Bức Tranh Văn Hóa Thời Đại Qua Ngôn Ngữ Tự Sự


tượng nghệ thuật, của bức tranh sống động của cuộc sống trở nên phong phú và đa dạng hơn thông qua hệ thống ngôn ngữ triết lý, trữ tình của nhà thơ. Với cái nhìn tinh tế, tư duy nhạy bén và lăng kính thẩm mỹ độc đáo, Nguyễn Du đã phác thảo chiều kích văn hoá phức hợp qua một hệ thống ngôn ngữ trữ tình đặc sắc giàu tính triết mỹ. Và có lẽ, thiên tài Nguyễn Du được hình thành không chỉ từ học vấn, gia đình, thời đại hay bối cảnh xã hội mà còn được hun đúc từ một khoảnh khắc nào đó của vũ trụ, một “sát na” ưu tư bất chợt của tạo hoá. Mỗi câu thơ của ông chẳng những nhuốm một vẻ đẹp u tịch, bình đạm, thanh khiết và triết mỹ của thơ ca phương Đông mà còn hiển hiện những đường nét lung linh, sâu sắc của văn hoá Á Đông nhẹ nhàng và sâu sắc. Và dường như, trong bức tranh thuỷ mặc trầm mặc ấy của thơ ca cổ điển, ngôn ngữ nghệ thuật trong Truyện Kiềuđã rực rỡ lên những ánh mày tươi sáng, sống động trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên. Nếu lời thơ trong Kiều là “lời lời châu ngọc, hàng hành gấm thêu” thì những từ ngữ chỉ màu sắc trong lời thơ là nghìn hồng vạn tía, là quần trân hiến thuỵ đa thanh sắc. Những câu thơ sử dụng những từ ngữ chỉ màu sắc như những bông hoa thêu kim tuyến đính cài trên những đường nét sắc sảo của một bộ y phục hoàn hảo. Bức tranh xuân trong màu xanh tươi nòn, tinh khôi:

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(Câu 041 - 042)

Không gian đằng đẵng của tâm trạng hoặc hiện thực quá ư tàn nhẫn lại được hiện rò qua các sắc màu vàng, hồng, thắm, lục...:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

(Câu 1035 - 1036)

Thịt da ai cũng là người,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Lòng nào hồng rụng, thắm rời, chẳng đau.

(Câu 1137 - 1138)

Ngôn ngữ nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá - 19


Hệ thống từ ngữ chỉ màu sắc tượng tương cho ngoại hình, tính cách của nhân vật, màu không gian, cuộc đời đầy tính ước lệ trong Truyện Kiều cũng là một biểu hiện của tính triết mỹ trong ngôn ngữ thi phẩm. Đó là những màu sen, màu hoa lê tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ:

Hương càng đượm, lửa càng nồng Càng xôi vẻ ngọc, càng hồng màu sen.


Màu hoa lê hãy dầm dề giọt mưa?

(Câu 1383 - 1384)


(Câu 226)

Ngoài ra trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã dùng màu sắc để định danh tính cách của một số nhân vật, ta có cái mặt sắt đèn sì của viên quan xử án, mặt như chàm đổ của anh Thúc sợ vợ nhưng lại thích ăn vụng, có cái lờn lợt màu da của mụ chủ chứa Tú Bà... Hoặc có những sắc màu ước lệ dụng ý chỉ không gian như màu bao la:

Cửa bồng vội mở rèm châu,

Trời cao sông rộng một màu bao la.

(Câu 2627 - 2628)

Hay đó còn là những mảng màu của cuộc chia ly tê tái đầy trớ trêu của Thúc Sinh và Thuý Kiều:

Người lên ngựa kẻ chia bào,

Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.

(Câu 1519 - 1520)

Bên cạnh những dạng thức ngôn ngữ đã nêu rò ở trên, trong Truyện Kiều, vẻ đẹp của màu sắc trữ tình vẫn sáng lên cùng với những khái quát triết lý nhưng giàu tính thẩm mỹ qua ngôn ngữ tác giả đã mang đến cho thi phẩm chiều sâu văn hoá, cái mà các nhà nghiên cứu gọi là lớp trầm tích văn hoá trong Truyện Kiều. Về vấn đề này, chúng tôi hoàn toàn nhất trí với cách hiểu và biện giải của nhà nghiên cứu Hoàng Kim Ngọc. Trong chuyên luận So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình của người Việt (dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học) (2011), tác giả đã đưa ra cách


hiểu về trầm tích văn hoá, đó là “những dấu ấn, những chứng tích văn hoá được lưu giữ, tàng ẩn sâu kín, bị che lấp bởi lớp bui thời gian trong những câu, những chữ mà mới xem qua không dễ gì phát hiện được.” [98, tr.213]. Lớp ngôn ngữ ẩm hàm những giá trị văn hoá ấy rất đắc dụng, tạo chiều sâu cho việc khắc hoạ bức tranh phong cảnh hay tâm lý, những trải nghiệm hiện sinh và nói lên tiếng nói nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

Có thể hình dung cuộc đời Thuý Kiều là một bài thơ trữ tình đầy xúc cảm đoạn trường, trầm luân mà tác giả là người chứng kiến và cùng chung một chuyến đò số phận đầy oan trái. Dường như, ngôn ngữ của tác giả dành cho Kiều là những lời tâm huyết nhất mà ngay cả trong những thi phẩm Hán văn ông cũng chưa bao giờ nhắc đến. Bởi đó là nỗi đau, cũng là nỗi uất hận muôn đời mà người phụ nữ phải gánh chịu. Nguyễn Du đã đi hết hành trình của một nhà xã hội học và ông đã đến lãnh địa của nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa. Ông viết về kiếp đoạn trường của kẻ hồng nhan nhưng cũng chính là chép nhật ký của một còi thăng trầm nơi “hoạn hải ba đào”, “sóng bể trầm luân” của kiếp người du ca, kẻ lạc loài, tha hương trên chính quê hương mình. Những câu thơ mở đầu tác phẩm Nguyễn Du đã khái quát cả một hành trình đo đoan dài đằng đẵng như một sự dự đoán, tiên nghiệm về thiên mệnh:

Trăm năm trong còi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Lạ gì bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.”

(Câu 01 - 06)

Trăm năm là từ chỉ thời gian, là chu kỳ sống của đời người, và cũng là một kiếp người. Còi người ta (nhân gian) là không gian. Câu thơ mở đầu như gói trọn cả vũ trụ (không gian - thời gian), dồn nén trong sự vĩnh cửu của còi người. Chữ Tàilà tài năng, là năng lực cá nhân, là ước nguyện của muôn người, Mệnh là điều


kiện khách quan, mà khách quan thì có đáp ứng, có hạn chế. Tài mệnh theo quan niệm nho gia thì cụ thể, ấy là kinh bang tế thế (tài), là thuận thiên mệnh, phụng quân vương, trạch ân huệ cho muôn dân (mệnh). Song đối với bậc tài hoa, xã hội và điều kiện cá nhân đã là một sự hạn chế lớn rồi, bởi tư tưởng, tấm lòng, sự khát vọng đã vượt qua tầm thời đại. “Trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng” là thế sự, là toàn bộ chuyện đời. Do đó, Truyện Kiều không chỉ là chuyện tình mà là một luận đề về cuộc sống, triết lý tồn sinh, sự vô thường của hiện hữu. Hai câu thơ như một chiếc cầu tâm trạng dẫn xuống hai câu sau: “Lạ gì bỉ sắc tư phong, trời xanh quen thói má hồng đánh ghen...”. “Cổ lai tài mệnh lưỡng tương phương

