- "Trong cái thứ lý tưởng văn học mà độc giả đại chúng giữ địa vị của một ông chủ vô hình khổng lồ có quyền đòi hỏi được phục vụ và quyền thẩm định giá trị, câu hỏi "viết cho ai?", từ ý nghĩa của một lời tự hỏi, càng lúc càng hàm ý một sự đòi hỏi. Khi sự đòi hỏi không được đáp ứng, câu hỏi "viết cho ai?" lại biến thành một lời ta thán. Là một lời ta thán, nó hàm chứa một loạt những điều rất thú vị. Điều thú vị đầu tiên là dường như nó chỉ được nêu lên vào những lúc có sự xuất hiện của những tác phẩm mới lạ"[43].
c) Tính biểu cảm là một đặc điểm khá nổi bật của ngôn ngữ phê bình. Do đối tượng của phê bình văn học là tác phẩm văn học - biểu hiện của cái đẹp, có sức lây lan cảm xúc, tạo mối đồng cảm ở người đọc, cho nên, nhà phê bình hoàn toàn có thể bộc lộ những rung cảm của mình ở từng trang viết. Người ta đã nói đến kiểu phê bình nghệ sĩ (nhà phê bình đồng thời là nhà văn, tác phẩm phê bình đồng thời là tác phẩm văn chương, nghĩa là nó tác động đến người đọc bằng tính biểu cảm). Ngay cả những nhà phê bình thuần túy, chưa hề sáng tác văn thơ, cũng có thể viết nên những trang phê bình khiến người đọc phải rung động. Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam là một trong những trường hợp tiêu biểu. Lối viết phê bình kiểu ấn tượng của Hoài Thanh đã tạo nên những trang viết giàu chất văn, đưa đến cho độc giả những khoái thú, không khác gì được đọc những áng thơ văn giàu cảm xúc. Ví dụ:
- "Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rạt rào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn tha thiết" [37, tr.106].
- "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu
không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn trở buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận" [37, tr.46-47].
Lúc mới bắt đầu viết phê bình, Nguyễn Hưng Quốc cũng rất mê lối văn giàu cảm xúc này, và từng làm say mê nhiều độc giả bởi thứ văn phê bình rất "điệu", chẳng hạn:
- "Làm thơ là một cách tỏ tình. Nói lớn hay nhỏ, dài hay ngắn, bổng hay trầm, nào có quan trọng gì. Quan trọng là ở chỗ người mình yêu có chớp mắt xúc động hay không. Nhà thơ lớn nào cũng đều là những tâm hồn lớn có khả năng thu nhận và rung cảm trước những làn sóng vỗ từ xa, rất xa, ngoài bản thân họ. Nhà thơ lớn là những hạt muối. Hạt muối nhỏ nhưng chất chứa dồn nén trong mình tất cả những vị mặn chát của đại dương. Nhà thơ lớn là những chiếc lá ngô đồng. Chiếc lá nhỏ hanh hao, bay bay trong gió thoi thóp biết mấy nhưng lại mang trong mình tất cả tín hiệu của một mùa trời đất đang đi" [33].
- "Nhà thơ là người sáng tạo ư? Không, tôi ngờ lắm. Từ xưa đến nay, nhà thơ có mang lại điều gì mới mẻ đâu. Hắn là người, bằng sự nhạy bén riêng của mình, phát hiện sâu sắc hơn ai hết những chất thơ đã vốn có, đã bàng bạc, ẩn tàng, giấu khuất đâu đó trong vũ trụ, ở thiên nhiên, ở cuộc đời, ở lòng người. Gió vẫn có đấy chứ, quen thuộc lắm mà, từ bao nhiêu đời rồi, nhưng phải đợi đến lúc nhà thơ ra đời, nghiêng mình làm lá, gió mới cất thành tiếng reo. Trăng vẫn có đấy chứ, từ xưa, trên cao, nhưng phải đợi đến lúc nhà thơ xuất hiện, lặng mình làm một mặt nước hồ im, trăng mới lại hiện về, long lanh hơn, huyền ảo hơn, ngay trên mặt đất, rất vừa tầm nhìn. Nhà thơ có sáng tạo được gì đâu? Hắn chỉ là lá reo để đón gió, là hồ im để đón trăng, là cỏ ngửa mặt để chờ sương. Hắn nắm bắt và giữ lại cho đời những chất thơ kín đáo nhất, mong manh nhất, thoáng qua nhất" [33].
Có thể bạn quan tâm!
- Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 1
- Ngôn ngữ phê bình văn học trong Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan - 2
- Vài Nét Về Sự Nghiệp Của Vũ Ngọc Phan
- Yêu Cầu Về Từ Ngữ Trong Văn Bản Phê Bình Văn Học
- Thống Kê Số Lượt Và Tần Số Từ Hán-Việt Trong Một Số Công Trình Phê Bình Văn Học
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Thị hiểu người đọc ngày nay rất đa dạng. Không phải ai cũng thích lối văn phê bình du dương, trầm bổng, ít tiết chế cảm xúc. Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngôn ngữ phê bình có thể khước từ tính biểu cảm. Vấn đề là ở "liều lượng", ở cách sử dụng của người viết. Sự lạm dụng bao giờ cũng gây phản cảm. Nhưng, nếu thể hiện cảm xúc đúng chỗ, bài phê bình dễ dàng chinh phục người đọc không chỉ bởi "thấu lí" mà còn "đạt tình".
d) Ngôn ngữ phê bình văn học cũng biểu hiện tính cá thể của người viết. Văn phê bình chưa bao giờ là "trung tính". Ngược lại, nó có thể giúp người viết bộc lộ quan điểm, tư tưởng, vốn văn hóa, sở trường, tâm hồn của mình - những yếu tố hình thành "khuôn mặt tinh thần của chủ thể". Ở văn bản phê bình văn học, người ta không để cập đến "phong cách nghệ thuật" - vấn đề thuộc địa hạt của văn sáng tác -, nhưng hoàn toàn có thể nói đến phong cách phê bình, phong cách ngôn ngữ, chẳng hạn, kiểu phê bình "lấy hồn ta để hiểu hồn người của Hoài Thanh, phê bình mà như viết tùy bút của Nguyễn Tuân, phê bình bắt bẻ chữ nghĩa kiểu Vũ Ngọc Phan, giọng phê bình hăng hái, hùng biện của Hải Triều... Như vậy, một khi đã gắn đời mình với nghiệp cầm bút, không chỉ người sáng tác mà cả nhà phê bình cũng không thể giấu mình. Dù đậm nhạt khác nhau, nhưng những nhân tố cá nhân sẽ lộ diện trên từng trạng viết.
1.2. Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan trong bối cảnh phê bình văn học giai đoạn 1930 - 1945
1.2.1. Diện mạo nền phê bình văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
Giai đoạn 1930 - 1945, nền văn học Việt Nam có bước phát triển vượt bậc. Bên cạnh thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự,... phê bình văn học cũng khởi sắc và gặt hái những thành tựu quan trọng.
Sự ra đời của phê bình ở Việt Nam phải kể đến những bài đầu tiên có tính chất đặt nền móng như Văn minh tân học sách của Đông Kinh nghĩa thục. Sau đó, trong vòng một thập kỉ, đã xuất hiện một loại bài, hoặc các cuốn sách mang tính chất phê bình, khảo cứu rò rệt hơn như Nghề hát bội của ta và nghề diễn kịch của người châu Âu của Nguyễn Văn Vĩnh; Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính; Tâm lí Thúy Kiều, Thế nào gọi là kịch, Văn học Pháp, bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh; Lời khuyên học trò của Nguyễn Bá Học; Văn tiêu khiển và văn biện thuyết của Hoàng Tích Chu; Nam thi hợp tuyển và Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, các bài bàn về quốc văn của Ngô Đức Kế... [42, tr.650].
Từ đầu những năm 1930, khi văn học Việt Nam bắt đầu đi vào quĩ đạo của nền văn học thề giới hiện đại, phê bình văn học với tư cách là một loại riêng, đã bắt đầu được ý thức và được xác lập với những bài phê bình của Thiếu Sơn trên báo Phụ Nữ Tân Văn, năm 1931 - 1932.
Đến năm 1933, khi tập hợp những bài phê bình đã đăng báo cùng với những bài viết mới để in thành cuốn sách Phê bình và cảo luận, Thiếu Sơn lại có một đề nghị: “Vậy là nước ta còn thiếu những nhà chuyên môn phê bình, và sự thiếu đó tưởng cũng thiệt thòi cho văn học ít nhiều”. Như vậy, chỉ đến giai đoạn này, phê bình văn học đã thực sự có chỗ đứng và công khai sự có mặt của mình trên văn đàn, dù rằng trước kia chỉ xuất hiện dưới dạng nhỏ, lẻ, đơn độc.
Giai đoạn 1930 - 1939 là khoảng thời gian bước đầu xác lập ý thức về thể loại và nghề nghiệp phê bình, vì thế vấn đề nội tại mà phê bình văn học giải quyết lại thiên về quan điểm văn học nói chung và quan điểm phê bình văn học nói riêng, chứ chưa phải là vấn đề phương pháp kĩ thuật như giai đoạn sau.
Bức tranh phê bình văn học giai đoạn này chủ yếu dựa vào phân mảng báo chí. Có thể nói sự cộng sinh giữa báo chí và phê bình văn học giai đoạn này là điều không thể chối cãi. Phê bình văn học sống được là nhờ in trên báo chí và ngược lại, chính báo chí cũng thu hút được số lượng lớn độc giả từ nội dung thông tin các bài phê bình văn học. Chính điều đó cũng tạo nên bức tranh nhiều màu sắc sinh động cho nền văn học lúc bấy giờ.
Thông qua các cuộc tranh luận trên các tạp chí, các bài phê bình tác phẩm, tác giả và bài tiểu luận, có thể thấy phê bình văn học giai đoạn này được triển khai dưới tính chất bút chiến, đối thoại và tranh luận. Qua đó, phê bình văn học đã hình thành được tính nhạy bén, tích cực trong việc xây dựng một nền văn học hiện đại, bước theo sơ đồ của văn học phương Tây.
Giai đoạn này cũng xuất hiện hàng loạt các tác phẩm phê bình văn học có giá trị
Như tác giả Phan Khôi với Phép làm văn, Luận về quốc học, Lối văn học bình dân đã chỉ ra mối tương quan giữa văn học và xã hội. Năm 1933, trong sinh hoạt văn học xuất hiện một loạt bài mang tính chất luận chiến với những quan điểm mới lạ: quan điểm mác xít do Hải Triều khởi xướng: vấn đề dân sinh, sự tiến hoá của văn học và sự tiến hoá của nhân sinh, ông Phan Khôi không phải là học giả duy vật, ông Phan Khôi là một học giả duy tâm… với sự kết hợp của Phan Văn Hùm và Tạ Thu Thâu theo phép biện chứng trên các báo miền Nam. Nhưng cũng từ đó, bắt đầu xuất hiện những cuộc tranh luận công khai: “Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh”, “Cuộc tranh luận về Truyện Kiều”, “Cuộc tranh luận thơ cũ và thơ mới”, “Cuộc tranh luận về tiểu thuyết của Cô giáo Minh và Đoạn tuyệt”, “Cuộc tranh luận về tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng”,…
Chính trong thời điểm này, do tình hình xuất hiện nhiều sáng tác mới trên nhiều phương diện thể loại, phương pháp và cả nội dung đã làm cho nền
phê bình văn học nước nhà phát triển cả về chất và lượng. Người ta đã chứng kiến sự nhanh nhạy của báo chí và các cây bút phê bình cùng với sự tham gia hào hứng của các công chúng văn học trước những thành tựu mang tính chất mới mẻ độc đáo.
Bắt nguồn từ quan niệm sáng tác, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã tạo ra những cuộc tranh luận, thu hút dư luận mạnh mẽ một thời. Đó là ý kiến phủ định của Thái Phỉ và Nhất Chi Mai khi đề cập đến tác phẩm Giông tố trên khía cạnh đạo đức trong bài Văn chương dâm uế. Tuy thế, đây vẫn chỉ là sự chỉ ra theo một hướng, chưa dựa vào những chứng cứ phân tích tác phẩm cụ thể. Vũ Trọng Phụng trả lời bài báo bằng thái độ sắc sảo rò ràng khi chỉ rò lập trường quan điểm sáng tác của chính bản thân và vạch ra khoảng cách giữa các quan điểm sáng tác văn học, “rất muốn tìm những cái tốt đẹp, tử tế của cuộc đời và đã ngây thơ đợi những cái tốt đẹp và tử tế ấy cho đến chết” (Lan Khai). Rò ràng, nghệ thuật và quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng đều xuất phát từ lòng tin con người và đời sống. Trương Tửu nêu được những đặc điểm tinh thần của nhà văn “Ông là đứa con trực tiếp của cuộc đời. Tài nghệ của ông không bằng sự bắt chước. Nó làm bằng kinh nghiệm và nỗ lực cá nhân,… được vậy là nhờ ở cái tính khí riêng, não trạng riêng, cái tài năng riêng, cái xu thế sáng tạo riêng của ông, tất cả cái này bắt rễ ở cái vị trí của ông, nó cắt đứt trong tâm hồn ông các tình cảm có họ hàng với chủ nghĩa lãng mạn…”.
Như thế, đối với Vũ Trọng Phụng, phê bình giai đoạn này nói chung đã chạm đến những nét cơ bản và đánh giá chính xác tài năng của nhà văn. Về cuộc tranh luận, ý kiến của Nguyễn Hoành Khung là xác đáng. Ông cho rằng, “đây là bài bút chiến sắc bén rất đáng chú ý, thực tế là bản tuyên ngôn nghệ thuật bằng chính luận đầu tiên và cũng là duy nhất của trào lưu “tả thực” “vị nhân sinh” tiến bộ khi đó. Cuộc bút chiến vượt khỏi tính chất một cuộc tranh
cãi bình thường trong phê bình văn học để mang ý nghĩa một cuộc đụng độ tất yếu giữa hai khuynh hướng văn học đang nổi lên mạnh mẽ đương thời: khuynh hướng “lãng mạn tư sản” của Tự lực văn đoàn và khuynh hướng “tả chân xã hội” của Vũ Trọng Phụng và các nhà văn cùng chí hướng với ông”.
Năm 1935, Hải Triều cho in Duy tâm và Duy vật và công trình nghiên cứu phê bình văn học đầu tiên của Trần Thanh Mại ra đời: Trông dòng sông Vị. Cuốn sách của Trần Thanh Mại thiên về phác hoạ chân dung và sự nghiệp nhà thơ Trần Tế Xương qua tiểu sử giai thoại và văn thơ, nhưng cảm hứng sáng tác lại lấn át cảm hứng khoa học, nên giá trị tư liệu là phần đóng góp chính lẽ ra phải có của tập sách, lại không vững chắc lắm.
Một cây bút phê bình mới xuất hiện trong làng văn, đó là Trương Tửu với đề mục trang trọng “Văn học Việt Nam hiện đại” và những lời giới thuyết lớn lao trên các tuần báo: “Phê bình, từ nay theo tôi muốn, không thể, không nên chỉ là một sự thưởng thức của từng người. Nó phải là một nghệ thuật, hơn nữa một khoa học”. Ý kiến này cho đến nay vẫn hoàn toàn mang tính chất đúng đắn đối với nền phê bình văn học nói riêng, nền văn học nước nhà nói chung ở thế kỉ XXI này.
Năm 1936, trong dòng suy nghĩ được gợi ra từ cuộc tranh luận "Nghệ thuật vị nghệ thuật"… Hoài Thanh và Lê Tràng Kiều viết chung cuốn Văn chương và hành động. Công trình này đã bộc lộ tinh thần dân tộc từ khá sớm, vì lẽ đó nó đã bị chính quyền tịch thu từ khi mới ra đời. Từ lúc đó, Lê Tràng Kiều xuất hiện nhiều nhất trên báo chí. Ông tham gia cả hai cuộc tranh luận "Thơ mới" và "Nghệ thuật vị nghệ thuật"… Đó là những bài phê bình mang đầy tính tâm huyết, với ngòi bút thật sắc sảo.
Một sự kiện đáng chú ý là cuộc tranh luận nhỏ về tiểu thuyết Cô giáo Minh và Đoạn tuyệt. Cuộc tranh luận này đã nảy ra do những quan niệm khác nhau về lí luận thể loại và quan điểm xã hội. Theo đó, tính chất tranh luận của
giai đoạn không chỉ nằm trong những cuộc bút chiến mà trong chính những tác phẩm văn chương luận đề.
Năm 1938, xuất hiện tư tưởng phê bình theo tư tưởng mác xít đáng chú ý như Phan Văn Hùm qua sách Nỗi lòng Đồ Chiểu được viết bằng chữ quốc ngữ, K.T: Tố Hữu nhà thơ của tương lai. Nguyễn Tiến Lãng với Nửa đời thi sĩ trên báo Tràng An, Trương Tửu với cuốn Những thí nghiệm của bút tôi đã xác lập phương pháp phê bình theo quan điểm xã hội học. Cũng trong thời điểm này, Lan Khai có một loạt bài tiểu luận có giá trị khi tham gia vào cuộc tranh luận "Nghệ thuật vị nghệ thuật"…
Theo Trần Đình Sử, trong những năm 1932 - 1945, hoạt động phê bình đã xuất hiện với việc ra đời số lượng lớn các “bài phê bình” khen chỗ này, chê chỗ kia. Có kẻ do thù hằn nhau mà sinh ra mạt sát nhau, có người do cùng hội cùng cánh mà bênh bè và cũng có cả những kẻ do ăn tiền của nhà xuất bản mà viết phê bình để quảng cáo. Đáng chú ý nhất trong các thể loại phê bình là bút chiến. Các cuộc tranh luận văn học trở thành nơi gieo mầm cho thể loại này. Tính chất chính luận và nghị luận kết hợp với giọng điệu riêng đã làm cho đời sống văn học bấy giờ trở nên hết sức sôi động [35].
Thể loại phê bình thứ hai là phê bình tác giả văn học, trong đó, Thiếu Sơn được xem là người mở đầu với tác phẩm Phê bình và cảo luận (1933). Đây là “lối phê bình nhân vật”, nhằm phát hiện cái bản ngã của nhà văn, đi vào tính cách làm văn chương của mỗi người mà khen chê hoặc đưa ra những lời khuyên. Đây cũng chính là công trình mở đầu cho thể loại văn chân dung của nước ta.
Danh nhân truyện ký là thể loại thứ ba, xuất hiện khá rầm rộ. Với thể loại này, các tác giả đã trình bày tiểu sử, các sự kiện đời sống riêng tư, các đặc điểm cá tính của nhà văn mà từ đó giải thích đặc điểm thơ văn của họ.