Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


đó trở đi bao thanh toán đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong hoạt động của giới doanh nhân.

Ngày nay các đơn vị bao thanh toán tồn tại dưới đủ mọi hình thức: một phòng ban của một tổ chức tài chính lớn hay ở quy mô lớn hơn như một doanh nghiệp kinh doanh độc lập. Rất nhiều đơn vị bao thanh toán đã hoạt động thực sự có những bước tiến mạnh mẽ khi mức lãi suất tăng cao đỉnh điểm vào những năm 60, 70. Xu hướng này càng diễn biến trở nên sâu sắc hơn khi vào những năm 80, lãi suất ngày càng gia tăng và ngành ngân hàng đã có những biến động mạnh. Từ đó việc hình thành một Hiệp hội thế giới về bao thanh toán trở thành một vấn đề cấp thiết.

Đầu những năm 1960, tổ chức các nhà bao thanh toán quốc tế ra đời (gọi tắt là IFG: International Factor Group) ra đời với gần 70 thành viên có mặt ở 47 quốc gia. Với mục tiêu để giúp các nhà bao thanh toán thuận lợi trong quá trình hợp tác với nhau, IFG là tổ chức sáng lập ra hệ thống bao thanh toán hai đơn vị (two-factor system), một hệ thống dịch vụ bao thanh toán quốc tế.

Một tổ chức khác mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn đó là Hiệp hội các nhà bao thanh toán thế giới - Factors Chain International (gọi tắt là FCI). Năm 1968, FCI ra đời với vai trò là một hiệp hội đứng ra tập hợp các công ty bao thanh toán độc lập lại với nhau. Ngay từ những ngày đầu thành lập các thành viên sáng lập ra FCI luôn nhận thức được tiềm năng của bao thanh toán, do đó họ luôn đặt sứ mệnh của FCI lên trên hết đó là:

Đưa bao thanh toán trở thành một dịch vụ mang tính toàn cầu

Giúp các thành viên trong Hiệp hội của mình giành được lợi thế cạnh tranh trong tài trợ thương mại toàn cầu thông qua việc

Thiết lập một mạng lưới các nhà bao thanh toán hàng đầu thế giới


Xây dựng một hệ thống mạng lưới thông tin hiện đại và hiệu quả để kết nối các nhà bao thanh toán lại với nhau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Xây dựng khung pháp lý nhằm bảo vệ các nhà xuất nhập khẩu

Tiến hành thủ tục tuân chuẩn quy tắc về chất lượng dịch vụ đặt ra

Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Thường xuyên xây dựng các gói đào tạo

Không ngừng giới thiệu quảng bá bao thanh toán là một phương thức tối ưu trong tài trợ thương mại.

Với phương châm hoạt động như vậy, cho đến nay FCI đã có trong mình số lượng thành viên lên tới 206 tại 59 quốc gia, chiếm hơn 50% doanh số bao thanh toán toàn cầu. Doanh số bao thanh toán cũng như tầm ảnh hưởng tới tài chính toàn cầu của FCI ngày càng gia tăng rõ rệt.


1984

1989

1994

1999

2004

2005

19.393

80.496


130.166


245.354

437.932


479.433


(đơn vị: triệu euro)


Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán của FCI

(Nguồn: Factors Chain International, 2005)


1984 29% 1989 41% 1994 44% 1999 42% 2004 51% 2005 54%


Biểu đồ 1.2: Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn cầu

(Nguồn: Factors Chain International, 2005)


1984


1989

1994


1999

2004

2005

1.384


5.384


9.875


19.405


43.565


51.672


(đơn vị: triệu euro)


Biểu đồ 1.3: Doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI

(Nguồn: Factors Chain International)



1984 32% 1989 47% 1994 49% 1999 49% 2004 64% 2005 68%


Biểu đồ 1.4: Thị phần về doanh số bao thanh toán xuất nhập khẩu của FCI so với

toàn cầu

(Nguồn: Factors Chain International)


Qua bảng số liệu, có thể thấy sự phát triển không ngừng về doanh số bao thanh toán đang minh chứng cho hoạt động sôi động và chiếm ưu thế của FCI trong thị trường bao thanh toán trên toàn thế giới. Ngoài ra, với đội ngũ khách hàng lên tới con số 134.800, 4.962.638 người mua và


102.105.720 giao dịch bao thanh toán đã diễn ra tính đến thời điểm quý IV/2005, FCI đang ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng của mình tới nền tài chính toàn cầu.

Với một truyền thống lịch sử khá lâu đời, sự phát triển không ngừng của phương thức bao thanh toán qua một số thời kỳ và sự ra đời của một số tổ chức, hiệp hội về bao thanh toán, có thể thấy trên thế giới, đặc biệt ở Mỹ, bao thanh toán đang ngày càng trở thành một phương thức tài trợ thương mại được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nghiệp vụ này, vẫn tồn tại một số quan niệm chưa đúng. Trước khi nghiên cứu bản chất của bao thanh toán, tác giả xin đưa ra một số quan điểm sai lầm của một số người khi đánh giá về bao thanh toán.

1.1.2. Một số quan niệm sai lầm về bao thanh toán

Do bản chất bao thanh toán là một nghiệp vụ tài chính khá đặc biệt nên khá nhiều người vẫn có những quan niệm sai lầm chưa đúng về hoạt động bao thanh toán:

1.1.2.1. Bao thanh toán là một khoản cho vay

Trên thực tế, mặc dù bao thanh toán là công cụ tài trợ thương mại nhưng bao thanh toán lại không là một khoản cho vay thông thường vì bao thanh toán không mang đặc thù của các khoản vay như thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả của người xin vay. Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng sẽ không cho vay nếu tài sản đảm bảo của khoản vay không đủ lớn; còn trên thực tế đối với bao thanh toán, các đơn vị bao thanh toán lại tập trung đánh giá các khoản phải thu. Trong một số trường hợp, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác vẫn có thể cấp vốn lưu động dựa trên những khoản phải thu, tuy nhiên như trên đã khẳng định, nó không liên quan đến thời hạn hoàn trả hay trách nhiệm hoàn trả của người xin vay.

1.1.2.2. Bao thanh toán là một hình thức để xử lý nợ khó đòi


Bao thanh toán cung cấp các dịch vụ thu nợ các khoản phải thu đến hạn với tính chất chuyên nghiệp cao nhưng thực chất đơn vị hay công ty bao thanh toán không phải là tổ chức chuyên xử lý các khoản nợ khó đòi tiến hành các việc như: cơ cấu lại khoản vay, cơ cấu lại hoặc tiếp quản con nợ và các nghiệp vụ xử lý nợ khó đòi khác. Nói cách khác, bao thanh toán không phải là dịch vụ cung cấp cho khách hàng khi các khoản phải thu của họ là các khoản nợ khó đòi hoặc bản thân họ không thu được nợ của những người mua hàng.

1.1.2.3. Bao thanh toán là nghiệp vụ mang tính “chiết khấu hối phiếu”

Về hình thức, bao thanh toán và nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu giống nhau ở chỗ đều cho phép khách hàng nhận ngay được một khoản tiền khi xuất trình hoá đơn hay hối phiếu. Tuy nhiên có điểm khác biệt là hối phiếu trong nghiệp vụ chiết khấu được “tài sản hoá” để chuyển nhượng còn hoá đơn trong bao thanh toán là phương tiện để thu hồi nợ. Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu tập trung nhiều vào mục đích “tài chính” hơn so với bao thanh toán

1.2.2.4. Một số quan niệm chưa đúng khác

Bao thanh toán chỉ sử dụng khi có khó khăn về mặt tài chính cho nên khách hàng cảm thấy “mất uy tín” khi thông báo cho người mua hàng biết về những khoản phải thu đó được bao thanh toán. Khách hàng sử dụng dịch vụ bao thanh toán vì những lợi ích của nó đem lại phù hợp với lợi ích khách hàng, đó không phải là hoạt động cứu trợ khi khách hàng gặp khó khăn về tiền mặt, vốn lưu động. Do vậy sẽ không đúng khi cho rằng khách hàng tham gia vào bao thanh toán đang gặp khó khăn và khách hàng mất uy tín khi tham gia vào bao thanh toán.

Công ty bao thanh toán có vai trò như “người cho vay cuối cùng” và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Không phải khách hàng chỉ lựa chọn phương thức bao thanh toán khi họ không thể tiếp cận được với nguồn vốn


vay ngân hàng. Bao thanh toán cho phép chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt một cách nhanh chóng tuy nhiên đây không phải là phương tiện để xử lý các khó khăn về vấn đề thanh khoản. Khách hàng quyết định sử dụng dịch vụ bao thanh toán khi mà mức chi phí bao thanh toán nhỏ hơn lợi ích mà việc có tiền mặt trong tay mang lại tại thời điểm nhận tiền thanh toán trước.

Trên đây là một số quan điểm sai lầm, rất dễ dẫn đến nhầm lẫn các phương thức tương tự. Như vậy, thực chất bao thanh toán là gì và tại sao người ta lại quan tâm đến loại hình dịch vụ này nhiều đến vậy. Trước hết, xin bắt đầu bằng một số khái niệm về bao thanh toán

1.1.3. Khái niệm về bao thanh toán

Khái niệm về bao thanh toán không phải là mới đối với hệ thống các ngân hàng hay tổ chức tín dụng, nhưng với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam thì đây dường như là một khái niệm vô cùng mới mẻ.

1.1.3.1. Khái niệm theo Công ước quốc tế về Bao thanh toán tại Ottawa

Hiệp hội các nhà bao thanh toán quốc tế cùng với việc hoạt động ngày càng phát triển của mình, đồng thời nhằm phối hợp, giúp đỡ nhau trong hoạt động thương mại quốc tế đưa ra những chuẩn mực làm căn cứ pháp lý cho hoạt động bao thanh toán, đảm bảo lợi ích cho các bên có liên quan, đã chính thức cho ra đời Công ước quốc tế về bao thanh toán (UNIDROIT Convention on International Factoring) ngày 28/05/1998 trong cuộc họp các nhà bao thanh toán tại Ottawa (Canada).

Theo Công ước này, hoạt động bao thanh toán là hoạt động công ty bao thanh toán mua lại các khoản phải thu của khách hàng phát sinh từ giao dịch bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng thanh toán chậm, theo đó khách hàng nhận được các khoản tiền ứng trước tương ứng với tỷ lệ định trước giá trị của khoản phải thu. Phần giá trị còn lại sẽ trả lại khách hàng khi người


mua hàng thực hiện việc thanh toán và đã trừ đi các khoản phí trả cho công ty bao thanh toán. Ngoài ra, việc tài trợ chính, bao thanh toán còn bao gồm cả việc quản lý sổ sách bán hàng, kế toán và tiến hành việc thu nợ một cách chuyên nghiệp để đảm bảo tối đa lợi ích khách hàng. Như vậy, bao thanh toán theo Công ước quốc tế về bao thanh toán là hoạt động tài chính tổ hợp từ các hoạt động tài trợ, quản lý sổ sách kế toán, bán hàng thu nợ và bảo vệ khách hàng trước rủi ro tín dụng.

Đã có nhiều định nghĩa khác nhau mô tả về nghiệp vụ bao thanh toán qua lịch sử phát triển của nghiệp vụ này. Những định nghĩa này khác nhau khá nhiều phụ thuộc vào thời gian và hoàn cảnh. “Định nghĩa thuần tuý” nhất của Mỹ được định nghĩa như sau “Bao thanh toán là một thoả thuận tiếp theo giữa bên liên quan đến bao thanh toán và người bán hàng hoặc là người cung cấp dịch vụ về mở một tài khoản, chiểu theo đó bên bao thanh toán tiến hành (tất cả) những dịch vụ sau liên quan đến khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng hoá và dịch vụ nói trên:

(1) Mua lại tất cả những khoản phải thu và nếu cần thiết thì ứng trước tiền mặt dựa trên các khoản phải thu này trước khi thu nợ

(2) Duy trì ghi sổ cái và thực hiện các nhiệm vụ ghi sổ sách khác liên quan đến khoản phải thu này.

(3) Thu nợ các khoản phải thu

(4) Dự tính các tổn thất có thể xảy ra khi tình hình tài chính của khách hàng không trả được nợ (tổn thất tín dụng)”

1.1.3.2. Khái niệm theo Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bao thanh toán cho các bên tham gia trong hoạt động bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế trong hoạt động thương mại khu vực và quốc tế, sau nhiều lần dự


thảo, ngày 06/09/2004, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa ra Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ/NHNN.

Trong Quy chế, điều 2 quy định rõ khái niệm bao thanh toán: Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của Tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua, bán hàng.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản bao thanh toán là một hình thức tài trợ thương mại trong đó ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ mua lại các chứng từ thanh toán, các khoản nợ chưa đáo hạn để trở thành chủ nợ trực tiếp đứng ra đòi nợ người mua hàng đồng thời cung cấp dịch vụ quản lý sổ cái bán hàng cho bên bán hàng.

Tại Quy chế này cũng quy định rõ một số khái niệm cần thiết liên quan đến khái niệm về bao thanh toán như:

Khoản phải thu: là khoản tiền bên bán hàng phải thu từ bên mua hàng theo hợp đồng mua, bán hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phải thu đều thuộc bao thanh toán, có một số trường hợp các khoản phải thu không nằm trong bao thanh toán như:

Gửi bán: Trường hợp này người mua không phải trả tiền hàng cho đến khi hàng hoá đã được bán đi. Nếu sau một thời gian mà hàng hoá chưa bán được, người mua hoàn lại hàng cho người bán và tài khoản người mua lại ghi có.

Lắp đặt thiết bị sản xuất: Người mua sẽ chỉ thanh toán tiền hàng khi thiết bị vận hành theo đúng quy cách chi tiết kỹ thuật đã thoả thuận. Nếu người bán bị vỡ nợ, sau khi thiết bị đã được giao, lập hoá đơn và đã được lắp đặt theo các chi tiết kỹ thuật đã thoả thuận, khi đó nếu bao thanh toán

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 06/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí