Phong Cách Khổng Tước Văn Trong Ngôn Ngữ Nhân Vật Truyện Kiều


phương hướng định danh cho những đặc trưng thẩm mỹ, chúng tôi xem ba bài thơ trên là những tự sự nghệ thuật của ông, trong đó bài Khổng tước vũ nói về phong cách và giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ nhân vật:

“Khổng Tước phủ hoài độc, Ngộ phục bất khả y.

Ngoại lộ văn chương thể, Trung tàng sát phạt ky.

Nhân khoa dung chỉ thiện. Ngã tích vũ mao kỳ.

Hải hạc diệc hội vũ, Bất dữ thế nhân tri.”

(Phủ tạng chim công rất độc Ăn nhầm không có thuốc chữa. Bên ngoài lộ vẻ rực rỡ,

Bên trong giấu sự nguy hiểm thay. Người ta khen dáng nó dịu dàng, Ta tiếc cho bộ lông lạ của nó.

Loài chim hạc biển cũng biết múa

Nhưng không để cho người đời biết)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Đúng như Lê Quế đã nhận xét: “Giọng văn của Nguyễn Du trong Đoạn trường tân thanh có cả sự lộng lẫy như vũ điệu chim công và cả sự thanh thoát, kín đáo, tế nhị như vũ điệu của loài hạc biển...” [109, tr.61]. Dựa trên việc lý giải mối quan hệ giữa hình thức và nội dung đã nêu, trong Truyện Kiều, tác giả đã tạo nên hai tuyến nhân vật với hai kiểu phát ngôn và giọng điệu riêng biệt. Giọng điệu và ngôn ngữ của các tuyến nhân vật đó thể hiện phong phú, đa dạng nhưng cũng khá thống nhất: nhân vật nào ngôn ngữ ấy, ngôn ngữ nào giọng điệu ấy. Giọng văn của Nguyễn Du nói chung và chất giọng đặc trưng cho từng tuyến nhân vật nói riêng trong Truyện Kiều có sự kiêu kỳ, rộn ràng, âm độc như vũ điệu và phủ tạng chim công nhưng cũng có sự rắn rỏi, chân tình, kiên trì, nhân nghĩa, tinh tế của loài hạc


Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 21

biển. Căn cứ vào sự liên tưởng, ước lệ và thống nhất trong ngôn hành của các nhân vật trong tác phẩm, chúng tôi tạm sử dụng hai khái niệm Khổng tước văn 孔 雀 文 Hải hạc văn 海 鶴 文 để bước đầu định danh cho những giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa văn hoá và đặc trưng giọng điệu cho những nhân vật trong Truyện Kiều. Đó là chất

giọng xảo trá, điêu ngoa, toan tính, hèn kém được bọc trong một vẻ đẹp lộng lẫy như những cánh lông thuý vũ như lại nguy hại, hiểm độc như tạng phủ của khổng tước, đó là lớp ngôn từ và giọng điệu ngôn ngữ của Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn Thư, Bạc Bà, Bạc Hạnh và Thúc Sinh - giọng Khổng Tước văn. Và một chất giọng trầm tĩnh, đĩnh đạc như dáng vẻ phong nhã của con hạc biển, đó là những biểu hiện chân tình, hiếu nghĩa và đường bệ, tích cực của lớp ngôn từ và giọng điệu ngôn ngữ Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải – giọng Hải Hạc văn.

Cũng cần nói thêm rằng, văn phong, ngôn ngữ và giọng điệu trong Truyện Kiều khá linh hoạt. Có lúc ông sử dụng lối diễn đạt, giọng văn hàn lâm với đầy rẫy những điển cố Hán học, có lúc ông viết bằng một chất giọng rất bình dân, dung dị khá mộc mạc có thể gọi tạm đó là lời mộc, giọng quê. Từ góc nhìn văn hoá, chúng tôi nhận thấy, hai chất giọng bác học và bình dân ấy cũng là một sự biểu hiện linh hoạt của giọng điệu Khổng tước văn Hải hạc văn. Ngoài ra, sử dụng hai khái niệm này, chúng tôi còn hướng đến việc khái quát phương thức tự sự, ngôn ngữ cũng như những lập luận ngôn ngữ không chỉ của các nhân vật mà còn là của người kể chuyện trong quá trình dẫn dắt nội dung tác phẩm. Những lập luận và sự thể hiện ấy đôi khi cũng có những khéo léo, tinh tế và chân chất, quê mùa. Dù có thể hiện tính chất nào đi nữa, những đặc tính ấy vẫn góp phần làm nên sự đa dạng trong giọng điệu và ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều.

3.2.2. Phong cách Khổng tước văn trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều

Để nhận chân cái vẻ bề ngoài của phong cách Khổng Tước văn tưởng cũng thật dễ dàng, bởi ngoại diện của nó đã được phô ra hết bên ngoài, nhưng vấn đề là nhận ra được sự ẩn hàm những tàng độc của nó như mối quan hệ giữa vẻ đẹp bên ngoài của công lại dung chứa một hệ thống lục phủ ngũ tạng đầy chất độc. Tác giả đã khéo léo sử dụng mối quan hệ ấy qua bộ lông sặc sỡ của chim Khổng Tước. Trong


tác phẩm ở ngay phần đầu, Nguyễn Du dùng những lời lẽ khoa trương, ồn ào để miêu tả sự xuất hiện của những kẻ chuyên sống bằng xác thịt con người, bằng mưu mô và thủ đoạn, những lừa dối, sự tầm thường hoặc chưa hoàn thiện. Lối nói phóng đại, sử dụng nhiều ngoa từ, ngoa ngữ, từ ngữ kiểu cách trong ngôn ngữ của Mã Giám Sinh như sính nghi, lam kiều, lối nói khách sáo xin dạy là những chiếc thuý vũ sặc sỡ, là những bước đi kiểu cách của con công. Đặc biệt, trong đêm ở trú phường, Mã Giám Sinh đã suy tính thiệt hơn đối với món hàng vô giá này, bản chất phong tình càng trỗi dậy, càng thôi thúc hắn:

Mừng thầm: Cờ đã đến tay,

Càng nhìn vẻ ngọc, càng say khúc vàng.

Đã nên quốc sắc, thiên hương,

Một cười này hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.

(Câu 823 - 826)

Ở đây, với những ngữ liệu văn hoá như “cờ đã đến tay”, “vẻ ngọc”, “quốc sắc”, “thiên hương”, “một cười... nghìn vàng” có nguồn gốc từ thành ngữ thuần Việt như Cờ đến tay ai người đó phất, Hán Việt như Tư nhan như ngọc, quốc sắc thiên hương, nhất tiếu thiên kim (phiếm chỉ vẻ đẹp của người con gái), hoặc “khúc vàng” (khúc lòng vàng, tấm lòng tốt, phiếm chỉ bụng dạ của họ Mã lúc bấy giờ) là mỹ từ thường xuất hiện trong truyện Nôm (Một mình trong dặm rừng xanh, Châu chan má phấn tằm oanh khúc vàng - Phan Trần). Sau cái đêm ở trú phường, khi đã ở ngoài mươi dặm trường đình, Thuý Kiều tâm sự với Vương Bà trước lúc chia tay, đã nhận xét về Mã:

“Khác màu kẻ quý người thanh, Ngẫm ra cho kỹ như hình con buôn.”

(Câu 0887 - 0888)

Tại đây dù chưa cạn chén, Mã vội cũng vội giục xe đi ngay tức thì (giục liền ruổi xe) nên Vương Ông nài nì nhờ hắn chăm sóc Kiều và trước khi rút khỏi kịch trường này, hắn đã khoa trương với một câu thề độc nhưng rất văn hoa và đây cũng là những câu cuối cùng Nguyễn Du viết về Mã Giám sinh:


“Cạn lời khách mới thưa rằng,

Buộc chân thôi cũng xích thằng nhiệm trao.

Mai sau dầu có thế nào,

Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần...”

(Câu 0903 - 0907)

Những câu văn hoa kèm theo những từ ngữ hoa mỹ như xích thằng, nhật nguyệt, quỷ thần như thể hắn đem cả đất trời vào trong ngôn từ của mình. Nguyễn Du đã sử dụng những hình thái ngôn ngữ rất trực diện để diễn đạt ngôn ngữ của Mã Giám Sinh. Ở chốn lầu xanh của đất Lâm Truy có ba nhân vật với những cái tên khá văn hoa, bóng bẩy đã trở thành những điển hình tiêu biểu trong văn học và đời sống: Mã Giám Sinh, Tú Bà và Sở Khanh.

Nhân vật Sở Khanh cũng là một trong những nhân vật điển hình cho giọng văn này. Khi Kiều nhờ hắn ra tay tế độ và xin hắn quyết một bài cho xong thì giọng lưỡi hắn trở nên đại ngôn, khoa trương, khoác lác nhưng vẫn lòi đuôi đểu giả:

Rằng: Ta có ngựa truy phong,

Có tên dưới trướng vốn dòng kiện nhi.

Thừa cơ lẻn bước ra đi,

Ba mươi sáu chước, chước gì là hơn...”

(Câu 1107 - 1110)

Các ngữ liệu văn hoá có xuất xứ từ ngôn ngữ giao tiếp xã hội nhưng có tính biểu trưng như truy phong (nguyên gốc là Truy phong mã, phiếm chỉ con ngựa giỏi, ngựa hay), kiện nhi (chỉ những người đánh xe giỏi) xuất hiện trong lời nói của Sở Khanh như càng làm tăng thêm vẻ hào nhoáng, chải chuốt và dịu dàng của một gã lưu manh giang hồ. Sở Khanh cố tỏ ta vẻ khí khái anh hùng, trượng phu nên hắn đã 05 lần tự xưng bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ta nhưng kế hoạch “lấp bể trầm

luân” của Sở kết lại ở: Tam thập lục kế, tẩu vi thượng kế 三十六計走為上計

(Trong 36 kế, chạy là kế hay nhất). Hoài Thanh, khi bàn về nhân vật này đã hạ bút: “Sở Khanh có vẻ một nhà nho. Nhưng ngay trong dáng hình chải

chuốt dịu dàng, đã có một cái gì đó tỏ ra rằng Sở Khanh không phải là nhà


nho chân chính... lời lẽ nghe như một giọng hát rất điêu luyện mà rỗng không, hiệp khách nhưng không phải hiệp khách...” [139, tr.406].

Đặc biệt, trong đoạn trích trên, Nguyễn Du đã bóc tách bản chất ma cô của một tên đàng điếm nổi tiếng khắp thành Lâm Truy qua một động từ “lẻn”. Đây là một từ có tính tạo hình cao. Lần trước, khi giới thiệu khung cảnh mà Sở Khanh bước vào cuộc đời Kiều, Nguyễn Du cũng dùng từ “lẻn”:

“Tường đông lay động bóng cành, Dẫy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”

(Câu 1093 - 1094)

Một ngữ liệu thuần Việt được lặp lại trong trong hai ngữ cảnh đã giúp cho người đọc dễ dàng nhận chân được bản chất của kẻ bất lương, đưa đường dắt mối, hãm hại biết bao cành phù dung này. Ngoài ra, những lời hoa mỹ che đậy bản chất giả dối của kẻ lừa đảo, vừa lên gân, nói cứng vừa tỉ tê, dịu dàng như mật ngọt không giấu vẻ giả dối của những kẻ mạo danh quân tử. Bên cạnh những nhân vật như Sở Khanh, Mã Giám Sinh... nhà thơ còn dùng giọng văn này để châm biếm, ẩn dụ về sự hời hợt, hèn kém, thấp cơ thua trí, nhút nhát, thiếu sự tính toán chặt chẽ, sâu sắc

của chàng Thúc Sinh 束 生 - “liệu mà cao chạy xa bay”. Ngôn ngữ của chàng Thúc

cũng hoa mỹ không kém các nhân vật khác:

Sinh rằng: Hiếu phục vừa xong

Suy lòng trắc dĩ, đau lòng chung thiên.

(Câu 1831 - 1832)

Bởi chàng Thúc “sợ quen, dám hở ra lời…” (câu 1828), cái sự hèn nhát ấy đã đẩy Kiều vào cảnh trớ trêu, thế nhưng khi trả lời Hoạn Thư về lý do về nhà thì chàng ta cũng viện đủ lý do rất “hoành tráng”, nào là vì “hiếu phục vừa xong”, vì “lòng trắc dĩ”, “đau lòng chung thiên”. Những ngữ liệu văn hoá này đều có nguồn gốc từ văn hoá bác học, hiếu phục là trách nhiệm của người làm con, trắc dĩ là lòng

thương nhớ mẹ già, đây là điển cố được lẩy từ kinh Thi “trắc bĩ Dĩ hề, chiêm vọng mẫu hề 陟彼屺兮瞻望母兮” (Lên núi Dĩ kia trông ngóng mẹ), chung thiên là suốt ngày, cả ngày. Cụm từ “đau lòng chung thiên” diễn tả tình cảm luôn mong ngóng


ngày được trở về của Thúc Sinh. Ai cũng hiểu rằng ấy là những lời nói đãi bôi, đánh lạc hướng chú ý của Hoạn nương. Đến đây, người đọc hẳn là không còn lời nào bình phẩm về dũng khí can trường của một đấng trượng phu mà Kiều đã hết lòng nương tựa, tin tưởng.

Ở một minh chứng khác, từ ngữ văn hoa đã được tác giả sử dụng như là những lời lên gân, nói cứng mà không giấu được sự kém cỏi, nhút nhát của một kẻ quen thói phong tình không đáng để người đời quan tâm đến. Chàng Thúc cũng lên giọng anh hùng:

Đường xa chớ ngại Ngô Lào,

Trăm điều hãy cứ trông vào một ta.

Đã gần chi có đường xa,

Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều.

(Câu 1363 - 1366)

Với Ngô Lào (một điển cố Việt Nam) và các ngữ liệu có xuất xứ từ trong khẩu ngữ xã hội như đá vàng, phong ba, ngôn điệu có vẻ rất rắn rỏi của một anh chàng sợ vợ nhưng thích ăn vụng như Thúc Sinh, người đọc khi theo dòi câu chuyện có lẽ cũng không khỏi bật cười bởi sự mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và hành động của nhân vật này.

Xét từ phương diện thẩm mỹ, giọng Khổng tước văn là công cụ vạch trần chỉ rò bản chất xấu xa, đê tiện của các nhân vật phản diện trong tác phẩm. Hệ thống ngữ liệu văn hóa được các nhân vật này sử dụng như những chứng lý để chúng có thể dễ dàng thực hiện những mưu ma, chước quỷ. Lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động lúc cường điệu, lúc điêu ngoa, lúc hùng dũng, lúc rụt rè của chúng luôn được bao bọc trong một lớp vỏ khá hoàn bị. Với kiểu cách ngụy quân tử, ngôn ngữ đầy những ẩn dụ, ngoa dụ, văn hoa, bản chất thâm độc của các nhân vật phản diện dường như được che lấp, được đánh bóng, tô vẽ càng khiến cho người đọc kinh sợ và ghê tởm. Dường như ai cũng nghĩ rằng thưởng thức được cái đẹp của Khổng tước văn là điều thật giản đơn, dễ dàng, nhưng thực chất đằng sau sự hoa mỹ đó, dường như nhà thơ đã sử dụng thủ pháp tương phản ngôn ngữ, ông sử dụng vẻ đẹp,


trang trọng, uyên nhã của các ngữ liệu văn hoá bác học như một công cụ để dần bóc trần các mặt nạ thư sinh, dáng vẻ phong lưu, tao nhân mặc khách của chúng một cách tinh tế và làm cho chúng hiện nguyên hình, lộ rò bản chất đểu giả, lừa lọc.

Tất cả những minh chứng đa phân tích cứ như những khúc biến tấu trên một khuôn nhạc có giai điệu, tiết tấu dồn dập, hối hả. Bên cạnh đó, đối với bọn nhà chứa, ngòi bút của Nguyễn Du không tò mò, ông chỉ lách nhẹ và đi vào những đường nét cụ thể của chiếc mặt nạ của bọn nhân diện thú ấy. Ngôn từ văn hoa, điệu bộ giả tạo được những kẻ lừa đảo sử dụng để che đậy bản chất của mình. Như đã nói, ngôn ngữ của các nhân vật phản diện, hay có tính tiêu cực đã phân tích trên đã chỉ rò vẻ đẹp của những chiếc thuý vũ rực rỡ, là những điệu múa của con công và sự tàng độc của gan công. Có lẽ vũ điệu đẹp nhất, những chiệc lông đẹp nhất chính là kỹ thuật và giọng điệu, ngôn ngữ náo nhiệt nhất mà tác giả đã sử dụng để viết về cái “không khí Từ Hải” (chữ dùng của Xuân Diệu).

Thừa cơ trúc chẻ, ngói tan, Binh uy từ ấy sấm ran trong ngoài.

Triều đình riêng một góc trời, Gồm hai văn vò, rạch đôi sơn hà.

Đòi cơn gió quét, mưa sa,

Huyện thành đạp đổ năm toà còi Nam.

Phong trần, mài một lưỡi gươm, Những loài giá áo, túi cơm sá gì! Nghênh nganh một còi biên thuỳ, Thiếu gì cô quả, thiếu gì bá vương.

Trước cờ ai dám tranh cường, Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

(Câu 2439 - 2450)

Bình luận về vấn đề này, Xuân Diệu đã cho rằng:

Nhà thi sĩ phối hợp nghĩa chữ với nhịp văn (tiểu đối), với âm thanh mà tạo nên cái không khí Từ Hải... Nhà thi sĩ kể ra cũng biết lên khung sự


việc: Nếu viết văn theo lối “thông tấn xã” thì chỉ là: “Từ Hải đã lấy được năm huyện ở phía Nam”, nói như thế thật là bằng phẳng, vừa vừa, tẹt đi chả có gì to tát lắm...” [25, tr.229].

Từ góc độ ngôn ngữ, qua thống kê trong 12 câu thơ được trích trên, chúng tôi nhận thấy có lẽ nhà thơ đã vận dụng hết những gì là tinh tuý nhất của hai lớp ngữ liệu bình dân và bác học để phục dựng cái không khí rất hào tráng của đội quân Từ Hải. Thứ nhất, các thành ngữ gốc Hán, thành ngữ Việt được dùng để phác hoạ uy thế, sức mạnh của nghĩa quân do Từ Hải lãnh đạo như: trúc chẻ ngói tan, gió quét mưa sa, giá áo túi cơm. Thứ hai, những ngữ liệu bác học Hán Việt góp phần kiến tạo không khí trang trọng, khẳng định thành quả, chiến thắng mà đội quân đã đạt được như: Binh uy, triều đình, văn vò, sơn hà, phong trần, biên thuỳ, cô quả, bá vương, tranh cường, hùng cứ, hải tần. Thứ ba, những từ thuần Việt kết hợp với phong cách khẩu ngữ được dùng để diễn đạt những xúc cảm cụ thể của lời bình mà tác giả muốn nhấn mạnh: Từ ấy, sấm ran, trong ngoài, rạch đôi, đòi cơn, đạp đổ, những loài, sá gì, thiếu gì, một còi,...

Sự kết hợp nhuần nhuyễn những ngữ liệu bác học và bình dân đã giúp nhà

thơ như muốn thể hiện cái oai hùng rất lớn của cái không khí ấy. Chẳng hạn, khi sử dụng từ cô quả 孤 寡 (tiếng vua chư hầu tự xưng), bá vương 霸 王 (vừa ám chỉ những người đứng đầu có tài năng, sức mạnh, vừa ám chỉ việc làm của Từ Hải

giống như Sở Bá Vương năm xưa) có nguồn gốc từ văn hoá khiêm xưng của Trung Hoa (cô gia, cô vương, quả nhân) hoặc thời kỳ lịch sử Hán sở tranh hùng, tác giả muốn đề cao vai trò to lớn của người anh hùng Từ Hải. Thế nhưng, cái không khí ấy càng hùng tráng bao nhiêu thì khi sự thất bại của họ Từ diễn ra, người đọc càng cảm thấy thấm thía bấy nhiêu. Đúng như Lê Quế đã nhận định: “Đó là tài lên khung sự việc, sân khấu hoá thành công, làm cho mọi thứ to lên, cao hơn như con côn xoè bộ lông ra vậy. Đó chính là Khổng tước văn của Nguyễn Du, một giọng văn có ngôn từ hào nhoáng, rực rỡ.” [109, tr.64].

Tóm lại, bên cạnh việc tôn vinh vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt, Nguyễn Du còn sử dụng ngôn ngữ như một công cụ để đả kích, vạch trần bản chất đê hèn, đốn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022