Ngữ Liệu Văn Hoá Với Sự Thể Hiện Nhãn Quan Và Bức Tranh Thời Đại


Bên cạnh hệ thống ngữ liệu nguyên dạng, trong ngôn ngữ tác phẩm, những ngữ liệu chuyển dịch cũng đóng một vai trò quan trọng, không chỉ làm giàu cho từ vựng văn hoá của tác phẩm về số lượng, khả năng biểu đạt, biểu cảm mà còn tạo nên một ý nghĩa xã hội rộng lớn. Nhà thơ đã đưa các ý niệm triết học, khái niệm luân lý, bài học đạo lý trong sách vở bác học đến với quảng đại quần chúng độc giả, góp phần nâng cao chất lượng tiếp nhận của bạn đọc mà không đánh mất vẻ đẹp cổ điển của Đường thi, Tống Từ… Đồng thời, nó cũng đánh dấu sự trưởng thành về chất của ngôn ngữ văn học dân tộc trên phương diện tiếp thu sáng tạo vốn liếng văn hoá, văn học Trung Quốc. Là một người uyên thâm về nho học, thấy rò sự thăng hoa và ảnh hưởng mạn mẽ của chữ Hán và văn hoá từ chương Hán học, nhưng Nguyễn Du lại sử dụng chữ Nôm, thể thơ lục bát truyền thống để viết nên thiên truyện đặc sắc này.

Truyện Kiềuđược lưu truyền rộng rãi trong dân gian là vì Nguyễn Du đã đã sử dụng một cách nhuần nhuyễn, sinh động, đa dạng, kết hợp một cách thuần thục hai hệ thống từ ngữ Việt và Hán Việt. Với chữ Nôm - một sáng tạo độc đáo của người Việt, đó là thứ văn tự giúp cho nhà thơ dễ dàng tiếp cận với vốn từ ngữ có nguồn gốc từ lời ăn tiếng nói của tầng lớp bình dân và ngôn ngữ đời sống. Trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật, tác giả đã tổng hợp, điều hoà những ảnh hưởng của cả hai khuynh hướng bình dân và bác học. Trong những từ chỉ chung khái niệm phụ nữ của nhà thơ dùng với một dụng ý tu từ học rất rò, đặc biệt là hai từ thuần Việt là đàn bà gái tơ:

“Đau đớn thay, thân phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”

(Câu 083 - 084)

“Cớ sao chịu tốt một bề,

Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!

Phải làm cho biết phép tao!

Chập bì tiên, rắp sấn vào ra tay.”

(Câu 975 - 978)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Rò ràng nhà thơ phải nói là phận đàn bà mới diễn tả thấm thía cái số phận chua cay, cực nhục của người phụ nữ trong xã hội cũ trong nửa đầu thế kỉ VIII- XIX.


Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 18

Con người không có quyền được tự do, được khao khát hạnh phúc, khao khát quyền lợi cho mình. Nguyễn Du dùng gái tơ, phép tao và động tác rắp sấn trong lời nói và hành động của Tú bà đối với Thuý Kiều. Gái tơ chỉ người phụ nữ còn trẻ vì bản thân cái ngôn ngữ ấy đã tố cáo tính chất con người Tú bà một cách hết sức cụ thể và sinh động. Tương tự, từ rắp sấn cũng cho thấy hành động côn đồ độc ác của bọn chủ chứa. Tác giả đã sử dụng đúng từ thuần Việt nôm na như thế mới diễn tả đúng ngữ cảnh, hành động, lời nói của nhân vật mà không thể thay thế bằng một từ nào khác.

Ở một trường hợp khác, sắc thái bình dân của những từ ngữ màu sắc đã được nhà thơ thể hiện qua một thao tác chuyển dịch khá chuẩn xác. Tuy vẫn giữ được nét từ chương, uyển nhã vốn có của ngôn ngữ bác học nhưng nó vẫn thể hiện được sự mộc mạc, gần gũi và bình dị của lớp ngôn ngữ quần chúng. Bên cạnh đó, sự sáng tạo của Nguyễn Du còn được hiện lên ở phương diện sử dụng từ ngữ chuyển dịch một cách chính xác, thần tình, linh động để khắc hoạ, miêu tả ngoại vật, ngoại cảnh và nhân vật trong Truyện Kiều. Những từ ngữ ấy không hề xa lạ mà còn phần thân thuộc với người đọc. Khi tả nàng Vân với mái tóc dài, mượt còn xanh hơn cả mây; làn da trắng mịn hơn cả tuyết (mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da). Tả nàng Kiều với đôi môi đỏ thắm khiến hoa phải ghen vì thua thắm và mái tóc xanh mượt khiến liễu phải hờn (hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh). Ngoài những từ ngữ chỉ màu sắc ít có tính chất tả thực mà thiên nặng về tính biểu trưng. Dường như, tác giả đã sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc, hoặc kiểu định danh sự vật để miêu tả cảnh vật, khơi gợi tình cảm của con người. Trong Truyện Kiều, chúng ta thấy có cái “nhờn nhợt màu da” của mụ Tú bà, có cái mặt ngây dại như đổ “chàm xám xịt” của Thúc Sinh, có những vẻ hình dong chải chuốt của những anh chàng họ Sở hay dáng vẻ sỗ sàng, vô phép của những tay trí thức rởm đời làm nghề đưa mối bán hương. Có lẽ với Nguyễn Du, màu sắc là cầu nối giữa tâm và cảnh, giữa vật và người. Màu cỏ non xanh gắn với bao cảm xúc bao la về viễn cảnh thanh tân của cuộc đời. Nguyễn Du không chỉ nắm bắt cái thần thái, ý nghĩa màu sắc của sự vật mà còn nắm bắt và diễn tả sắc màu tình cảm nhuộm đậm lên cảnh vật, không gian làm cho phong cảnh trở lên sinh động, có hồn. Đặc biệt, những từ ngữ chỉ màu sắc ấy, ngày nay đã trở thành những kiểu định danh khá đặc biệt và điển hình cho những hạng


người trong xã hội, cho những ngữ cảnh và gợi tứ cho các văn thi sĩ đời sau trong quá trình sáng tác.

Cùng với ngôn ngữ bác học, lớp từ ngữ bình dân đã tồn tại trong Truyện Kiều với tư cách là một phương diện cơ bản của ngôn ngữ tác phẩm. Nguyễn Du đã vận dụng và sáng tạo chúng một cách tự nhiên, biến hoá, ý vị, linh động, gọn gàng, đa dạng và phù hợp từng ngữ cảnh, nhân vật. Đó là sự hoà quyện giữa các yếu tố chủ quan và khách quan theo nguyên tắc của mỹ học cổ điển. Dường như nhà thơ đã phát hiện được dáng vẻ thần kỳ, hấp dẫn của các quy luật di chuyển từ ngữ văn hoá vào ngôn ngữ tác phẩm và lý giải, tái cấu trúc ngôn ngữ bình dân trong một dáng vẻ mới để chúng tự toát lên những ý nghĩa biểu đạt mới mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban sơ và nhạc điệu cơ bản của nó.

Tiểu kết Chương 2.

Ngữ liệu văn hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều không chỉ mang tính điển phạm, quy chuẩn, lôgíc mà nó còn phải đảm bảo tính đăng đối, khái quát, mang tính biểu trưng sâu sắc và giàu khả năng sáng tạo. Khả năng đăng đối về ngữ nghĩa của các cứ liệu gốc và chuyển dịch được sử dụng trong ngôn ngữ vẫn đảm bảo được những đặc tính về thẩm mỹ của ngữ liệu, đặc biệt nó cũng phản ánh một đặc trưng tư duy, quan niệm thẩm mỹ của thi nhân, góp phần xây dựng những hình tượng không thời gian định tính mang màu sắc đông phương, hình tượng nhân vật với những tính cách đa dạng, có đời sống, diễn biến tâm lý nổi bật. Nguyễn Du sử dụng một hệ thống ngữ liệu mang tính nghiêm trang, tôn kính để phác họa những tính cách, tái tạo không gian hoặc miêu tả tính cách nhân vật. Hệ thống đó đã góp phần giúp nhà thơ phác thảo một không gian văn hoá, thẩm mỹ đặc thù khiến cho người đọc có thể mở ra những trường liên tưởng, những chân trời nghệ thuật mới và có thể thẩm thấu theo kinh nghiệm, sở học của mình.

Bằng tài hoa và chiều sâu văn hóa, nhà thơ đã làm cho các ngữ liệu văn hóa trong tác phẩm đảm trách tốt vai trò diễn đạt, biểu hiện những sắc thái, cung bậc tình cảm của con người. Nguyễn Du đã làm toát lên những sắc thái ý nghĩa của các ngữ liệu ấy và đặt nó vào đúng vị trí, chức năng thẩm mỹ của nó. Do đó, dù duy lý


hay hình tượng, hệ thống ngữ liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng tự sự, trữ tình của tác phẩm, góp phần tăng thêm tố chất hàm súc, tinh tế cho thi pháp ngôn ngữ Truyện Kiều, đưa nghệ thuật thơ ca cổ điển và tiếng Việt văn học lên một đỉnh cao chưa từng có, trở thành những mẫu mực cho mọi thế hệ bạn đọc và sáng tác văn chương.


Chương 3. HIỆU QUẢ THẨM MỸ CỦA HỆ THỐNG NGỮ LIỆU VĂN HOÁ

TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU

3.1. Ngữ liệu văn hoá với sự thể hiện nhãn quan và bức tranh thời đại

qua ngôn ngữ tác giả

3.1.1. Tính triết luận và trầm tích văn hóa qua ngôn ngữ trữ tình

Như đã nói, ngôn ngữ là một trong những yếu tố cấu thành văn hoá, nó có sức lan toả sâu rộng không chỉ trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt của cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến quá trình tư duy của từng cá nhân cụ thể. Từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đức Tồn đã nhận định “ngôn ngữ là yếu tố văn hoá hàng đầu và rò ràng nhất.” [156, tr.49]. Để có thể tìm hiểu về nhân sinh quan, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du, thiết nghĩ chúng ta không thể không tìm hiểu về vai trò của tính triết luận và trầm tích văn hoá trong các ngữ liệu văn hoá được khảo sát cũng như sự thể hiện nó trong Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều.

Tính triết luận ở đây được hiểu như là chiều sâu văn hoá, những tác động văn hoá đến sự lựa chọn, sử dụng các ngữ liệu bình dân, bác học trong ngôn ngữ trữ tình hay tự sự của tác phẩm, tác giả. Hệ thống ngữ liệu này là một sự kết tinh văn hoá trong quá trình phát triển của ngôn ngữ văn chương trung đại. Về hiệu quả thẩm mỹ, chiều sâu văn hoá còn được thể hiện qua nghệ thuật hoà phối vốn từ và các từ ngữ tương đương, khai thác và sử dụng vốn từ ngữ thuần Việt, Hán Việt và các đơn vị tương đương như thành ngữ, quán ngữ… để phát huy một cách tối đa các hàm nghĩa văn hoá của ngữ liệu. Do đó, theo chúng tôi, tính triết luận của lớp từ ngữ văn hoá trong một tác phẩm văn học cổ điển đã góp phần không nhỏ giúp tác giả phản ánh, nghiền ngẫm về hiện thực, cuộc sống, quan niệm nhân sinh, miêu tả nhân vật, biểu đạt tình cảm trữ tình cá nhân qua thế giới nghệ thuật phong phú, đa dạng, đặc biệt là khắc hoạ các bức tranh thiên nhiên đa thanh sắc. Với Nguyễn Du, trong thế giới ngôn ngữ trữ tình của mình, hình ảnh thiên nhiên như được hiện lện với bao sự ngổn ngang của tâm trạng nhân vật. Đỗ Minh Tuấn trong Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều (1995) đã có lý khi cho rằng:


Thiên nhiên trong Truyện Kiều được nhuốm một màu cảm xúc đặc biệt của nhân vật, một cảm xúc đã được trái tim nhà thơ nhận thức lại, đánh giá lại tâm trạng của nhân vật truyện trước khi nghiễm nhiên vào thiên nhiên để trở thành trạng thái của cảnh vật được nhà thơ đồng cảm và bình luận. [161, tr.160].

Người đọc có thể sẻ chia với tâm tư của chàng Kim khi trở lại vườn thuý sau những tháng ngày về Liêu Dương hộ tang chú:

Từ ngày muôn dặm phù tang, Nửa năm ở chốn Liêu Dương lại nhà.

Vội sang vườn Thuý dò la,

Nhìn phong cảnh cũ, nay đà khác xưa.

Đầy vườn cỏ mọc lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời.

Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.

Xập xoè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về, này những lối này năm xưa.

(Câu 2741 - 2752)

Trong đoạn trích trên, chúng ta có thể nhận thấy tác giả đã sử dụng khá nhiều ngữ liệu thuần Việt để miêu tả một bức tranh tâm trang đầy những ngỡ ngàng của chàng Kim. Ngữ liệu phù tang kết hợp với từ muôn dặm được sử dụng như một cái cớ để tác giả phác thảo bức tranh tâm cảm ấy. Động từ dò la, kết hợp với những từ láy thuần Việt như quanh quẽ, rã rời, xập xoè trong trường miêu tả đã khiến cho khung cảnh đang được miêu tả, thêm phần trống trải, thê lương và buồn bã. Đặc biệt, cũng cần nói thêm rằng, nghệ thuật dịch thơ Đường của tác giả đã được phát huy một cách tối đa khi ông chuyển dịch rất chuẩn xác và có phong cách rất Việt hoá một bài thơ nổi tiếng của Thôi Hộ, đó là thi phẩm Đề tích sở kiến xứ (còn có tên


Đề đô thành nam trang). Đọc câu thơ “Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.”, người đọc vẫn không hề cảm thấy băn khoăn, khó hiểu hay có một rào cản nào đó khiến cho quá cảm nhận những ngữ liệu Đường thi bị hạn chế. Bởi lẽ ngữ liệu ấy đã được Việt hoá cao độ, hoà lẫn vào ngôn ngữ trữ tình của nhà thơ. Và có lẽ, đỉnh cao của sự đớn đau mà Kim Trọng đã phải chịu đựng là một nghịch cảnh nghiệt ngã đã bày ra trước mắt. Cảnh vẫn đấy nhưng người đã mất hút, tình vẫn còn sâu đậm nhưng người xưa giờ đã không còn. Qua hai lần sử dụng đại từ chỉ định này, có lẽ tác giả muốn thay nhân vật thốt lên những lời thống thiết nhất. Dường như kỷ niệm xưa đã tràn về trong ký ức của một kẻ tình si, luôn mong mỏi được gặp người yêu của mình: “Đi về, này những lối này năm xưa”. Hoặc đọc một số câu thơ sau, chúng ta cứ ngỡ như đang đọc những câu thơ hoàn toàn thuần Việt nhưng thực chất tứ thơ, ý thơ đều được đúc rút từ trong cổ thi Trung Hoa.

Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng.

(Câu 2241 - 2242)

Lấy tứ từ bài Khứ phụ 去婦 của Mạnh Giao 孟郊 đời Đường: “Thiếp tâm ngẫu trung ti, Tuy đoạn do khiên liên.” (Lòng thiếp như tơ trong ngó, dẫu đã đứt đoạn nhưng hãy còn vương trên cành). Hoặc như câu:

Thiếp như con én lạc đàn,

Phải cung rày đã sợ làn cây cong.

(Câu 2117 - 2118)

Lấy tứ từ trong Nhạc phủ 樂府 đời Hán : Thương cung chi điểu, kiến khúc mộc nhi cao phi (con chim bị trúng tên, thấy cành cong vội bay đi). Việc lựa chọn những ngữ liệu có nguồn gốc từ văn học tư chương của Trung Hoa và Việt hoá nó trên tinh thần dân tộc không chỉ tạo nên sự phong phú trong sự miêu tả, khắc hoạ không gian mà còn giúp cho tác giả có thể khái quát các luận đề triết học tạo nên tính khái quát cho thi phẩm, tạo nên chiều sâu văn hóa cho ngôn ngữ của các nhân vật trong Truyện Kiều. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhà thơ đã sử dụng các ngữ liệu bình dân như tục ngữ, thành ngữ ra từng bộ phận và xen vào những yếu tố phụ để


nhấn mạnh ý nghĩa của tục ngữ, thành ngữ hoặc để cho phù hợp với vần điệu của câu thơ hay phát ngôn trữ tình của nhân vật. Những thành ngữ trong ấm ngoài êm, tình sông nghĩa bể, khổ tận cam lai, đau như dần, ai khảo mà xưng, rút dây động rừng được bẻ vụn đan cài vào câu thơ sau:

“Nghĩ: Đà bưng kín miệng bình Nào aikhảo mà mình lại xưng

(Câu 1577 - 1578)

Những là e ấp dùng dằng,

Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

(Câu 2241 - 2242)

Các ngữ liệu bình dân có nguồn gốc từ tục ngữ, thành ngữ và lời ăn tiếng nói hàng ngày đi vào thơ Nguyễn Du, chan hoà, tan biến trong phong cách của nhà thơ. Vì vậy, trong Truyện Kiều có nhiều trường hợp khó phân biệt đâu là tục ngữ, thành ngữ Nguyễn Du học tập quần chúng, đâu là thành ngữ, tục ngữ do nhà thơ sáng tạo ra. Đối với việc học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ sinh hoạt khẩu ngữ, chúng ta thấy Nguyễn Du thường lấy chất liệu từ ca dao hoặc chịu ảnh hưởng của ca dao không chỉ là miêu tả thiên nhiên và tâm trạng nhân vật còn khi cá thể hoá nhân vật qua ngôn ngữ trữ tình của nó, chủ yếu là nhân vật có tính cách hiện thực chủ nghĩa. Hoặc có lúc, ông dường như đã sử dụng những từ ngữ rất đỗi quê mùa nhưng thật sự đã nói lên nỗi long của con người, chẳng hạn ở câu thơ: “Khách đà lên ngựa người còn nghé theo” (Câu 168). Nghé là một động từ, có nghĩa là nhìn theo nhưng nhìn một cách kín đáo, lưu luyến có ý trông mong. Từ nghé hay hơn, đặc sắc hơn từ nhìn vì nó có tính tạo hình, diễn đạt được những cung bậc tình cảm ấn tượng, mến mộ của Thuý Kiều đối với chàng Kim sau phút đầu gặp gỡ. Nếu Nguyễn Du dùng từ nhìn không những không bộc lộ hết những diễn biến phức tạp trong thế giới nội tâm của Thuý Kiều, mà còn phá vỡ cấu trúc câu thơ lục bát.

Khi đi vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã cảm nhận “đối với Nguyễn Du, bản thân sự việc không có giá trị nghệ thuật. Giá trị của nó là cách đánh giá sự việc” [100, tr.80]. Giá trị đích thực của hệ thống hình

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí