Người ta thấy rằng việc tăng một yếu tố nào trong khi duy trì được độ lớn của yếu tố kia, hoặc đồng thời tăng được cả hai là một công việc rất phức tạp. Thực tế cho thấy con đường để giải quyết nhiệm vụ trên là tăng đến mức tối đa vai trò các thành phần của tốc độ trong mối quan hệ giữa chúng.
1.4.3.4. Đặc trưng của thi đấu cầu lông đỉnh cao và xu hướng của thi đấu cầu lông hiện đại.
Cầu lông là môn thể thao không chu kỳ hoạt động theo tình huống. Động tác trong môn cầu lông luôn thay đổi về cấu trúc cũng như cường độ, tùy theo hoạt động của đồng đội hoặc đối thủ. Trong tập luyện và thi đấu, cầu lông thường có những hoạt động về tốc độ, sức mạnh và sức mạnh tốc độ được thể hiện qua các động tác đập cầu, chặt cầu. Sự căng cơ tĩnh trong các hoạt động ở môn cầu lông ít gặp hoặc chỉ xảy ra trong thời gian rất ngắn. Những biến đổi về trạng thái chức năng sinh lý trong tập luyện và thi đấu cầu lông tuỳ thuộc vào cường độ và thời gian vận động.
Tính chất của môn cầu lông là vợt tiếp xúc cầu với thời gian ngắn nhất nhưng cơ thể lại hoạt động trong thời gian dài với tốc độ hoạt động nhanh, biến hóa và có sức mạnh tốc. Đồng thời, VĐV phải biết nhiều kỹ thuật động tác khác nhau để tiếp xúc vợt với cầu, điều khiển khống chế được cầu chính xác.
Trước năm 2006 áp dụng “Luật hai cầu” hay còn gọi là “Luật gián tiếp”, tương đối phức tạp và các trận đấu diễn ra trong thời gian rất lâu vì vậy nền tảng thể lực sức bền là chủ yếu và kỹ thuật chỉ mang tính chất ổn định (vận động viên sẽ ghi điểm nếu trong lượt giao của mình cầu chạm đất bên phần sân đối phương hoặc đối phương đánh cầu không qua lưới, hoặc đối phương đánh cầu ra ngoài sân; Nếu trong lượt giao của mình mà vận động
viên đánh lỗi thì sẽ không được tính điểm, mà quyền giao cầu sẽ thuộc về đối phương).
Từ sau năm 2006, do sự rắc rối và phức tạp trong cách tính điểm trong thi đấu, cũng như có thể dẫn đến tình trạng trận đấu kéo dài quá lâu, một bộ luật mới được đưa ra tham khảo, và được IBF chính thức công nhận vào năm 2006 và đưa vào sử dụng đến bây giờ đó là “Luật 21 điểm” hay còn gọi là “Luật tính điểm trực tiếp” (Bên nào thắng trong lượt đánh sẽ ghi 1 điểm và không nhất thiết phải thắng trong lượt giao của mình mới tính điểm như luật cũ, Bên nào ghi 21 điểm trước sẽ thắng set đó, nếu điểm số là 20 – 20, bên nào ghi 2 điểm liên tiếp sẽ thắng set, nếu điểm số là 29 – 29, bên nào ghi điểm 30 sẽ thắng set).
Do thay đổi luật nên các yếu tố như kỹ - chiến thuật, thể lực, tâm lý, hình thái của môn cầu lông cũng dần được thay đổi.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 3
- Quan Điểm Về Trình Độ Tập Luyện Và Các Chỉ Tiêu Đánh Giá
- Yếu Tố Về Thể Lực Và Cơ Sở Phát Triển [2], [4], [5], [15], [22]
- Yếu Tố Kỹ Thuật [12], [21], [43] .
- Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài
- Phương Pháp Tổng Hợp Và Phân Tích Tài Liệu [33]
Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.
