2.1.2 Phạm vi áp dụng
Bên cho vay: Các TCTD được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo qui định của luật các TCTD, bao gồm: Ngân hàng thương mại quốc doanh; ngân hàng cổ phần; công ty tài chính; quỹ tín dụng nhân dân; HTX tín dụng; ngân hàng liên doanh; chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Bên đi vay: Là những pháp nhân, thể nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật Việt Nam, gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân và hộ gia đình.
2.2 Các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
2.2.1 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức tín dụng
a. Khái niệm
Là phương thức cho vay mà ngân hàng xác định và thỏa thuận với khách hàng một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
b. Đặc điểm
- Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định
- Được xác định gắn liền với vốn lưu động của khách hàng
- Chỉ lập một hồ sơ vay dùng để xin vay nhiều món vay và ký kết một hợp đồng cho vay hạn mức.
- Mỗi lần giải ngân phải lập một khế ước nhận nợ
- Giải ngân và thu nợ được thực hiện nhiều lần trong suốt kỳ cho vay
c. Đối tượng khách hàng
- Khách hàng là pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
- Khách hàng phải có báo cáo tài chính rõ ràng, tin cậy, thực hiện đúng chế độ kế toán theo quy định, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Khách hàng có khả năng tài chính, có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và có hiệu quả.
d. Hồ sơ vay
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng
- Phương án sản xuất, kinh doanh, phương án trả nợ
- Báo cáo tài chính thời kỳ gần nhất
- Hồ sơ đảm bảo nợ vay
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu cần)
e. Hạn mức tín dụng
* Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng:
– Nhu cầu vốn lưu động của khách hàng cho kỳ tín dụng
– Vốn lưu động của khách hàng vào thời điểm xét hạn mức
– Vốn lưu động khác
* Xác định hạn mức tín dụng theo phương pháp chi phí
Hạn
mức tín =
Nhu cầu VLĐ dùng cho SXKD kỳ kế hoạch
-
VLĐ
của khách hàng
-
VLĐ
khác
Trong đó:
Nhu cầu VLĐ dùng cho SXKD kỳ kế hoạch
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch
=
-
Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch
Khấu hao dự kiến
Vòng quay V n lưu động =
Vốn lưu động của khách hàng = VLĐ tự có + VLĐ coi như tự có
VLĐ
tự có
=
Tài sản ngắn hạn
-
Đầu tư tài chính ngắn hạn (nếu có)
-
Nợ ngắn hạn phi ngân hàng
VLĐ coi như tự có
=
Số dư các quỹ trích lập hàng năm
-
Lợi nhuận chưa phân phối
Vốn lưu động khác: Khoản vay ngắn hạn dự kiến ở ngân hàng khác hoặc phát hành trái phiếu ngắn hạn
Ví dụ 1: Công ty ABC có báo cáo tài chính đến ngày 31/12/2019 như sau: (ĐVT: triệu VNĐ)
Số tiền | Nguồn vốn | Số tiền | |
A. Tài sản ngắn hạn | 14.700 | A. Nợ phải trả | 28.750 |
Tiền mặt và tiền gửi NH | 1.500 | 1. Nợ ngắn hạn | 11.250 |
Đầu tư ngắn hạn | 2.000 | Phải trả cho nhà cung cấp | 4.500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Liên Quan Đến Hoạt Động Tín Dụng Của Nhtm
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 7
- Ý Nghĩa Của Việc Thiết Lập Quy Trình Tín Dụng
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 10
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 11
- Nghiệp vụ ngân hàng Nghề Kế toán - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 12
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
8.100 | Phải trả cho CNV | 1.150 | |
Hàng tồn kho | 2.750 | Phải nộp thuế cho NN | 1.800 |
TSLĐ khác | 350 | Khoản phải trả khác | 700 |
B. Tài sản dài hạn | 120.550 | Vay ngắn hạn ngân hàng | 3.100 |
Tài sản cố định | 98.500 | 2. Nợ dài hạn | 17.500 |
Đầu tư tài chính dài hạn | 22.050 | B. Vốn chủ sở hữu | 106.500 |
Tổng Tài sản | 135.250 | 135.250 |
Khoản phải thu
Tài liệu bổ sung:
Tổng chi phí dự toán năm kế hoạch là 95.350. Tài sản ngắn hạn năm 2016 là 13.850, theo dự kiến vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch tăng 20%. Doanh thu thuần đạt được trong năm 2017 là 108.200, dự kiến trích khấu hao trong năm 2018 là 1.200. Công ty dự kiến vay ở ngân hàng khác là 1.500
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng ngắn hạn năm kế hoạch theo phương chi phí.
GIẢI:
Vòng quay VLĐ kỳ hiện hành =
()
= 7,58 vòng
Nhu cầu VLĐ dùng cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch:
=
VLĐ của Công ty:
= 10.350,7 triệu đồng
= 14.700 – 2.000 – (4.500 + 1.150 + 1.800 + 700) = 4.550 triệu đồng.
VLĐ khác = 1.500 triệu đồng
Hạn mức tín dụng = 10.350,70 – 4.550 – 1.500
= 4.300,70 triệu đồng
Một số lưu ý khi xét cho vay theo hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng ≤ 0, ngân hàng sẽ không cho vay
Hạn mức tín dụng > 0, ngân hàng chấp nhận cho vay đối với khách hàng, đồng thời xem xét những giới hạn cho vay theo quy định của NHNN.
f. Giải ngân
Việc giải ngân được thực hiện theo tiến độ SX KD của DN và được thực hiện trong nhiều đợt trong một thời gian nhất định, không kể nợ vay của đợt
trước được hoàn trả hay chưa miễm là số dư trên tài khoản cho vay không được vượt quá hạn mức tín dụng đã qui định.
KH khi có nhu cầu vốn phát sinh khách hàng chỉ cần gởi đến NH các chứng từ, hoá đơn phải trả người bán nguyên vật liệu hoặc chứng từ thanh toán cho người bán thì được ngân hàng giải ngân.
Tiền vay sẽ được ghi vào bên Nợ tài khoản cho vay để:
+ Thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng
+ Chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay
+ Giải ngân bằng tiền mặt để bên vay thanh toán tiền mua nguyên vật liệu cho người thụ hưởng không có tài khoản tại NH
g. Thu nợ
* Thu nợ gốc
- NH tự động thu nợ gốc từ tài khoản tiền gửi khi KH có nguồn thu phát sinh hoặc khi đáo hạn của khế ước
Thu nợ gốc theo thứ tự phát sinh của từng khế ước nhận nợ
Các khoản thu bằng tiền mặt: Bên vay phải nộp tiền mặt vào ngân hàng để trả nợ
* Thu lãi vay
Tiền lãi vay được tính và thu mỗi tháng một lần vào ngày cuối tháng
- Tiền lãi của từng khế ước được tính theo dư nợ thực tế.
- NH thu lãi vay từ tài khoản tiền gửi hoặc thu bằng tiền mặt Công thức tính lãi
ư ư
2.2.2 Nghiệp vụ cho vay từng lần (cho vay theo món)
a. Khái niệm
Cho vay từng lần là phương thức cho vay được thực hiện riêng biệt theo từng nhu cầu vay vốn riêng của khách hàng.
b. Đặc điểm
– Hợp đồng tín dụng ký độc lập cho từng lần vay
– Giải ngân, thu nợ được thực hiện riêng cho từng lần (từng món) vay
– Vốn tín dụng chỉ tham gia vào một giai đoạn hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh
c. Đối tượng khách hàng
– Áp dụng cho các tổ chức kinh tế có điều kiện vay vốn nhưng không đủ điều kiện vay theo hạn mức
– Khách hàng vay vốn không thường xuyên
– Khách hàng mới giao dịch với ngân hàng lần đầu
d. Hồ sơ vay của khách hàng
– Giấy đề nghị vay vốn
– Hồ sơ pháp lý
– Phương án kinh doanh
– Báo cáo tài chính
– Hồ sơ đảm bảo nợ vay
– Các giấy tờ liên quan khác (nếu cần)
e. Mức cho vay
Nhu cầu vay
=
Nhu cầu VLĐ phương án kinh doanh
-
Vốn của khách hàng tham gia
Nhu cầu VLĐ phương án kinh doanh
=
Tổng chi phí phương án kinh doanh
-
Khấu hao TSCĐ (nếu có)
f. Giải ngân
- Khi phát sinh nhu cầu vốn, khách hàng là đơn vị vay, nói rõ số tiền cần vay, mục đích sử dụng vốn, thời hạn vay vốn, gửi kèm theo giấy tờ chứng minh nhu cầu sử dụng.
- Nếu phù hợp thì cán bộ tín dụng ký đề nghị giải quyết cho vay, sau đó trên cơ sở ký duyệt của lãnh đạo, tiến hành lập khế ước và chuyển sang bộ phận kế toán để giải ngân.
- Có thể giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt.
g. Thu nợ
- Việc thu nợ tiền vay được thực hiện theo lịch trả nợ đã được thỏa thuận và xác định trong hợp đồng tín dụng.
- Khi đến hạn thanh toán khách hàng chủ động trả nợ cho ngân hàng, nếu khách hàng không chủ động trả nợ, ngân hàng trích tài khoản tiền gửi để thu nợ.
- Trường hợp tài khoản tiền gửi không đủ trả nợ, ngân hàng sẽ chuyển nợ quá hạn và áp dụng các chế tài khác.
Ti n
lãi
=
ư ư
* Trường hợp nợ gốc và lãi vay thu 1 lần:
Ví
dụ 2: Ngày 1/6/X, Khách hàng A đề nghị thanh toán nợ gốc tiền vay và lãi vay của một hợp đồng tín dụng đến hạn thanh toán, số tiền vay 100 triệu đồng, kỳ hạn vay 3 tháng, lãi suất ngân hàng cho vay 12%/năm. Yêu cầu: tính tổng số tiền khách hàng A phải trả cho ngân hàng.
GIẢI
Tổng số tiền khách hàng A phải trả cho ngân hàng:
2.2.3 Nghiệp vụ cho vay theo hạn mức thấu chi
a. Khái niệm
= 103.024.658
Thấu chi là một nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, bổ sung vốn lưu động nhằm cân đối ngân quỹ hàng ngày trên tài khoản vãng lai của khách hàng.
Nghiệp vụ thấu chi là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng trong đó ngân hàng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số dư có trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trong một thời hạn nhất định.
Tài khoản vãng lai là tài khoản mà ngân hàng mở cho khách hàng để ghi chép nghiệp vụ tiền gửi và rút tiền của khách hàng. Khi số tiền khách hàng rút ra lớn hơn dư có của tiền gửi (tức là dư nợ cho vay) thể hiện khách hành chi vượt quá số dư.
b. Đặc điểm
- Khách hàng có giao dịch thường xuyên
- Khách hàng lập hồ sơ 1 lần vào đầu kỳ
- Thấu chi vào bất cứ thời điểm nào
- Lãi tính theo số dư thực tế
- Thủ tục đơn giản, tiết kiệm TG
c. Điều kiện
- Đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và giao dịch thường xuyên với ngân hàng;
- Thu nhập thường xuyên phải được chuyển khoản qua ngân hàng;
- Có lịch sử tín dụng tốt.
d. Hồ sơ vay
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng;
- Chứng từ chứng minh doanh số thanh toán, thu nhập của khách hàng;
- Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi;
e. Hạn mức thấu chi
Hạn mức thấu chi kỳ này
=
Số dư bình quân TK - Tỷ lệ thấu chi tiền gửi kỳ trước kỳ này
f. Giải ngân
- Khách hàng được thấu chi khi nhu cầu chi của khách hàng vượt số dư tiền gửi.
- Số tiền thấu chi từng lần không vượt quá hạn mức thấu chi còn lại.
g. Thu nợ
- Thu nợ gốc: Ngân hàng thu nợ gốc từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc thu bằng tiền mặt.
- Thu lãi vay:
+ Lãi vay thấu chi thu theo định kỳ mỗi tháng;
+ Lãi vay thấu chi tính theo số dư nợ vay thực tế vào thời điểm cuối ngày;
+ Thu lãi từ tiền gửi hoặc ghi nợ vào tài khoản thấu chi.
Ti n
lãi
=
ư ồ ư
Một số lưu ý khi tính lãi:
- Trường hợp trong tháng vừa có phát sinh nợ (chi vượt số dư trên tài khoản) vừa có phát sinh có (số dư trên tài khoản còn) ngân hàng tính lãi như sau: tiền lãi cho số dư nợ và dư có được tính riêng sau đó bù trừ. Số dư nợ được
áp dụng theo lãi suất tiền vay, số dư có được áp dụng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
3. Nghiệp vụ cấp tín dụng trung và dài hạn
3.1 Nghiệp vụ cho vay theo dự án đầu tư
a. Khái niệm
Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn về việc bỏ vốn xây dựng mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới kỹ thuật và công nghệ với những đối tượng là tài sản cố định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ trong một thời gian nhất định
Cho vay theo dự án đầu tư (tài trợ dự án đầu tư) là phương thức cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng thực hiện các dự án đầu tư (đầu tư mới, đầu tư cải tiến kỹ thuật, đầu tư mở rộng sản xuất…)
* Ý nghĩa cho vay theo dự án đầu tư:
– Loại đầu tư có hoàn trả trực tiếp, do vậy nó thúc đẩy việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm và có hiệu quả.
– Cho vay dự án đầu tư là hình thức đầu tư linh hoạt, có thể xâm nhập vào nhiều ngành nghề với những qui mô lớn, vừa, nhỏ do vậy nó cho phép thoả mãn nhiều nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ.
– Cho vay dự án đầu tư là đầu tư bằng nguồn vốn tiết kiệm và tích luỹ trong xã hội, vì vậy nó cho phép khai thác và sử dụng triệt để các nguồn vốn trong xã hội để tận dụng và khai thác các tiềm năng về đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên để phát triển và mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh.
b. Đặc điểm
- Vốn vay được sử dụng vào mục đích hình thành nên TSCĐ, dây chuyền công nghệ sản xuất
- Số tiền vay lớn, thời hạn cho vay dài
- Vốn vay được giải ngân theo tiến độ thi công của dự án
- Thu nợ nhiều kỳ phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng
c. Hồ sơ vay
- Giấy đề nghị vay vốn
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng