Kết Quả Kiểm Tra Test Loại Hình Thần Kinh Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi Tỉnh Khánh Hoà (N = 09)


tĩnh (lấy máu kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 2,42 mmol/l, chỉ số này nằm

trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi. Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Acid lactid trong máu của nam

VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng rất cao, với X = 12,60 mmol/l. Nguyên nhân Acid lactid trong máu là sản phẩm của quá trình đường phân yếm khí (glycolizis). Hơn nữa với bài tập test Cooper ở vùng cường độ lớn (ưa khí và yếm khí) nên lượng Acid lactid trong máu VĐV tăng rất cao so với lúc yên tĩnh.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Acid lactid trong máu của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm xuống thấp hơn, với X = 7,61 mmol/l nhưng vẫn cao hơn so với yên tĩnh. Điều này cho thấy VĐV chưa thích nghi LVĐ, cơ thể chưa kịp hồi phục.

- Chỉ số Testosterone (ng/dl): là một trong những kích tố đồng hóa (anabolic) chủ yếu của cơ thể. Ngoài khả năng duy trì khả năng sinh dục và các biểu hiện thứ cấp của đàn ông (râu, lông, giọng nói ...), testosterone thúc đẩy tăng cường sinh tổng hợp protein của quá trình chuyển hóa protid trên cơ sở cân bằng nitơ. Ở tuổi dậy thì testosterone kích thích các lá xương ở đầu và thân xương, tăng khối lượng cơ bắp, kích thích tủy xương sản sinh các tiến hồng cầu, giúp thận và gan tăng tiến các yếu tố tạo hồng cầu: EPO = erythropoietin, tăng hàm lượng glycogen trong cơ bắp và giảm dự trữ mỡ [66, tr17].

Testosterone có tính đặc thù cá thể, ở nam giới lứa tuổi phát triển (20 – 50) thì nồng độ testosterone cao nhất đạt trị số trung bình là 20 – 24 nmol/l hoặc 241 – 827 ng/dl [27, tr883].

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số Testosterone của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 32,63 nmol/l, chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Testosterone của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm xuống, với X = 25,63 nmol/l. Nguyên nhân Testosterone trong máu giảm xuống do Testosterone là


một trong những hormone nam tính, có tác dụng tăng tốc quá trình đồng hóa các chất protit, phosphocréatine (CP) và glucogene, tăng cường quá trình sinh tổng hợp hemoglobine và tăng sinh hồng cầu…. Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ luyện tập với cường độ vận động lớn, nồng độ testosterone trong máu giảm xuống.

Kết quả nghiên cứu của Toàn Trị Phi và cộng sự đã cho thấy, nếu LVĐ thích hợp, testosterone biến đổi không lớn, nhưng tập luyện quá sức, LVĐ quá lớn hoặc trạng thái chức năng cơ thể VĐV giảm sút, testosterone giảm sút rõ rệt. Vì vậy, ngoài quan hệ với LVĐ, sự biến đổi của Testosterone còn liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng cơ thể.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Testosterone của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng cao hơn, với X = 28,29 ± 1,9 nmol/l nhưng vẫn thấp hơn so với yên tĩnh. Điều này cho thấy VĐV chưa thích nghi LVĐ, cơ thể chưa kịp hồi phục.

- Chỉ số Cortisol máu (μg/dL): Cortisol chuyển hóa đường các tác dụng ức chế hoạt động của colagen, nó là chất làm suy giảm colagen. Nhờ tập luyện TDTT kiên trì, tích cực hợp lý, tuyến vỏ thượng thận tăng trưởng, trước hết hàm lượng gluco corticoid tăng, giúp cải thiện khả năng điều tiết kho dự trữ hydrat carbon, protid, đảm bảo quá trình năng lượng hợp lý để duy trì hoạt động vận động. Hormon gluco corticoid còn làm tăng hoạt tính của quá trình tạo glucogen trong gan và trong cơ bắp, các quá trình biến đổi của protid và huy động lipid.

Khi tập luyện với lượng vận động lớn nhưng không quá lâu thì hormon ở tuyến thượng thận tiết ra ở những người không tập luyện nhiều hơn người tập luyện vì cơ thể có trình độ tập luyện cao sẽ biết tiết kiệm, nhưng nếu gắng sức tối đa thì chắc chắn hàm lượng hormon cortisol của VĐV có trình độ tập luyện cao hơn sẽ tiết ra nhiều hơn.

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số Cortisol của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 11,67 ± 1,5g/dl, chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Cortisol của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng lên cao, với X =


17,77 ± 0,9g/dl. Nguyên nhân Cortisol trong máu tăng cao do cortisol có tác dụng tăng cường dị hóa, tăng tốc độ quá trình phân giải các hợp chất mang năng lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể trong họat động thể lực. Tập luyện căng thẳng trong thời gian dài, đặc biệt là khi trạng thái chức năng của cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, cortisol trong máu cao làm tăng quá trình dị hóa trong cơ thể.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Cortisol của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm hơn, với X = 13,46 ± 0,5g/dl, tuy nhiên chỉ số này vẫn cao hơn so với yên tĩnh. Điều này cho thấy VĐV khi tập luyện với lượng vận động lớn thì hormon ở tuyến thượng thận tiết ra nhiều hơn so với những người ít tập luyện. Vì thế,

cơ thể nhận thấy rằng VĐV có trình độ tập luyện cao sẽ biết tiết kiệm, nhưng nếu gắng sức tối đa thì chắc chắn hàm lượng hormon cortisol của VĐV có trình độ tập luyện cao hơn sẽ tiết ra nhiều hơn.

Trong trạng thái bình thường, cortisol luôn giữ ở mức cân bằng với testosterone, nhưng sau vận động với thời gian dài sẽ sinh ra hiện tượng rối lọan nội tiết “cortisol cao, testosterone thấp” ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Hiện nay, các chuyên gia đánh giá rằng mức biến đổi của tỷ số testosterone/cortisol vượt quá 30% so với mức ban đầu (thấp hơn mức yên tĩnh 30%) là dấu hiệu cảnh báo về sự tập luyện quá sức.

Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ luyện tập với cường độ vận động lớn, nồng độ testosterone trong máu giảm xuống, nồng độ cortisol tăng lên. Vì vậy sự biến thiên của nồng độ testosterone trong máu có quan hệ chặt chẽ với hoạt động thể lực.

Luyện tập sức bền lâu dài có thể làm cho cơ thể biến đổi thích nghi, qua theo dõi tập luyện các đối tượng thực nghiệm, thời kỳ mới bắt đầu tập luyện, testosterone trong máu xuống thấp, sau vài tuần testosterone trong máu lại tăng lên.

Dessypris và các cộng sự đã phát hiện thấy testosterone trong máu của các VĐV Marathon ưu tú tăng lên sau vận động, và giảm xuống ở những VĐV có trình độ tập luyện thấp. Chứng tỏ khi trạng thái chức năng của cơ thể và trình độ luyện tập được nâng cao, testosterone có phản ứng tăng lên trong lúc vận động. Qua đó có thể thấy testosterone là một trong những nội tiết tố có khả năng nâng cao năng lực vận động.


- Chỉ số Hb (g/dL): Hemoglobin huyết sắc tố trong hồng cầu có nhiệm vụ tiếp nhận oxy khi qua phổi và nhường lại lượng oxy đó cho các tế bào khi qua các mao mạch. Định lượng Hemoglobin cho biết rõ chức năng của hồng cầu và tìm được các nguyên nhân của trạng thái thiếu máu. Hemoglobin có thể được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau theo phương pháp Drabkin soi ở quang kế. Hàm lượng Hemoglobin là 14.316 0.60 g/dl ở nam và 12.2 0.55g/dl ở nữ [24].

Khi Hb trong hồng cầu tăng cao trên 16.0g/dL sẽ làm tăng áp lực bên trong

màng tế bào hồng cầu, khiến cho sự kết hợp giữa Hb với O2 và CO2 trở nên khó khăn, sẽ làm giảm năng lực vận chuyển O2 và CO2 của máu. Sự tăng nội áp tế bào hồng cầu làm cho khích thước trung bình của nó tăng lên từ đó làm tăng độ nhớt của máu làm tăng tuần hoàn máu cho cơ thể, nhất là khi vận động với cường độ cao. Sự vận chuyển oxy của máu trong hoạt động thể thao đạt hiệu quả tối ưu khi áp lực bên trong màng tế bào hồng cầu là 50 – 60%, tương ứng với giá trị Hb là 15.5g/dL đến 16.0g/dL đây là trị số lý tưởng của Hb [14].

Khi Hb giảm trong máu VĐV được Fredrik Celsing và Bjon Ekblom chứng minh trong nghiên cứu của mình là khi hàm lượng Hg giảm sút sẽ làm giảm VO2max, giảm tốc độ ngưỡng acid lactic [74].

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số Hb của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh), với X = 14,60 ± 0,2 (g/dL), chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Hb của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm xuống, với X = 13,75 ± 0,5 (g/dL). Nguyên nhân do tác động bài tập test Cooper, có tốc độ tuần hoàn dòng máu cao. Các hồng cầu (RBC) bị giảm do va chạm, dẫn đến hiện tượng Hb giảm trong vận động.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Hb của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng trở lại, với X = 14,01 ± 0,4 (g/dL), nhưng chỉ số này vẫn thấp hơn so với yên tĩnh.

- Chỉ số HCT (%): Thể tích khối hồng cầu (HCT) là một trong các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu khác mà bạn cần quan tâm trong công thức máu. Đó là tỉ lệ thế tích hồng cầu trên toàn bộ thể tích máu. Chỉ số này cũng thay đổi theo giới tính. Chỉ số HCT ở cơ thể khỏe mạnh bình thường đó là:

Với nam: từ 45% đến 52%


Với nữ: từ 37% đến 48%

Tỉ lệ này tăng hay giảm đều là dấu hiệu bệnh lý cần chú ý. Chỉ số HCT tăng cho thấy cơ thể dị ứng, mắc bệnh COPD hay bệnh mạch vành, bị mất nước,.. Chỉ số này giảm khi thiếu máu [93].

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy giá trị trung bình chỉ số HCT (%) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 42.88 (%) chênh lệch 1.87 (%) nằm dưới mức giới hạn sinh lý của người bình thường. Kết quả trên cho thấy khách thể nghiên cứu đang ở trong tình trạng hơi thiếu máu.

- Chỉ số MCV (fL): Thể tích trung bình của một hồng cầu. Giá trị bình thường của chỉ số này đó là từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter tương ứng với 1/1 triệu l).

Chỉ số MCV phản ánh nhiều ý nghĩa quan trọng. Chỉ số này tăng cho thấy bạn có thể bị thiếu acid folic hay thiếu vitamin B12, hoặc mắc bệnh gan, suy giáp, nghiện rượu,...

Thực trạng giá trị trung bình chỉ số MCV (fL) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 86.26 (fL) chênh lệch 7.73 (fL) nằm trong mức giới hạn sinh lý của người bình thường.

- Chỉ số MCH (pg): là lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g). MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC. Ở trạng thái bình thường, chỉ số này có giá trị từ 27 đến 32 picogram.

Khi chỉ số này có giá trị tăng, điều đó cho thấy cơ thể thiếu máu tăng sắc hồng cầu hoặc bị chứng hồng cầu hình tròn di truyền nặng,.. Khi lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm, điều này cho thấy cơ thể bị thiếu máu [24].

Thực trạng giá trị trung bình chỉ số MCH (pg) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 28.51 (pg) chênh lệch 2.14 (pg) nằm trong mức giới hạn sinh lý của người bình thường.

- Chỉ số MCHC (g/dL): là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình của huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu.

Nồng độ hemoglobin trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l). MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu

Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 320g/l


Giá trị MCHC bình thường ở trong khoảng từ 32 (g/dl) đến 36 (g/dl). Lớn hoặc nhỏ hơn giới hạn trên đều có thể xuất hiện bệnh lý.

Thực trạng giá trị trung bình chỉ số MCHC (g/dl) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 32.64 (g/dl) chênh lệch 1.37 (g/dl) nằm trong mức giới hạn sinh lý của người bình thường.

- Chỉ số RDW (%): đây là chỉ số đặc trưng cho độ phân bố hồng cầu, xét nghiệm này thường được thực hiện khi cần kiểm tra sự thay đổi về mặt kích thước và hình dáng của các tế bào hồng cầu.

Khi cơ thể ổn định, RDW sẽ dao động trong khoảng 9 - 15%, nếu chỉ số RDW càng cao thì chứng minh độ phân bố của hồng cầu thay đổi càng nhiều [24].

Thực trạng giá trị trung bình chỉ số RDW (%) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 12.78 (%) chênh lệch 1.08 (%) nằm trong mức giới hạn sinh lý của người bình thường.

- Chỉ số PLT (10^9/L): là số lượng tiểu cầu được tính trong một thể tích máu. Giá trị bình thường của chỉ số này là từ 150.000 đến 400.000/cm3 (hay 150 – 400 x 109/l)

Số lượng tiểu cầu tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ lách,.. điều này có thể dẫn đến các bệnh viêm. Số lượng tiểu cầu quá cao hay quá thấp đều là hiện tượng bệnh lý, không có lợi cho hoạt động TDTT [10].

Thực trạng giá trị trung bình chỉ số PLT (10^9/L) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa X = 245.33 (10^9/L) chênh lệch

22.06 (10^9/L) nằm trong mức giới hạn sinh lý của người bình thường.

* Về tâm lý

Các chỉ tiêu Ổn định chú ý (lần), Chú ý tổng hợp (p), Năng lực xử lý thông tin (bit/s) đều có hệ số biến thiên CV < 10% nên các chỉ tiêu có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu. Sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu của các chỉ tiêu đều (≤ 0.05) nên mẫu có độ tin cậy, tính đại diện.

Các chỉ tiêu có độ đồng nhất trung bình giữa các cá thể nghiên cứu (10% < CV<

20%) là: Phản xạ đơn (ms), Phản xạ lựa chọn (ms). Sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu (> 0.05) nên mẫu không có độ tin cậy, không có tính đại diện cho tổng thể. Kết quả nghiên cứu mục 3.1.1 cho thấy các chỉ tiêu trên có hệ số tương quan với thành tích thi đấu khá cao (r = 0.77 – 0.86) và thực tế cho thấy số lượng VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa số lượng ít và trình độ có sự chênh


lệch nhau tương đối nên luận án chọn tất cả các VĐV tham gia nghiên cứu (phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiện).

Số liệu bảng 3.7 cho thấy trung bình thời gian phản xạ đơn của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà là 303.68 ± 35.62 ms xếp loại kém và trung bình thời gian phản xạ lựa chọn 418.33 ± 58.57 ms xếp loại yếu theo thang điểm đánh giá của Bôicô [66].

Năng lực xử lý thông tin trung bình của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà là 1,31 ± 0.06 bit/s xếp loại rất tốt theo tài liệu của Nguyễn Thị Tuyết [67].

* Về loại hình thần kinh:

Kiểm tra test phân loại loại hình thần kinh (biểu 808) trên 09 nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà, thu được kết quả tại bảng 3.9.

Số liệu bảng 3.9 cho thấy kết quả kiểm tra như sau: Xếp loại ổn định có 02 VĐV chiếm 22.22%

Xếp loại cận ổn định có 03 VĐV chiếm 33.33% Xếp loại trung gian có 04 VĐV chiếm 44.44%

Tỷ lệ % loại hình thần kinh của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà được trình bày qua biểu đồ 3.2.

Qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.2 cho thấy các VĐV có thành tích thi đấu tốt hầu hết có loại hình thần kinh ổn định và cận ổn định, các VĐV có thành tích thi đấu kém hơn hầu hết có loại hình thần kinh loại trung gian. Tuy ở loại hình thần kinh trung gian nhưng các VĐV có xu hướng tiến về loại hình thần kinh cận ổn định (VĐV 3, VĐV 4, VĐV 5 và VĐV 8). Kết quả nghiên cứu cho thấy, những VĐV có thành tích thi đấu tốt đều có loại hình thần kinh như nhận định của tác giả Nguyễn Thị Tuyết “loại hình thần kinh rất phù hợp cho các VĐV chạy cự ly dài là ổn định – cận ổn định” [67, tr17].

Như ta biết các VĐV chạy cự ly dài phải tập luyện và thi đấu trong điều kiện rất khó khăn, nhàm chán vì môn chu kỳ nên động tác lặp lại và kéo dài. Bên cạnh đó các VĐV phải nổ lực ý chí để vượt qua mệt mỏi trên những đoạn đường dài. Kết quả nghiên cứu phù hợp với đặc điểm các VĐV chạy cự ly dài cần có loại hình thần kinh ổn định và cận ổn định để kiên trì, vững chí vượt qua khó khăn để hoàn thành cự ly trong tập luyện và thi đấu.

Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra test loại hình thần kinh nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà (n = 09)

TT

VĐV

Tuổi

Điểm

(K)

%sót

%sai

Xếp loại

Thành tích thi đấu

1

VĐV 1

16

25.46

5.57

0.05

Cận ổn định

2

2

VĐV 2

16

24.96

2.59

0.15

Cận ổn định

4

3

VĐV 3

17

30.08

8.82

0.25

Trung gian

3

4

VĐV 4

15

30.88

8.81

0.11

Trung gian

9

5

VĐV 5

16

31.2

9.97

0.49

Trung gian

8

6

VĐV 6

16

30.13

6.05

0.09

Cận ổn định

5

7

VĐV 7

16

33.65

2.76

0.81

Ổn định

6

8

VĐV 8

15

29

7.09

1.09

Trung gian

7

9

VĐV 9

17

33.5

3.46

0.6

Ổn định

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ loại hình thần kinh của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly 1

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ % loại hình thần kinh của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà (n=09)

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí