Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11

20/7

Biết rằng:

Số dư Nợ đầu quý III của tài khoản này là 200 Lãi suất cho vay theo hạn mức là 18%/năm Yêu cầu: Tính lãi phải trả các tháng trong quý III

Bài 2:

Khách hàng BÙI VĂN ÚT được Ngân hàng ACB cấp hạn mức thấu chi 2 tỷ đồng trong một tháng, lãi suất thấu chi áp dụng 6%/năm, lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 1,2%/năm.

- Tài khoản giao dịch của khách hàng trong tháng như sau: Ngày 1/5/X, số dư có tài khoản tiền gửi là: 600 triệu đồng

Ngày 7/5/X, khách hàng nộp tiền mặt vào TK là: 100 triệu đồng Ngày 9/5/X, khách hàng lập Uỷ Nhiệm Chi số tiền là: 400 triệu đồng Ngày 15/5/X, khách hàng ký séc chi số tiền là: 1200 triệu đồng Ngày 26/5/X, khách hàng Uỷ Nhiệm Chi số tiền là: 500 triệu đồng Yêu cầu: Tính lãi cho khách hàng vào ngày 30/5/X.

Bài 3:

Tại Ngân hàng ACB, ngày 1/10/N giải ngân cho khách hàng Đào Thị An là 600 triệu đồng. Thời hạn vay 3 năm, lãi suất cho vay 12%/năm. Tính số tiền nợ gốc và lãi phải trả (mỗi năm) của khách hàng nếu ngân hàng tính theo phương thức kỳ khoản giảm dần và lập bảng kế hoạch thu nợ chi tiết theo mỗi kỳ.

Bài 4:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

Tại Ngân hàng DongA, ngày 1/2/N giải ngân cho khách hàng Nguyễn Anh Khoa là 900 triệu đồng. Thời hạn vay 4 năm, lãi suất cho vay 12%/năm. Tính số tiền nợ gốc và lãi phải trả (mỗi năm) của khách hàng nếu ngân hàng tính theo

phương thức kỳ khoản giảm dần và lập bảng kế hoạch thu nợ chi tiết theo mỗi kỳ.

Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11


CHƯƠNG 4

CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC CỦA NHTM

Mã chương 4: 04


Giới thiệu:

Nội dung chương tổng hợp một số nghiệp vụ khác của ngân hàng, các hình thức thanh toán như: dịch vụ chuyển khoản, thu hộ - chi hộ, thanh toán ủy nhiệm chi, thanh toán ủy nhiệm thu với từng đối tượng khách hàng theo quy trình thanh toán chặt chẽ tại ngân hàng thương mại.

Mục tiêu:

- Về kiến thức:

+ Mô tả được những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ đầu tư, nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, nghiệp vụ thu - chi hộ tiền hàng tại NHTM

+ Giải thích được các nguyên tắc và điều kiện chuyển tiền thanh toán tại NHTM.

+ Định nghĩa được ủy thác và nhận ủy thác tại NHTM.

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng thực hiện được nghiệp vụ cơ bản liên quan đến chuyển tiền tại NHTM.

+ Tính toán được lợi tức phải nộp khi vay theo dự án đầu tư.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện các quy định của NHTM.


1. Nghiệp vụ đầu tư

Nghiệp vụ đầu tư tại ngân hàng thương mại là việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chênh lệch giá chứng khoán mua bán trên thị trường.

Ở Việt nam, Luật các Tổ chức tín dụng còn cho phép các ngân hàng được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay của các tổ chức tín dụng khác.

Mục đích của đầu tư tài chính:

- Tìm kiếm lợi nhuận

- Tăng khả năng thanh khoản

- Đa dạng hoá hình thức sử dụng vốn nhằm phân tán rủi ro Các hình thức đầu tư:

- Đầu tư, kinh doanh chứng khoán: Chứng khoán kinh doanh, chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn, chứng khoán sẵn sàng để bán

- Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh và các hình thức đầu tư dài hạn khác.

2. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

Quá trình toàn cầu hóa kinh tế với sự luân chuyển hàng hóa và các nguồn lực giữa các quốc gia đã làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau đó được diễn ra trên thị trường, và thị trường này gọi là thị trường ngoại hối. Hiểu một cách khái quát theo nghĩa rộng thì thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.

Trong thực tế, do các hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu là giữa các ngân hàng nên theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối được định nghĩa là nơi mua bán các đồng tiền khác nhau giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên ngân hàng.

Như vậy, với cách hiểu phổ biến nêu trên, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ bao gồm các đồng tiền khác nhau hay là các ngoại tệ mà không bao gồm các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ hay vàng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngân hàng thương mại khi tham gia vào việc mua bán ngoại tệ hoặc cũng có thể huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư tìm kiếm thêm lợi nhuận. .

Các Ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường này với vai trò:

- Thứ nhất là làm cho việc giao dịch giữa hai bên trở nên dễ dàng hơn. Trong trường hợp này, các NHTM đóng vai trò là người cung cấp dịch vụ cho

khách hàng thông qua việc mua bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ. Khi đó, các NHTM sẽ thu về một khoản phí từ cung cấp dịch vụ mà không chịu bất kỳ một rủi ro nào do hoạt động mua bán hộ gây ra.

- Thứ hai là ngân hàng tiến hành đầu cơ bằng cách mua bán tiền tệ, tức là kinh doanh cho chính mình. Trong trường hợp này, các NHTM phải chịu rủi ro do các hoạt động mua bán đó gây ra.

Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại NHTM:

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao ngay (Spot Transaction)

Giao dịch ngoại hối giao ngay trên thị trường liên ngân hàng. Là cách thức mua bán ngoại tệ mà việc thanh toán hợp đồng giữa hai ngân hàng sẽ được thực thi. Thông thường vào ngày thứ hai sau ngày giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng sẽ không cần phải chờ đợi 2 ngày mà có thể thực hiện vào ngày tiếp theo của giao dịch. Giao dịch ngoại hối giao ngay hiện nay chủ yếu thực hiện trên thị trường liên ngân hàng.

Thông thường, chi phí giao dịch ngoại hối giao ngay giữa ngân hàng và khách hàng do ngân hàng qui định.

Nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tức là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch.

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hàng của NHNN.

Tham gia thị trường hối đoái giao ngay gồm các thành phần: NHTM, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các cá nhân. Nói chung những đối tượng có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay. Trên thị trường, NHTM vừa đóng vai trò là nhà kinh doanh vừa đóng vai trò là nhà môi giới, NHTM mua ngoại tệ của các nhà xuất khẩu hay của những đối tượng có nhu cầu bán ngoại tệ để bán lại cho các nhà nhập khẩu hay cho những đối tượng có nhu cầu mua ngoại tệ.

Trên thị trường hối đoái giao ngay các NHTM thường không thu phí giao dịch hay hoa hồng mà sử dụng chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua để trang trải chi phí giao dịch và thu lợi nhuận thỏa đáng. Chênh lệch giá mua và giá bán của một ngoại tệ cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch hẹp hay rộng và mức độ biến động giá trị của ngoại tệ đó trên thị trường.

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối mua bán có kỳ hạn (Forward Transaction)

Giao dịch mua bán có kỳ hạn. Còn gọi là giao dịch có kỳ hạn bắt buộc đòi hỏi chuyển giao vào một kỳ hạn nhất định. Một lượng tiền ngoại tệ để nhận một lượng ngoại tệ khác theo hợp đồng có kỳ hạn đã được ký kết. Tỷ giá hối đoái có kỳ hạn được qui định vào thời điểm ký hợp đồng và áp dụng thanh toán khi đến kỳ hạn. Tỷ giá hối đoái có kỳ hạn thường được xác định giống với giá trị đến hạn (Value date) của kỳ hạn đó. Kỳ hạn có thể là 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Và 12 tháng có thể có những hợp đồng kỳ hạn có thời gian trên một năm nhưng không phổ biến. Do dự báo tỷ giá kỳ hạn rất dài và khó tính được sự chính xác.

Giao dịch có kỳ hạn có thể thực hiện theo hình thức. Mua có kỳ hạn (buying forward) hoặc bán có kỳ hạn (selling forward).

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối giao sau (Future Transaction)

Giao dịch ngoại hối giao sau (hay còn gọi là giao dịch tương lai). Là một thỏa thuận giữa hai đối tác mua bán một số lượng tiền ngoại tệ định sẵn. Vào thời điểm hợp đồng được ký kết và ngày giao hàng được ấn định sẵn trong tương lai được thực hiện tại sở giao dịch.Thực chất của giao dịch ngoại hối giao sau chính là giao dịch có kỳ hạn nhưng được chuẩn hoá về. Loại ngoại tệ giao dịch, thời hạn giao dịch và trị giá hợp đồng.

Giao dịch ngoại hối giao sau và giao dịch ngoại hối có kỳ hạn. Đều nhằm mục tiêu đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận. Và thương mại nhưng có những điểm khác biệt cơ bản.

Mục đích của giao dịch ngoại hối giao sau là để đầu cơ ngoại tệ nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Nhà đầu cơ dự báo một loại ngoại tệ nào đó lên giá sẽ ký hợp đồng mua. Và ngược lại dự báo ngoại tệ đó xuống giá sẽ ký hợp đồng bán.

- Nghiệp vụ giao dịch ngoại hối quyền chọn (Binary Option)

Giao dịch ngoại hối quyền chọn hay còn gọi là Quyền chọn nhị phân (Binary Option) là khi nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn giao dịch trên một cặp tiền tệ nào đó. Nhà đầu tư sẽ dự đoán giá của cặp tiền tệ đó sẽ đi lên hoặc lựa chọn đi xuống và đặt lệnh. Đến lúc lệnh đáo hạn, sẽ đem giá của cặp tiền tệ lúc đáo hạn so sánh với giá lúc nhà đầu tư thực hiện giao dịch. Nếu dự đoán xu hướng của nhà đầu tư chính xác. Thì thường sẽ thu được từ 65% đến 95% lợi nhuận với số tiền đặt lệnh ban đầu. Nếu lựa chọn sai nhà đầu tư sẽ mất số tiền đã đặt lệnh.

3. Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng.

3.1 Dịch vụ chuyển tiền

Chuyển tiền là một nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, với sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời những dịch vụ chuyển tiền tiện ích giúp bạn chuyển tiền nhanh chóng và dễ dàng.

Dịch vụ chuyển tiền là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo yêu cầu của bên trả tiền nhằm chuyển một số tiền nhất định cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền. Dịch vụ chuyển tiền bao gồm dịch vụ chuyển tiền qua tài khoản thanh toán và không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Lợi ích khi dùng dịch vụ chuyển tiền

Tiết kiệm thời gian: Không cần đến ngân hàng và làm các thủ tục chuyển tiền thông thường. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên điện thoại là có thể chuyển tiền nhanh chóng.

Chuyển tiền mọi lúc mọi nơi: Bạn có thể chuyển tiền ở mọi lúc mọi nơi ngay cả ngoài giờ làm việc hoặc thứ 7, chủ nhật vào bất cứ thời gian nào.

Kết nối nhiều ngân hàng: Bạn có thể dễ dàng chuyển tiền cho các ngân hàng khác nhau nếu được hỗ trợ.

Phí dịch vụ hợp lý: Phí dịch vụ chuyển tiền phù hợp với khách hàng.

Ngày nay, nhu cầu chuyển tiền trong nước hay quốc tế đang ngày một tăng. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các dịch vụ chuyển tiền tiện ích đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.

Chuyển tiền hay còn gọi là chuyển khoản là chuyển số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác để thanh toán tiền bán hàng hoá, dịch vụ giữa các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức và cá nhân có tài khoản tại ngân hàng.

Tài khoản ngân hàng có thể được coi là tài sản của khách hàng. Do ngân hàng mở cho người có nhu cầu sử dụng. Bạn có thể nạp tiền vào tài khoản ngân hàng của mình và thực hiện các giao dịch khác thông qua tài khoản như: chuyển tiền, rút tiền, thanh toán…

Tài khoản ngân hàng được đại diện bởi 1 dãy số, được gọi là số tài khoản ngân hàng. Số này là duy nhất và không trùng lặp với bất cứ ai khác. Nó cũng như dãy số định danh của mỗi người. Chỉ cần cung cấp chính xác số tài khoản thì giao dịch tài chính sẽ không thể nhầm lẫn được.

Chuyển khoản là chuyển số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác bằng nghiệp vụ kế toán để thanh toán tiền bán hàng hoá, dịch vụ giữa các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức và cá nhân có tài khoản tại ngân hàng.

Chuyển khoản là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt xuất hiện cùng với sự phát triển của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Theo nghiệp vụ kế toán, khi cần thanh toán một khoản tiền, chủ tài khoản ủy nhiệm cho tổ chức quản lí tài khoản của mình ghi số chuyển một số tiền nhập vào tài khoản của người thụ hưởng. Khi nghiệp vụ thanh toán kết thúc, số tiền ghi trên tài khoản của người thanh toán giảm xuống tương ứng với số tiền tăng lên trên tài khoản của người thụ hưởng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ chức quản lí tài khoản được thực hiện nghiệp vụ thanh toán chuyển khoản cho khách hàng (tổ chức, cá nhân có tài khoản) gồm có ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, các tổ chức tín dụng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán. Trong nền kinh tế phát triển, chuyển khoản và việc chỉ trả, thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức phổ biến. Việc chuyển khoản cũng được áp dụng khi thực hiện nghĩa vụ tài chính khác nhau như các khoản trả tiền vào ngân sách và các khoản ngân sách cấp phát, trích nộp các quỹ cho các tổ chức công đoàn, trích trả tiền nhà, điện, nước của các cơ quan, doanh nghiệp.

Hiện có rất nhiều dịch vụ chuyển khoản khác nhau được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng.

- Chuyển khoản nội bộ trong ngân hàng:

Chuyển khoản nội bộ qua tài khoản ngân hàng là hình thức chuyển tiền từ tài khoản nguồn đến tài khoản thụ hưởng cùng thuộc 1 hệ thống ngân hàng. Ví dụ: Chuyển tiền từ tài khoản Vietcombank sang tài khoản thụ hưởng cũng thuộc ngân hàng Vietcombank.

Chuyển tiền trong nội bộ ngân hàng sẽ phải chịu ít phí hơn và thời gian nhận cũng nhanh hơn so với hình thức chuyển khoản khác ngân hàng.

Một số ngân hàng hiện nay do tăng cường tính cạnh tranh nên cung cấp cả dịch vụ chuyển khoản trong hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng vẫn hoàn toàn miễn phí. Dịch vụ chuyển khoản nhanh 24/7 ra đời được đại đa số chủ tài khoản ngân hàng sử dụng, dù có chịu thêm một mức phí cao hơn so với chuyển khoản cùng hệ thống nhưng do tính tiện ích cao là người nhận tiền sẽ được ghi có tăng trên tài khoản ngay lập tức.

Các hình thức chuyển khoản công nghệ cao mà chủ tài khoản ưu tiên sử dụng là: internet banking, cài app ngân hàng vào dòng điện thoại thông minh để dễ dàng truy cập vào tài khoản và thao tác nhanh chóng. Bên canh đó hình thức chuyển khoản qua ví Momo, VNPTPAY, Vnpost, Zalopay... ngày càng khuyến khích người dùng.

3.2 Dịch vụ thu - chi hộ tiền hàng

Thu hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên thụ hưởng thu tiền của bên trả tiền trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên thụ hưởng.

Chi hộ là việc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện ủy nhiệm của bên trả tiền thay mặt mình để chi trả cho bên thụ hưởng trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và bên trả tiền.

Để thực hiện dịch vụ thu hộ, bên thụ hưởng phải cung cấp cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan làm điều kiện để tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện việc thu hộ tiền theo đúng nội dung văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên thụ hưởng và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.

Đối với dịch vụ chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên trả tiền và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.

3.3 Dịch vụ thanh toán lệnh chi (thanh toán ủy nhiệm chi)

Là việc ngân hàng thực hiện yêu cầu của bên trả tiền trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.

Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi:

a) Lập, giao nhận ủy nhiệm chi

Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

b) Kiểm soát ủy nhiệm chi

- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, trong đó: Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng nơi mở tài khoản.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2024