+ Các khoản nợ phân loại vào nhóm 4 theo quy định
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
+ Các khoản nợ phân loại vào nhóm 5 theo quy định
1.2 Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kế từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đó là quy trình đồng bộ, có tính chất liên hoàn, theo trình tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Qua Phát Hành Gtcg
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 7
- Nghiệp Vụ Cho Vay Theo Hạn Mức Tín Dụng
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
1.2.1 Ý nghĩa của việc thiết lập quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp cho ngân hàng, Trong đó nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị chức năng được xác định rõ ràng công việc liên quan cho hoạt động cho vay, từ đó là cơ sở cho việc phân công phân nhiệm ở từng vị trí. Việc quản lý nhân sự ở ngân hàng cũng điều chỉnh cho hợp lý và hiệu quả.
Ngân hàng có thể thiết lập các thủ tục chính cho phù hợp với các quy định của pháp luật và bảo đảm mục tiêu an toàn kinh doanh. Các thủ tục phải phù hợp với từng nhóm khách hàng, từmg loại cho vay cũng như kỹ thuật tín dụng nhằm cung cấp đây đủ các thông tin cần thiết, nhưng không gây phiền cho khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.
Quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc trong nội bộ một ngân hàng và thường được in thành văn bản hoặc số tay hướng dẫn việc thực hiện thông nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nhờ đó, các nhân viên biết được trách nhiệm cần thực hiện ở vị trí của mình, mối quan hệ với các nghiệp vụ khác ... để từ đó có thái độ làm việc đúng mực, thích hợp cho công việc.
Quy trình sử dụng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng, nhà quản trị
ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong việc ra quyết định tín dụng. Ngoài ra, với việc kiểm soát tiến trình thực hiện quy trình, ngân hàng còn kịp thời phát hiện những thủ tục không còn phù hợp trong chính sách tín dụng cũng như bản thân quy trình. Từ đó sẽ có những thay đổi để tăng cường giám sát quy trình sử dụng vốn cũng như tất cả các hoạt động tín dụng nói chung.
1.2.2 Quy trình tín dụng căn bản
Tiếp nhận lập hồ sơ TD
Phân tích tín dụng
Quyết định và ký hợp đồng TD
Giải ngân
Giám sát và thu nợ
Thanh lý hợp đồng tín dụng
Quy trình tín dụng thường có 6 bước:
Bước 1
Bước 2
Bước 3
Bước 4
Bước 5
Bước 6
Bước 1: Tiếp nhận lập hồ sơ TD
Lập hồ sơ tín dụng là khâu được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn và là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.
- Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng sẽ kiểm tra sơ bộ các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.
- Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng.
- Cán bộ tín dụng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầu đủ, hợp pháp và hợp lệ.
Kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn:
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý.
- Kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn đối với các kết quả hoạt động kinh doanh dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư, khả năng vay trả và nguồn trả.
- Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của khách hàng vay và phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động, xu hướng phát triển của ngành trong tương lai.
Kiểm tra mục đích vay vốn:
- Kiểm tra mục đích vay vốn của phương án đầu tư có phù hợp vơí đăng ký kinh doanh.
- Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu xin vay với danh mục những hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm mthực hiện theo quy định của Chính Phủ).
Những giấy tờ cần thiết để hoàn thành bước 1:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Tài liệu chứng minh năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng: giấy đăng ký kinh doanh, giấy đa8ng ký thành lập DN, con dấu, mã số thuế, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm giám đốc...
- Tài liệu thuyết minh vay vốn: hồ sơ năng lực tài chính: báo cáo tài chính thồi kỳ gần nhất, giấy chứng nhận tài sản đảm bảo liên quan đến thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay...
- Phương án sản xuất kinh doanh, phương án trả nợ, phương án đầu tư...
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi cho ngân hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng:
- Tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro có thể xả ra cho ngân hàng, dự đoán khả năng kiểm soát khắc phục những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng.
- Phân tích tính chân thực của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.
Trong quá trình phân tích tín dụng, cần chú ý:
- Tìm hiểu về khách hàng vay vốn:
CBTD phải đi thực tế tại gia đình/ nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về:
+ Hoàn cảnh gia đình của khách hàng vay vốn.
+ Mục đích vay vốn của khách hàng.
+ Những nguồn thu nhập thường xuyên của khách hàng/ những thành viên trong gia đình, tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình sản xuất, công nghệ hiện có của khách hàng.
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay.
- Tìm hiểu về phương án sản xuất kinh doanh
+ Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh.
+ Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra.
+ Tìm hiểu qua các kênh thông tin xã hội.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng TD
Đây là bước then chốt trong hoạt động ngân hàng. Khi ra quyết định ngân hàng thường mắc 2 sai lầm cơ bản:
- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt
- Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng và mất khách.
Việc ra quyết định tín dụng, ngoài dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của CBTD còn phụ thuộc vào:
+ Thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan liên quan.
+ Các chính sách tín dụng của ngân hàng, quy định tín dụng của nhà nước.
+ Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định tín dụng
Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền (phát tiền) cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động của tín dụng gắn với vận động của hàng hóa. Việc phát tiền vay phải phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giám sát tín dụng và thu nợ
Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.
Các phương pháp giám sát tín dụng có thể áp dụng bao gồm:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng
- Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của KH đứng tên vay vốn
- Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.
- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thanh lý hợp đồng tín dụng có thể xảy ra do khách hàng vi phạm hợp đồng hoặc do khoản vay đã đến hạn. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý:
(1). Thu nợ cả gốc và lãi
Khách hàng và Ngân hàng có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau:
- Thu nợ nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn
- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ
- Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn (2). Tái xét hợp đồng tín dụng
Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời.
(3). Thanh lý hợp đồng tín dụng
Ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp này hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên.
1.3 Đảm bảo tín dụng
Tín dụng ngân hàng chính là quan hệ vay và trả tiền vay giữa khách hàng và ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng này, ngân hàng luôn phải đối mặt với các rủi ro có thẻ xảy ra khi khách hàng mất khả năng thanh toán không còn khả năng chi trả khoản vay cho ngân hàng. Việc đảm bảo tín dụng là việc ngân hàng thiết lập điều kiện về kinh tế và pháp lý để đảm bảo thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ theo quy định.
Theo đó có thể thấy với đảm bảo tín dụng, ngân hàng sẽ được giảm bớt tổn thất khi khách hàng vì một lý do khách quan nào đó mà không thể thanh toán khoản nợ cho ngân hàng, giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai.
Đồng thời đảm bảo tín dụng cũng sẽ gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn, làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không trả được nợ sẽ sẽ mất tài sản và tốn kém nhiều chi phí.
Các hình thức bảo đảm tín dụng gồm: (1). Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thế chấp là các bất động sản, giá trị quyền sử dụng đất, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, còn ngân hàng chỉ giữ giấy tờ sở hữu và chứng từ thế chấp tài sản.
- Vay vốn theo hình thức vay thế chấp bất động sản là khách hàng cần dùng các tài sản trong thế chấp không di dời được: nhà cửa, đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh và công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất… Các bất động sản này cần có giấy
tờ hợp pháp và không trong qua trình tranh chấp. Giá trị tài sản thế chấp bao gồm giá trị của tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức và các trái quyền có được từ bất động sản. Khi thế chấp ngân hàng và khách hàng, phải thỏa thuận định giá tài sản thế chấp và ký kết hợp đồng thế chấp có chứng nhận của Phòng công chứng.
- Vay vốn theo hình thức vay thế chấp giá trị quyền sử dụng đất: Chỉ có cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức kinh tế mới có thể sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng. Cần phân biệt trường hợp được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và trường hợp không được phép thế chấp giá trị quyền sử dụng đất mà chỉ được phép thế chấp tài sản sở hữu gắn liền với quyền sử dụng đất.
(2). Cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc khách hàng giao nộp tài sản là bất động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt).
Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách hàng cần giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thông thường vay vốn theo hình thức này, khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng.
Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng theo hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ không còn quyền sử dụng đối với tài sản của mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng.
Các loại tài sản cầm cố gồm:
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng bạc, tàu biển, máy bay,… và các loại tài sản khác;
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ;
- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu;
- Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và các quyền phát sinh từ tài sản khác;
- Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố
(3). Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay
Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay hay nói cách khác khách hàng có thể sử dụng các chính các tài sản khách hàng muốn sử dụng vốn ngân hàng có được làm tài sản dùng trong thế chấp. Ví dụ, khách hàng có thể sử
dụng chính căn nhà khách hàng muốn vay vốn từ ngân hàng để mua làm tài sản để thế chấp trong vay vốn.
- NH cho vay trung hạn, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sx, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu KH vay và TS hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện KH vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi, có mức VTC tham gia vào dự án và giá trị TS bảo đảm tiền vay tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư.
Đây là một hình thức bảo đảm tiền vay được khá nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay bởi tính tiện lợi của nó. Khách hàng có thể sử dụng chính hợp đồng mua bán tài sản để dùng trong thế chấp mà không cần sử dụng các tài sản thế chấp khác trong vay vốn.
(4). Bảo lãnh:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Như vậy, đối tượng của quan hệ bảo lãnh đó là bằng uy tín, từ đó, Ngân hàng chỉ có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện thay nghĩa vụ hoặc khởi kiện chứ không thể tác động vào tài sản của bên bảo lãnh được.
- Bảo lãnh bằng tài sản là việc bên thứ ba (gọi là bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng TS thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
- Bảo lãnh bằng tín chấp (của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội) là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay.
2. Nghiệp vụ cấp tín dụng ngắn hạn
2.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn
2.1.1 Khái niệm
Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại được phân theo thời gian của khoản vay. Đó là những khoản vay có thời hạn dưới 1 năm, do đó khoản vay này thường được dùng để đáp ứng nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ xung vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.