So Sánh Mở L/c Và Chấp Nhận Thanh Toán Bằng Bao Thanh Toán


Đối với nhà nhập khẩu

Bảng 2.4. So sánh mở L/C và chấp nhận thanh toán bằng bao thanh toán


So sánh

Mở L/C

Chấp nhận thanh toán

bằng bao thanh toán

Phương thức áp

dụng

Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm

Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm

Chi phí từ việc nhà xuất khẩu không giao hàng

Nhà nhập khẩu vẫn phải thanh toán phí phát hành L/C ngay khi nhà xuất

khẩu không giao hàng

Nhà nhập khẩu không phải chịu họ chỉ phải chịu sau khi đã nhận được hàng


Ký quỹ khi mở L/C

Thông thường phải ký quỹ, có thể phải ký quỹ lên tới

100%

Không có


Phí giao dịch

Người mua chịu nhiều khoản phí liên quan đến việc mở L/C và chấp nhận hối phiếu trả chậm

Phí chủ yếu do người bán trả (được trừ vào tiền thu được từ khoản phải thu), người mua có trách nhiệm

thanh toán tiền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)

Như vậy, trong quá trình thực hiện giao dịch bao thanh toán đối với nhà nhập khẩu việc cam kết thanh toán trả chậm cũng đã là một lợi thế, nhưng còn có một lợi thế nữa là giảm thiểu những chi phí phát sinh và không bị đọng vốn do phải ký quỹ mở L/C.


Bao thanh toán và chiết khấu chứng từ xuất khẩu

Bảng 2.5. So sánh chiết khấu chứng từ xuất khẩu và bao thanh toán


Điểm khác biệt

Chiết khấu chứng từ

xuất khẩu

Bao thanh toán

Sở hữu khoản phải thu

Thuộc nhà xuất khẩu

Thuộc ngân hàng


Phương thức áp dụng

Thanh toán trả ngay hoặc trả chậm (kèm

theo L/C)

Chỉ áp dụng với thanh toán trả chậm

Dịch vụ thu hộ

Không có

Có dịch vụ thu hộ

(Nguồn: Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, 2006)

Tóm lại, từ việc so sánh sự khác nhau giữa phương thức cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ và phương thức bao thanh toán, rõ ràng bao thanh toán đã khẳng định những ưu thế vượt trội so với phương thức tài trợ khác. Đối với bao thanh toán, nhà xuất khẩu được thanh toán khoản tiền ứng trước với tỷ lệ cao ngay khi nộp chứng từ các khoản phải thu còn trong phương thức L/C, họ lại phải chờ khi đến hạn thanh toán. Khi tham gia vào hoạt động bao thanh toán, nhà nhập khẩu không phải mở L/C có nghĩa là giảm thiểu các chi phí vật chất, khoản tiền ký quỹ, thời gian phát sinh từ việc mở L/C nhưng nó lại làm tăng khả năng thương mại hàng hoá dịch vụ thông qua tài khoản mở. Hơn nữa, số lượng các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động thanh toán thư tín dụng rất nhiều; riêng đối với phương thức bao thanh toán, theo đánh giá của Trung tâm thương mại quốc tế (ICC), cho đến nay có 01 vụ tranh chấp liên quan đến bao thanh toán. Ngay cả đối với phương thức cho vay bảo đảm bằng quyền đòi nợ, rủi ro từ việc người mua không trả được nợ được chuyển từ người bán sang đơn vị bao thanh toán. Ngoài ra, trong bất cứ phương thức nào, bao thanh toán cũng cung cấp dịch vụ thu hộ và quản lý sổ


sách kế toán các khoản phải thu mà hầu như không có phương thức tài trợ thương mại của Việt Nam áp dụng.

Tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, chủ yếu áp dụng các phương thức tài trợ trên, tuy nhiên hoạt động bao thanh toán và doanh số bao thanh toán còn quá nhỏ bé so với hoạt động bao thanh toán trên thế giới. Xu thế của thế giới ngày nay đang đi theo hướng phát triển bao thanh toán và bảo hiểm tín dụng, phương thức tín dụng chứng từ không còn chiếm vị trí quan trọng nhất như trước đây nữa. Mỗi phương thức thanh toán quốc tế truyền thống (từ chuyển tiền trả trước đến phương thức L/C trả chậm) đều có những ưu, nhược điểm nhất định cho người xuất khẩu và người nhập khẩu và việc sử dụng phương thức nào là do thoả thuận, đàm phán và mối quan hệ giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, người bán (nhà xuất khẩu) Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên, và thế đàm phán trong thương mại đang có xu thế đang nghiêng về phía người mua rõ rệt.

Trước tình hình đó, người mua sẽ có những yêu cầu hoặc lựa chọn phương thức thanh toán có lợi hơn cho mình, nhất là phương thức mua hàng trả chậm (người mua tránh được rủi ro liên quan đến việc giao hàng, chất lượng hàng hoá và đặc biệt chiếm dụng vốn của người bán. Người bán để tăng cường khả năng cạnh tranh cần phải có những giải pháp đáp ứng yêu cầu của người mua, vừa bảo vệ mình trước những rủi ro tiềm ẩn (rủi ro người mua không thanh toán). Do vậy, đối với người xuất khẩu, người bán hàng Việt Nam, phương thức này mang lại nhiều lợi ích cụ thể:

Bổ sung thêm một kênh huy động vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp bán hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng không dễ tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng.


Thu hồi được vốn ngay khi bán các khoản phải thu cho ngân hàng hay đơn vị bao thanh toán; nhờ đó đồng vốn được quay vòng nhanh hơn.

Tránh được những rủi ro mất vốn khi đối tác không trả được nợ (tránh được các khoản nợ khó đòi)

Được cung cấp những dịch vụ trọn gói: Doanh nghiệp không mất thời gian và chi phí liên quan đến việc quản lý sổ sách bán hàng và thu hồi nợ từ người mua, nhờ vậy có nhiều thời gian để tập trung vào lập kế hoạch sản xuất và tiếp thị.

Ngăn chặn được sự biến động về ngoại hối

Tăng cường tính cạnh tranh của doanh nghiệp mình thông qua khả năng chào bán sản phẩm với các điều khoản thuận lợi hơn cho người mua hàng ví dụ thời gian trả chậm dài hơn.

Ngân hàng hay đơn vị bao thanh toán cấp hạn mức tín dụng cho người mua hàng trên cơ sở thẩm định xếp hạng tín dụng của họ. Với việc cấp hạn mức này, đơn vị bao thanh toán vừa làm chức năng là đơn vị chấp nhận tín dụng vừa là đơn vị bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, nhà nhập khẩu Việt Nam có những lợi ích sau:

Sức mua tăng mà không cần sử dụng các hạn mức tín dụng sẵn có

Có thể mua được hàng mà không phải qua các thủ tục liên quan đến mở thu tín dụng

Có thể chào mua các sản phẩm với điều khoản có lợi

Với những đặc điểm riêng biệt vốn có, bao thanh toán đang nổi lên là một phương thức thanh toán giải quyết một cách khá cân đối vấn đề nêu trên của người mua và người bán tại Việt Nam, đây cũng chính là những thuận lợi căn bản để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam có thêm nhiều cơ hội kinh doanh trong tương lai. Đó cũng chính là lợi ích chung mà bất kỳ nhà sản xuất kinh doanh nào có được khi áp dụng bao thanh toán.


Từ bảng số liệu về doanh số bao thanh toán trên phạm vi toàn cầu đang tăng lên nhanh chóng để tác giả có thể đánh giá được phần nào vị trí của Việt Nam trong phát triển lĩnh vực sản phẩm mới này.

Bảng 2.6. Doanh số bao thanh toán toàn cầu

(Đơn vị: triệu Euro)


Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Bao thanh toán trong nước

644.659

681.281

712.657

756.863

805.927

Bao thanh toán quốc tế

41.023

42.916

47.735

52.689

59.630

Tổng cộng

685.682

724.797

760.392

809.552

865.557

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động bao thanh toán của Far East National Bank) Doanh số bao thanh toán thế giới đang ngày càng tăng lên không ngừng đạt con số 865.557 Euro năm 2005, trong khi Việt Nam đang bước những bước đầu tiên trong quá trình triển khai loại hình sản phẩm mới này. Phân tích một vài nét về các NHTM Việt Nam qua đó có thể thấy, bao thanh toán chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tính hiệu quả hoạt động của chính ngân hàng đó. Đồng thời, tác giả đưa ra một số bảng so sánh về các nghiệp vụ ngân hàng khác tại Việt Nam; và khẳng định rằng bao thanh toán thực sự có những ưu điểm vượt trội. Vậy tại sao cho đến nay, khi mà các ngân hàng trên thế giới đã đưa phương thức bao thanh toán vào hoạt động kinh doanh từ rất lâu, nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình đưa vào áp dụng thực tiễn? Đánh giá thực trạng áp dụng bao thanh toán tại các NHTM Việt Nam

hi vọng phần nào có thể giải đáp được câu hỏi này.

2.2.2. Tình hình triển khai bao thanh toán tại một số NHTM Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có những cách hiểu khác nhau về dịch vụ ngân hàng. Một số ý kiến cho rằng, các hoạt động sinh lời của NHTM ngoài cho vay đuợc gọi là hoạt động dịch vụ. Quan điểm này phân định rõ hoạt động


tín dụng, một hoạt động truyền thống và chủ yếu trong thời gian qua của các ngân hàng thương mại Việt Nam với hoạt động dịch vụ, một hoạt động mới bắt đầu phát triển ở nước ta. Sự phân định như vậy trong xu thế hội nhập cho phép ngân hàng thực thi chiến lược tập trung đa dạng hoá, phát triển và nâng cao hiệu quả của các hoạt động phi tín dụng. Quan điểm khác lại cho rằng, tất cả các hoạt động của một ngân hàng đều được coi là hoạt động dịch vụ. Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cách hiểu thứ hai này phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với cách phân loại các phân ngành dịch vụ trong dự thảo Hiệp định WTO mà Việt Nam cam kết, đàm phán trong quá trình gia nhập, và trong nội dung Hiệp định thương mại Việt Mỹ.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, hệ thống các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Bao thanh toán là một phương thức tài trợ thương mại nhưng đồng thời cũng là một loại hình dịch vụ mà các NHTM Việt Nam đang hướng tới. Bao thanh toán đến với Việt Nam khá muộn. Năm 2004, một số ngân hàng biết đến khái niệm “bao thanh toán” (factoring). Tháng 4/2005, dịch vụ này mới bắt đầu xuất hiện trên thị trường sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng. Đến nay, Việt Nam có 11 đơn vị cung cấp dịch vụ này trong đó có 5 ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Kỹ thương, Ngân hàng Sài Gòn thương tín, Ngân hàng Phương Đông. Tuy nhiên, 5 ngân hàng này mới chỉ dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán mua bán trong nước.

Đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực triển khai bao thanh toán, ngân hàng ACB cho đến nay cũng đã thực hiện được hơn 20 hợp đồng trị giá 5.642.000.000 VND, và cũng đã đưa vào danh sách của mình khoảng 30 khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc triển khai bao thanh toán xuất nhập


khẩu vẫn nằm trong kế hoạch. Ngân hàng ACB cam kết sẽ tiến hành đi vào triển khai dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu trong năm 2006, nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tránh được rủi ro khi xuất khẩu và quay vòng vốn sản xuất.

Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách khách quan là do nhận thức còn chưa tốt về loại hình dịch vụ mới này nên nhiều doanh nghiệp còn e dè trong việc sử dụng dịch vụ. Trong khi đó, tiện ích của dịch vụ này rất quan trọng với nhà sản xuất, đặc biệt những đơn vị chuyên làm hàng xuất khẩu. Hiện nay các nhà nhập khẩu lớn và có ưu thế hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ chấp nhận hình thức trả sau và từ chối yêu cầu mở L/C của nhà xuất khẩu. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam mất các đơn hàng xuất khẩu, nếu không có khả năng về vốn. Nếu chấp nhận hình thức trả sau, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn và gặp nhiều rủi ro. Đặc biệt là những đơn vị xuất khẩu các mặt hàng luôn có biến động về giá như cà phê, gạo, tiêu…khó tránh được thiệt hại khi giá cả và đồng ngoại tệ biến đổi. Hơn nữa, ngân hàng cũng không thể cho doanh nghiệp kéo dài thời gian vay vốn nếu thanh toán theo phương thức trả sau. Do đó, đối với phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam, việc sử dụng dịch vụ bao thanh toán là cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ở góc độ các ngân hàng, khi triển khai dịch vụ bao thanh toán, đặc biệt bao thanh toán xuất nhập khẩu, ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm về mình nếu như họ không có mối quan hệ hay hiểu biết nhất định đối với người nhập khẩu và ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu. Đối với đa số các ngân hàng thương mại Việt Nam, việc triển khai loại hình dịch vụ mới này cũng yêu cầu học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, trong khi đó các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu cung cấp các giải pháp tài trợ


thương mại truyền thống như phương thức tín dụng chứng từ, cho vay thế chấp tài sản là hàng hoá hoặc nhà xưởng.

Tính đến cuối năm 2005, tại Việt Nam có 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai bao thanh toán đó là:

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Deutsche Bank AG (Đức)

Chi nhánh Ngân hàng Far East National Bank (FENB - Mỹ)

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh của UFJ Bank (Nhật Bản)

Chi nhánh Ngân hàng Citibank (Mỹ) thuộc tập đoàn tài chính Citigroup.

Mặc dù tại Việt Nam chưa thực sự có một sân chơi bình đẳng cho toàn bộ hệ thống các NHTM trong nước và ngoài nước, nhưng để triển khai nghiệp vụ bao thanh toán, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã tìm ra biện pháp để khắc phục khó khăn, tận dụng lợi thế để phối hợp với các NHTM trong nước tiến hành triển khai dịch vụ này.

Để áp dụng bao thanh toán tại Việt Nam, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài gặp không ít khó khăn như:

o Vấn đề về huy động vốn nhàn rỗi từ trong dân chúng của chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

o Việc nắm bắt nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng muốn sử dụng bao thanh toán cũng khá khó khăn do những cách biệt về văn hoá, phong cách làm việc và quản trị ngân hàng

o Chưa có một quy mô các chi nhánh rộng khắp như một số ngân hàng thương mại trong nước, nên việc triển khai thường bó hẹp chỉ trong một hoặc hai tỉnh thành lớn như vậy rất khó khăn cho ngân hàng khi giới thiệu sản phẩm rộng khắp tới các doanh nghiệp và khách hàng

o Gặp những khó khăn nhất định về vấn đề pháp lý khi triển khai dịch vụ mới này

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí