Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG




NGUYỄN THỊ MINH NGỌC


NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN FACTORING) VÀ TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Chuyên ngành : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Nghiệp vụ bao thanh toán Factoring và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. VŨ SỸ TUẤN


HÀ NỘI 2006



1. Tính cấp thiết của đề tài:

PHẦN MỞ ĐẦU

******

Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ thương mại lâu đời nhất trên thế giới. Với một bề dày lịch sử phát triển hàng trăm năm, bao thanh toán đang là một phương thức không thể thiếu trong hoạt động thương mại trong nước và đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Khi thế đàm phán trong thương mại nghiêng về phía người mua; người bán buộc phải nhượng bộ. Việc người bán cấp tín dụng cho người mua trở thành một trong những điều khoản bắt buộc trong nhiều thoả ước kinh tế. Trên thực tế, người bán lại rất cần vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đối với người bán là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phương thức bao thanh toán ra đời đáp ứng phần nào nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, đồng thời đem lại nguồn thu không nhỏ cho các công ty bao thanh toán. Bao thanh toán thực chất là việc tổ chức tín dụng hay công ty bao thanh toán đứng ra tạm ứng cho người bán để người bán tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh thông qua việc mua lại và quản lý những khoản phải thu của người bán. Bao thanh toán đến với Việt Nam hơi muộn nhưng bao thanh toán đang là một kênh cấp tín dụng được các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng hết sức quan tâm.

Việt Nam đang trên con đường chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này đặt các ngân hàng thương mại Việt Nam đứng trước những thách thức lớn; đó là bị “thua thiệt ngay trên sân nhà” nếu không có những bước đột phá trong cung cấp dịch vụ ngân hàng mới như bao thanh toán hay bảo hiểm tín dụng…. Có thể thấy, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giữ được vị thế cạnh tranh khi mà các ngân hàng nước ngoài trong tương lai sẽ tham gia vào thị trường tài chính Việt


Nam với quy mô ngày càng rộng và sâu đang trở thành một vấn đề “sống còn”. Việc phát triển loại hình tài trợ thương mại trong đó có dịch vụ bao thanh toán là hoàn toàn phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, đề tài nghiên cứu về “Nghiệp vụ bao thanh toán và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, theo tác giả, mang giá trị thực tiễn cao.

2. Mục đích nghiên cứu:

- Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng; trên cơ sở đó đánh giá về thực trạng và triển vọng áp dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi triển khai bao thanh toán

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tài chính trên thế giới và đi sâu vào nghiệp vụ này ở một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như chi nhánh Ngân hàng Far East National Bank (FENB-Mỹ), Ngân hàng Citibank;

- Nghiên cứu về những cơ hội và thách thức của các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi áp dụng dịch vụ này.

4. Phương pháp nghiên cứu:

+ Phân tích + So sánh

+ Thống kê + Điều tra chọn mẫu

+ Tổng hợp + Các bảng số liệu

5. Những đóng góp khoa học của luận văn:

- Nghiên cứu về nghiệp vụ bao thanh toán, hệ thống hoá những lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán tại các tổ chức tín dụng


- Đánh giá thực trạng và triển vọng nghiệp vụ bao thanh toán ở các NHTM Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp đối với các NHTM Việt Nam trong phát triển nghiệp vụ bao thanh toán

6. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm ba chương, cụ thể như sau:

Chương I:Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán (factoring) của các tổ chức tín dụng

Chương II:Thực trạng và triển vọng của nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam


CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN (FACTORING) CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG


Ngày nay khi tốc độ lưu thông tiền tệ đang được thúc đẩy, nhu cầu về vốn đối với hầu hết các doanh nghiệp đang trở thành một vấn đề khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do việc tiếp cận với nguồn vốn cho vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác không đơn giản. Với nhiều quốc gia trên thế giới bao thanh toán thực sự là một phương thức tài trợ thương mại đem lại nguồn lợi to lớn không chỉ cho các nhà bao thanh toán mà còn đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này với các tính năng ưu việt của nó. Do đó, việc nắm vững cơ sở lý luận về bao thanh toán là cần thiết, để từ đó có cái nhìn khách quan hơn trong quá trình tiếp cận và ứng dụng tốt vào thực tiễn loại hình nghiệp vụ này.‌

1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH TOÁN

1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bao thanh toán

1.1.1.1. Lịch sử ra đời của bao thanh toán

Hoạt động bao thanh toán là một trong những hình thức tài trợ lâu đời nhất trên thế giới với một bề dầy lịch sử phát triển hàng trăm năm. Một số học giả cho rằng bao thanh toán có từ thời đế chế La Mã. Một số nhà học giả lại cho rằng bao thanh toán có từ cách đây chừng bốn nghìn năm từ thời vua Hammurabi. Hammurabi là vị vua của vùng Mesopotamia, nơi được coi là cội nguồn phát triển việc cho vay. Khái niệm factor xuất phát từ động từ trong tiếng Latin facio, có nghĩa là “he who does thing” (tạm dịch là “người kinh doanh buôn bán hưởng hoa hồng”). Động từ tiếng Latin trên gợi ý rằng nguồn gốc của bao thanh toán cũng được phát sinh vào thời gian đó khi ấy, nó được đưa vào nội dung các giấy tờ làm bằng chứng cho các hoạt động


mua bán của vùng và các văn bản mô phỏng luật lệ cai trị của vị vua này. Theo thời gian, vị vua Hammurabi và người dân ở vùng đất này cũng không còn nhưng phương thức bao thanh toán vẫn còn tồn tại. Hầu hết các quốc gia văn minh thời bấy giờ coi trọng buôn bán, đều đã thử ứng dụng một số phương thức tương tự như phương thức bao thanh toán hiện giờ; lấy một ví dụ điển hình là người Roman đã từng bán giảm giá tờ thương phiếu.

Các nhà sử học thường cho rằng bao thanh toán có từ thời xuất hiện đại lý hưởng hoa hồng, những người thực hiện việc mua bán và luân chuyển hàng hoá khoảng 2000 năm trước thời Đế chế La mã. Do hệ thống thông tin và vận tải còn sơ khai, đại lý hưởng hoa hồng thực hiện chức năng marketing quan trọng trong giao dịch giữa nhà sản xuất ở nước ngoài và người mua trong nước. Với vai trò là đại lý, họ nắm quyền sở hữu (không chỉ đơn thuần về mặt danh nghĩa) của hàng hoá của bên uỷ nhiệm - nhà sản xuất nước ngoài - rồi giao hàng hoá đó cho người mua trong nước, ghi sổ và thu nợ khi đến hạn, chuyển số tiền trả nợ cho bên uỷ nhiệm sau khi đã trừ đi phần hoa hồng của mình, phần hoa hồng này thường được tính bằng phần trăm trên tổng doanh thu.

Cùng với sự phát triển toàn cầu của ngành công nghiệp dệt của Anh vào thế kỷ 14 và thế kỷ 15, các đại lý bao thanh toán cũng ngày càng lớn mạnh và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong giao thương. Khi họ bắt đầu tin tưởng hơn vào khả năng trả nợ của khách hàng, họ chấp nhận cấp tín dụng cho các đại lý cấp dưới của mình để ăn hoa hồng cao hơn. Thực tế là với khoản hoa hồng nhiều hơn, đại lý bao thanh toán bắt đầu đảm bảo khả năng trả nợ của người mua bằng cách cam kết trả cho đại lý cấp dưới trong trường hợp người mua không trả nợ đúng hạn và khả năng tài chính của họ không cho phép họ có sẵn nguồn để thanh toán.

Trước đó không lâu, xuất hiện hình thức bảo lãnh tín dụng, đại lý thanh toán có đủ vốn bắt đầu trả trước một phần, gọi là “tạm ứng” cho đại lý cấp


dưới của mình dựa trên khoản thanh toán trong tương lai của người mua hoặc của đại lý bao thanh toán, nếu người mua không trả tiền và nếu nó bảo lãnh khoản tín dụng đó với người mua. Do có những khoản tạm ứng này mà đại lý bao thanh toán tính thêm phí hoa hồng hoặc lãi suất. Thông thường, để tránh khỏi tình trạng không thanh toán hoặc là thanh toán không đủ do những vấn đề không thuộc lĩnh vực tín dụng; ví dụ như người mua khiếu nại người bán về số lượng, chất lượng hoặc thời gian giao hàng, đại lý bao thanh toán không tạm ứng toàn bộ số tiền doanh thu bán hàng. Thay vào đó họ giữ lại một phần để dự trữ phải trả cho người bán cho tới khi họ đã thu hồi được tất cả các khoản nợ. Người mua được thông báo là đại lý bao thanh toán đã mua quyền nhận tiền thanh toán của họ.

1.1.1.2. Sự phát triển của nghiệp vụ bao thanh toán trên thế giới

Vào thời điểm Columbus phát hiện ra châu Mỹ năm 1492, đại lý bao thanh toán đã phát triển từ vai trò duy nhất là với chức năng marketing thành đóng vai trò vừa có chức năng marketing vừa có chức năng tài chính.

Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chế độ thực dân của Mỹ, và cùng với nó vai trò ngày càng tăng và nhiều cơ hội mới cho bao thanh toán - đặc biệt là đối với những người thiết lập hoạt động kinh doanh ở Mỹ. Khoảng cách giữa châu Âu và thị trường thực dân rất lớn và càng lớn hơn khi Mỹ mở rộng biên giới phía Tây của nó. Khoảng cách lớn này làm cho những nhà sản xuất châu Âu khó quen với thị trường châu Mỹ và làm giảm sự tin cậy về tín dụng đối với những khách hàng đầy tiềm năng này. Và điều này làm cho vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất cho đến khi nhận được khoản tiền thanh toán cuối cùng cũng dài hơn. Kết hợp những yếu tố trên đây có thể thấy người sản xuất phải trải qua rất nhiều khó khăn để thu hồi vốn tái sản xuất. Vì vậy, những đại lý bao thanh toán ở Mỹ do đã quen với thị trường và người mua trong nước của họ, quyết định nhóm họp lại thành


một tổ chức để cung cấp cho các nhà sản xuất châu Âu những dịch vụ marketing và tài chính tương tự như trước đây các đại lý bao thanh toán vẫn thường làm.

Đến cuối thế kỷ 19, một sự thay đổi quan trọng trong thế giới thương mại đã diễn ra. Mỹ phát triển mạnh mẽ trở thành một quốc gia có chủ quyền, ít bị phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong nước có được là nhờ dân số và lực lượng lao động phát triển rất nhanh, tài nguyên thiên nhiên dư thừa và việc áp đặt biểu thuế gắt gao đối với hàng hoá nước ngoài. Đồng thời những nhà sản xuất Mỹ cũng phát triển đội ngũ kinh doanh (marketing) của mình và vì vậy nhu cầu chức năng marketing mà trước đây các nhà bao thanh toán thường thực hiện bấy giờ giảm đi. Tuy nhiên, một lần nữa các đại lý bao thanh toán lại phát triển và điều chỉnh theo nhu cầu của nền kinh tế mới trong nước, tập trung vào các hoạt động tín dụng, thu nợ, kế toán và các chức năng tài chính (thường là thông báo cho người mua việc bán các khoản phải thu). Việc giao cho các đại lý bao thanh toán thực hiện các chức năng này cho phép các nhà sản xuất ngành dệt của Mỹ có thời gian tập trung hơn vào sản xuất và tiếp thị kinh doanh sản phẩm.

Vào đầu thế kỷ 20, khi các nhà sản xuất Mỹ mở rộng sang các sản phẩm may mặc, phụ kiện, đồ nội thất và thảm…, các đại lý bao thanh toán Mỹ cũng mở rộng chuyên môn và dịch vụ sang ngành công nghiệp mới này. Trước năm 1930, bao thanh toán diễn ra chủ yếu trong ngành công nghiệp dệt may vì ngành công nghiệp này là con đẻ của nền kinh tế thuộc địa vốn rất hay áp dụng hình thức bao thanh toán. Sau chiến tranh thế giới thứ II, bao thanh toán của Mỹ phát triển sang các ngành công nghiệp mới đang phát triển như điện, hoá chất, sợi tổng hợp… công ty bao thanh toán đưa ra hình thức bao thanh toán mua lại các khoản phải thu dựa trên cơ sở hoá đơn và từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/05/2023