Hệ Thống Hai Đơn Vị Của Bao Thanh Toán (Hay Sơ Đồ Bao Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu)


Bước 1: Người bán và người mua ký kết hợp đồng mua bán hai bên. Người bán ở đây đóng vai trò là khách hàng của công ty bao thanh toán. Còn người mua trở thành con nợ.

Bước 2: Khách hàng đề nghị công ty bao thanh toán cấp cho người mua hàng của họ một hạn mức tín dụng (credit line).

Bước 3: Công ty Bao thanh toán tiến hành thẩm định tín dụng người mua. Trong trường hợp này công ty bao thanh toán có thể từ chối việc cấp hạn mức tín dụng khi họ không có đầy đủ thông tin về người mua hàng hoặc người mua hàng không đủ uy tín về tín dụng.

Bước 4: Sau khi công ty bao thanh toán chấp nhận cấp hạn mức, họ sẽ có trách nhiệm trả lời tín dụng cho khách hàng của mình, khách hàng lúc này có trách nhiệm thông báo cho người mua hàng về thoả thuận bao thanh toán và yêu cầu người mua hàng trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán.

Bước 5: Khách hàng và công ty bao thanh toán chính thức ký hợp đồng bao thanh toán

Bước 6: Người bán tiến hành giao hàng cho người mua

Bước 7: Sau khi giao hàng cho người mua hàng, khách hàng nộp toàn bộ chứng từ liên quan đến khoản phải thu như hoá đơn, giấy báo nợ … cho Công ty Bao thanh toán

Bước 8: Sau đó toàn bộ chứng từ được công ty bao thanh toán xử lý trước khi tiến hành thanh toán ứng trước lần đầu (initial prepayment) với khoản tiền tương ứng theo tỷ lệ nhất định (khoảng từ 80% đến 90%). Thông thường việc thanh toán được tiến hành sau 24 hoặc 48 giờ kể từ khi khách hàng nộp chứng từ. Khách hàng có thể nhận được tiền dưói hình thức thanh toán séc hoặc chuyển khoản.

Bước 9: Công ty bao thanh toán sẽ trực tiếp tiến hành việc thu nợ đến hạn từ phía người mua hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Bước 10: Sau khi người mua hàng thanh toán tiền cho công ty bao thanh toán, công ty bao thanh toán sẽ tất toán phần tiền còn lại cho khách hàng sau khi đã trừ đi các khoản phí bao thanh toán.

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 4

Trên đây là toàn bộ quy trình bao thanh toán một đơn vị. Trên thực tế, “một đơn vị” chẳng qua đó là hình thức bao thanh toán nội địa, chỉ có một đơn vị tham gia vào quy trình bao thanh toán. Đối với bao thanh toán nội địa, việc tiếp cận thông tin đối với người mua hàng là không quá khó. Tuy nhiên cũng có một số trách nhiệm bên cạnh việc thanh toán ứng trước cho khách hàng, đó là công ty bao thanh toán còn thực hiện việc lưu trữ chứng từ và chức năng kế toán cho khách hàng. Theo định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), công ty bao thanh toán sẽ gửi cho khách hàng báo cáo về khoản phải thu và các bản sao kê kế toán. Tuy nhiên có một điểm cần nhấn mạnh là hoạt động bao thanh toán đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các bên tham gia để tránh hoặc phải xử lý những tranh chấp kiện tụng có thể xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích của các bên.

Ngoài ra, do ngày nay nhu cầu quốc tế hoá, khu vực hoá, giao thương giữa các quốc gia ngày càng trở nên phát triển mạnh mẽ. Phương thức bao thanh toán quốc tế hiện đang là một giải pháp hữu hiệu trong tài trợ thương mại quốc tế. Chúng ta đi sâu nghiên cứu hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán, đây cũng là quy trình chủ yếu và cơ bản áp dụng cho bao thanh toán quốc tế


1.3.2. Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán:

Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán bao gồm bốn bên tham gia vào quá trình này:


Nhà Xuất khẩu (Người bán)

Nhà Nhập khẩu (Người mua)

1. Hợp đồng ngoại thương


8. Chuyển nhượng

11. Thanh toán

10. Thu nợ khi đến hạn

4. Thẩm định HĐ

13. Thanh toán

9. Thanh toán trước

6. Ký hợp đồng BTT

5. Trả lời tín dụng

2. Yêu cầu tín dụng

7. Giao hàng



Đơn vị BTT XK


Đơn vị BTT NK

8. Chuyển nhượng HĐ BTT

3. Yêu cầu tín dụng

5. Trả lời tín dụng

8. Chuyển nhượng

12. Thanh toán, báo cáo chuyển


Sơ đồ 1.2: Hệ thống hai đơn vị của bao thanh toán (hay Sơ đồ bao thanh toán xuất nhập khẩu)

Bước 1: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, nêu rõ phương thức thanh toán là bao thanh toán xuất nhập khẩu.

Bước 2: Nhà xuất khẩu đề nghị thực hiện bao thanh toán, xin cấp hạn mức tín dụng cho nhà nhập khẩu.

Bước 3: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu gửi yêu cầu cấp hạn mức đến cho Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu đồng thời cung cấp các thông tin về hợp đồng mua bán ngoại thương, người mua và người bán và các thông tin cần thiết khác.


Bước 4: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sẽ tiến hành thẩm định hợp đồng và thẩm định năng lực tín dụng của người nhập khẩu. Sau khi chấp nhận, tiến hành trả lời hay thông báo chấp nhận món bao thanh toán cho đơn vị bao thanh toán xuất khẩu.

Bước 5: Đơn vị bao thanh toán sau đó thông báo cho nhà xuất khẩu, để nhà xuất khẩu làm thông báo bằng văn bản cho nhà nhập khẩu biết rõ về việc lô hàng theo hợp đồng xuất nhập khẩu đã được đăng ký bao thanh toán tại đơn vị bao thanh toán xuất khẩu, trong đó nêu rõ tên đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.

Bước 6: Sau khi nhận được thông báo có chữ ký xác nhận của nhà nhập khẩu do nhà xuất khẩu xuất trình, đơn vị bao thanh toán xuất khẩu và nhà xuất khẩu tiến hành ký hợp đồng bao thanh toán.

Bước 7: Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng

Bước 8: Khách hàng xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ tiến hành chuyển giao hợp đồng mua bán ngoại thương bản gốc, các chứng từ bán hàng và các chứng từ khác có liên quan (Hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hoá, chứng từ vận tải, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận bảo hiểm…). Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu chuyển quyền đòi tiền bằng cách chuyển giao bộ chứng từ giao hàng đó cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu để đơn vị này chuyển giao cho người nhập khẩu.

Bước 9: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu sẽ tạm ứng tiến hành thanh toán ứng trước lần đầu (initial prepayment) với khoản tiền tương ứng theo tỷ lệ nhất định (khoảng từ 80% đến 90%)

Bước 10: Công ty bao thanh toán nhập khẩu thực hiện chức năng thu nợ khi đến hạn.


Bước 11: Nhà nhập khẩu khi đến hạn phải có trách nhiệm thanh toán số tiền theo như thoả thuận trong hợp đồng cho đơn vị bao thanh toán nhập khẩu.

Bước 12: Theo thoả thuận bao thanh toán từ trước, đơn vị bao thanh toán nhập khẩu sau khi trừ đi các khoản phí, thanh toán số tiền trên cho công ty bao thanh toán xuất khẩu.

Bước 13: Công ty bao thanh toán xuất khẩu thanh toán phần tiền còn lại cho người xuất khẩu sau khi đã trừ các khoản phí bao thanh toán như đúng quy định.

So sánh cơ cấu giá của hai loại hình bao thanh toán này:

Hệ thống hai đơn vị bao thanh toán có đặc thù chi phí cao hơn hệ thống một đơn vị bao thanh toán. Tuy nhiên, chi phí tính cho khách hàng trong nghiệp vụ bao thanh toán về cơ bản gồm hai chi phí chính:

Phí dịch vụ: một tỷ lệ phần trăm nhất định không phụ thuộc vào giá trị của khoản phải thu để bù đắp các chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng như thu nợ, quản lý sổ sách kế toán, bán hàng, theo dõi tình trạng khoản phải thu…. Công ty bao thanh toán có thể tính phí theo từng dịch vụ cung cấp hoặc đưa ra một giá phí tiêu chuẩn chung.

Phí tài chính: Phí được tính dựa trên:

Chi phí tín dụng (tiền lãi của khoản thanh toán trước = giá trị của khoản thanh toán trước x (chi phí vốn + lợi nhuận)

Phụ thuộc vào hình thức bao thanh toán

Một số yếu tố tác động đến việc tính phí là: Khối lượng các khoản phải thu, mức độ trung bình các khoản phải thu, tình hình diễn biến ngành, thời hạn trả chậm, số lượng và uy tín của người mua hàng….Trong đó với bao thanh toán xuất nhập khẩu, các yếu tố này càng có tác động mạnh mẽ đến yếu tố giá loại hình dịch vụ này.


Hệ thống bao thanh toán hai đơn vị là phương thức quản lý các khoản phải thu ở nước ngoài đơn giản, linh hoạt và hiệu quả, phù hợp trong thương mại quốc tế. Hiện nay, trên thế giới phương thức này được các tổ chức bao thanh toán áp dụng thực hiện đối với các thành viên trong hiệp hội của mình. Trên thế giới bao thanh toán đang ngày càng được áp dụng phổ biến.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, bao thanh toán vẫn chưa thực sự “có đất” để phát triển. Chương II xin đi sâu vào thực trạng áp dụng bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, vốn vẫn được coi là trung tâm của mọi hoạt động dịch vụ tài chính.


CHƯƠNG II:‌

THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


2.1. VÀI NÉT VỀ CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trước thời kỳ đổi mới, mô hình tổ chức ngân hàng Việt Nam được mô phỏng theo mô hình tổ chức ngân hàng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Theo mô hình này, Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương, vừa đóng vai trò là ngân hàng trung gian tài chính. Mô hình này gọi là mô hình một cấp.

Trong quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và thực hiện chính sách mở cửa, các thể chế chính trị - kinh tế - xã hội cũng từng bước được đổi mới cho phù hợp, trong đó đổi mới hệ thống ngân hàng là một trong những bước đột phá khẩu. Mốc đánh dấu sự chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang mô hình ngân hàng hai cấp là Pháp lệnh Ngân hàng được công bố ngày 24/05/1990. Pháp lệnh đã đặt nền móng cho việc tổ chức, vận hành hệ thống quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Theo đó đã có sự tách bạch chức năng tổ chức: Ngân hàng Trung ương (NHNN) là cơ quan quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, được độc quyền phát hành tiền và đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng. Các ngân hàng thương mại (NHTM), các tổ chức trung gian tài chính khác thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Kể từ khi đổi mới đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi, trong đó trước hết phải kể đến là sự đa dạng hóa về các loại hình hoạt động trong lĩnh vực trên ở 6 ngân hàng thương mại Nhà nước (NHTMNN):


Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long, 37 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, 6 công ty tài chính.

Vai trò của các ngân hàng thương mại được thể hiện qua các hoạt động cơ bản của nó, ở đây tác giả xin đánh giá theo các mảng hoạt động cụ thể. Riêng đối với các NHTMNN, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh vì lợi nhuận, hệ thống các ngân hàng này còn đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

2.1.1. Huy động vốn

Ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức sau:

a) Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.

b) Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp thuận.

c) Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam

d) Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn

e) Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Nhà nước

Các NHTM đáp ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi tiền tiết kiệm của đa phần dân cư với mạng lưới các chi nhánh cấp 1, cấp 2 đến tận thôn, làng, xã. Người gửi tiền tiết kiệm được hưởng một khoản tiền gọi là lãi suất với mức độ an toàn và khả năng thanh khoản cao.

Huy động động vốn là một trong những nghiệp vụ tạo vốn quan trọng hàng đầu của các NHTM Việt Nam. Khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2023