họ, biết phân tích những cái đó và giải thích, nếu có ai hỏi" [9].

- "Ðối với nhà bình giải văn học thì văn chương là lĩnh vực độc lập, có ý nghĩa và mục đích tự thân, "văn chương (chính) là văn chương". Nó có chức năng sáng tạo ra cái đẹp, đem lại mĩ cảm cho độc giả, khiến họ "quên những sự nhọc nhằn mà trong chốc lát hưởng những phút say sưa" (Hoài Thanh).


Như vậy, chức năng thanh lọc tâm hồn và giải trí được đề cao, các nhiệm vụ giáo dục luân lí, đạo đức, nhận thức thế giới... bị coi nhẹ. Một tác phẩm văn học vì thế - theo cách nói hình ảnh của Hoài Thanh - có thể chỉ cần làm một bông hoa mà không nhất thiết phải thành quả" [9].

b) Ngôn ngữ phê bình văn học phải có tính chặt chẽ. Nếu sáng tác văn học là sản phẩm của kiểu tư duy hình tượng, thì phê bình văn học lại là sản phẩm của tư duy thiên về lô gic. Sức thuyết phục của văn bản phê bình phụ thuộc vào "hàm lượng khoa học", ở những luận thuyết, ở các dẫn chứng minh họa... Điều này được phản ánh rò nét trong hình thức ngôn ngữ của văn bản phê bình, ở đó, tính chặt chẽ thể hiện ở các kiểu lập luận, ở các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh... Ví dụ:

- "Hiện nay, phê bình lý thuyết rất được coi trọng. Hợp tuyển các công trình phê bình nổi tiếng thế giới đều không thể vắng mặt những tên tuổi như

R. Jakobson[13], M. Bakhtin, R.Barthes, J. Derrida, M.Foucault, T. Adorno,

H.R. Jauss, W. Iser... Người ta yêu thích những tác giả có đóng góp về lý thuyết, hoặc những công trình giàu sáng tạo lý thuyết. Có điều đáng lưu ý là loại phê bình này không nhất thiết phải viết về những tác giả đương đại, mà chủ yếu là những tác giả đã được khẳng định, kể cả những nhà văn tưởng như đã “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, như Bakhtin về Dostoievski và Rabelais, Barthes về Sarrasine của Balzac, không phải để “ăn mày dĩ vãng” mà cốt để làm rò hiệu quả của phương pháp mới trên một tác phẩm cũ tưởng đã cạn kiệt thông tin. Như vậy, ở đây tính thời sự mà người ta vẫn coi như một thuộc tính của phê bình cần phải được hiểu khác, rộng hơn: không chỉ phê bình các tác phẩm đương đại, mà cả dùng lý thuyết và phương pháp hiện đại để phê bình những tác phẩm quá khứ. Bởi, xét cho cùng, làm chết một tác phẩm sống và làm sống một tác phẩm chết thì cũng như nhau" [39, tr.19].

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí