Biểu đồ 5: Nghề nghiệp của khách hàng
Đối với nghề nghiệp, cán bộ công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất (32.8%), tiếp theo là kinh doanh, tiểu thương với 28.1%. Còn lại là nội trợ (12.5%), hưu trí (9.4%), lao động phổ thông (10.9%) và nghề nghiệp khác (6.2%).
2.3.1.2 Thống kê mô tả về sử dụng dịch vụ ngân hàng
Bảng 5: Thống kê mô tả về sử dụng dịch vụ tại Maritime Bank
Tần số (người) | Phần trăm (%) | ||
Thời gian sử dụng dịch vụ | Dưới 6 tháng | 30 | 23.4 |
Từ 6 tháng đến 1 năm | 42 | 32.8 | |
Từ 1 đến 2 năm | 36 | 28.1 | |
Trên 2 năm | 20 | 15.6 | |
Mục đích gửi tiền | Hưởng lãi suất | 92 | 71.9 |
Tiết kiệm tiền | 60 | 46.9 | |
Tránh rủi ro | 50 | 39.1 | |
Sử dụng dịch vụ tiện ích | 44 | 34.4 | |
Mục đích khác | 16 | 12.5 | |
Nguồn khách hàng nhận được thông tin | Bạn bè người thân | 86 | 67.2 |
Nhân viên ngân hàng | 64 | 50 | |
Hoạt động của NH | 32 | 25 | |
Phương tiện truyền hình | 56 | 43.8 | |
Internet | 40 | 31.2 | |
Các kênh khác | 20 | 15.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 1
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 2
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Nhân Sự Của Maritime Bank Chi Nhánh Huế
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 5
- Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngân hàng gửi tiền của khách hàng – nghiên cứu tại ngân hàng maritime bank cn Huế - 6
Xem toàn bộ 48 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Đối với thời gian sử dụng dịch vụ của Maritime Bank, kết quả thu thập cho thấy đa số khách hàng đều mới sử dụng dịch vụ của ngân hàng từ dưới 6 tháng đến 2 năm, còn lại chỉ có 20 người (15.6%) đã sử dụng dịch vụ của Maritime Bank trên 2 năm. Điều này được giải thích là do Maritime Bank chỉ mới gia nhập vào Huế trong khoảng thời gian gần đây, cho nên khách hàng lâu năm của ngân hàng vẫn còn hạn chế, chưa
được nhiều.
Biểu đồ 6: Mục đích gửi tiền
Nói về mục đích của khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng, đa số khách hàng đều gửi tiền tại ngân hàng để lấy lãi suất tiền gửi (71.9%), bên cạnh đó, mục đích để tiết kiệm tiền cho các mục đích trong tương lai cũng được khách hàng đồng ý với 46.9%. Mặc khác, khách hàng gửi tiền để tránh gặp rủi ro khi phải tự mình giữ tiền (39.1%) và để sử dụng một số tiện ích tại ngân hàng như chuyển khoản, thanh toán thẻ… cũng được khách hàng nhắc đến (34.4%). Nắm bắt chính xác được các mục đích
của khách hàng khi gửi tiền sẽ giúp ngân hàng chủ động triển khai các hoạt động nhằm đáp ứng mục đích của khách hàng, giúp ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa trong tương lai.
Bên cạnh đó, các nguồn thông tin giúp khách hàng biết tới ngân hàng cũng có từ
nhiều phía. Nhiều nhất là thông tin từ nguồn bạn bè, người thân và đồng nghiệp (có
đến 67.2% khách hàng nhận thông tin về ngân hàng qua kênh này). Thứ 2 là thông tin nhận được từ nhân viên của ngân hàng khi khách hàng được tư vấn các thông tin về sản phẩm dịch vụ. Bên cạnh đó, các hoạt động của ngân hàng (25%), phương tiện truyền hình (43.8%) và internet (31.2%) cũng là những kênh giúp cho khách hàng biết đến ngân hàng.
Ngoài ra, khi thống kê mô tả các đặc điểm mà khách hàng quan tâm nhất khi gửi
tiền tiết kiệm tại ngân hàng, sau khi điều tra, ta có kết quả sau:
Bảng 6: Các yếu tố khách hàng quan tâm khi gửi tiền tại ngân hàng
Thứ nhất | Thứ nhì | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Tổng | |
Lãi suất cao | 54 42.2% | 42 32.8% | 14 10.9% | 14 10.9% | 0 0% | 0 0% | 124 96.9% |
Ngân hàng uy tín | 30 23.4% | 28 21.9% | 40 31.2% | 8 6.2% | 10 7.8% | 0 0% | 116 90.6% |
Đã từng sử dụng | 0 0% | 8 6.2% | 0 0% | 20 15.6% | 20 15.6% | 30 23.4% | 78 60.9% |
Dịch vụ tốt | 24 18.8% | 14 10.9% | 32 25% | 16 12.5% | 20 15.6% | 4 3.1% | 110 85.9% |
Có người thân | 20 15.6% | 16 12.5% | 16 12.5% | 16 12.5% | 16 12.5% | 12 9.4% | 96 75% |
Thường xuyên QC | 0 0% | 20 15.6% | 22 17.2% | 40 31.2% | 14 10.9% | 20 15.6% | 116 90.6% |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Biểu đồ 7: Sự quan tâm của khách hàng
Kết quả khảo sát cho thấy khi gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng quan tâm đến yếu tố lãi suất là nhiều nhất, điều này được thấy rõ khi yếu tố “Lãi suất cao” được khách hàng lựa chọn vượt trội trong lựa chọn quan trọng nhất và quan trọng nhì (chiếm 75% suy nghĩ của khách hàng). Yếu tố quan trọng tiếp theo được khách hàng lựa chọn là “Ngân hàng uy tín” với 45.3% khách hàng đánh vào mục quan trọng nhất và nhì, có 31.2% khách hàng xếp yếu tố này đứng thứ 3.
Hai yếu tố khác là “Dịch vụ ngân hàng tốt” và “Có người thân làm việc trong ngân hàng” được khách hàng xếp đứng sau 2 yếu tố trên với mức độ quan trọng tương đương nhau. Rõ ràng 2 yếu tố này chưa được khách hàng nhấn mạnh khi lựa chọn 1 ngân hàng để gửi tiết kiệm, nhưng nó cũng là một khâu quan trọng có tác động đến quyết định của khách hàng.
Hai yếu tố còn lại được khách hàng ít quan tâm nhất khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền tiết kiệm là yếu tố “Đã từng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng” và “Thường xuyên quảng cáo trên truyền hình”. Khách hàng không đánh giá cao 2 yếu tố này, nó thường xuyên được khách hàng xếp ở vị trí thứ tư, năm và sáu.
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo và kiểm tra phân phối chuẩn
2.3.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha
Tất cả các biến được đo lường bởi thang đo Likert (5 điểm), từ rất không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý. Sau khi hoàn thành việc thu thập mẫu, các thang đo được kiểm tra độ tin cậy bởi hệ số Cronbach’s Anpha để xxem xét mức độ nhất quán nội tại và làm cơ sở nhằm loại các biến không đạt yêu cầu dựa vào hệ số tương quan biến tổng. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Anpha phải lớn hơn 0.6. Nếu thang đo không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại ra khỏi mô hình.
Bảng 7: Cronbach’s Anpha của thang đo tương ứng với các lần kiểm tra
Hệ số Cronbach’s Anpha | Sau khi loại biến | |
Chạy lần thứ nhất | 0.917 | … |
Chạy lần thứ hai | 0.920 | Q19 |
Chạy lần thứ 3 | 0.924 | Q19, Q4 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Anpha của thang đo bằng 0.924, thỏa mãn điều kiện lớn hơn 0.6. Trong thang đo của mô hình, có 2 biến bị loại ra khỏi mô hình do không thõa mãn điều kiện tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 đó là “Bên trong ngân hàng có nhiều trang thiết bị hiện đại” và “Bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu cho khách hàng lựa chọn ngân hàng Maritime Bank”. Dưới đây là kết quả cụ thể của kiểm định Cronbach’s Anpha lần thứ 3
Bảng 8: Cronbach’s Anpha của thang đo sau khi chạy lần thứ 3
Tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Anpha nếu loại biến | |
C6 | 0.521 | 0.923 |
C7 | 0.612 | 0.920 |
C8 | 0.613 | 0.920 |
C10 | 0.606 | 0.920 |
C11 | 0.442 | 0.923 |
C12 | 0.641 | 0.919 |
C13 | 0.689 | 0.919 |
C14 | 0.544 | 0.921 |
C15 | 0.619 | 0.920 |
C16 | 0.631 | 0.919 |
C17 | 0.662 | 0.919 |
C18 | 0.535 | 0.921 |
C19 | 0.346 | 0.924 |
C20 | 0.552 | 0.921 |
C21 | 0.636 | 0.919 |
C22 | 0.504 | 0.922 |
C23 | 0.395 | 0.924 |
C25 | 0.642 | 0.919 |
C26 | 0.581 | 0.920 |
C27 | 0.613 | 0.920 |
C28 | 0.664 | 0.919 |
C29 | 0.585 | 0.920 |
Cronbach’s Anpha = 0.924 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Kết quả cuối cùng, ta có 22 quan sát để đưa vào xử lý ở các bước tiếp theo.
2.3.2.2 Kiểm định phân phối chuẩn của các quan sát
Kiểm định phân phối chuẩn là điều kiện đầu tiên cần thực hiện để đảm bảo mức độ thoả mãn của các biến biến tích nhân tố. Để thực hiện kiểm định này, nghiên cứu cũng sử dụng hai đại lượng đo lường những đặc tính của phân phối dữ liệu là hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung Kurtosis. Hệ số đối xứng Skewness cho ta biết dạng phân phối của các giá trị quan sát, một phân phối Skewness được xem là phân phối chuẩn khi Standard error Skewness nằm trong đoạn từ -2 đến 2. Tương tự, đối với hệ số tập trung Kurtosis, hệ số này dùng để so sánh đường cong quan sát với dạng đường cong phân phối chuẩn, một phân phối Kurtosis được xem là phân phối chuẩn khi Standard error Kurtosis nằm trong đoạn từ -2 đến 2.
Bảng 9: Kiểm định phân phối chuẩn
Std. Error of Sknewness | Std. Error of Kurtosis | |
Ngân hàng có uy tín và thương hiệu | 0.214 | 0.425 |
Ngân hàng có quy mô lớn mạnh | 0.214 | 0.425 |
Do Maritime Bank là ngân hàng nhóm 1 | 0.214 | 0.425 |
Do ngân hàng có giờ làm việc thuận tiện | 0.214 | 0.425 |
Các điểm giao dịch, quầy ATM thuận tiện | 0.214 | 0.425 |
Do thủ tục đơn giản, không phức tạp | 0.214 | 0.425 |
Do mức lãi suất tại Maritime Bank thích hợp | 0.214 | 0.425 |
Lãi suất tại Maritime Bank ưu điểm vượt trội | 0.214 | 0.425 |
Do có nhiều tiện ích đi kèm | 0.214 | 0.425 |
Do phí dịch vụ phù hợp | 0.214 | 0.425 |
Ngân hàng có đường dây nóng 24/24 | 0.214 | 0.425 |
Do nhân viên tận tình và chuyên nghiệp | 0.214 | 0.425 |
Do nhân viên nhiệt tình và chu đáo | 0.214 | 0.425 |
Do nhân viên có thể giải đáp hết các thắc mắc | 0.214 | 0.425 |
Maritime Bank thường xuyên có chương trình KM | 0.214 | 0.425 |
Chương trình khuyến mãi của MSB hấp dẫn độc đáo | 0.214 | 0.425 |
Do người thân trong gia đình giới thiệu | 0.214 | 0.425 |
Chương trình KM là hoạt động tích cực của NH | 0.214 | 0.425 |
Khách hàng có hứng thú với chương trình KM | 0.214 | 0.425 |
Khách hàng biết rõ các chương trình khuyến mãi | 0.214 | 0.425 |
Khách hàng nhận thức được thương hiệu MSB | 0.214 | 0.425 |
Khách hàng yêu thích thương hiệu MSB | 0.214 | 0.425 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy Std. Error Skewness và Std. Error Kurtosis đều nằm trong đoạn -2 đến 2 nên ta có thể khẳng định mẫu có phân phối chuẩn. Thỏa mãn các điều kiện để đưa vào các bước xử lý tiếp theo.
2.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
2.3.3.1 Kiểm định KMO
Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Anpha và kiểm định phân phối chuẩn, các thang đo được đánh giá theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá. Mục đích của phân tích này là nhóm các biến có liên hệ với nhau thành nhân tố mới. Một mặt, phân tích nhân tố giúp làm giảm số biến tham dự vào phương trình hồi quy, mặt khác, thông qua phân tích nhân tố còn có thể đánh giá được độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminnant validity) của thang đo.
Bảng 10: kiểm định KMO và Barlett’s
0.708 | ||
Kết quả kiểm định Barlett | Approx. Chi-Square | 2.420E3 |
Df | 231 | |
Sig. | 0.000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra) Phương pháp trích được sử dụng là “Principle conponent” với phép quay Varimax. Tiêu chuẩn của phương pháp này là trị số KMO phải nằm trong đoán từ 0.5 đến 1 và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig. < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích EFA hoàn toàn thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau. Ngoài ra, giá trị Eigenvalues phải lớn hơn 1, tổng phương sai trích lớn hơn 50% và hệ số tải nhân tố (factor loading) lớn hơn 0.5. Các trường hợp khoog g thõa mãn các điều kiện trên sẽ
bị loại bỏ.
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO = 0.708, và kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig. = 0.000. Điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố khám phá hoàn toàn thích hợp và giữa các biến này có tương quan với nhau.
2.3.3.2 Phân tích nhân tố
Bảng 11: phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát
Nhân tố | ||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
Khách hàng có hứng thú với chương trình KM | 0.860 | |||||
Chương trình khuyến mãi của MB hấp dẫn độc đáo | 0.830 | |||||
Maritime Bank thường xuyên có chương trình KM | 0.823 | |||||
Khách hàng biết rõ các chương trình khuyến mãi | 0.790 | |||||
Chương trình KM là hoạt động tích cực của NH | 0.779 | |||||
Do người thân trong gia đình giới thiệu | 0.608 | |||||
Lãi suất tại Maritime Bank ưu điểm vượt trội | 0.829 | |||||
Do phí dịch vụ phù hợp | 0.790 | |||||
Do mức lãi suất tại Maritime Bank thích hợp | 0.759 | |||||
Ngân hàng có đường dây nóng 24/24 | 0.629 | |||||
Do có nhiều tiện ích đi kèm | 0.587 | |||||
Ngân hàng có uy tín và thương hiệu | 0.907 | |||||
Do Maritime Bank là ngân hàng nhóm 1 | 0.866 | |||||
Ngân hàng có quy mô lớn mạnh | 0.850 | |||||
Do nhân viên tận tình và chuyên nghiệp | 0.865 | |||||
Do nhân viên nhiệt tình và chu đáo | 0.852 | |||||
Do nhân viên có thể giải đáp hết các thắc mắc | 0.801 | |||||
Các điểm giao dịch, quầy ATM thuận tiện | 0.881 | |||||
Do ngân hàng có giờ làm việc thuận tiện | 0.793 | |||||
Do thủ tục đơn giản, không phức tạp | 0.741 | |||||
Khách hàng yêu thích thương hiệu MB | 0.816 | |||||
Khách hàng nhận thức được thương hiệu MB mạnh | 0.666 | |||||
Eigenvaluaes | 0.865 | 2.570 | 2.012 | 1.735 | 1.342 | 1.007 |
Eigenvaluaes explained % | 39.34 | 11.68 | 9.14 | 7.88 | 6.10 | 4.57 |
Cumulative explained % | 39.34 | 51.02 | 60.16 | 68.05 | 74.15 | 78.73 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra) Sau khi xoay nhân tố lần thứ nhất, ta thấy sự tập trung của các biến theo từng nhân tố đã khá rõ ràng. Bảng kết quả phân tích cho ta thấy có tất cả 22 biến nhưng chỉ
có 6 nhân tố có giá trị Eigenvalues lớn hơn 1. Kết quả cho thấy 6 nhân tố này có tổng phương sai tích lũy bằng 78.73%, nghĩa là 6 nhân tố giải thích được 78.73% biến thiên của các biến quan sát.
2.3.3.3 Đặt tên và giải thích nhân tố
Dựa vào mức độ tương quan và ý nghĩa của các quan sát mà ta tiến hành đặt tên các nhóm nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng. Sau khi xem xét các nhóm từ phân tích nhân tố, ta tiến hành đặt tên các nhóm nhân tố như sau:
Bảng 12: Đặt tên và giải thích nhân tố
Các quan sát | Eigenvalues | Phương sai trích | Cronbach’s anpha | |
Khuyến mãi | Khách hàng có hứng thú với chương trình KM | 0.865 | 39.34 | 0.902 |
Chương trình khuyến mãi của MB hấp dẫn độc đáo | ||||
Maritime Bank thường xuyên có chương trình KM | ||||
Khách hàng biết rõ các chương trình khuyến mãi | ||||
Chương trình KM là hoạt động tích cực của NH | ||||
Do người thân trong gia đình giới thiệu | ||||
Sản phẩm dịch vụ | Lãi suất tại Maritime Bank ưu điểm vượt trội | 2.570 | 51.02 | 0.876 |
Do phí dịch vụ phù hợp | ||||
Do mức lãi suất tại Maritime Bank thích hợp | ||||
Ngân hàng có đường dây nóng 24/24 | ||||
Do có nhiều tiện ích đi kèm | ||||
Uy tín | Ngân hàng có uy tín và thương hiệu | 2.012 | 60.16 | 0.915 |
Do Maritime Bank là ngân hàng nhóm 1 | ||||
Ngân hàng có quy mô lớn mạnh | ||||
Nhân viên | Do nhân viên tận tình và chuyên nghiệp | 1.735 | 68.05 | 0.869 |
Do nhân viên nhiệt tình và chu đáo | ||||
Do nhân viên có thể giải đáp hết các thắc mắc | ||||
Khả năng tiếp cận | Các điểm giao dịch, quầy ATM thuận tiện | 1.342 | 74.15 | 0.878 |
Do ngân hàng có giờ làm việc thuận tiện | ||||
Do thủ tục đơn giản, không phức tạp | ||||
Nhận biết thương hiệu | Khách hàng yêu thích thương hiệu MB | 1.007 | 78.73 | 0.860 |
Khách hàng nhận thức được thương hiệu MB mạnh |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Sáu nhân tố này sẽ đại diện cho tất cả các quan sát có trong mô hình để được tiến hành vào những bước xử lý tiếp theo, đó là phân tích hồi quy đa biến để xác định được nhân tố nào quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
2.3.4 Xây dựng mô hình hồi quy
Mô hình hồi quy được lựa chọn xây dựng là mô hình hàm hôi quy tuyến tính bội
có dạng:
Y= ß0 + ß1*X1 + ß2*X2 + ß3*X3 + ß4*X4+ ß5*X5 + ß6*X6
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, ßk là các hệ số hồi quy riêng phần, Xi là các biến độc lập trong mô hình và ei là biến độc lập ngẫu nhiên.
Các biến độc lập được sử dụng để phân tích hồi quy bao gồm:
- X1 là Hoạt động khuyến mãi của ngân hàng
- X2 là Chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
- X3 là Uy tín của ngân hàng
- X4 là Nhân viên ngân hàng
- X5 là Khả năng tiếp cận ngân hàng của khách hàng
- X6 là Nhận biết thương hiệu.
Kết quả hồi quy với phương pháp chọn biến là enter cho kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình R2 là 0.81, chỉ số R2 điều chỉnh (Adjuster R square) là 0.80. Do R2 điều chỉnh nhỏ hơn R2 nên chọn chỉ số R2 có điều chỉnh để xem xét mức độ giải thích của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó ít thổi phồng độ phù hợp của mô hình hơn so với R2. Chỉ số R2 có điều chỉnh bằng 0.80 nghĩa là các biến được đưa vào mô hình giải thích 80% biến thiên các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng ở thành phố Huế.
Bên cạnh đó, giá trị Sig. F Change là 0.000 (<0.05) điều này đồng nghĩa với độ tin cậy 95%, giả thuyết H0 bị bác bỏ (H0: ß1=ß2=ß3=ß4=ß5=ß6=0). Điều này nghĩa là hệ số hồi quy riêng phần của các biến đưa vào mô hình là khác không. Số liệu ở bảng cho thấy, “Nhân viên ngân hàng” có mực ý nghĩa sig. > 0.05 còn các yếu tố còn lại đều có mực ý nghĩa sig. < 0.05. Do đó, ngoài yếu tố trên, hệ số ß của các yếu tố khác đều có ý nghĩa thống kê.
Bảng 13: Kết quả mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng
Hệ số chưa chuẩn hóa | Mức ý nghĩa | Thống kê đa cộng tuyến | |||
ß | Độ lệch chuẩn | Hệ số Tolerance | VIF | ||
Hệ số tự do | -0.933 | 0.236 | 0.000 | ||
Khuyến mãi | 0.462 | 0.055 | 0.000 | 0.726 | 1.377 |
Chất lượng SPDV | 0.259 | 0.063 | 0.000 | 0.515 | 1.941 |
Uy tín ngân hàng | 0.132 | 0.041 | 0.002 | 0.678 | 1.475 |
Nhân viên ngân hàng | 7.5E-5 | 0.056 | 0.999 | 0.716 | 1.397 |
Khả năng tiếp cận NH | 0.194 | 0.055 | 0.001 | 0.616 | 1.622 |
Nhận biết thương hiệu | 0.253 | 0.052 | 0.000 | 0.554 | 1.806 |
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Từ kết quả trên, chúng tôi xây dựng mô hình hôi quy diễn tả mối quan hệ giữa các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng như sau: Quyết định -0.933 + 0.462*Khuyến mãi + 0.259*Chất lượng SPDV lựa chọn = + 0.132*Uy tín ngân hàng + 0.194*Khả năng tiếp cận
ngân hàng + 0.253*Nhận biết thương hiệu.
Phương trình hồi quy bội được ướng lượng trên cho thấy “Chương trình khuyến mãi”, “Chất lượng SPDV” và “Nhận biết thương hiệu” là những biến có mức độ giải thích tốt nhất cho quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng.
Giải thích mô hình hồi quy:
- Các hệ số hồi quy ß phản ánh tỷ lệ thuận hay nghịch với quyết định lựa chọn
ngân hàng của khách hàng.
- ß1 = 0.462 phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên
0.462 đơn vị khi hoạt động khuyến mãi tăng lên 1 đơn vị.
- ß2 = 0.259 phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên
0.0.259 đơn vị khi chất lượng SPDV của ngân hàng tăng lên 1 đơn vị.
- ß3 = 0.132 phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên
0.132 đơn vị khi uy tín của ngân hàng tăng lên 1 đơn vị.
- ß5 = 0.194 phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên
0.0.194 đơn vị khi khả năng tiếp cận ngân hàng tăng lên 1 đơn vị.
- ß6 = 0.253 phản ánh quyết định lựa chọn ngân hàng của khách hàng sẽ tăng lên
0.253 đơn vị khi khả năng nhận diện thương hiệu ngân hàng của khách hàng tăng lên 1 đơn vị.
Tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance) của các biến đưa vào mô hình điều lớn hơn 0.1 và hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khó xảy ra. Mặt khác, hệ số Durbin – Watson là 1.924 nằm trong đoạn chấp nhận từ 1 đến 3 nên có thể chập nhận hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập không xảy ra (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Vì vậy, mô hình hồi quy trên được chấp nhận. Từ kết quả phân tích và kiểm định các hệ số hồi quy, mô hình nghiên cưu chính thức được bổ sung các hệ số hồi quy thành mô hình hoàn chỉnh như sau:
Khuyến mãi
0.462
Chất lượng SPDV
Uy tín ngân hàng
0.259
0.132
Quyết định lựa chọn
ngân hàng
Khả năng tiếp cận
0.194
Nhận biết thương hiệu
0.253
Hình 5: Mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh sau khi phân tích hồi quy