Thực Trạng Cấu Trúc Hình Thể Somatotype Theo Phương Pháp Heath-


Qua bảng 3.7 cho thấy:

* Về hình thái:

Tất cả các chỉ số Chiều cao (cm), Dài chân A/cao đứng x 100 (%), (dài chân B- dài cẳng chân A)/dài cẳng chân A x 100 (%), Vòng cổ chân/dài gân Achille x 100 (%) đều có hệ số biến thiên CV < 10% nên các chỉ tiêu có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu. Sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu của các chỉ tiêu đều (< 0.05) nên mẫu có độ tin cậy, tính đại diện.

Chỉ số Quetelet (g/cm): chỉ số này cho biết trung bình 1cm chiều cao nặng bao

nhiêu. Thông thường cùng lứa tuổi, cùng giới tính người có chỉ số này lớn hơn sẽ có cơ quan vận động phát triển hơn. Những VĐV tập luyện các môn võ, vật, chạy cự ly ngắn, chạy 400m, chạy vượt rào, nhảy xa .v.v. yêu cầu sức mạnh đạp sau lớn hơn cần có hệ cơ phát triển hơn, do đó chỉ số Quetelet cũng phải lớn hơn. Chỉ số Quetelet trung bình vào khoảng 370 - 400g/cm đối với nam, 325 - 375g/cm đối với nữ, nếu nhỏ hơn VĐV có thể lực kém và lớn hơn thì VĐV nặng nề khó di chuyển, mau mệt mỏi [13].

Ở nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa có giá trị trung bình X = 321.93 g/cm, hệ số biến thiên Cv = 4.16 < 10% nên mẫu có độ đồng nhất tốt, sai số tương đối của giá trị trung bình ε = 0.03 <0.05 nên mẫu có tính đại diện, có độ tin cậy. Mặt khác, khi xem xét tỷ lệ cân nặng trên 1 cm chiều cao (g/cm) của khách thể nghiên cứu tương đối đồng đều giữa các VĐV và có tính đại diện cho tổng thể.

Kết quả kiểm tra ở bảng 3.7 cho thấy, giá trị trung bình chỉ số Quetelet (g/cm) của khách thể nghiên cứu X = 321.93 g/cm kém hơn mức trung bình (370 - 400g/cm)

[88] cho thấy các nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh

Khánh Hòa có vóc dáng mảnh mai và hơi gầy.

Cấu trúc hình thể somatotype

Kỹ thuật Somatotyping được sử dụng để xác định hình dạng cơ thể và thành phần cơ thể. Các dạng somatotype được định nghĩa là sự định lượng của các hình dạng hiện tại và thành phần của cơ thể con người. Nó được thể hiện trong một đánh giá ba


số đại diện cho endomorphy, mesomorphy và ectomorphy các thành phần tương ứng, luôn luôn theo thứ tự. Endomorphy là béo tương đối, mesomorphy là sự vững mạnh musculo xương tương đối, và ectomorphy là tuyến tính tương đối hoặc vóc dáng mảnh. Tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái đánh giá hình thể somatotype được trình bày ở chương 2, tính X và Y và thu được kết quả trình bày tại bảng 3.8.

Số liệu tại bảng 3.8 cho thấy thực trạng cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà có 01 VĐV thuộc dạng ngoại mô (VĐV 2) và 08 VĐV thuộc dạng trung ngoại mô. Hầu hết các VĐV ở vùng trung ngoại mô có xu hướng tiến gần đến phần ngoại mô. Kết quả nghiên cứu đánh giá chính xác hình thể của khách thể nghiên cứu vì thực tế các VĐV có thể hình mảnh mai, nếp mỡ dưới da ít.

Thực trạng cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà được thể hiện qua biểu đồ 3.1.

Đo lường somaty có thể xác định đặc trưng hình thái cơ thể của VĐV, giúp cho người HLV thông qua quan sát hình thái cơ thể đặc trưng của môn thể thao chuyên sâu cho từng VĐV. Kết quả nghiên cứu cho thấy các VĐV chạy cự ly dài có dạng Trung mô và trung ngoại mô (cơ bắp phát triển, thân hình thon thả, hơi gầy, lớp mỡ dưới da ít). Kết quả nghiên cứu của đề tài trùng hợp với nhận định của Trịnh Hùnh Thanh: “Các VĐV chạy cự ly dài có cấu trúc cơ thể dạng trung mô và trung ngoại mô” [54].

Bảng 3.8. Thực trạng cấu trúc hình thể somatotype theo phương pháp Heath-

Carter đối với nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà (n=09)


TT


VĐV

Somatotype

Thành tích thi đấu

Endomorph

Mesomorph

Ectomorph

X

Y

1

VĐV 1

1.69

3.72

4.32

2.63

-0.61

2

2

VĐV 2

1.37

4.93

3.06

1.69

1.87

4

3

VĐV 3

1.33

4.69

3.63

2.30

1.06

3

4

VĐV 4

2.09

4.53

3.45

1.36

1.08

9

5

VĐV 5

1.83

4.09

3.69

1.86

0.40

8

6

VĐV 6

1.49

3.06

4.78

3.29

-1.72

5

7

VĐV 7

1.53

4.27

4.02

2.49

0.25

6

8

VĐV 8

1.71

5.00

3.32

1.61

1.69

7

9

VĐV 9

1.71

4.99

3.64

1.93

1.35

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.


Biểu đồ 3 1 Thực trạng đặc điểm cấu trúc hình thể somatotype theo phương 1

Biểu đồ 3.1. Thực trạng đặc điểm cấu trúc hình thể somatotype theo phương pháp Heath-Carter của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài

15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà (n=09)


* Về chức năng sinh lý:

Tất cả các chỉ tiêu Nhịp tim yên tĩnh (lần/phút), Dung tích sống (lít), VO2 Max (ml/kg/min), công suất yếm khí tổng hợp ACP (w/kg), công suất yếm khí tối đa tương đối RPP (w/kg) đều có hệ số biến thiên CV < 10% nên các chỉ tiêu có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữa các cá thể nghiên cứu. Sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu của các chỉ tiêu đều ( ≤ 0.05) nên mẫu có độ tin cậy, tính đại diện.

Chỉ tiêu có độ đồng nhất rất thấp (CV> 16.59%) là công năng tim, sai số tương đối của giá trị trung bình mẫu (> 0.05) nên mẫu không có độ tin cậy, không có tính đại diện cho tổng thể. Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu mục 3.1.1 cho thấy các chỉ tiêu công năng tim có hệ số tương quan với thành tích thi đấu khá cao (r = 0.91) bên cạnh đó VĐV chạy cự ly dài rất cần sức bền chung tim mạch nên luận án chọn chỉ tiêu này tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 cho thấy giá trị trung bình công năng tim của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa là 5.40 ± 0.90 xếp loại khá theo bảng phân loại của Ruffier [66].

Giá trị trung bình tần số mạch đập yên tĩnh của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa là 59,56 ± 1,42 (lần/phút). Theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) tần số mạch đập yên tĩnh của người bình thường không tập luyện thể thao khoảng 76 lần/phút. Nhịp tim của VĐV chậm hơn, VĐV có trình độ đẳng cấp cao có thể xuống dưới 50 lần/phút. Tuy nhiên trung bình tần số mạch đập yên tĩnh của khách thể nghiên cứu cao hơn VĐV chạy cự ly dài đội tuyển quốc gia (51,7 lần/phút thời điểm 1999-2001). [66]

Giá trị trung bình dung tích sống của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa là 3.56 ± 0.32 (l) bình thường theo Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) dung tích sống của người bình thường từ 3 – 4 lít [66]. Tuy nhiên trung bình dung tích sống của khách thể nghiên cứu cao hơn người Việt Nam cùng độ tuổi và giới tính 0.66 lít [74].

Giá trị trung bình VO2max (ml/ph/kg) của VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa là 69.22 ± 2.81 (ml/ph/kg) xếp loại rất tốt nhóm các môn sức bền dưới 18 tuổi theo bảng phân loại của Viện khoa học TDTT [74]. Giá trị trung bình VO2max (ml/ph/kg) của khách thể nghiên cứu cao hơn giá trị trung bình


VO2max (ml/ph/kg) của Nam VĐV Điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình lứa tuổi 15-16 tại trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia Đà Nẵng (50.38 ml/ph/kg) [34] và cao hơn các nam VĐV chạy cự ly trung bình 16 – 18 tuổi TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đăklăk, An Giang (66.35 ml/ph/kg) [61].

* Về chỉ số huyết học:

Công thức máu và một số chỉ số huyết học gồm: Cortisol máu (μg/dL), Testosteron (ng/mL), Acid lactic (mmol/L) và Urea/serum (mg/dL).

Công thức máu liệt kê nhiều giá trị quan trọng, bao gồm những giá trị thông thường như: WBC (white blood cell) số lượng bạch cầu (hoặc leukocyte count), RBC (red blood cell) số lượng hồng cầu (hoặc erythrocyte count), Hct (hematocrit), Hb (hemoglobin), MCV (mean corpuscular volume) thể tích hồng cầu trung bình, MCH (mean corpuscular hemoglobin) giá trị hemoglobin trung bình, MCHC (mean corpuscular hemoglobin concentration) nồng độ hemoglobin trung bình, RDW (red cell distribution width) độ phân bố về kích thước của hồng cầu, PLC (platelet count) số lượng tiểu cầu.

Công thức máu toàn bộ (Complete blood count) hay còn gọi là huyết đồ là xét nghiệm máu thường quy được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

- Chỉ số WBC: Số lượng bạch cầu (WBC) là số bạch cầu có chứa trong một thể tích máu. Bạch cầu được tạo ra từ tuỷ xương và các hạch bạch huyết và đi vào máu. Số lượng bạch cầu trong máu bình thường ở người trưởng thành vào khoảng 4300 đến 10800 bạch cầu/mm3 [2]. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi, chúng tăng lên trong các trường hợp cơ thể nhiễm khuẩn, viêm cấp hoặc mãn tính. Bạch cầu có thể giảm xuống khi mắc một số bệnh nhiễm độc, bệnh suy tủy và trong hoạt động kéo dài hay thiếu vitamin B12 hoặc folate ... Trong tập luyện thể dục thể thao bạch cầu không những tăng lên về thể tích mà còn thay đổi cả tỷ lệ % công thức bạch cầu. Sự thay đổi bạch cầu trong hoạt động thể dục thể thao không chỉ phụ thuộc vào công suất hoạt động, thời gian hoạt động mà phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện. Số lượng bạch cầu tăng trong vận động có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho cơ thể chống đỡ lại hiện tượng stress, đó là do các kích thích quá mức của VĐV gây cho cơ thể VĐV [24].

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số WBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu


kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 5,16 (10^9/L) nằm trong mức giới hạn sinh

lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số WBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng lên, với X = 6,17 (10^9/L). Nguyên nhân sự thay đổi (tăng) bạch cầu do tác động bài tập test Cooper không chỉ phụ thuộc vào công suất hoạt động, thời gian hoạt động mà phụ thuộc vào lứa tuổi, trình độ tập luyện. Số lượng bạch cầu tăng trong vận động có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho cơ thể chống đỡ lại hiện tượng stress, đó là do các kích thích quá mức của lượng vận động gây ra cho cơ thể VĐV.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số WBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm trở lại, với X = 5,53. Tuy nhiên chỉ số này vẫn cao hơn so với yên tĩnh chứng tỏ VĐV chưa thích nghi tốt với LVĐ tập luyện, cơ thể chưa hồi phục tốt.

- Chỉ số RBC: Xét nghiệm RBC được sử dụng để kiểm tra số lượng hồng cầu.

Hồng cầu là thành phần hữu hình của máu, được tạo ra từ tuỷ xương, số lượng hồng cầu của người bình thường Nam: 4.2 – 6.0 (10^12/l), Nữ: 3.8 - 5 (10^12/l) [95]. Trong quá trình vận động, để đáp ứng với nhu cầu vận động thì số lượng hồng cầu tăng lên làm nhiệm vụ vận chuyển oxy cho tổ chức và tế bào hoạt động. Sự tăng hồng cầu trong vận động có thể do:

- Tăng hồng cầu do cơ quan tạo máu (sự tăng hồng cầu thật), điển hình là các hoạt động trên cao, các VĐV tập luyện, thi đấu trên đỉnh núi cao. Đây là cơ chế thích ứng với sự hoạt động trong điều kiện thiếu oxy tương đối.

- Ngoài ra, hoạt động vận động còn làm tăng tỷ lệ % giữa tế bào hữu hình của máu với huyết tương dẫn đến số lượng hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu tăng lên. Điều này, được giải thích rằng, khi vận động huyết tương trong máu đã nhanh chóng vận chuyển vào khoang gian bào của tế bào cơ đang hoạt động. Kết quả là khối lượng máu tuần hoàn giảm, nhưng các tế bào máu trong đơn vị thể tích máu lại tăng do mất nước (tăng hồng cầu giả). Ngoài ra, ảnh hưởng của vận động làm tăng độ cô đặc máu do vận động cũng dẫn đến sự tăng hồng cầu [24].

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số RBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu


kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 4,73 (10^12/L), chỉ số này nằm trong mức

giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số RBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm xuống, với X = 4,33 (10^12/L). Nguyên nhân do tác động bài tập test Cooper làm cho cơ thể VĐV tăng tốc độ tuần hoàn dòng máu cao. Các tế bào hồng cầu già rất nhạy bén với sự thay đổi thành phần máu và dễ bị phá vỡ do va chạm dẫn đến hiện tượng giảm RBC trong vận động.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số RBC của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng trở lại, với X = 4,52 (10^12/L), tuy nhiên chỉ số này vẫn thấp hơn so với yên tĩnh, cơ thể VĐV chưa hồi phục tốt.

- Chỉ số Urea/serum (mg/dL): là sản phẩm thoái hoá quan trọng nhất của prôtein, được đào thải qua thận. Nồng độ Urea trong máu thể hiện gián tiếp quá trình trao đổi chất đạm. Bình thường, nồng độ Urea trong huyết thanh là 3.2 – 7.0 mmol/ lít hoặc 15 – 40mg%. Nồng độ Urê trong huyết thanh có thể thay đổi khác nhau tuỳ theo trạng thái cơ thể, chế độ dinh dưỡng, đặc điểm bệnh lý. . .

Trong tập luyện thể dục thể thao nồng độ Urea máu có thể tăng lên trong trạng thái thiếu nước, do nước đưa vào không đủ, trong trạng thái mất nước ngoài tế bào do mất nước và muối qua đường tiêu hoá và trong trường hợp ngộ độc do ăn uống hoặc dùng các loại thuốc quá liều [27, tr132].

Khi vận động với lượng vận động lớn và cường độ cao, cơ bắp hoạt động căng thẳng, cân bằng năng lượng trong cơ thể bị đảo lộn, từ trạng thái tỉnh sang trạng thái trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, các protid, acid amin trong cơ thể được huy động do tác động của kích tố võ thượng thận cùng với men transaminaza mà phân giải để cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ bắp hoạt động làm cho Urea huyết tăng cao sau tập luyện, có thể từ 10% đến 100% [14, tr40].

Khi lượng vận động quá lớn so với khả năng chịu đựng của VĐV thì quá trình phân giải protid để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động không chỉ diễn ra trong tập luyện mà còn tiếp tục phân giải trong thời gian nghỉ. Qua thời gian nghỉ ngơi Urea huyết có thể trở về trạng thái ban đầu tốc độ hồi phục tùy thuộc vào trạng thái chức năng của VĐV.


Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số Urea/serum của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên tĩnh (lấy máu kiểm tra vào buổi sáng, lúc yên tĩnh) X = 2,91 mmol/l, chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Urea của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa tăng rất cao, với X = 7,26 mmol/l. Nguyên nhân Urea trong máu tăng cao do khi vận động với lượng vận động lớn và cường độ cao (test Cooper), cơ bắp hoạt động căng thẳng, cân bằng năng lượng trong cơ thể bị đảo lộn, từ trạng thái tĩnh sang trạng thái trao đổi chất và chuyển hóa

năng lượng, các protid, acid amin trong cơ thể được huy động do tác động của kích thích tố võ thượng thận cùng với men transaminaza mà phân giải để cung cấp năng lượng bổ sung cho cơ bắp hoạt động làm cho Urea huyết tăng cao, nên lượng Urea trong máu VĐV tăng rất cao so với lúc yên tĩnh.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Urea của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa giảm xuống thấp hơn, với X = 5,07 mmol/l nhưng vẫn cao hơn so với yên tĩnh. Điều này cho thấy VĐV chưa thích nghi LVĐ, chưa kịp hồi phục, trình độ tập luyện chưa cao.

- Chỉ số Acid lactid (mmol/L): Acid lactid trong máu là sản phẩm của quá trình đường phân yếm khí (glycolizis). Phản ứng diễn ra từ khử acid pyruvic theo phương trình sau:

CH3CO.COOH + NADH CH3.CHOH.COOH + NAD

Nồng độ Acid lactid trong máu động mạch khoảng 0.4 – 0.8 mmol/l, trong máu tĩnh mạch là 0.45 – 1.30 mmol/l. Giữa VĐV và người bình thường không có sự khác biệt lớn về hàm lượng Acid lactid trong máu lúc yên tĩnh. Tuy nhiên ở giai đoạn huấn luyện trước thi đấu hoặc thời kỳ thi đấu căng thẳng lúc yên tĩnh nồng độ Acid lactid trong máu VĐV có thể cao gấp 2 – 3 lần so với lúc yên tĩnh. [12].

Khi tập luyện với lượng vận động có thời gian và cường độ khác nhau, các hệ năng lượng ưa khí và yếm khí sẽ tham gia cung cấp năng lượng với những tỷ lệ khác nhau nên nồng độ Acid lactid trong máu cũng rất khác biệt.

Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy: Giá trị trung bình chỉ số Acid lactid trong máu của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa lúc yên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022