Các Hình Thức Cơ Bản Của Hoạt Động Bao Thanh Toán


cho những khoản phải thu này, công ty bao thanh toán sẽ không được nguời mua thanh toán

Thanh toán theo tiến độ và giữ lại một phần tiền (phổ biến trong ngành xây dựng): người mua có quyền giữ lại 5% đến 10% số tiền trên mỗi hoá đơn cho đến khi kết thúc hợp đồng. Nếu công ty xây dựng bị phá sản giữa chừng trong khi đang tiến hành thực hiện hợp đồng, khi đó người mua sẽ phải tìm một nhà thầu xây dựng khác để tiếp tục thực hiện hợp đồng. Người mua sẽ khấu trừ phần giá trị giữ lại và các chi phí phát sinh thêm vào các hoá đơn chưa thanh toán và đơn vị bao thanh toán sẽ phải chịu rủi ro này.

Hợp đồng mua, bán hàng: là thoả thuận bằng văn bản giữa bên bán hàng và bên mua hàng về việc mua, bán hàng hoá theo quy định của pháp luật, trong đó bên mua hàng chưa đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Số dư bao thanh toán: là số tiền mà đơn vị bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng theo thoả thuận tại hợp đồng bao thanh toán.

Hạn mức bao thanh toán: là tổng số dư tối đa của các khoản phải thu được bao thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định theo thoả thuận của đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng trong hợp đồng bao thanh toán.

Bên mua hàng: là tổ chức được nhận hàng hoá từ bên bán hàng và có nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu quy định tại hợp đồng mua, bán hàng.

Chứng từ bán hàng: là các chứng từ liên quan đến việc giao hàng và việc yêu cầu thanh toán của bên bán hàng đối với bên mua hàng trên cơ sở hợp đồng mua, bán hàng.

Tại khoản 2, điều I của Quy chế này cũng quy định rõ tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, gồm:

- Ngân hàng thương mại nhà nước;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Ngân hàng thương mại cổ phần;


Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

- Ngân hàng liên doanh;

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

- Công ty tài chính.

Khách hàng được tổ chức tín dụng bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hoá và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá theo thoả thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng.

Như vậy không phải trong trường hợp nào, bao thanh toán cũng được áp dụng. Theo Quy chế hoạt động bao thanh toán, một số khoản phải thu không được bao thanh toán đó là các khoản phải thu:

Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hoá bị pháp luật cấm

Phát sinh từ các giao dịch thoả thuận bất hợp pháp

Phát sinh từ các giao dịch, thoả thuận đang có tranh chấp

Phát sinh từ các hợp đồng mua bán dưới hình thức ký gửi

Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh toán còn lại dài hơn 180 ngày

Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp

Các khoản phải thu đã quá hạn theo hợp đồng mua bán hàng

Các giới hạn này cũng mang tính tương đối tùy từng quy định của luật pháp cũng như quy định của chính tổ chức tín dụng đó.

1.1.3.3. Một số tính chất đặc trưng của bao thanh toán

Tính chất tín dụng

Với tính chất tín dụng, bao thanh toán sẽ xoá bỏ được các khó khăn trong việc bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các hoạt động xuất khẩu. Họ thiếu vốn lưu động nhưng việc tiếp cận với nguồn tín dụng hỗ trợ từ phía ngân


hàng và các tổ chức tín dụng khác là rất khó khăn. Với bao thanh toán, các tổ chức tín dụng sẽ chỉ quan tâm đến người mua hàng thông qua hoá đơn các khoản phải thu và không yêu cầu người xuất khẩu phải mang tài sản ra thế chấp. Thông thường, các công ty bao thanh toán sẽ thanh toán ngay 70% đến 90% số tiền trên hoá đơn và số tiền này sẽ được nhà bao thanh toán thanh toán trong vòng 24 giờ. Thay vì phải đợi 30, 60 thậm chí 90 ngày mới được thanh toán tiền hàng, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đem bán quyền đòi tiền của mình cho tổ chức bao thanh toán để lấy tiền ngay, trừ đi một khoản chiết khấu hợp lý trên hoá đơn thương mại. Với số tiền đó, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh vòng quay sử dụng vốn, chớp lấy cơ hội kinh doanh hấp dẫn khác, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy rõ ràng, bao thanh toán không là một khoản tín dụng nhưng nó lại có tính chất tín dụng với các bên tham gia vào bao thanh toán.

Tính chất nhờ thu

Tính chất nhờ thu của bao thanh toán giúp các doanh nghiệp xuất khẩu làm giảm chi phí quản lý nợ và giảm nợ xấu. Bởi lẽ, khi khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán họ sẽ không còn phải lo nghĩ nhiều đến việc quản lý các khoản nợ chưa được thanh toán của mình nữa. Công ty bao thanh toán sẽ đảm nhiệm công việc đó, họ sẽ tiến hành kiểm tra tín dụng, duy trì các khoản phải thu, phải trả và các công việc khác. Hơn nữa, các công ty bao thanh toán thông thường được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc thu hồi các khoản nợ xấu vì cấp tín dụng và thu nợ là công việc chính của công ty này. Vì vậy, trong trường hợp bên nợ không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán, họ sẽ có nhiều biện pháp thu hồi nợ một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính khá đặc biệt, vừa mang tính “tín dụng” vừa mang tính “nhờ thu”.


1.2. CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN‌

Cũng giống như một số phương thức tài trợ thương mại khác, bao thanh toán cũng được cung cấp dưói nhiều hình thức đa dạng khác nhau phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của khách hàng

1.2.1. Theo loại hình dịch vụ

1.2.1.1. Bao thanh toán đến hạn (Maturity Factoring)

Công ty bao thanh toán mua các khoản phải thu của khách hàng và thực hiện thanh toán đầy đủ giá trị của khoản phải thu sau khi trừ đi phí bao thanh toán tại thời điểm thu được nợ từ người mua hàng hoặc vào thời điểm thỏa thuận trước hoặc sau ngày trả nợ ghi trên hoá đơn bán hàng, tùy theo thời điểm nào sớm hơn. Thông thường bao thanh toán đến hạn là hình thức bao thanh toán miễn truy đòi. Khách hàng sử dụng hình thức này thường là các công ty có quy mô trung bình và lớn, muốn chuyển rủi ro tín dụng và công việc thu nợ, theo dõi sổ sách kế toán, bán hàng cho công ty bao thanh toán.

1.2.1.2. Bao thanh toán ứng trước (Advance Factoring)

Bao thanh toán ứng trước hay còn gọi là bao thanh toán trọn gói cùng được thoả thuận về mặt thời điểm thanh toán như bao thanh toán đến hạn. Tuy nhiên khách hàng tham gia vào bao thanh toán ứng trước có quyền được nhận một khoản tiền thanh toán trước tương đương với tỷ lệ nhất định (70-90%) giá trị khoản bao thanh toán phải thu ngay trong vòng từ 24-48 tiếng sau khi bàn giao cho công ty bao thanh toán các khoản phải thu. Bao thanh toán ứng trước có thể là truy đòi hoặc miễn truy đòi tuỳ theo thoả thuận giữa công ty bao thanh toán và khách hàng. Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay trong hoạt động bao thanh toán.


1.2.2. Theo địa lý

1.2.2.1.Bao thanh toán trong nước (Domestic Factoring)

Bao thanh toán trong nước là hình thức bao thanh toán với sự tham gia của công ty bao thanh toán, khách hàng, người mua hàng trên cùng một lãnh thổ quốc gia. Bao thanh toán trong nước có thể được thực hiện theo bao thanh toán đến hạn hoặc bao thanh toán ứng trước.

Theo khoản 2 điều 4 chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam giải thích rõ: Bao thanh toán trong nước là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng mua, bán hàng, trong đó bên bán hàng và bên mua hàng là người cư trú theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

1.2.2.2. Bao thanh toán xuất khẩu/nhập khẩu (Export/Import Factoring)

Bao thanh toán xuất nhập khẩu được thực hiện trên giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. Khác với bao thanh toán trong nước sẽ có nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, công ty bao thanh toán của nhà xuất khẩu (có thể là một ngân hàng tham gia vào hình thức bao thanh toán này). Nhà xuất khẩu được công ty bao thanh toán cung cấp mọi dịch vụ trong bao thanh toán mà không cần phải liên hệ với công ty bao thanh toán nhập khẩu. Công ty bao thanh toán nhập khẩu chịu trách nhiệm thu nợ từ nhà nhập khẩu và trả cho công ty bao thanh toán xuất khẩu. Như vậy, rủi ro không trả được nợ của nhà nhập khẩu do công ty bao thanh toán nhập khẩu chịu. Trong nghiệp vụ bao thanh toán này thì các công ty bao thanh toán đều không chịu rủi ro về ngoại hối.

Tương tự như bao thanh toán xuất khẩu nhưng bao thanh toán nhập khẩu được tiến hành ngược lại. Cụ thể, công ty bao thanh toán nhập khẩu đảm bảo việc thanh toán của nhà nhập khẩu (ở nước ngoài). Vì vậy thông qua thoả thuận bao thanh toán, nhà nhập khẩu có thể được nhập hàng ngay và liên tục từ các nhà xuất khẩu thông qua tài khoản mở.


Cũng theo Theo khoản 2 điều 4 chương I của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam quy định: Bao thanh toán xuất - nhập khẩu là việc bao thanh toán dựa trên hợp đồng xuất - nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu là đơn vị thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng là bên xuất khẩu trong hợp đồng xuất - nhập khẩu. Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu là đơn vị được phép hoạt động bao thanh toán tham gia vào quy trình bao thanh toán xuất - nhập khẩu.

Thông thường, phương thức phân chia bao thanh toán theo địa lý rất phổ biến ở hầu hết các quốc gia thực hiện bao thanh toán. Ban đầu, công ty hay đơn vị bao thanh toán có thể áp dụng bao thanh toán nội địa, sau đó mới phát triển sang phương thức bao thanh toán xuất nhập khẩu.

1.2.3. Theo tính chất bảo vệ khách hàng trước rủi ro tín dụng

1.2.3.1. Bao thanh toán truy đòi (Recourse Factoring)

Là nghiệp vụ bao thanh toán mà công ty bao thanh toán chịu trách nhiệm thu nợ từ người mua hàng nhưng công ty bao thanh toán vẫn giữ quyền truy đòi đối với khách hàng trong trường hợp người mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu.

Gần đây, ở những nền kinh tế mới nổi, xuất hiện một hình thức bao thanh toán mới, đó là bao thanh toán đảo chiều, thực chất là phương thức lựa chọn khác ngoài bao thanh toán có quyền truy đòi. Trong đó thay vì đơn vị bao thanh toán mua lại toàn bộ danh mục các khoản phải thu của các sản phẩm của nhà cung ứng đối với bao thanh toán thông thường, đơn vị bao thanh toán mua nhiều khoản phải thu của một người mua có chất lượng cao nhất. Ở đây quan hệ bao thanh toán đã nâng lên thành quan hệ ba chiều với sự tham gia của đơn vị bao thanh toán, người mua và các nhà cung ứng. Người mua thường là một công ty nổi tiếng, hoạt động hiệu quả đem lại chất lượng cao.


Xin đưa ra một ví dụ đơn giản mô tả cơ chế hoạt động của bao thanh toán đảo chiều. Wal-Mart (một công ty bán lẻ lớn nhất tại Hoa Kỳ) có quan hệ bao thanh toán đảo chiều với Công ty tài chính Heller liên quan đến các nhà cung ứng Mêhicô. Wal-Mart cho các nhà cung ứng Mêhicô quyền lựa chọn được bao thanh toán các hoá đơn của mình. Công ty tài chính Heller bao thanh toán các hoá đơn khi được Wal-Mart thông báo rằng một nhà cung ứng đã lựa chọn quyền bao thanh toán. Đối với bao thanh toán đảo chiều, có thể giải quyết được rủi ro liên quan đến người mua do rủi ro tín dụng hay rủi ro do thiếu thông tin mang lại.

1.2.3.2. Bao thanh toán không truy đòi (Non Recourse Factoring)

Đối với bao thanh toán không truy đòi, công ty bao thanh toán không thực hiện việc truy đòi đối với khách hàng ngay cả trường hợp người mua hàng không trả được nợ. Như vậy công ty bao thanh toán phải chịu toàn bộ rủi ro khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán các khoản phải thu. Hình thức này thường được sử dụng phổ biến trong nghiệp vụ bao thanh toán xuất nhập khẩu.

1.2.4. Theo trách nhiệm phải thông báo cho người mua:

1.2.4.1. Bao thanh toán không thông báo (Non-notifed Factoring)

Khách hàng tham gia vào nghiệp vụ bao thanh toán nhưng không thông báo cho người mua hàng biết khoản phải thu đó đã được bao thanh toán và không thông báo để người mua hàng vẫn phải trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán. Khi đó các khách hàng trực tiếp thực hiện việc thu nợ từ người mua hàng và trả cho công ty bao thanh toán. Đối tượng của hình thức này chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có bộ phận thu nợ riêng và họ chỉ sử dụng bao thanh toán như một nguồn tài trợ cho mình.


1.2.4.2. Bao thanh toán thông báo (Notified Factoring)‌

Người mua hàng tham gia vào loại hình bao thanh toán này đã được công ty bao thanh toán mua và yêu cầu trả nợ trực tiếp cho công ty bao thanh toán. So với hình thức bao thanh toán không thông báo, bao thanh toán thông báo phổ biến hơn.

1.3. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN

Nghiệp vụ bao thanh toán được hoạt động theo quy trình chặt chẽ. Theo quy trình nghiệp vụ bao thanh toán chung, người ta thường chia ra các quy trình theo số đơn vị bao thanh toán tham gia vào đó:

1.3.1. Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán

Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán gồm có ba bên bao gồm: một đơn vị bao thanh toán, người bán và người mua, quá trình giao dịch sẽ được thể hiện chi tiết qua sơ đồ sau:


Người bán

(Khách hàng)

Người mua

(Con nợ)

1. Hợp đồng bán hàng


10. Thanh toán

9. Thu nợ khi đến hạn

3. Thẩm định tín dụng

11. Thanh toán ứng trước

8. Thanh toán trước

7. Chuyển nhượng hoá đơn

5. Ký hợp đồng BTT

4. Trả lời tín dụng

2. Yêu cầu tín dụng

6. Giao hàng



Đơn vị bao thanh toán

Sơ đồ 1.1: Hệ thống một đơn vị của bao thanh toán (hay Sơ đồ bao thanh toán nội địa)

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí