Phong Cách Hải Hạc Văn Trong Ngôn Ngữ Nhân Vật Truyện Kiều


mạt hoặc chỉ rò những khuyết nhược trong tính cách, ngôn hành của các tầng lớp người trong xã hội Truyện Kiều. Lớp từ ngữ được sử dụng theo phong cách Khổng tước văn không chỉ tạo nên những dư ba đặc biệt trong lòng người mà còn khẳng định tính hàm súc, đầy ý vị của ngôn ngữ Truyện Kiều. Ngoài ra, phong cách này còn góp phần giúp cho giọng điệu tự sự của tác giả, của các nhân vật thêm phần sâu sắc, giàu tính văn hoá. Nó kiến tạo nên một lớp sương phủ nhẹ trên từng nhân vật. Nét đặc sắc ẩn hàm trong phong cách này là nó đã dùng hư để nói thực, dùng cái lộng lẫy để diễn tả cái xấu xa, dùng hiện tượng để khái quát bản chất của vấn đề. Hơn thế nữa, đặt trong thế tương quan so sánh, phong cách Khổng tước văn sẽ làm nền để người đọc có thể đi sâu hiểu rò hơn về dụng ý căn bản của tác giả là ở phong cách, giọng Hải hạc văn.

3.2.3. Phong cách Hải hạc văn trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều

Xét từ góc độ văn hoá, ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều, giọng Khổng Tước văn chỉ là phụ, Hải Hạc văn mới là cơ bản. Chính yếu tố này đã làm nên giọng điệu cảm khái, hùng tráng, chân chính quân tử nhưng cũng có phần bi thương của các nhân vật chính diện. Theo chúng tôi, có lẽ đây cũng chính là ngôn ngữ tâm đắc nhất của Nguyễn Du, ngôn ngữ đại diện cho phong cách nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du. Điều ấy không chỉ trong Truyện Kiều mà nó đã lan toả khắp trong toàn bộ gia tài sáng tác của ông. Khi nghiên cứu vấn đề này, Lê Đình Kỵ đã nhận xét ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều: “ …đã đạt đến cái bình đạm mà nồng hậu, giản dị mà hàm súc, từ thiển mà ý thâm, lời hết mà ý vô cùng…” [130, tr.112]. Đó cũng chính là những nét đặc trưng của chất giọng Hải Hạc văn vậy. Nổi bật nhất là ở những lời lẽ chí tình của Kiều. Tiên Phong Mộng Liên Đường chủ nhân đã khái quát về thân thế Thuý Kiều:

Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; khi đất nổi ba đào, cửa nhà tan tác; khi lầu xanh, khi rừng tía còi đi về nghĩ cũng chồn chân; khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ càng tê lưỡi…” [30, tr.12].

Thuý Kiều đã trải qua hết tất cả những đau khổ của nhân gian, là người luôn có ý thức về kiếp đoạn trường và luôn hướng đến cuộc sống hạnh phúc, do đó ngôn ngữ


của nàng có vẻ rắn rỏi, khái quát, vững chắc và đủ độ thâm trầm. Khi đối diện với tai biến, nàng đã đi theo con đường của Đề Oanh 緹 縈 , Lý Kỳ 李 奇 và trao lại mối tình oan trái với chàng Kim cho Thuý Vân:

“Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

(Câu 0731 - 0734)

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 22

Những mong đem chữ nghĩa đền đáp người yêu, nhưng tự chiều sâu của lôgic cuộc sống, nàng hiểu rằng không bao giờ mối nhân duyên ấy trọn vẹn đối với Kim Trọng và có lẽ hành động ấy không thể khiến nàng ngậm cười nơi chín suối được. Trong tuyệt vọng khổ đau, Kiều vẫn ý thức về cái hiện hữu, bi kịch của nàng càng sâu sắc khi ý thức về hiện tại vỡ tan không thể vãn hồi giữa nàng và Kim Trọng, vì thế nàng mới cay đắng thốt lên:

“Dù em nên vợ nên chồng

Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.”

(Câu 0737 - 0738)

“Ôi Kim lang, hỡi Kim lang

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.”

(Câu 0755 - 0756)

Tiếng kêu như ai oán, nặng trĩu trong những nỗi dằn vặt của Kiều trước nỗi đau sinh ly tử biệt. Nhưng khi đối thoại với Thúc Sinh, ngôn ngữ của Kiều lại càng thêm hoa mỹ, ước lệ, biểu hiện mối quan hệ gá nghĩa Thúc Sinh - Thúy Kiều, một mối quan hệ nửa công khai, nửa lén lút:

“Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non

Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không.

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân.”

(Câu 2327 - 2330)


Đó là lớp ngôn ngữ quý phái, thứ bậc và kiểu cách, đó là lời lẽ của một mệnh phụ với những quan niệm đạo đức phong kiến như Nghĩa, Tòng và những từ ngữ ước lệ như Sâm Thương… tuy mượt mà nhưng vẫn đằm thắm thiết tha. Có thể nói, với nhân vật Thúy Kiều, hệ thống từ ngữ được dẫn dụng trong sách vở luôn xuất hiện trong ngôn ngữ của nàng, đặc biệt là trong những lúc đối diện với chính mình. Các từ ngữ như ngày xuân, mệnh bạc, Kim Lang, Nghĩa, Tòng, Sâm Thương… không chỉ phản ánh một phong cách tao nhân trong con người Thúy Kiều mà còn thể hiện một cách đẹp nhất vẻ đẹp tâm hồn trung trinh, nhân nghĩa như băng tuyết của người con gái được giáo dưỡng trong môi trường phong kiến và trưởng thành trong phong ba bão táp của cuộc đời.

Nhạc khúc Từ Hải bước vào Truyện Kiều, bước vào đời Kiều có tiết tấu hùng mạnh như một dũng tướng đang gióng trống chuẩn bị nghênh địch trên chiến trường, cái cảm giác vuông trọn không chỉ ở cấu trúc đăng đối của những câu thơ mà còn ở những ngữ liệu mà Từ công đã sử dụng trong ngôn ngữ của mình. Xét từ phương diện giọng điệu và tính chất của ngôn từ, nếu Thuý Kiều ôn nhu thì Từ Hải mạnh mẽ, nếu Thuý Kiều thanh cao thì Từ Hải quân tử, nếu Thuý Kiều đáng thương thì Từ Hải đáng trọng. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc chơ rằng: “Ngôn ngữ của Từ Hải là tuyên ngôn của lý tưởng anh hùng là sự biểu hiện của một phẩm cách anh hùng.” [89, tr.55]. Khi khẳng định Từ Hải là kẻ quốc sĩ, Nguyễn Du muốn thông qua ngôn ngữ của nhân vật này đề cao phẩm giá của Kiều - người phụ nữ từng trải, có số phận “cỏ nội hoa hèn”, cách dùng từ “tri kỷ” đã thể hiện rò điều đó:

Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỷ một ngày được chăng.”

(Câu 2427 - 2428)

Từ không ngần ngại thổ lộ những lời tâm tình với Kiều:

“Sao cho muôn dặm một nhà Cho người thấy mặt là ta cam lòng.”

(Câu 2435 - 2436)


Lời lẽ rất đỗi thân tình, những ngữ liệu bình dân, bác học, cách thức diễn đạt có phần nôm na, khẩu ngữ đã được sử dụng trong lời nói của Từ chứng tỏ Từ không chỉ là kẻ vò biền, suốt đời ngồi trên yên ngựa mà qua đây ta có thể thấy được sự tồn tại kép của hai con người trong Từ, một con người đầy khí phách hiên ngang, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh như Sở Bá Vương Hạng Vũ năm xưa đứng trước ngàn quân và một con người nhân nghĩa, đạo lý biết cảm thông, biết thương yêu trân trọng cái đẹp, tình người. Phải chăng đó là sự biểu hiện, chuyển hoá cao độ của hai mặt đối lập mang tính nhân văn của con người. Có thể nói, qua ngôn ngữ chân thành của Từ Hải, Nguyễn Du không những đã sử thi hoá nhân vật này, mà đồng thời ông cũng phác hoạ thành công bức chân dung một nhân vật anh hùng xuất chúng, một tâm hồn bầu bạn, một trái tim yêu thương, kính trọng của Thuý Kiều.

Hiểu văn Nguyễn Du qua Khổng Tước văn chỉ là mới tiếp cận bên ngoài của cái vẻ hào nhoáng, chỉ thấy được giọng điệu cay độc, mỉa mai của tác giả dành cho những kẻ độc ác, gian ma nhiều khi được che đậy trong một lốt vẻ hào hoa, phong nhã. Khi tiếp cận với giọng Hải Hạc văn, người đọc dường như mới tiếp cận được cái trọn vẹn, hoàn mỹ của một thiên tài.

Vẻ đẹp của Hải Hạc văn được thể hiện qua ngôn ngữ của các nhân vật chính diện là vẻ đẹp kín đáo, tế nhị và mộc mạc, thân tình. Qua nhiều đoạn triết lý, độc thoại nội tâm của những nhân vật như Thuý Kiều, chúng ta mới thấy được dáng vẻ thâm trầm, kín đáo, nhẹ nhàng của thi nhân.

Từ góc độ ảnh hưởng và tiếp nhận, trên nguyên tắc của mỹ học cổ điển, hệ thống ngữ liệu bình dân và bác học đã được Nguyễn Du vận dụng một cách khéo léo tạo nên sự khái quát, ước lệ, trang nhã, hàm súc và dư ba. Nó đã tạo nên một ưu thế trội bật của ngôn ngữ văn hoá trong Truyện Kiều mà các truyện thơ Nôm cùng thời khó lòng so bì kịp, nó đã làm cho mạch thơ trở nên tao nhã, ý thơ hàm súc không rơi vào khô cứng, thô tục hoặc quá cầu kỳ. Tiếp cận từ phương diện này, chúng tôi nhận thấy, nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý hai hệ thống ngữ liệu văn hoá đó trong việc miêu tả ngoại hình, tính cách, ngôn hành của nhân vật Kim Trọng, Thuý Vân.


Một biểu hiện khá rò nét của giọng Hải hạc văn trong ngôn ngữ nhân vật Truyện Kiều đó là khả năng khái quát hoá, triết lý hoá nhằm mục đích thể hiện các luận đề triết học, xã hội mà tác giả muốn bộc lộ. “Trong Truyện Kiều có 68 ngữ liệu có nguồn gốc từ Phật giáo, có những từ ngữ được sử dụng với tần số cao như Duyên 51 lần, phận 37 lần, hồng trần 08 lần, phúc 06 lần…” [89, tr.85]. Với số lượng ngữ liệu có xuất xứ từ kinh điển phật giáo đó, nhà thơ đã bố trí, sắp đặt hệ thống này vào ngôn ngữ của các nhân vật như Thuý Kiều, Đạm Tiên, Vãi Giác Duyên, Tam hợp đạo cô, khiến cho ngôn ngữ của họ trở nên triết lý, mạch lạc, có sức khái quát cao, chẳng hạn ngôn từ luận về nhân quả, Thuý Kiều nói :

Nàng rằng: Lồng lộng trời cao, Hại nhân nhân hại sự nào tại ta…

(Câu 2381 - 2382)

Ở câu nói này, Thuý Kiều đã sử dụng 1 từ láy thuần Việt “lồng lộng” và thành ngữ Hán Việt : “Hại nhân nhân hại” (có xuất xứ từ kinh Kim Cương của nhà Phật) để khái quát nên kết cục mà ngày nay bọn buôn ngươi như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Bà, Bạc Hạnh phải nhận lấy. Đó là cái quả phải nhận khi xưa chúng đã gieo nhân. Hoặc trong ngôn ngữ của Tam Hợp đạo cô khi luận về nghiệp số của Thuý Kiều:

Lấy tình thâm, trả tình thâm,

Bán mình đã động hiếu tâm đến trời. Hại một người, cứu muôn người

Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng . Thửa công đức ấy ai bằng ?

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi !

(Câu 2683 - 2688)

Với các ngữ liệu bác học như công đức (là những quả báo có được nhờ làm việc thiện), túc khiên (tội nghiệp của kiếp trước), những ngữ liệu này có xuất xứ từ Cảnh Đức truyền đăng lục 景德傳燈, ngữ liệu bình dân như lâng lâng, các từ

ngữ có phong cách khẩu ngữ như phải chăng, ai bằng, ấy, rồi…, Tam Hợp đạo cô đã khái quát được lối đoạn trường mà Kiều đã đi và công thành viên mãn đợi ngày đoàn viên, tái hợp gia đình.


Như đã nói, văn phong, giọng điệu và phong cách ngôn ngữ Nguyễn Du rất đa dạng, linh hoạt và có ảnh hưởng nhất định đến các tác giả, tác phẩm đời sau. Tuy nhiên, vì đây là một tác phẩm viết tặng cho phần đông quần chúng lao động, do đó trong thi phẩm còn có một chất giọng nhẹ nhàng, gần gũi và rất bình dân. Đó là giọng quê, lời quê. Có thể nói, ngôn điệu này và những biểu hiện của nó cũng là là một minh chứng rò ràng, thuyết phục cho phong cách Hải hạc văn. Đến với tác phẩm, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều câu thơ có dáng vẻ mộc mạc, nhẹ nhàng, tầng tầng lớp lớp. Đó là những câu nói có tính khẩu ngữ thường nhật như giọng điệu có vẻ kể lể của Bạc bà nói với Thuý Kiều:

Nơi gần thì chẳng tiện nơi, Nơi xa thì chẳng có người nào xa. Nay chàng Bạc Hạnh cháu nhà,

Cũng trong thân thích ruột rà chẳng ai!

Cửa hàng buôn bán Châu Thai, Thật thà có một đơn sai chẳng hề.

Thế nào nàng cũng phải nghe, Thành thân rồi sẽ liệu về Châu Thai.

Bấy giờ ai lại biết ai,

Dầu lòng biển rộng sông dài thênh thênh.

(Câu 2101 - 2110)

Ngoài một số ngữ liệu Hán Việt khá quen thuộc như: Tiện, thân thích, thành thân, liệu Châu Thai, một địa danh Trung Quốc mà Nguyễn Du đã vay mượn, về cơ bản đoạn thơ là một tổ hợp của khá nhiều câu chữ có phong cách bình dân, khẩu ngữ rất tự nhiên và có vẻ rất gần với lớp từ ngữ của mọi tầng lớp nhân dân như: Thì chẳng (02 lần), ruột rà, chẳng ai, chẳng hề, biển rộng sông dài (thành ngữ Việt), thênh thênh (từ láy). Trong đoạn thơ, tác giả sử dụng những câu nói bình thường, âm điệu có vẻ chậm rãi, dềnh dàng theo phong cách dân dã, có phần hơi thô kệch. Vì thể khiến cho lý luận và lời lẽ của Thuý Vân trong buổi tiệc đoàn viên có vẻ trôi chảy, bóng bẩy theo lối lập luận bình dân.


Trong trích đoạn từ câu 3061 đến câu 3076, các dẫn chứng, điển cố được Thuý Vân sử dụng cũng khá quen thuộc và được xem như là những minh chứng cụ thể để nhấn mạnh việc tái hợp Kim – Kiều là một kết cục tất yếu. Từ các tổ hợp có tính điển cố như tác hợp cơ trời, bình địa ba đào, phận cải duyên ki, máu chảy ruột mềm, rày ước mai ao, gương vỡ lại lành... đến các từ có phong cách khẩu ngữ như buộc vào, cũng là, chớ sao, những là, lừa lọc, kịp thì... đều gắn liền với tu duy ngôn ngữ văn hoá của người bình dân, giản dị, mộc mạc nhưng cũng có phần đanh thép. Nếu loại trừ một vài điển cố có tính bác học như quả mai ba bảy, đào non... được

trích dẫn từ bài thơ Phiếu hữu mai 標有梅 (phần Thiệu Nam 召南, nói về việc con

gái lo được gả kịp thời) và bài Đào yêu 桃夭 (phần Chu Nam 周南, những lời khen cho thục nữ được lập gia đình) trong Thi kinh, hầu hết từ ngữ được dùng đều có tính hợp lý, dễ hiểu, góp phần bộc lộ một cách thiết thân những tình cảm, sự hàm ơn của Thuý Vân đối với Thuý Kiều.

So sánh, đối chiếu và kết hợp hai giọng văn tiêu biểu trong giọng điệu nghệ thuật Truyện Kiều, bạn đọc có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp toàn mỹ của bức tranh ngôn ngữ trong tác phẩm. Lúc nhanh, lúc chậm, lúc triết lý trữ tình, lúc tự sự miêu tả nhưng tất cả đều quyện vào nhau tạo nên một thể thống nhất ngôn ngữ, góp phần húc đúc nên tiếng nói đa thanh, khả năng đa diện và sự thể hiện hấp dẫn, lôi cuốn của một khúc ca tuyệt xướng. Nó không chỉ biểu đạt những giá trị ngữ nghĩa trong từng ngữ cảnh cụ thể mà còn thể hiện chiều sâu văn hoá của tác giả.

Qua hai giọng điệu ấy, tài năng và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du một lần nữa được khẳng định. Bức tranh ngôn ngữ của Truyện Kiều như một viên ngọc toàn bích, không tỳ không vết và bản thân nó đã xác định được vị trí của mình trong lịch sử phát triển ngôn ngữ văn học cổ điển Việt Nam.

3.3. Âm hưởng của ngữ liệu văn hoá trong Truyện Kiều đến đời sống xã hội,

văn chương Việt Nam

3.3.1. Ảnh hưởng của ngôn ngữ nghệ thuậtTruyện Kiều đến đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam

Giao lưu và ảnh hưởng văn hóa, văn học là một trong những quy luật phổ biến cho mọi nền văn học, nó đánh dấu sự học tập, cách tân, sáng tạo của các tác giả trong


mối quan hệ ảnh hưởng và tiếp nhận. Truyện Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều

Truyện 金 雲 翹 傳 của Thanh Tâm Tài Nhân 清心才人 là ví dụ tiêu biểu cho mối quan hệ ấy. Đúng như Phan Mậu Cảnh đã nhận xét: “Ở Việt Nam 200 năm đã trôi qua kể từ ngày Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời. Thử hỏi có tác phẩm nào ở nước ta được bàn luận và đánh giá nhiều như Truyện Kiều, có tác phẩm nào có sức sống lâu bền, đi vào ngôn ngữ và sinh hoạt văn hoá quảng đại hơn Truyện Kiều ?” [09, tr.1213]. Trong sáng tác của mình, Nguyễn Du tái hiện một thế giới nghệ thuật sinh động qua một hệ thống từ ngữ mang tính phúng dụ sâu sắc, dung chứa những quan niệm văn hóa, văn chương và đậm hơi thở của cuộc sống. Từ sự giao lưu và chịu ảnh hưởng của văn hóa bác học đến vấn đề quan niệm về nghệ thuật cùng phong cách tài tử của cá nhân nhà thơ đã tạo nên những tiền đề văn hóa, văn học cho sự tiếp nhận ngôn ngữ Truyện Kiều của độc giả. Ngôn ngữ của Truyện Kiều, nói như nhà nghiên cứu Phan Mậu Cảnh, “không chỉ chiếm lĩnh ở đỉnh cao về nghệ thuật sử dụng tiếng Việt mà còn có vai trò hiếm có trong việc đóng góp vào kho tàng từ vựng tiếng Việt một hệ thống từ ngữ mới, đi vào lời ăn tiếng nói hằng ngày của mọi tầng lớp nhân dân.” [09, tr.1215].

Từ những đặc trưng về văn hóa, xã hội và phương pháp tiếp cận liên ngành đã tạo nên một phương thức tư duy, nhận thức mới đối với việc tiếp cận hệ thống ngữ liệu văn hóa, mã văn hóa hay thế giới nghệ thuật sống động trong Truyện Kiều, đó là kiểu tư duy song trùng hệ hình văn hóa. Tư duy theo hệ hình văn hóa đã tạo ra những tiền đề cơ bản không chỉ giúp tác giả thể hiện vốn sống, lớp trầm tích văn hóa và con người cá nhân của mình trong tác phẩm mà còn giúp độc giả tiếp nhận tác phẩm trong môi trường, bối cảnh văn hóa, để từ đó độc giả có thể phát huy tốt hơn vai trò là một tác nhân đồng sáng tạo.

Đến đây, qua quá trình tìm hiểu ngữ liệu văn hóa trong Truyện Kiều, chúng tôi đã sử dụng hai hệ thống ngữ liệu văn hoá bác học, bình dân như là những thành phần cơ bản tham gia kiến tạo ngôn ngữ văn hoá Truyện Kiều. Đây không chỉ là một hệ thống ngôn ngữ dung chứa nhiều tính chất như tính khái quát, tính hình tượng, gợi mở, kích thích sự liên tưởng ở người đọc mà bản thân chúng được thể

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí