Ngân Hàng Tmcp Công Thươngviệt Nam (2009), Quyết Định Số 4205/qđ- Nhct10 Ngày 30/12/2012, Về Việc Hướng Dẫn Nghiệp Vụ Hậu Kiểm Kế Toán, Hà Nội.



Thứ nhất: Không thể quản trị kinh doanh, mở rộng và phát triển hoạt động một cách hiệu quả. Do chương trình kế toán giao dịch còn nhiều hạn chế nên một số bộ phận và báo cáo hoạt động kinh doanh phải thực hiện thủ công, mất nhiều thời gian, dễ phát sinh sai sót, nhầm lẫn và không cập nhật kịp thời nên ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược, quyết định kinh doanh, gây lãng phí nguồn lực, đồng thời hạn chế việc mở rộng và phát triển hoạt động của Ngân hàng.

Thứ hai: Không thể phát triển các sản phẩm mới

Hiện nay, NHCTVN đang tiến tới phát triển các nghiệp vụ mới như sản phẩm phái sinh, kinh doanh vàng… tuy nhiên, do thực trạng công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu nên việc phát triển các sản phẩm trên đang gặp rất nhiều khó khăn. Những sản phẩm này vẫn phải dùng các công cụ quản lý thủ công nên gặp nhiều hạn chế về kiểm soát giao dịch, quản lý rủi ro. Các báo cáo kết quả kinh doanh phục vụ công tác điều hành còn chậm và không kịp thời nên việc phát triển và mở rộng quy mô đối với các sản phẩm mới chưa thể thực hiện được.

Thứ ba: Không thể quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh

Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái tiếp tục lan rộng, tác động tới mọi mặt của các nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nên yêu cầu tăng cường kiểm soát, quản lý rủi ro, nâng cao năng lực quản lý, tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng cần được quan tâm, đáp ứng và đầu tư hơn lúc nào hết.

Việc hiện đại hóa, đầu tư công nghệ giúp Ngân hàng đáp ứng được với nhu cầu mở rộng, phát triển quy mô hoạt động, đồng thời đảm bảo hiệu quả trong quản lý rủi ro và quản trị điều hành hoạt động kinh doanh.

Vì vậy, về lâu dài, Ban lãnh đạo NHCTVN cần nghiên cứu để nâng cấp Chương trình Kế toán giao dịch hiện tại để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong hiện tại và tương lai.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam là ngân hàng kinh doanh đa năng, tổng hợp trên mọi lĩnh vực, hơn nữa, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nên “bức tranh” nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam không mấy khả quan. Do vậy, muốn tồn tại và phát triển được thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam phải tập trung vào sắp xếp, tổ chức lại đội ngũ cán bộ để tăng cường công tác quản lý, quản trị điều hành đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh.

Trong Chương này, Tác giả đã đưa ra những luận chứng về sự cần thiết và phương hướng để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên. Các giải pháp quan trọng được đề cập trong Luận văn gồm: (1) kiểm soát các bút toán hủy giao dịch; (2) hướng dẫn cụ thể hạch toán các tài khoản nội bộ; (3) bổ sung thêm các báo cáo kế toán quản trị; (4) hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán; (5) đầu tư đổi mới công nghệ.

Những lợi ích đem lại từ các giải pháp trên góp phần vào chủ trương tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Ban Giám đốc NHCTPY. Từ đó đã kiểm soát và giảm thiểu tối đa các sai sót có thể xảy ra, các TK được hạch toán đảm bảo đúng nội dung kinh tế phát sinh. Hệ thống báo cáo được hoàn thiện ngày càng cao đáp ứng được yêu cầu quản lý cho Ngân hàng. Từ đó BGĐ có thể kịp thời đưa ra những quyết sách, chiến lược điều hành hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.


KẾT LUẬN


Với yêu cầu ngày càng cao trong quá trình phát triển của bản thân các ngân hàng thương mại, hơn nữa môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng có nhiều biến động, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động hàng ngày là rất lớn và khó kiểm soát thì việc các Ngân hàng càng ngày càng quan tâm hơn nữa đến công tác hạch toán kế toán là điều tất yếu. Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, Ban lãnh đạo Ngân hàng đã dành sự quan tâm rất lớn đến việc tăng cường công tác hạch toán kế toán nhằm quản lý chặt chẽ các nguồn vốn, tìm biện pháp phát huy tối đa hiệu quả đầu tư các nguồn vốn huy động. Do vậy, việc hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại NHCTVN nói chung và NHCTPY nói riêng là mối quan tâm hàng đầu. Qua quá trình nghiên cứu thực tế tại NHCTPY cũng như trong quá trình công tác tại đây, tác giả đã trình bày trong Luận văn những nội dung cơ bản sau:

Một là, lý luận chung về công tác hạch toán kế toán như khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung của công tác hạch toán kế toán, các nguyên tắc cơ bản của công tác hạch toán kế toán.

Trên cơ sở lý luận chung về công tác hạch toán kế toán, và đặc điểm kinh doanh riêng biệt của các ngân hàng thương mại, Luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác hạch toán kế toán nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý trong các ngân hàng;

Hai là, trình bày những đặc điểm cơ bản về đặc thù quản lý cũng như tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công thương Phúc Yên nói riêng có ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán. Trên cơ sở đó Luận văn đi sâu phân tích thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên, đánh giá mặt mạnh cũng như điểm còn hạn chế của công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng;

Ba là, luận văn đã đưa ra phương hướng và giải pháp để hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên, từ đó có những kiến nghị



với Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm hoàn thiện công tác kế toán trên các khía cạnh: hoàn thiện tổ chức bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và một số phần hành kế toán.

Từ những cơ sở lý luận về công tác hạch toán kế toán gắn với tình hình thực tế của công tác hạch toán kế toán của các NHTM, trong đó điển hình là NHCTPY, luận văn đã có những đóng góp nhất định ở cả hai mặt lý luận và thực tiễn.

Luận văn đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác hạch toán kế toán, từ đó làm rõ vai trò của công tác kế toán đối với công tác quản lý tại doanh nghiệp nói chung và tại Ngân hàng nói riêng hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn đi sâu vào xem xét thực trạng công tác kế toán tại NHCTPY, luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và phương hướng để hoàn thiện các hạn chế đó.

Bên cạnh những đóng góp trên của Luận văn thì đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định như:

- Luận văn mới chỉ dừng lại xem xét hoạt động kế toán tại một Chi nhánh nên chưa đánh giá được tổng thể hoạt động kế toán của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, tại Chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc tuân thủ các Qui định, Quy tình nghiệp vụ mà Trụ sở chính ban hành.

- Hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh thì ít loại nghiệp vụ phát sinh hơn tại Trụ sở chính, thông thường chỉ bao gồm: huy động vốn và cho vay dân cư, doanh nghiệp còn những nghiệp vụ như Tài trợ thương mại hay đầu tư liên ngân hàng, hoán đổi lãi suất,.. diễn ra rất ít nên Luận văn đã chưa xem xét được đến các khía cạnh đó.

Từ các hạn chế trên thì một gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo của tác giả là: nghiên cứu việc tổ chức công tác kế toán tại Trụ sở chính của NHCTVN- điều này sẽ tạo điều kiện cho việc xem xét, đánh giá cả quy trình ban hành các qui định của NHCTVN đã đúng luật Nhà nước và công tác hạch toán kế toán đã được thực hiện tốt hay chưa? Qua đó đánh giá được toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống cũng như đánh giá được công tác kiểm tra, kiểm soát của Trụ Sở chính đối với từng Chi nhánh, Sở giao dịch và các đơn vị trực thuộc.



Tác giả hy vọng rằng với những phân tích và các đề xuất đưa ra trong Luận văn của mình đã phần nào góp phần vào chủ trương tăng cường công tác hạch toán kế toán của Ban Giám đốc Ngân hàng và được Ban Giám đốc cân nhắc khi xây dựng kế hoạch hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị.

Kính mong được sự nhận xét, cho ý kiến của các thầy, cô giáo để Luận văn

được hoàn thiện hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Tài chính (2002), Hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Quyển 1, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2005), Quyết định Số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005, Về việc Ban hành và Công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4), Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Thanh Hương , Vũ Thiện Thập ( 2005), Giáo trình Kế toán Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2004), Quy định về hệ thống tài khoản kế toán trong Hệ thống NHCTVN (ban hành kèm theo Quyết định Số 1348/QĐ- NHCT10 ngày 27/10/2004), Hà Nội.

5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2008), Quyết định Số 1001/2013/QĐ- HĐQT-NHTT10 ngày 21/06/2013, Về việc Quy định Báo cáo Tài chính trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Hà Nội.

6. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2012), Quyết định Số 127/QĐ-HĐQT- NHCT10 ngày 01/02/2012, Về việc Ban hành quy định chế độ chứng từ kế toán trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam , Hà Nội..

7. Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam (2009), Quyết định Số 4205/QĐ- NHCT10 ngày 30/12/2012, Về việc Hướng dẫn nghiệp vụ hậu kiểm kế toán, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam (2011), Quyết định số 1476/ QĐ-NHCT8 ngày 20/06/2011, Về qui trình giao dịch tiền mặt trong hệ thống NHCTVN, Hà Nội.

9. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Quốc hội Số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003 về Luật Kế toán, Hà Nội.

10. Thống đốc Ngân hàng nhà nước (1998), Quyết định Số 936/2002/QĐ-NHNN ngày 03/09/1998, Về việc chuẩn y Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội.

11. Thống đốc Ngân hàng nhà nước (1996), Quyết định Số 287/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996, Về việc Thành lập lại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội.

12. Thống đốc Ngân hàng nhà nước (1998), Quyết định Số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006, Về việc Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD, Hà Nội.


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 01: QUY ĐỊNH THỜI GIAN VÀ TỶ LỆ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

((Kèm theo Quyết định Số783/QĐ-HĐQT-NHCT10 ngày 27/03/2012 của Tổng Giám đốc NHCTVN)


TT


Loại TSCĐ

Thời gian sử dụng (năm)

1.1.1 Mức khấu hao

thông

thường

1.1.2 Mức khấu hao

nhanh

I

TSCĐ HƯU HÌNH VÀ TSCĐ





THUÊ TÀI CHÍNH




1

Máy móc, thiết bị động lực




1.1

Máy phát điện, máy biến áp, thiết bị

7

14,3

28,6


nguồn điện




1.2

Máy móc, thiết bị động lực khác

6

16,7

33,4


(máy lưu điện…)




2

Máy móc, thiết bị công tác




2.1

Máy bơm

6

16,7

33,4

2.2

Máy vi tính (máy chủ, máy PC,





máy in, thiết bị mạng,…), máy in





laze, máy photocopy,




2.2.1

Giá trị từ 200 triệu đồng

3

33,3

66,6

2.2.2

Giá trị từ 200 triệu đến 400 triệu

4

25

50


đồng




2.2.3

Giá trị trên 400 triệu đồng

5

20

40

2.3

Máy móc thông tin liên lạc (tổng

3

33,3

66,6


đài điện thoại, máy điện thoại, máy





điện thoại, máy fax, telex…)





Thiết bị y tế




2.4

Máy móc, thiết bị công tác khác

6

16,7

33,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Công thương Phúc Yên - 14


2.5

(máy ATM, máy đọc thẻ khác.)

5

20

40


Dụng cụ làm việc đo lường, thí




3

nghiệm





Thiết bị thử nghiệm, đo lường




3.1

vàng, bạc, đã quý

5

20

40


Thiết bị kiểm tra tiền, máy đếm tiền




3.2

Cân điện tử

5

20

40


Thiết bị khác




3.3

Thiết bị và phương tiện vận tải

5

20

40

3.4

Phương tiện vận tải đường bộ (xe

5

20

40

4

con, chở khách,…)




4.1

Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

14,3

28,6


Thiết bị và phương tiện vận tải khác




4.2

Dụng cụ quản lý

6

16,7

33,4

4.3

Két sắt

6

16,7

33,4


Thiết bị âm thanh, đèn chiếu (máy




5

ghi âm micro, âm ly,…)




5.1

Dụng cụ quản lý khác (bàn, ghế,tủ,

7

14,3

28,6

5.2

hệ thống báo cháy,…)

4

25

50


5.3



5


20


40

6

Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng





Nhà cấp IV, kho tàng:



6.1

Chiều cao 1 tầng hoặc tổng diện tích



6.1.1

sàn < 500 m2

6

16,7


Chiều cao từ 2 đến 3 tầng hoặc tổng



6.1.2

diện tích sàn từ 500 m2 đến < 1000

10

10


m2




Nhà cấp III, kho tàng:



6.2

Chiều cao từ 4 tầng đến 5 tầng hoặc



..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2023