古來才命兩相妨” (Lý Thương Ẩn 李商隱) không chỉ là quan niệm theo chủ trương

của Nho gia mà còn là một “niềm tin bình dân” và rất người.. Ấy là lẽ đời, là cuộc chơi của tạo hoá vậy. Qua triết lý đó, tinh thần nhân văn, nhân đạo của tác giả cũng được bộc lộ một cách rò ràng nhất, giọng điệu cảm thương giàu tính trữ tình và khái quát của ông đã làm cho tác phẩm trở nên sâu sắc, chan chứa tình người hơn. Ông không chỉ chịu ảnh hưởng của tôn giáo hay học thuyết về đạo của người quân tử trong còi tang bồng, ông đã đứng trước bờ vĩnh cửu, trong còi trăm năm, dùng tâm để đối đãi, một triết lý sâu xa không chỉ nhuốm màu tôn giáo mà là những tinh hoa, tư tưởng Nguyễn Du đã tiếp thu được cộng hưởng với trải nghiệm cá nhân. Tiếng nói ấy, giọng điệu ấy trở nên cảm thương, đa thanh, giàu sắc thái, khắc hoạ và chỉ rò những vết loang lổ của số phận, của đời người như chính tác giả đã từng thốt lên: “phũ phàng chi bấy hoá công, ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha...” Do đó, khi đọc Nguyễn Du, Xuân Diệu có cảm giác như đang ở trong một buổi chiều thu rất dài và tê tái. Quả thực khó tìm thấy một sắc màu tươi sáng, một tâm trạng tươi vui, một ý nghĩ nhẹ nhỏm. Bóng hình, nét mặt, mái tóc bạc, tâm tình khôn tả xiết, suy nghĩ của Nguyễn Du dường như đều ẩn chứa nỗi buồn đau. Không chỉ buồn đau cho số phận của bản thân, cho thời cuộc, gia đình, Nguyễn Du còn là người tự chuốc lấy cho mình nỗi đau của bao kiếp người trong xã hội với cảm quan thường trực: Cuộc đời trăm năm có biết bao chuyện thương tâm.


Nhà thơ như nhận thức được nỗi đau về thân phận con người trong xã hội, ông xót xa trước nỗi đau thất cơ lỡ phận: “Xót nàng chút phận thuyền quyên, cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn”. Thuyền (thiền) quyên 嬋娟 là từ văn hoá được

dùng để phiếm chỉ những khuê nữ tiết hạnh của các gia đình có nền nếp gia phong. Ở trong ngữ cảnh này, Kiều nhi là hiếu tử, tiết trinh thục nữ nhưng lại rơi vào chốn thanh lâu, đó là cái đáng thương và cũng là sự đáng trọng. Ngữ liệu thuyền quyên như một lời xót xa trước số phận dâu bể của Kiều. Nghịch cảnh ấy của Kiều dường như đè nặng trên ngòi bút của nhà thơ và có lẽ nguyên nhân sâu xa hơn là “trong thế giới nghệ thuật ấy, tư duy siêu hình của nhà tư tưởng Nguyễn Du không kể đến thế giới hiện tượng và thế giới này nhờ ngòi bút thiên tài của nhà thơ đã làm lu mờ chân lý của thế giới siêu hình” [100, tr.349]. Nhà thơ đã suy nghĩ bằng trái tim phúc hậu, bằng nỗi lòng cảm thương. Ông đã giải thích cuộc đời bằng số mệnh, nhưng đồng thời ông lại đứng về phía con người để cưỡng thiên, đoạt mệnh. Ông đã thi vị hoá số mệnh con người bằng những ngữ liệu văn hoá như trời xanh, hoá nhi, hoá công, trăng già... Nhưng trên hết, nhà thơ vẫn đến với các nhân vật trữ tình của mình, đặc biệt là Thuý Kiều bằng tấm lòng sẻ chia, cảm thương, bằng một trái tim vĩ đại của bậc triết nhân. Cùng với những nỗi niềm ấy là những nghịch cảnh, những mảnh ghép của số phận mà ông đã chứng kiến, tiếng nói của ông là tiếng nói của trái tim nhận thức. Phía cuối của đoạn đường là bến bờ của ảo vọng nhưng dù thế nào đi chăng nữa nhà thơ cũng tạo nên những bức tranh vui tươi để làm đẹp cho cuộc sống. Những ảo ảnh của cuộc đời có thể làm tăng thêm những nỗi đau nhân thế và do đó những lời trữ tình, triết lý của nhà thơ không chỉ tạo nên sắc thái mới mẻ của cuộc biến thiên, những khái quát đậm tính triết học, mà còn là sắc diện cụ thể của mỗi nhân vật, âm thanh của mỗi ngoại cảnh, sự sắc sảo của mỗi tính cách. Nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là một bề dày vững chắc, độ thâm thuý và uyên áo văn hoá của một tâm hồn đa cảm, giàu nghị lực, học thức và dạt dào của một trái tim nhân ái đậm tính hồn hậu, thâm trầm của văn hoá Việt Nam.

Theo Doãn Quốc Sĩ, Việt Tử trong Khảo luận về Đoạn trường tân thanh

(1964), dường như bóng dáng của Nguyễn Du trong các sáng tác của ông là sự “tồn


tại của con người là một trạng huống đau thương” [126, tr.45], những biểu hiện của thể của nó vừa bi quan yếm thế, vừa xót xa đầy thương cảm. Nhà thơ của chúng ta đã đi đến tận cùng của nỗi đau của nhân thế, đã thấm hết nỗi ấm lạnh của nhân tình thế thái, nỗi hờn ghen của hoá nhi qua bức tranh tâm lý của hệ thống nhân vật trong thế giới nghệ thuật khá phức tạp nhưng vô cùng hấp dẫn của mình. Sự kết hợp, hoà lẫn hai yếu tố triết luận và trầm tích văn hoá trong ngôn ngữ trữ tình của Nguyễn Du không chỉ góp phần làm sáng rò cơ sở tư tưởng, là phong phú hoá khả năng tiếp cận, khái quát hiện thực, miêu tả không gian nghệ thuật, tâm trạng nhân vật trong Truyện Kiều. Ngoài ra, nếu tính triết luận làm cho vấn đề được trình bày được mạch lạc, có luận đề và khái quát thì trầm tích văn hoá khiến cho những nội dung được nhà thơ khái quát đó thêm sự hấp dẫn, thẩm mỹ và sâu sắc. Trong tư duy nghệ thuật và quan niệm thẩm mỹ của nhà thơ, hai đặc trưng này chuyển hoá, tác động qua lại một cách thần tình khiến cho ngôn ngữ trữ tình của nhà thơ luôn sinh động, có tính triết mỹ, không có sự lặp lại, điều đó đã tạo nên sự trong sáng, hài hoà cho ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong thiên truyện.

3.1.2. Bức tranh văn hóa thời đại qua ngôn ngữ tự sự

Ngôn ngữ tự sự (hay còn gọi là ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ kể chuyện) là ngôn ngữ của tác giả, góp phần bổ sung những quan điển của mình đối với những hiện tượng được miêu tả. Bên cạnh chiều sâu triết mỹ của ngôn ngữ triết lý, trữ tình, sự có mặt của ngôn ngữ tự sự đã cố kết và làm cho tác phẩm trở thành một chỉnh thể trọn vẹn, chặt chẽ, hợp lôgíc. Trong truyện thơ Nôm nói chung và Truyện Kiều nói riêng, hệ thống này không chỉ đóng vai trò then chốt trong mô tả diễn biến cốt truyện, thể hiện tài năng và sự sáng tạo của tác giả mà còn biểu lộ chiều sâu thẩm mỹ của ý thức văn hoá trong quá trình phản ánh đời sống văn hoá một thời đại.

Qua ngôn ngữ tự sự, tác giả thể hiện một cái nhìn, một giọng điệu, một phông văn hoá riêng của mình trước những vấn đề của cuộc sống và nghệ thuật. Ngôn ngữ tự sự của tác giả, xét ở bình diện hẹp, nó có thể mang đến cho nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật của tác phẩm những nét đẹp riêng, qua đó bộc lộ một cách khái quát nhất tư duy thẩm mỹ và khả năng khái quát đời sống của tác giả.


Ngôn ngữ tự sự, nếu xét từ phương diện trần thuật, được hiểu là những lời kể của tác giả nhằm nêu lên một vấn đề nào đấy. Để mở đầu cho tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã khai mở một không - thời gian văn hoá đặc trưng của những tác phẩm trung đại, ấy là không - thời gian của triều đại, gia cảnh hay bất kỳ một khung cảnh nên thơ, nơi gặp gỡ, đoàn viên, là phát đoan của những nỗi đoạn trường. Chẳng hạn, Nguyễn Du đã giới thiệu:

“Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng.

Có nhà viên ngoại họ Vương

Gia tư nghỉ cũng thường thường bậc trung.”

