Ngữ Liệu Văn Hóa Với Sự Thể Hiện Chiều Sâu Triết Mỹ Qua Ngôn Ngữ Nhân Vật Trong Truyện Kiều


Truyện Kiềulà một tác phẩm có cốt truyện đa chủ đề, có cấu trúc mạch tự sự đa dạng. Nguyễn Du đã viết thiên truyện này bằng sự chiêm nghiệm sâu sắc, đó là những luận lý mà ông đã rút ra được từ triết thuyết đầy tính siêu hình, bí ẩn của Nho giáo, từ cái nhìn nhận cuộc đời theo quan niệm chữ Nghiệp, luật Nhân quả của Phật giáo và có chút lãng mạn trong quan niệm về nhân sinh của Lão Trang. Đó cũng là bức tranh văn hoá chung cho tất cả các tác phẩm ở giai đoạn này. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ tự sự và văn hoá, đặc biệt là văn hoá tâm linh, chúng ta có thể nhận thấy, những cách nhìn nhận, cắt nghĩa đó của Nguyễn Du đó đều có tính định hướng cho tác phẩm, tạo nên những ấn tượng, ám ảnh lớn đối với người đọc, tiếp nhận. Mạch kể chuyện của tác giả đi theo mạch song hành theo từng cặp của thế giới mơ - thực, hiện hữu - hư vô, chập chờn hoang tưởng - đắng cay hiện thực, và ánh sáng - bóng tối. Câu chuyện gặp gỡ giữa Thuý Kiều và Đạm Tiên, một cuộc gặp gỡ có tính tiền định của những con người tài hoa, giữa thực - hư, giữa thực tại - mộng mị, đã được tác giả kết hợp, lồng ghép kiểu tự sự theo trật tự tuyến tính và cấu trúc trùng điệp. Quan điểm của Nguyễn Du về thân phận của những con người tài hoa đã được ông phát biểu qua nhận định của Thuý Kiều:

Kiều rằng: “Những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh.

(Câu 0115 - 0116)

Dường như ở lời nhận định này, với những ngữ liệu tài hoa, thể phách, tinh anh, nhà thơ đã thể hiện quan điểm cụ thể của mình về vấn đề con người nói chung và người tài hoa nói riêng. Trong mạch tư duy đó, ông đã tỏ bày nhận định của mình về cuộc sống, về hiện thực phũ phàng lúc bấy giờ. Khi bàn về số phận của người phụ nữ, nhà thơ đã thốt lên:

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

(Câu 083 - 084)

Nếu ở những nhận định về thân phận của những con người tài hoa bạc mệnh,

nhà thơ đã khái quát thành một định đề bằng những ngữ liệu văn hoá có tính trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.


trọng thì ở tấm lòng thương cảm cho số phận cụ thể của người phụ nữ, nhà thơ như chua xót thốt lên những lời cay đắng qua một số ngữ liệu bình dân, thuần Việt rất gần gũi, bình dị, dễ khơi gợi sự xúc động ở người đọc. Đó là từ láy đau đớn, là từ thuần Việt đàn bà và cách diễn đạt cũng rất khẩu ngữ, gần với lối nói của người bình dân như đau đớn thay, lời rằng, cũng là. Trong câu thơ trên, một ngữ liệu Hán Việt duy nhất là bạc mệnh được đặt ở câu bát như một lý lẽ cao nhất mà nhà thơ muốn dẫn dụng để chứng minh cho một triết thuyết phổ biến lúc bấy giờ tài hoa hoa bạc mệnh.

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 20

Như vậy, về mô hình tự sự và vai trò của ngôn ngữ tác giả trong Truyện Kiều, chúng ta nhận thấy dường như Nguyễn Du đã viện dẫn đến yếu tố tâm linh để tạo tính linh hoạt cho câu chuyện được kể, tạo sự hợp lý nhất quán khi lý giải về số phận của nàng Kiều. Đặc biệt, nhà thơ đã đan xen, lồng ghép ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện một cách khéo léo, tinh thế khiến cho người đọc cảm thấy sự vô tư, chân tình và trăn trở của tác giả đối với những con người tài hoa bạc mệnh, đối với thân phận người phụ nữ mà chính tác giả và nàng Kiều của ông là hiện thân cho những điều ấy.

Bên cạnh tính phức điệu, ngôn ngữ tự sự của Nguyễn Du còn thể hiện một khả năng đối chiếu và tương phản đặc biệt. Để có được những chân dung nhân vật sắc nét, hai tuyến nhân vật tương phản nhau trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã vận dụng tối đa những ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ tự sự, thuật truyện, tái hiện các khuôn hình khác nhau của một không gian văn hoá trung đại. Dưới lăng kính mỹ học cổ điển, ngòi bút nhân đạo cảm thương, tuyến nhân vật chính diện được nhà thơ xây dựng theo quan điểm tích cực hoá, đạo đức hoá và thẩm mỹ hoá theo những công thức điển phạm, quy củ và chịu sự ràng buộc của thi pháp văn học cổ. Trong bức tranh văn hoá ấy, các nhân vật của Truyện Kiều được phác thảo qua những nét ký hoạ thuỷ mặc của quốc hoạ Trung Hoa. Kim Trọng “phong tư tài mạo”, Thuý Vân như “hoa cười, ngọc thốt”, Thuý Kiều tựa “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” và tướng mạo uy nghi, dũng mãnh của bậc hổ tướng “vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” - Từ Hải. Những ngữ liệu gắn liền với hệ thống nhân vật này cũng là những mỹ từ ước lệ,


mang tính biểu trưng. Giọt nước mắt của Kiều là “hạt châu”, “giọt hồng” hay “màu hoa lê đã dầm dề hạt mưa”. Những ngữ liệu ấy khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh thiếu nữ Lâm Đại Ngọc 林 黛 玉 nhỏ từng giọt châu khóc thương cho hoa lê đã

sớm lìa cành trong Hồng Lâu Mộng 紅樓夢 của Tào Tuyết Cần 曹雪芹 (Thanh ).

Những từ ngữ giàu tính biểu đạt, tượng trưng và mang sắc thái thẩm mỹ cao độ ấy hoàn toàn phù hợp với những nhân vật mang tầm tư tưởng, khát vọng và ý nguyện của nhà thơ. Đối với những nhân vật phản diện, đối lập, phản đề, nhà thơ sử dụng hàng loạt những từ ngữ thuần Việt (ngữ liệu chuyển dịch) một cách đắc địa. Mã Giám Sinh trong cuộc mua bán oan nghiệt của Thuý Kiều, hắn tỏ ra biết người biết của nhưng với bản chất con buôn, hắn luôn thận trọng đắn đo, thương lượng. Mọi cử chỉ, ngôn ngữ vẫn hết sức từ tốn, thể hiện sự cân nhắc tính toán chi li, chặt chẽ. Tuy nhiên, Mã Giám Sinh biết rò đây là một “món hời” nên hắn tỏ ra lịch thiệp với những từ ngữ cực kỳ hoa mỹ:

Rằng: Mua ngọc đến Lam kiều, Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường...”

(Câu 0643 - 0644)

Sự đề cao Thuý Kiều (ngọc đến Lam Kiều), coi đây là việc cưới sinh hợp lễ, nghiêm túc (sinh nghí) và thái độ nhũn nhặn (xin dạy...cho tường) vẫn không giấu được bản chất con buôn của hắn khi chạm đến mùi tiền:

Cò kè bớt một thêm hai,

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Câu 0647 - 0648)

Qua những mỹ từ văn hoá như Lam kiều, sính nghi, các biệt ngữ thể hiện các mánh khoé, chiêu thức, mánh lới buôn bán như cò kè, bớt một thêm hai, ngã giá… của gã họ Mã, ngòi bút trực tả của Nguyễn Du đã kịp lật tẩy mối quan hệ mập mờ, vẻ ngoài chải chuốt, cử chỉ vô học, ngôn ngữ tiểu nhân, đặc biệt là bản chất con buôn của Mã Giám sinh và kịp đưa hắn lên màn diễn của sân khấu cuộc đời, một lớp, một màn nhỏ của vở kịch đoạn trường mà Thuý Kiều sẽ phải lặn ngụp suốt mười lăm năm đằng đẵng. Có thể nói, ngôn ngữ tự sự của tác giả tuy không đi sâu


vào thế giới nội tâm của nhân vật, nhưng qua lớp ngôn ngữ đặc trưng ấy, nhà thơ như muốn giới thiệu một cách trang trọng những bức chân dung, những biểu tượng về những đức tính, số phận và hình tượng con người theo quan điểm triết học đông phương. Đồng thời, Nguyễn Du cũng khắc họa thành công những bức truyền thần cụ thể bằng những nét vẽ và chất liệu từ chính bản thân cuộc đời tác giả.

Có thể thấy, qua lời kể của tác giả và trực tiếp đọc Truyện Kiều, dường như như bất kỳ độc giả nào cũng đồng ý với nhận định của Hoàng Hữu Yên:

Ai mà nén nổi xúc động trước mọi chặng đường khổ ải của nạn nhân Thuý Kiều…, ai mà không thấy hiện lên trước mắt là cái “lờn lợt màu da”, với những lời tục tĩu văng ra từ mồm mụ đĩ Tú Bà! Ai mà không ghê rợn về sự tính toán bỉ ổi của tên ma cô họ Mã! Cũng chẳng ai quên được cái “lẻn”, cái “rẽ dây cương” rồi cái “mặt mo” của tên lừa đảo đốn mạt Sở Khanh…” [173, tr.47].

Đến như Từ Hải một tay gây dựng nên một góc giang sơn, khi đáp lời Thuý Kiều cũng sử dụng những từ ngữ rất đỗi quen thuộc như:

“Huống chi việc cũng việc nhà, Lọ là thâm tạ, mới là tri ân.”


“Sao cho muôn dặm một nhà,

Cho người thấy mặt, là ta cam lòng.”

(Câu 2431 - 2432)


(Câu 2435 - 2436)

Điểm lại trong tác phẩm, các đoạn thơ sử dụng các ngữ liệu mang tính khẩu ngữ quần chúng tuy rất tục nhưng rất hợp lý và chuẩn mực. Qua lớp từ ấy, Nguyễn Du đã miêu tả thành công một bức tranh điêu khắc chạm nổi tiêu biểu cho ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều.

Ngoài ra, khi bàn đến ngôn ngữ tự sự của Nguyễn Du, nhà thơ ít sử dụng bạch miêu, tức là cách kể mộc, miêu tả trực diện, trực tiếp, miêu tả rò ràng. Ông thường tuân thủ theo lối vẽ mây nẩy trăng, kiểu vẽ bóng đầy những dụng ý sâu xa. Chẳng hạn ở đoạn thơ sau:


Hàn huyên chưa kịp dãi dề,

Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao:

Người nách thước, kẻ tay dao

Đầu trâu, mặt ngựa, ào ào như sôi.

Già giang một lão một trai,

Một dây vô lại buộc hai thâm tình. Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh, Rụng rời giọt liễu, tan tành gối mai. Đồ tế nhuyễn, của riêng tây,

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham.

(Câu 0575 - 0584)

Bình luận về đoạn này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với nhận định của tác giả Thi pháp Truyện Kiều, ông cho rằng: “Mọi sự vật đi vào Truyện Kiều đều mang theo một cái bóng mờ của sự cảm thụ chủ quan trong tương quan của các sự vật. Cách gọi gọi tên sự vật ở đây là cách gọi tên của hoán dụ, ẩn dụ theo kiểu thơ.” [132, tr.191]. Đoạn thơ miêu tả cảnh sai nha đến nhà bắt Vương ông và Vương Quan, tuy không có cái chất thời sự, trực tiếp nhưng có lẽ người đọc cũng khó lòng cảm nhận được cái gấp gáp, nhốn nháo của một khung cảnh bất thường của gia đình qua các thành ngữ, từ ngữ thuần Việt, từ láy như đầu trâu mặt ngựa, ào ào, sạch sành sanh, hoặc lối dùng từ có những định ngữ trang sức kẻ nách thước, kẻ tay dao, tiếng ruồi xanh, rụng rời khung dệt, tan tành gối mai…Nhìn từ góc độ văn hoá, qua các ngữ liệu bình dân, bác học, chúng ta có thể nhận thấy tài năng cũng như sự đa dạng trong cách tiếp cận, thuật chuyện của nhà thơ rất đa dạng, linh động. Điều ấy không chỉ thể hiện tài năng và phong cách nghệ sĩ mà còn thể hiện phông văn hoá sâu sắc của Tố Như. Đó là sự tích hợp, lắng đọng những “vỉa văn hoá” mà nhà thơ đã ảnh hưởng, thu thập được trong hành trình sống và chiêm nghiệm của mình. Ông thể hiện nó một cách tài nghệ, điêu luyện, súc tích trong tác phẩm của mình.

Sáng tạo của Nguyễn Du trong ngôn ngữ tự sự của thi phẩm mày được thể hiện ở chỗ ông đã tái tạo lại các cấu trúc, mô hình ngữ liệu có nguồn gốc từ văn


hoá, cốt truyện Trung Hoa, ông thổi hồn Việt, nhân văn Việt vào các lớp từ ngữ ấy qua cách cách diễn đạt, ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách của nó. Không có ở đâu mà tiếng Việt trở nên trong sáng, linh hoạt, tinh vi và xác thực như trong ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều. Sự xuất hiện của các ngữ liệu văn hoá bình dân như tục ngữ, ca dao, thành ngữ thuần Việt, các từ ngữ có phong cách khẩu ngữ Việt là một sự biểu hiện cao độ của quá trình dân chủ, dân tộc hoá ngôn ngữ văn chương cổ điển Việt Nam. Việc linh hoạt hoá, Việt hoá các hình thức biểu hiện của các ngữ liệu văn hoá bác học, Hán Việt đã giúp cho các ngữ liệu bác học này có khả năng biểu đạt phù hợp, gần gũi và thống nhất với tâm hồn, văn hoá Việt. Trong thực tế, ông đã sử dụng một lớp từ đồng nghĩa thay thế theo cấu trúc kết hợp Việt - Hán rất hấp dẫn khiến cho câu thơ không hề có sự nhàm chán, tẻ nhạt. Để nói về những giọt nước mắt, có lúc ông dùng từ lệ hoa (Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng - câu 634), giọt lệ (Tưới xin giọt lệ cho người thác oan - Câu 748), giọt châu (Giọt châu lã chã khôn cầm - câu 1857), giọt hồng (Nhìn càng lã chã giọt hồng - câu 875)... hoặc để nói về giấc ngủ, ông cũng dùng khá nhiều từ đồng nghĩa thay thế như giấc hoè (Tiếng sen sẽ động giấc hoè - câu 437), giấc hương quan (Giấc hương quan luống lần mơ canh dài - Câu 1266), giấc nồng (Xuân huyên chợt tỉnh giấc nồng - câu 759), giấc xuân (Thuý Vân chợt tỉnh giấc xuân - câu 713), giấc mai (Giật mình thoắt tỉnh giấc mai - câu 2727)... Hầu hết những từ thay thế đồng nghĩa này đều là những điển cố hoặc là những từ ngữ văn hoá được nhà thơ tạo ra. Tất cả được ông tổ hợp xây dựng theo nguyên tắc mỹ học nhất định chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường. Lối sử dụng này cũng có tính trau chuốt, có nguồn gốc xuất xứ phong phú, có chức năng gợi cảm khác nhau nhưng căn bản vẫn giữ được hồn cốt dân tộc. Đó là một đóng góp lớn của Tố Như tiên sinh.

Tựu trung, trong lịch sử phát triển của tiếng Việt và thơ ca cổ điển Việt Nam, chỉ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì ngôn từ, đặc biệt là lớp từ ngữ mang phong cách khẩu ngữ mới thực sự được xem là lớp ngôn từ nghệ thuật đặc sắc, có sức sống tràn trề, mãnh liệt. Xét từ góc độ văn hoá nhân văn, Nguyễn Du không chỉ là nhà


nghệ sĩ lớn về ngôn từ mà còn là một nhà văn hoá lớn với những phương thức ứng xử nghệ thuật của ông đối với ngôn ngữ dân tộc và hiệu quả của nó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với việc sáng tạo ngôn ngữ thi ca mà Nguyễn Du là một tấm gương tiêu biểu. Đồng thời, trong quá trình tạo tác, cái khéo léo của nhà thơ là đã đồng hoá một cách cao độ cái vốn quý bình dân ấy, đưa lời ăn tiếng nói của nhân dân vào lớp từ ngữ đẹp, đắc dụng nhất. Bao lời ăn tiếng nói của quần chúng được nhà thơ sử dụng rất điêu luyện, đều có vị trí xứng đáng trong ngôn ngữ Truyện Kiều và phát huy tác dụng một cách sắc sảo.