Về chiến thuật: nữ vận động viên thời trước sẽ có các đường cầu đơn điệu, mang tính ổn định, ít bức phá, chủ yếu đánh “đều” cầu. Còn hiện nay đòi hỏi phải đẩy nhanh nhịp độ, các đường cầu có sự biến tốc nhanh chóng, chủ động tấn công, phòng thủ bao quát luôn luôn tìm sơ hở của đối thủ làm cơ hội giành điểm cho mình. Dần hình thành tư duy chiến thuật phức tạp hơn, khai thác điểm yếu của đối thủ dù chỉ một yếu tố nhỏ, so với luật cũ là chỉ tiêu hao thể lực đối phương.
Về kỹ thuật: có sự khác biệt rất lớn ở cầu lông hiện đại, nữ vận động viên không còn sử dụng kỹ thuật đơn lẻ phối hợp với nhau, thay vào đó được nâng cao thành kỹ xảo động tác, tốc độ nhanh hơn – mạnh hơn, biên độ co cơ và tần số động tác đẩy lên cao.
Về tâm lý thi đấu: nữ vận động viên cầu lông hiện đại phải có ý chí vững vàng, tâm lý thi đấu ổn định thì mới giành lại điểm số khi bị dẫn điểm vì luật trực tiếp không có cơ hội gỡ hòa như luật gián tiếp trước đó.
Về thể lực: khác với thời kỳ trước nền tảng thể lực sức bền là chủ yếu, nữ vận động viên cầu lông hiện đại ngày nay phải phát triển sức mạnh tốc độ mới có được chiến thắng do nhịp độ trận đấu nhanh, không nắm bắt cơ hội tấn công ghi điểm sẽ bị áp lực ngược lại và rơi vào thế bị động, khó xoay chuyển tình thế.
Cầu lông bao gồm nhiều kỹ thuật. Trong tập luyện và thi đấu VĐV phải thường xuyên thay đổi hướng và bước chân, các cú đánh có thể lặp đi lặp lại và có lúc đột ngột mãnh liệt hay nhẹ nhàng, đòi hỏi VĐV phải quyết đoán trong xử lý các tình huống. Như vậy, cầu lông hiện đại có những đặc điểm sau:
Đặc trưng quan trọng của thi đấu cầu lông hiện đại là tính đối kháng cao, tình huống thay đổi liên tục và bất ngờ:
Sự đối kháng có thể có va chạm trực tiếp về thể chất hoặc gián tiếp thông qua một vật trung gian là quả cầu, nhưng đều có điểm chung là các đấu thủ phải chiến thắng đối phương tại thời điểm đó bằng các hành động tấn công hoặc phòng thủ, vô hiệu hóa hành động tấn công của đối phương. Do vậy, tình huống luôn thay đổi. VĐV thi đấu không phải chỉ bằng năng lực thể chất mà bằng cả năng lực trí tuệ và các phẩm chất tâm lý. Để có những hành động phù hợp, hiệu quả với mỗi tình huống VĐV luôn phải động viên các chức năng tâm lý, nhanh chóng thu thập một cách chính xác các thông tin liên quan đến tình huống để phân tích, đánh giá như: vị trí đứng cũng như sự di chuyển của đồng đội và đối phương, tính năng của trái cầu (tốc độ, hướng bay, chiều xoáy…), dự đoán ý đồ của đối phương và trong một thời gian rất ngắn, phải đưa ra được kế hoạch hành động [92].
Trong thi đấu cầu lông hiện đại, các tình huống thi đấu diễn ra ngày càng nhanh, tốc độ bay của quả cầu trong cú đập cầu khoảng 30m/s (trên 100km/giờ). Trong khi ta biết rằng, thời gian của phản ứng vận động đơn giản
đối với thị giác ở người trung bình 0.18 s, đối với thính giác là 0.14s. Trong thời gian hạn hẹp như vậy, mà phải chú ý và giải quyết hàng loạt vấn đề đòi hỏi có khả năng tập trung, phân phối và di chuyển chú ý tốt, phải có tư duy nhanh và sắc bén (xử lý thông tin, nhận định, đánh giá và ra quyết định) và hành động quyết đoán.
Không những thế, trong nhiều trường hợp, khi đã có quyết định hành động nhưng tình thế lại thay đổi, đối phương đã phát hiện và có biện pháp chống trả hiệu quả, thì VĐV phải có khả năng thay đổi kế hoạch hành động.
Nhiều công trình nghiên cứu cũng chứng minh rằng, năng lực trí tuệ của VĐV là một trong những nhân tố đảm bảo cho VĐV các môn bóng nói chung và đặc biệt là VĐV môn cầu lông thi đấu thành công [19], [100].
Đặc trưng cơ bản của thi đấu cầu lông hiện đại là sự đa dạng về kỹ - chiến thuật:
Bản thân môn cầu lông đã có số lượng các kỹ thuật cơ bản rất phong phú, đa dạng. Sự phong phú này được nhân gấp bội trong thi đấu. Các tình huống rất đa dạng và quyết liệt, các điều kiện khách quan để thực hiện kỹ thuật cũng biến đổi phức tạp hơn như: Tính năng xoáy của cầu (tốc độ, hướng bay, độ xoáy, chiều xoáy), ý đồ, sự chống trả của đối phương, vị trí của bản thân và đồng đội… dẫn đến sự biến thể của kỹ thuật. Để phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh của tình huống, VĐV không thể áp dụng máy móc những yếu lĩnh kỹ thuật cơ bản đã được tập luyện, mà còn phải sáng tạo những thao tác kỹ thuật mới, mà thực chất là những biến thể của kỹ thuật cơ bản. Bản chất của những biến thể có tính sáng tạo này là sự thích nghi của hệ thống chức năng cơ học, sự biến đổi trong không gian và theo thời gian của các định hình động lực.
Do vậy, VĐV cầu lông cần phải chú ý đến sự phát triển của các chức năng tâm lý cần thiết để nhanh chóng hình thành và hoàn thiện các kỹ năng kỹ
xảo đa dạng phong phú, cũng như xử lý các tình huống, để tái tạo hoặc sáng tạo những hành động vận động phù hợp [19], [61].
Các kỹ thuật trong môn cầu lông thường là sự phối hợp vận động đòi hỏi sự chính xác cao và cảm giác dùng sức rất tinh tế, nhằm điều khiển chính xác trái cầu. Đường bay của quả cầu được tạo ra mang theo những tính năng rất đa dạng như tính năng xoáy (sức xoáy, chiều xoáy), tốc độ (có thể rất nhanh, mạnh trong những cú đập, đánh dứt điểm hoặc có thể rất chậm, nhẹ trong những pha bỏ nhỏ).
Điều này, liên quan đến tính linh hoạt của các quá trình thần kinh và hoạt tính của các quá trình nhận thức: Cảm giác, thị giác và đặc biệt là các chức năng tâm vận động (cảm giác vận động) như: Phối hợp vận động; cảm giác dùng lực; tốc độ phản ứng; cảm giác không gian; thời gian; tính nhịp điệu [19], [60].
Đặc trưng về Sự căng thẳng về cảm xúc và ý chí:
Trong quá trình thi đấu, các VĐV phải khắc phục nhiều khó khăn trở ngại với những căng thẳng nhiều khi đến tối đa về thể lực và tâm lý. Trong thi đấu môn cầu lông là sự tranh đấu quyết liệt về sức mạnh thể chất và tinh thần. Để chiến thắng đối phương, VĐV phải nỗ lực vượt lên trên đối phương, một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến thất bại của bản thân và đồng đội, làm tiêu tan mọi cố gắng của những ngày chuẩn bị. Đó là áp lực luôn đè nặng lên tâm lý của VĐV. Mặt khác, trong quá trình thi đấu, sự thất bại tạm thời có thể gây những cảm xúc xấu như: Lo sợ, giảm thậm chí mất lòng tin… tại những thời điểm quyết định, gay cấn (gần kết thúc ván đấu, trận đấu đang bị dẫn hoặc có tỉ số hòa…) áp lực tâm lý vốn đã căng lại càng căng thêm. Áp lực từ phía khán giả và trọng tài cũng là một yếu tố làm căng thêm tâm lý của VĐV. Số lượng lớn khán giả theo dõi chặt chẽ trận đấu, phản ứng cuồng nhiệt (khen, chê) đối với thành công hay thất bại của họ tác động rất mạnh đến tâm lý của
VĐV. Đồng thời, việc xử lý thiếu chính xác, thiếu vô tư của trọng tài là một trong những yếu tố gây ra stress ở VĐV. Như đã biết, sự căng thẳng cảm xúc có thể làm phá vỡ các mối liên kết giữa các chức năng tâm lý gây rối loạn phối hợp hoạt động, thậm chí làm tê liệt hoạt động tâm lý cũng như hoạt động vận động, dẫn đến kết quả thi đấu giảm sút.
Trong những hoàn cảnh đó, rất cần ở những VĐV khả năng kiểm soát được trạng thái tâm lý, ổn định được cảm xúc, phải có ý chí mạnh mẽ để kiên trì theo đuổi mục đích, duy trì lòng tự tin, tinh thần chiến đấu ngoan cường. Điều đó, rất cần ở VĐV một hệ thần kinh mạnh mẽ và thăng bằng. Hệ thần kinh mạnh cho phép VĐV chịu đựng được sự căng thẳng cảm xúc cao độ. Tính thăng bằng giúp VĐV duy trì được hưng phấn tối ưu [19], [49], [61].
Đó là sự gắng sức về thể chất:
Hoạt động thi đấu cầu lông được tính theo “sec” đấu, với thời gian không cố định. Trung bình một “sec” đấu kéo dài khoảng 20 phút. Thời gian thi đấu của từng “sec” và từng trận phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và sự “ngang sức ngang tài” của đối thủ trên sân. Một trận đấu của hai đấu thủ có trình độ cao tương đương nhau, nếu phải đánh cả 3 “sec”, có thể kéo dài đến 90 phút hoặc hơn. Cùng với thời gian thi đấu kéo dài, là cường độ hoạt động cao và liên tục theo đặc điểm và tình huống của mỗi trận đấu. Điều này, đòi hỏi VĐV cầu lông phải có trình độ thể lực cao, trong đó sức mạnh tốc độ, sức bền chuyên môn cần được hết sức chú ý để có thể duy trì thi đấu lâu dài qua mỗi trận đấu và trong thời gian cả giải đấu diễn ra.
Tóm lại, tính đặc trưng của thi đấu cầu lông hiện đại được tóm tắt bằng năm chữ sau: “Nhanh - mạnh - chuẩn - hoạt - ổn định” [19], [60], [61].
1.4.4. Yếu tố về kỹ - chiến thuật [13], [14], [22], [27]:
1.4.4.1. Yếu tố chiến thuật
Chiến thuật là những biện pháp hoạt động có chủ đích, có tính đến những điều kiện cụ thể trong thi đấu của từng trận đấu để giành thắng lợi. Trong thi đấu cầu lông, các yếu tố quyết định tới sự thắng lợi của từng trận đấu bao gồm:
Tư tưởng chỉ đạo. Trình độ kỹ thuật. Chiến thuật thi đấu . Thể lực .
Trạng thái tâm lý thi đấu.
Về chiến thuật cầu lông là nắm vững nghệ thuật tiến hành thi đấu trên cơ sở hữu khả năng vận động và phân tích nhanh, chính xác tình huống của trận đấu để hình thành và lựa chọn phương pháp giải quyết tối ưu các nhiệm vụ vận động trong những tính huống phức tạp của trận đấu đó.
Chiến thuật trong thi đấu đơn:
+ Chiến thuật giao cầu:
Phát cầu ngắn tấn công nhanh trên lưới: Ở chiến thuật này vận động viên cần sử dụng kỹ thuật giao cầu thấp gần. Khi họ đánh trả bằng các đường cầu bỏ nhỏ ở gần lưới thì di chuyển bật nhảy lên lưới tấn công nhanh (trong trường hợp cầu cao so với lưới). Hoặc có thể đánh trả các đường cầu hất sâu tới cuối sân rồi chờ cơ hội dứt điểm.
Phát cầu ngắn tấn công cuối sân: Trong chiến thuật này phương châm vẫn là giao cầu thấp gần để đối phương hất trả cầu cao sâu về cuối sân. Khi đó vận động viên sẽ sử dụng kỹ thuật lùi bật nhảy đập cầu ở hai góc cuối sân theo đường thẳng hoặc đường chéo để giành điểm hoặc uy hiếp đối phương chờ cơ hội dứt điểm. Trong chiến thuật này có thể sử dụng kỹ thuật lùi bật nhảy với động tác giả để treo chém cầu vào hai góc gần lưới tạo bất ngờ cho đối phương để dứt điểm ở quả sau.
Phát cầu cao sâu tấn công trên lưới: Khi quan sát thấy đối phương tập trung chú ý vào các quả cầu giao ngắn, vận động viên nên thực hiện giao cầu cao sâu. Trường hợp đối thủ đánh trả bằng các đường treo cầu sang sân, VĐV phải lập tức di chuyển lên lưới phản công bằng các kỹ thuật đánh gần lưới như tạt cầu, bỏ nhỏ. Trường hợp nếu đối phương còn kịp sử dụng kỹ thuật đập cầu thì có thể phản công bằng các quả tạt cầu chéo sân từ hai bên đường biên của sân mình.
Phát cầu cao sâu tấn công cuối sân: Trong trường hợp khi đối phương lùi xuống cuối sân đỡ giao cầu không phải bằng các đường cầu ngắn mà bằng các quả đánh cầu cao sâu thì vận động viên thực hiện các bước lùi bật nhảy về cuối sân để thực hiện các đường cầu tấn công bằng quả đập hoặc treo cầu. Tùy theo phương hướng vị trí di chuyển về của đối phương mà có thể áp dụng linh hoạt đập thẳng hay đập chéo, treo thẳng hay treo chéo mà tạo cơ hội giành điểm.
Phát cầu lao nhanh tấn công: Sử dụng chiến thuật này yêu cầu vận động viên phải giao cầu lao với tốc độ nhanh. Nếu đối phương đỡ cầu bị động có thể sẽ tạo ra cơ hội dứt điểm cho bản thân mình, nếu họ đánh trả ngắn hoặc dài vẫn có thể tấn công trả lại như các chiến thuật trên.
Chiến thuật phát cầu phòng thủ gần lưới: Áp dụng chiến thuật này, sau khi giao cầu ngắn nếu đối phương trả giao bằng các quả bỏ nhỏ hoặc sau khi giao cầu cao sâu, đối phương đánh trả lại bằng các quả trao cầu, đối phương đánh trả lại bằng cách treo cầu gần lưới thì vận động viên phải lập tức di chuyển lên lưới đánh trả cầu bằng các biện pháp sau:
Đánh trả quả trực tiếp theo cũng bằng bỏ nhỏ lại đối phương để buộc họ phải hất cầu cao cho mình mà chờ cơ hội tấn công.
Đánh trả bằng các quả phòng thủ hất cầu sâu về hai góc cuối sân đối phương, buộc họ phải lùi về cuối sân đánh cầu tạo cơ hội phản công cho