(Câu 09 - 012)

Ở đoạn thơ trên, nhà thơ đã cung cấp cho người đọc những thông tin về nội dung câu chuyện đang được kể. Căn cứ vào nguyên tác Kim Vân Kiều truyện 金 雲 翹 傳 của Thanh Tâm tài nhân 青 心 才 人 , thời gian diễn ra câu chuyện được

Nguyễn Du giới thiệu là vào niên hiệu Gia Tĩnh 嘉靖 của Minh Thế Tông 明世宗 ở Trung Hoa. Qua hai từ láy phẳng lặng, vững vàng trong ngôn ngữ kể của tác giả, người đọc có thể hình dung đây là một thời kì thịnh trị “Bốn phương phẳng lặng, hai kinh vững vàng”. Tiếp đến, nhà thơ đã giới thiệu về gia cảnh của Kiều nhi. Một gia đình trung lưu có nền nếp “thường thường bậc trung”. Nhà thơ không chỉ nêu bật những nội dung cần thông báo bằng một lối tự sự đơn thuần mà tác giả còn bộc lộ những điểm nhìn của mình về sự vật, hiện tượng, qua đó đánh giá những yếu tố cần miêu tả trong thi phẩm. Lời giới thiệu tưởng chừng như có vẻ khuôn cách nhưng cũng đủ khiến cho độc giả có thể hiểu được phần nào về gia thế và thời đại của Kiều. Tiếp đến, Nguyễn Du miêu tả khung cảnh tài tử giai nhân tao ngộ qua sự xuất hiện của Kim Trọng trong buổi Thanh minh:

“Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm, một vài bông hoa


Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.”


“Tuyết in sắc ngựa câu giòn

Cỏ pha mầu áo nhuộm non da trời.”


“Hài văn lần bước dặm xanh


(Câu 039 - 044)


(Câu 0139 - 0140)

Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.”

(Câu 0143 - 0144)

Một bức tranh thiên nhiên và khung cảnh lễ hội được nhà thơ phác thảo qua những hình ảnh rất đặc trưng của văn hoá Trung Hoa, Việt Nam. Con người trong tiết thanh minh đi sửa phần mộ và tìm đến những bóng hình quá khứ tạo nên một dạng thức của không gian hồi cố trong tâm cảm. Khung cảnh thiên nhiên diễm lệ ấy cũng chính là cái cớ để nhà thơ miêu tả một bức chân dung hoàn chỉnh về người nho sĩ tài hoa theo quan niệm nho gia. Có lẽ, ở đoạn thơ này, Nguyễn Du đã chọn bức tranh thanh minh làm nền cho chân dung của nhân vật Kim Trọng trở nên nổi bật và sinh động hơn. Trong bức tranh ấy, vẻ đẹp thiên nhiên trở nên thơ mộng hơn nhờ có hình ảnh con người và hình ảnh con người trở nên cụ thể hơn nhờ có thiên nhiên vậy. Thiên nhiên là chuẩn mực, con người là điểm son. Tất cả những ngữ liệu miêu tả Kim Trọng đều gắn liền với thanh sắc (màu xanh): hài văn lần bước dặm xanh, cỏ pha màu áo nhuộm non da trời, một vùng như thể cây quỳnh cành dao... những ngữ liệu như hài văn, dặm xanh, cây quỳnh , cành dao... đều mang tâm thức văn hoá, dễ liên tưởng qua lại và chính điều đó đã mang lại cho đoạn thơ và ngôn ngữ tự sự tác giả chất trữ tình, nhẹ nhàng và có chiều sâu văn hoá. Đồng thời, cách thức liên tưởng và sử dụng ấy cũng tạo nên chuỗi thanh âm phức điệu, những hoà điệu mang tính ngữ cảnh của thể loại truyện Nôm, của xu hướng cao nhã, của cảm thức văn hoá cá nhân tác giả. Bản thân nó (tức thanh âm phức điệu) có thể tạo nên một tiềm năng văn hoá mà mỗi độc giả khi tiếp nhận sẽ tự tái tạo cho mình những mô thức riêng, tuỳ thuộc vào “tầm đón nhận”, vốn học, vốn đọc, vốn sống và phông văn hoá cá nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022