Đánh Giá Sự Phát Triển Trình Độ Tập Luyện Của Nam Vđv Đội Tuyển Điền Kinh Trẻ Chạy Cự Ly Dài 15 – 17 Tuổi Tỉnh Khánh Hòa Sau Năm 2 Tập Luyện


3.2.2.2. Đánh giá sự phát triển trình độ tập luyện của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018).

Luận án tiến hành kiểm tra các chỉ số, chỉ tiêu lần 3 (sau 1 năm tập luyện 2018) và tính nhịp tăng trưởng trình độ tập luyện cho nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) theo từng yếu tố hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng và tâm lý cụ thể:

* Về hình thái: Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày bảng 3.18

Bảng 3.18: Nhịp độ tăng trưởng các chỉ số đánh giá hình thái nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) – (n=09)


Chỉ số

Sau năm 1

Sau năm 2 tập luyện (2018)


X

S


X

S


W

t

P

1

Chiều cao (cm)

168.07

3.01

169.16

2.80

0.65

8.08

<0.05

2

Dài chân A/cao đứng x 100 (%)

51.73

0.52

51.79

0.62

0.20

2.34

<0.05

3

(dài chân B-dài cẳng chân A)/dài cẳng

chân A x 100 (%)

86.29

2.37

85.57

2.39

0.84

3.28

<0.05

4

Vòng cổ chân/dài gân Achille x 100 (%)

96.40

4.41

96.00

4.34

0.45

1.79

>0.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Qua bảng 3.18 cho thấy cho thấy sau năm 2 tập luyện (2018) thành tích các chỉ tiêu đánh giá hình thái của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:

- Chỉ số chiều cao đứng (cm) sau một năm tập luyện giá trị trung bình bằng 169.16 tăng 1.09cm, nhịp tăng trưởng trung bình W % = 0.65%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 8.08 > t05 = 2.036.

- Chỉ số Dài chân A/cao đứng x 100 (%) sau một năm tập luyện giá trị trung bình


bằng 51.79 tăng 0.06%, nhịp tăng trưởng trung bình W % = 0.20%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 2.34 > t05 = 2.036.

- Chỉ số (dài chân B-dài cẳng chân A)/dài cẳng chân A x 100 (%) sau một năm


tập luyện giá trị trung bình bằng 85.57 tăng 0.72%, nhịp tăng trưởng trung bình W % = 0.84%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 3.28 > t05 = 2.036.

- Chỉ số Vòng cổ chân/dài gân Achille x 100 (%) sau một năm tập luyện giá trị


trung bình bằng 96.00 tăng 0.40%, nhịp tăng trưởng trung bình W % = 0.45%, sự tăng

trưởng không sự khác biệt rõ rệt nên không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P>0.05, vì ttính = 1.79 < t05 = 2.036.

Nhịp tăng trưởng các chỉ số đánh giá hình thái của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) qua biểu đồ 3.9.

%

%

%

%

Biểu đồ 3.9: Nhịp tăng trưởng các chỉ số hình thái của nam VĐV đội tuyển trẻ Chạy CLD 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) – (n=09)

- Về các chỉ số Quetelet và hình thể somatotype sau năm 2 tập luyện (2018) được trình bày qua bảng 3.19 và 3.20.

Bảng 3.19: Tổng hợp chỉ số Quetelet và hình thể somatotype trong

đánh giá TĐTL của nam VĐV đội tuyển trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018) - (n=09)

Chỉ tiêu

Sau năm 1

Sau năm 2

d

X

S

X

S


1


Cấu trúc hình thể somatotype


Ngoại mô (02) và trung ngoại mô (07)


Ngoại mô (01) và trung ngoại mô (08)

Giảm 01 Ngoại mô Tăng 01 trung ngoại

2

Chỉ số Quetelet (g/cm)

327.40

15.80

329.21

14.86

1.81

112


Số liệu tại bảng 3.19 cho thấy: Chỉ số Quetelet (g/cm) của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) có giá trị trung bình X = 329.21 g/cm tăng 1.81g/cm so với thực trạng ban đầu; tuy nhiên vẫn kém hơn mức trung bình (370 - 400g/cm) cho thấy các VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa vẫn có vóc dáng mảnh mai.

* Cấu trúc hình thể somatotype

Tiến hành kiểm tra các chỉ số hình thái đánh giá hình thể somatotype nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018), tính X và Y và thu được kết quả trình bày tại bảng 3.20.

Số liệu tại bảng 3.20 cho thấy cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018) có 01 VĐV thuộc dạng ngoại mô (VĐV số 2) và 08 VĐV thuộc dạng trung ngoại mô. Sau năm 2 tập luyện hình thể của các nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà ít có sự biến đổi. Riêng VĐV số 8 chuyển từ dạng trung mô sang dạng trung ngoại mô và giống như thời điểm ban đầu hầu hết các VĐV ở vùng trung ngoại mô có xu hướng tiến gần đến phần ngoại mô.

Cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018) được thể hiện qua biểu đồ 3.10.

Tóm lại: Sau năm 2 tập luyện (2018) các chỉ số hình thái của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa đều có sự tăng trưởng,

nhịp tăng trưởng trung bình


W % = 0.53%, trong đó chỉ tiêu Dài chân A/cao đứng x


100 (%) có nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất W %

= 0.20% và chỉ tiêu (dài chân

B-dài cẳng chân A)/dài cẳng chân A x 100 (%) có nhịp tăng trưởng trung bình cao


nhất W %

= 0.84%; Chỉ số Quetelet (g/cm) có sự tăng trưởng 1.81g/cm so với thời

điểm ban đầu; tuy nhiên vẫn kém hơn mức trung bình (370 - 400g/cm) cho thấy các VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa vẫn có vóc dáng mảnh mai; Cấu trúc hình thể somatotype của các nam VĐV đội tuyển chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà ít có sự biến đổi. Tuy nhiên vẫn cho thấy có sự phát triển từ vùng trung ngoại mô có xu hướng tiến gần đến phần ngoại mô.

Bảng 3.20: Cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển

chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018)-(n=09)



TT


VĐV

Somatotype

Thành

tích thi đấu

Endomorph

Mesomorph

Ectomorph

X

Y

1

VĐV 1

1.67

3.57

4.70

3.03

-1.13

2

2

VĐV 2

1.41

5.03

2.96

1.55

2.07

4

3

VĐV 3

1.36

4.69

3.49

2.13

1.21

3

4

VĐV 4

2.07

4.51

3.38

1.31

1.13

9

5

VĐV 5

2.00

4.20

3.82

1.83

0.37

8

6

VĐV 6

1.52

3.10

5.03

3.51

-1.93

5

7

VĐV 7

1.53

4.28

4.03

2.50

0.25

6

8

VĐV 8

1.73

4.93

3.10

1.37

1.83

7

9

VĐV 9

1.74

5.08

3.51

1.76

1.57

1


Biểu đồ 3 10 Cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy CLD 15 1

Biểu đồ 3.10: Cấu trúc hình thể somatotype của nam VĐV đội tuyển chạy CLD 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hoà sau năm 2 tập luyện (2018)-(n=09)


* Về chức năng: Kết quả kiểm tra và tính toán trình bày bảng 3.21



Chỉ số

Sau năm 1

Sau năm 2 tập luyện (2018)

X

S

X

S

W

t

P

1

Nhịp tim yên tĩnh (lần/phút)

56.56

1.67

54.56

1.88

3.61

12.00

<0.05

2

Công năng tim(HW)

4.71

0.99

3.80

1.00

17.03

15.15

<0.05

3

Dung tích sống (lít)

3.86

0.21

4.38

0.18

12.69

6.11

<0.05

4

VO2 Max (ml/kg/min)

70.43

2.75

71.88

2.90

2.04

7.58

<0.05

5

CS yếm khí tổng hợp tương đối

ACP (w/kg)

11.51

0.59

11.75

0.60

2.08

7.56

<0.05

6

CS yếm khí tối đa tương đối RPP

(w/kg)

9.68

0.44

9.88

0.46

1.77

6.50

<0.05

Bảng 3.21: Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng nam VĐV đội tuyển trẻ Chạy CLD 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) - (n=09)



Qua bảng 3.21 cho thấy cho thấy sau năm 2 tập luyện (2018) thành tích các chỉ số đánh giá chức năng của nam VĐV đội tuyển trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa đều có sự tăng trưởng cụ thể như sau:

- Chỉ số Nhịp tim yên tĩnh (lần/phút) sau năm 2 tập luyện (2018) giá trị trung bình bằng 54.56 giảm 2 (lần/phút), nhịp tăng trưởng trung bình W % = 3.61%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính =

12.00 > t05 = 2.036.

- Chỉ số công năng tim (HW) sau năm 2 tập luyện (2018) giá trị trung bình bằng

3.80 giảm 0.91 (HW), nhịp tăng trưởng trung bình W % = 17.03%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 15.15 > t05 = 2.036.

- Chỉ số Dung tích sống (lít) sau năm 2 tập luyện (2018) giá trị trung bình bằng


4.38 tăng 0.52, nhịp tăng trưởng trung bình W % = 12.69%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 6.11 > t05 = 2.036.

- Chỉ số VO2 Max (ml/kg/min) sau năm 2 tập luyện (2018) giá trị trung bình

bằng 71.88 tăng 1.45 (ml/kg/min), nhịp tăng trưởng trung bình W % = 2.04%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính =


7.58 > t05 = 2.036.

- Chỉ số Công suất yếm khí tổng hợp ACP (w/kg) sau năm 2 tập luyện (2018)


giá trị trung bình bằng 11.75 tăng 0.24 (w/kg), nhịp tăng trưởng trung bình W % =

2.08%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 7.56 > t05 = 2.036.

- Chỉ số Công suất yếm khí tối đa tương đối RPP (w/kg) sau năm 2 tập luyện

(2018) giá trị trung bình bằng 9.88 tăng 0.20 (w/kg), nhịp tăng trưởng trung bình W % = 1.77%, sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P<0.05, vì ttính = 6.50 > t05 = 2.036.

Nhịp tăng trưởng các chỉ số đánh giá chức năng của nam VĐV đội tuyển trẻ Chạy

cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa sau năm 2 tập luyện (2018) qua biểu đồ 3.11.

%

%

%

%

%

%

Biểu đồ 3.11. Nhịp tăng trưởng các chỉ số chức năng của nam VĐV đội tuyển trẻ Chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa

sau năm 2 tập luyện (2018) - (n=09)

Tóm lại: sau năm 2 tập luyện (2018) thành tích tất cả các chỉ tiêu đánh giá chức năng của nam VĐV đội tuyển Điền kinh trẻ chạy cự ly dài 15 – 17 tuổi tỉnh Khánh Hòa đều có sự tăng trưởng có ý nghĩa thống ở ngưỡng xác suất P<0.05, nhịp tăng

trưởng trung bình W % = 6.54%, trong đó chỉ tiêu VO2 Max (ml/kg/min) có nhịp tăng


trưởng trung bình thấp nhất W %

= 2.04% và chỉ tiêu Công năng tim có nhịp tăng


trưởng trung bình cao nhất W % = 17.03%.

* Về các chỉ số sinh hóa: Từ kết quả xét nghiệm và tính toán cho ra số liệu được trình bày tại bảng 3.22.

Số liệu tại bảng 3.22 cho thấy chỉ số sinh hóa máu sau năm 2 tập luyện (2018):


- Chỉ số WBC (10^9/L): Giá trị trung bình chỉ số WBC lúc yên tĩnh có X =

5.18 ± 0.02 (10^9/L). Chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số WBC lúc yên tĩnh ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) và chỉ số này đều nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi. Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số WBC tăng lên với X = 5.71 ±

0.05 (10^9/L). Chỉ số này tăng thấp thấp hơn thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) cho thấy sau năm 2 tập luyện (2018) VĐV có sự thích nghi với LVĐ bài tập ngày càng tốt hơn.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số WBC giảm trở lại với X = 5.19 ± 0.02 (10^9/L). Điều này cho thấy, sau năm 2018 chỉ số hồi phục WBC của VĐV sau nghỉ ngơi được cải thiện rất tốt.

- RBC (10^12/l): Giá trị trung bình chỉ số RBC lúc yên tĩnh có X = 4.78 ±

0.12 (10^12/L), chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số RBC lúc yên tĩnh ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) và chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số RBC giảm xuống, với X =

4.52 ± 0.17 (10^12/L). Chỉ số này giảm thấp hơn so với thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) chứng tỏ VĐV chịu đựng được LVĐ bài tập tốt hơn.

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số RBC tăng trở lại với X = 4.70 ± 0.15 (10^12/L). Điều này cho thấy, sau năm 2018 chỉ số RBC hồi phục của VĐV sau nghỉ ngơi được cải thiện rất tốt.

- Hb (g/dL): Giá trị trung bình chỉ số Hb lúc yên tĩnh với X = 14.90 ± 0.24 (g/dL), chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số Hb lúc yên tĩnh ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) và chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.


Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Hb giảm xuống với X = 14.39

± 0.10 (g/dL), chỉ số này giảm ít hơn chỉ số Hb sau vận động ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017).

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Hb tăng trở lại với X = 14.70 ± 0.13 (g/dL). Điều này cho thấy, sau năm 2018 chỉ số hồi phục Hb tốt hơn sau năm 1 tập luyện (2017).

- Urea/serum (mm/l): Giá trị trung bình chỉ số Urea/serum lúc yên tĩnh với X

= 2.99 ± 0.19 (mm/l), chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số Urea/serum lúc yên tĩnh ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) và chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi.

Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Urea/serum tăng cao với X =

6.94 ± 0.16 (mm/l). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tăng thấp chỉ số Urea/serum sau bài tập ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017).

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Urea/serum giảm xuống thấp hơn với X = 3.40 ± 0.25 (mm/l). Điều này cho thấy, sau năm 2018 VĐV đã thích nghi LVĐ tập luyện và khả năng hồi phục được nâng lên.

- Acid lactid (mmol/l): Giá trị trung bình chỉ số Acid lactid lúc yên tĩnh với X

= 2.33 ± 0.15 (mm/l), chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số Acid lactid lúc yên tĩnh ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017) và chỉ số này nằm trong mức giới hạn sinh lý của người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh cùng lứa tuổi. Sau bài tập test Cooper, giá trị trung bình chỉ số Acid lactid tăng cao với X =

12.53 ± 0.20 (mm/l). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tăng thấp hơn so với chỉ số Acid lactid sau vận động ở thời điểm sau năm 1 tập luyện (2017).

Qua nghỉ ngơi 1 đêm hồi phục (kiểm tra lúc sáng sớm hôm sau), giá trị trung bình chỉ số Acid lactid giảm xuống thấp hơn với X = 4.09 ± 0.73 (mm/l). Điều này cho thấy khả năng hồi phục được nâng lên.

- Testosterone (nmol/l): Giá trị trung bình chỉ số Testosterone lúc yên tĩnh với X

= 32.97 ± 0.49 (nmol/l), chỉ số này cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể so với chỉ số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022