3.2. Ngữ liệu văn hóa với sự thể hiện chiều sâu triết mỹ qua ngôn ngữ nhân vật trong Truyện Kiều

3.2.1. Tính đa thanh, đa giọng điệu qua phong cách Khổng tước văn và Hải hạc văn

Đặc tính của tư duy phương Đông nói chung là lối tư duy cầu tính, mang tính chủ toàn, thiên về cảm xúc, trọng sự đăng đối, nặng về thẩm mỹ và đề cao cái đẹp hài hoà. Đặc tính này đã tạo nên một bức tranh ý niệm mang tính biểu tượng về thế giới, hiện thực khách quan và được thể hiện một cách sâu sắc trong ngôn ngữ văn tự Hán và Việt. Người xưa lấy cái lý về thái cực, tính đối xứng, khả năng đối trọng giữa ngữ nghĩa và hình thức của câu chữ để diễn đạt những ý tưởng thẩm mỹ, phác hoạ thế giới hình tượng đặc trưng của văn chương cổ điển. Do đó, các ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều, không đơn thuần là sự so sánh, đăng đối tạo nên những thần cú nhãn tự mà đằng sau nó là những bài học triết lý, giáo huấn sâu xa, nó giúp cho ý nghĩa câu thơ thêm phong phú. Một trong những đặc trưng cơ bản của văn chương trung đại là tính chất cao quý, thanh nhã, giàu khả năng tượng trưng, linh hoạt và đa nghĩa, từ ít ý nhiều, thi ảnh mang tính biểu trưng, khái quát cao độ. Ở thời trung đại, người cầm bút hầu hết đều là những bậc trí thức nho học có trình độ học vấn uyên thâm. Mỹ học trung đại quy định khuôn khổ diễn đạt chung, phải tuân thủ theo hướng thanh nhã, quý tộc, cao sang, từ đề tài, hình tượng nhân vật, hình ảnh đến giọng điệu, ngôn ngữ, từ các biện pháp tu từ học như ẩn dụ, tượng trưng đến điển cố, mỹ từ văn hoá, thi văn liệu được dẫn dụng... Thái độ thẩm mỹ này đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sáng tạo của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều.


Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về đặc trưng thẩm mỹ của ngôn ngữ nhân vật

Truyện Kiều, Nguyễn Lộc đã nhấn mạnh:

Chỉ riêng về ngôn ngữ nhân vật, yếu tố truyền thống và những sáng tạo riêng của nhà thơ vẫn biểu hiện rò nét. Trong ngôn ngữ các nhân vật Truyện Kiều, có yếu tố hiện thực chủ nghĩa, nhưng có tính chất ước lệ mà chúng ta thường thấy trong ngôn ngữ văn học của thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX. Có một điều phải tính đến, là ngôn ngữ trong thơ ca, cả xưa lẫn nay bao giờ cũng có tính chất cách điệu hoá. Đây là một đặc điểm thuộc loại hình... tính chất ước lệ trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều có phần là do cách điệu hoá của loại hình thơ lục bát, với số chữ và vần điệu chặt chẽ. Nhưng chủ yếu nó là một đặc điểm có tính chất loại biệt trong nghệ thuật biểu hiện của văn học phong kiến... [89 ; tr.46]

Khảo sát trong thơ chữ Hán Thanh Hiên thi tập 清軒詩集 của Nguyễn Du,

chúng tôi nhận thấy có một chùm ba bài rất đáng chú ý, đó là Khổng tước vũ孔雀舞, Điệp tử thư trung 蝶死書中 Độc Tiểu Thanh ký 讀小青記. Ở Điệp tử thư trung, tác giả sử dụng hình ảnh cái chết của con bướm để ví như sứ mạng của nhà thơ, dù thế nào cũng cháy hết mình cho nghệ thuật. Trong Độc Tiểu thanh ký, nhà thơ đã nêu rò sự sứ mệnh của văn chương và tâm sự của một thi nhân ưu thời

mẫn thế. Cùng với hai bài thơ trên, bài Khổng tước vũ cũng được xem là một phát ngôn nghệ thuật của nhà thơ. Qua hai hình ảnh chim Khổng Tước với một bộ lông sặc sỡ và chim Hải hạc với dáng vẻ điềm tĩnh thanh tao, nhà thơ như muốn thông điệp đến độc giả những thông tin về mối quan hệ giữa hình thực và nội dung thẩm mỹ của văn chương nói chung và ngôn ngữ tác phẩm nói riêng. Hơn thế nữa, nhà thơ đã kế thừa sự phá vỡ của nguyên lý thẩm mỹ đồng nhất trong sáng tạo các hình tượng, ngôn ngữ nhân vật trong văn học dân gian và truyện Nôm truyền thống. Đó là cái đẹp không chỉ bao hàm nội dung tích cực và vẻ ngoài xấu xí cũng không chỉ là bộc lộ cái ác và tiêu cực. Hình ảnh những nhân vật chính diện, phản diện trong nghệ thuật tuồng, chèo hay một số truyện cổ tích của Việt Nam đã minh chứng cho luận lý đó. Qua ý kiến của một số nhà nghiên cứu, từ góc độ nội dung thẩm mỹ và

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí