Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan Đến Đề Tài


trạng thái thi đấu tốt, cảm xúc xấu làm xuất hiện trạng thái bất lợi làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Vì vậy huấn luyện tâm lý cho vận động viên trẻ là một nhiệm vụ rất cần thiết trong quá trình đào tạo vận động viên; là một khâu không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, huấn luyện thể thao môn cầu lông và được rèn luyện thường xuyên trong cuộc sống ở mọi lúc mọi nơi.

Cảm xúc tâm lý thể thao môn cầu lông là hình thức đặc biệt của sự phản ánh quá trình thực hiện tác động giữa vận động viên với môi trường thể thao như: điều kiện tập luyện, quá trình tập luyện. Điều kiện và quá trình thi đấu như: quy mô, điều kiện tổ chức giải, các tình huống thi đấu.

Các em có được phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ trong lao động, biết yêu lao động, có tính cần cù dũng cảm, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng ý chí cao, biết khắc phục những khó khăn để đạt được mục đích mình đã định. Đây chính là đặc điểm thuận lợi cho ta rèn luyện các tố chất thể lực.

Tùy theo các môn thể thao khác nhau về tính chất và hình thức hoạt động mà có những yêu cầu khác nhau về tâm lý. Khi một người có những phẩm chất bẩm sinh di truyền phù hợp với những đòi hỏi của môn thể thao nào thì đó là điều kiện thuận lợi để người đó tập luyện và đạt thành tích cao. Ngược lại, nếu cá nhân không có những phẩm chất và chức năng tâm lý phù hợp với môn thể thao thì việc tập luyện của VĐV sẽ rất khó khăn.

Trong quá trình phát triển năng khiếu và tài năng thể thao không chỉ được hình thành từ những yếu tố sinh học (cấu tạo giải phẫu, sinh lý…) mà còn từ những phẩm chất tâm lý của từng cá nhân, là những yếu tố mà nhờ chúng hoạt động được điều chỉnh và có chất lượng. Những yếu tố tâm lý được đánh giá cao trong thể thao là khả năng phản xạ, các phẩm chất, chú ý và ý chí, khả năng xử lý thông tin và trí thông minh. Tuy nhiên, ở những mức độ tuy không giống nhau, để tập luyện và thi đấu tốt các VĐV ở tất cả các môn thể thao đều có một số đặc điểm tâm lý sau đây:


1. Có khí chất thuộc các loại linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh. Điều này liên quan đến tính tình, sức mạnh và thăng bằng của hệ thần kinh.

2. Có sự phát triển cần thiết của các năng lực trí tuệ như: khả năng thu nhận thông tin (cảm giác, tri giác), tư duy thao tác, trí nhớ (thị giác, vận động), các phẩm chất chú ý (bao gồm cả tập trung, phân phối và di truyền).

3. Có sự phát triển tốt của các chức năng tâm vận động như: các loại phản ứng (đơn giản, lựa chọn, di động), khả năng phối hợp vận động, cảm giác dùng lực, tri giác không gian, thời gian, tính nhịp điệu…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

4. Có khả năng nỗ lực ý chí cao, có các đức tính kiên trì, quyết đoán, dũng cảm, có hoài bão, có tính mục đích cao.

* Các trạng thái tâm lý

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 8

Trạng thái sẵn sàng thi đấu:

Trạng thái sẵn sàng thi đấu của vận động viên cầu lông biểu hiện ở sự chuẩn bị tốt nhất về kỹ - chiến thuật, thể lực. Họ sẵn sàng thi đấu. Họ thường vững vàng tin tưởng vào bản thân họ sẽ thi đấu thắng lợi, các biểu hiện của trạng thái này là:

+ Vận động viên tin tưởng vào khả năng sẽ thi đấu thắng lợi.

+ Khả năng huy động năng lực dự trữ tối đa để giành thắng lợi.

+ Hưng phấn cảm xúc ở mức tối ưu và đúng thời điểm thi đấu.

+ Độ ổn định cảm xúc cao.

+ Biểu hiện năng lực điều khiển có ý thức rất cao của bản thân vận động

viên.

Trạng thái sẵn sàng là một trạng thái rất tốt, cần tổ chức tốt công tác huấn

luyện để có cơ sở thực tế củng cố trạng thái này.


Trạng thái "sốt vận động":


"Sốt vận động" là một hình thức của trạng thái khởi thi, trong đó phản ánh mức độ cảm xúc tâm lý của hệ thần kinh, kèm theo sự nóng giận. Trạng thái này biểu hiện ở sự hồi hộp, lo âu, tâm lý không ổn định, hay quên điểm số, không tập trung, phân tán, lúc hy vọng, khi thất vọng, trạng thái tâm lý diễn biến rất phức tạp.

Nguyên nhân của trạng thái “sốt vận động” trong cầu lông: do tính chất cuộc thi đấu rất quan trọng, có ý nghĩa đối với vận động viên; do quá non trẻ, vận động viên chưa đủ độ chín chắn đã cho thi đấu ở các cuộc thi đấu quan trọng. Nguyên nhân này dễ dẫn đến tác hại làm thui chột một tài năng do quá nóng vội của huấn luyện viên.

Nguyên nhân thứ hai có thể do gặp đối thủ quá mạnh, vận động viên lại thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh thi đấu, hoặc do cách cư xử vô tình thiếu tính sư phạm, tế nhị của huấn luyện viên.

Các biện pháp khắc phục trạng thái “sốt vận động” trong cầu lông:

+ Huấn luyện viên cần tìm cách áp dụng các biện pháp tâm lý thích hợp, chuyển suy nghĩ của vận động viên sang một hướng khác, không nên để vận động viên suy nghĩ quá nhiều về trận đấu. Tổ chức vui chơi giải trí.

+ Trước khi vào thi đấu nên xoa bóp nhẹ, chậm như xoa sát, xoa vuốt để chống sự run rẩy tiêu hao quá nhiều năng lượng.

+ Tổ chức các buổi tọa đàm có tính sư phạm, phân tích hạ thấp vai trò đối thủ, khi đánh giá đối phương tránh điểm mạnh và khoét sâu vào các điểm yếu của đối phương.

+ Không cấm vận động viên phạm lỗi, khuyến khích thi đấu tích cực.

Trạng thái thờ ơ:

Trạng thái này biểu hiện ở sự bàng quan trong hoạt tính tâm lý thần kinh của vận động viên.


Biểu hiện cụ thể của trạng thái này là thờ ơ, lãnh đạm, thả lỏng, xuống sức mau mệt mỏi, cường độ chú ý giảm, quá trình phán đoán, phân tích đưa ra quyết định chậm, dễ phạm lỗi khi nhận định phán đoán dẫn đến lỗi kỹ thuật.

Các biện pháp khắc phục trạng thái thờ ơ trước khi đấu:

+ Giải thích vận động viên kích thích điểm mạnh của vận động viên, có yêu cầu về thành tích.

+ Khởi động kỹ, xoa bóp mạnh, cho xem thi đấu sớm.

+ Cho làm quen dần với điều kiện thi đấu như thi đấu kiểm tra, thi đấu tập với nhiều đối tượng.

+ Tham gia các trận đấu thi đấu quan trọng.

+ Điều hoà tâm lý theo phương pháp tập tự sinh. Huấn luyện viên tâm lý cần huấn luyện cho vận động viên một số bài tập cơ bản để tự khắc phục trạng thái tâm lý này.

Trạng thái tâm lý tự yên tâm:

Đây cũng là một trạng thái tâm lý thường xuất hiện trước vận động tập luyện thi đấu cầu lông. Biểu hiện của trạng thái này là đánh giá thấp mức độ phức tạp khó khăn của cuộc thi đấu sắp tới, trận đấu sắp tới. Đánh giá quá cao về năng lực mình, đội mình. Vận động viên thường quá tự tin, mãn nguyện vào thắng lợi một cách dễ dàng, trạng thái này có ảnh hưởng đến năng lực thi đấu, đến sự huy động sức lực, trí tuệ vào thi đấu do đó làm giảm hiệu quả hoạt động. 1.5.Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.5.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình và đánh giá TĐTL VĐV cầu lông của các tác giả ở ngoài nước

Theo Cabello và cộng sự (1997): “Thi đấu cầu lông có thể được đặc trưng bởi các động tác đơn lẻ ở cường độ cao gây ra bởi một chuỗi hoạt động có thời lượng ngắn nhưng tốc độ cao được lặp đi lặp lại (Cabello et al, 1997) và cũng tương tự như các môn thể thao dùng vợt khác như squash hay tennis (Galiano et


al., 1996; Sanchis et al., 1998). Cấu trúc thời gian của các môn thể thao này được quyết định bởi chuỗi liên tiếp các quãng thi đấu và nghỉ và dẫn đến số lượng đường cầu qua lại và hoạt động thi đấu cao; và các yếu tố này có thể chỉ ra mức độ yêu cầu sinh lý trong thi đấu. [63]

Cấu trúc thời gian trong thi đấu đối kháng cầu lông được xác định bởi tổng thời gian của ván đấu và đặc biệt là tổng thời gian vận động và tỷ lệ quãng nghỉ. Các nghiên cứu khác cũng có xét đến sự biến thiên thời gian vận động và gom các biến thời gian này thành các quãng có độ dài khác nhau, được dùng để xác định loại hệ thống năng lượng mà vận động viên đã sử dụng. Về tỷ lệ quãng nghỉ, nghiên cứu của Carson et al. (1985) ghi nhận giá trị 0.8 cho nữ VĐV, còn nghiên cứu của Hughes (1995) thì ghi nhận thời gian vận động trung bình là 5s và có 5-10s nghỉ hồi phục và vì vậy tỷ lệ quãng nghĩ dao động trong khoảng 1 đến 0.5.

Yêu cầu sinh lý của cầu lông (Stainsby 1986; Wasserman 1986) có thể được định lượng bởi nhịp tim, nồng độ acid lactic trong máu trong và ngay sau khi thi đấu (Bangsbo 1996, Tabata et al, 1997) mặc dù vẫn còn tương đối ít dữ liệu về các biến này trong môi trường thi đấu thực tế. Nghiên cứu của Carlson et al (1985) đã ghi nhận nhịp tim cực đại 186 nhịp/phút ở thành viên đội tuyển cầu lông quốc gia Úc nhưng không có khác biệt đáng kể mang ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ. Phân tích nồng độ lactate trong thi đấu cầu lông được ghi nhận ở khá ít các nghiên cứu, chủ yếu là do khó thực hiện. [58, 98, 104, 64, 107, 75]

Theo D Cabello Manrique, J J González-Badillo (2003): “Một đặc tính khác của cầu lông là những động tác đơn lẻ với cường độ trung bình và cao, có liên quan đến những động tác trong thời gian ngắn được lặp đi lặp lại với cường độ cao, như ở các môn thể thao khác có đặc tính tương tự (squash, tennis, bóng chuyền). Những đặc tính này của một trận đấu cầu lông mang tính bộc phát cao với tốc độ và kỹ thuật cao trong phạm vi 80m2 của sân thi đấu, giúp minh hoạ


cường độ điều lực trong mỗi trận đấu. Nói về phân tích dữ liệu, một vài tác giả đã ghi nhận thời gian thực hiện một pha cầu trung bình (quãng hành động) là 5 giây, quãng nghỉ hồi phục 5-10 giây. Tuy nhiên, theo Cabello et al trong nghiên cứu 3 vận động viên đỉnh cao quốc gia, quãng hành động gần với 8 giây còn quãng nghỉ là gấp đôi (16 giây). Kết quả nghiên cứu này không khớp với dữ liệu thu nhận với mẫu lớn hơn (n = 8), gồm 8 vận động viên trẻ quốc gia trình độ thi đấu từ trung bình đến đỉnh cao. Với mẫu này, quãng hành động trung bình là 3.6 giây và quãng nghỉ là 9.8 giây. Sự không khớp này chỉ ra sự biến thiên trong hành động – quãng nghỉ”. [61]

Kapman.V.L đã nghiên cứu về chức năng để đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao. Bằng kết quả nghiên cứu, tác giả đã chứng minh rằng: “Khi TĐTL tăng lên thì dung lượng máu chung cũng tăng. Hàm lượng hemoglobin cũng như hồng cầu trong máu đều tăng làm cho nồng độ oxy trong máu cũng tăng lên. Chỉ số dung tích sống và thông khí phổi tối đa cũng tăng lên cùng với TĐTL”.[2]

Từ góc độ tâm lý học, công trình nghiên cứu của Daniel Krischenbaum

về phương pháp đánh giá trình độ tâm lý của các môn thể thao khác nhau, đã giới thiệu một số test đặc trưng cơ bản về tâm lý như: Loại hình thần kinh, khả năng xử lý thông tin phối hợp vận động, khả năng phản xạ, các phẩm chất chú ý tính linh hoạt thần kinh. [11]

Theo Philin.V.P (1976) thì: “trẻ em và thanh thiếu niên có tiềm năng phát triển tố chất thể lực rất lớn trong các thời kỳ tập luyện và cần đặc biệt ưu tiên giáo dục tố chất thể lực cho từng lứa tuổi. Việc kiểm tra và đánh giá TĐTL ở các giai đoạn đều là rất cần thiết, vì nó giúp cho HLV các trường TDTT đánh giá một cách khách quan, đúng đắn hướng huấn luyện đã lựa chọn và tình hình thực hiện. Thường xuyên theo dõi trạng thái biến đổi trong tập luyện của VĐV để có biện pháp kịp thời điều chỉnh”. [28]


Theo Patria Hume, MohalijahMohd Ali, Abdul Rashid Aziz, Mohd Rizal Md Razali (2009): “Những đặc điểm thể chất giúp phân biệt giữa hai nhóm vận động viên cầu lông ưu tú: thi đấu đơn và thi đấu đôi được xác định bằng cách phân tích dữ liệu nhân trắc học tại Giải vô địch cầu lông thế giới Proton-BWF 2007 ở Malaysia. Tổng số 109 vận động viên (18 đơn nam, 20 đơn nữ, 35 đôi nam, 36 đôi nữ) được đo bởi 14 chuyên viên nhân trắc học được ISAK công nhận thực hiện 40 phép đo nhân trắc theo quy trình ISAK: khối lượng cơ thể, vóc người kéo dài, chiều cao khi ngồi, sải tay, 8 điểm độ dày nếp gấp da, 8 chiều dài, 13 đoạn chu vi và 7 chiều rộng. Tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất để so sánh các nội dung thi đấu: đơn so với đôi theo giới tính vận động viên theo nội dung thi đấu. Vận động viên cầu lông đơn nam và nữ cao hơn và khối lượng cơ thể nhỏ hơn với từng đoạn dài hơn so với vận động viên cầu lông thi đấu nội dung đôi. Tổng số 8 điểm độ dày nếp gấp da của vận động viên thi đấu nội dung đơn nhỏ hơn so với vận động viên thi đấu nội dung đôi cho cả nam và nữ. Chỉ có điểm tỷ lệ độ gầy (khối lượng cơ thể / tổng của 8 điểm độ dày nếp gấp da) cho thấy có sự khác biệt theo giới tính, nội dung thi đấu và giới tính theo nội dung thi đấu. Vận động viên cầu lông đơn nam và nữ có tỷ số độ nghiêng cao hơn (trên 1,0) so với các vận động viên thi đấu nội dung đôi. Do đó, tỉ số độ nghiêng có thể là một biến số khả thi giúp xác định xem một vận động viên nên thi đấu đôi hay đơn, với tỷ số độ nghiêng càng cao (tức là càng gầy) càng tốt.” [92]

Một trong những đối tượng cần được tìm hiểu và phân tích, việc sử dụng hệ thống các bài test là những HLV lâu năm, HLV đội tuyển quốc gia, các chuyên gia về cầu lông và các nhà khoa học có tên tuổi trong và ngoài nước.

Bành Mỹ Lệ – Hậu Chính Khánh (1997), các tác giả người Trung Quốc này đã đưa ra các nội dung: Di chuyển tiến lùi theo đường thẳng 5 lần (20% tổng điểm), di chuyển ngang phải trái 5 lần sân đơn (20% tổng điểm), nhảy dây


đôi 1 phút (số lần) (10% tổng điểm), di chuyển đánh cầu cao sâu cuối sân (20% tổng điểm), di chuyển đánh cầu chéo góc sát dưới vào ô (20% tổng điểm), kiểm tra năng lực thi đấu thực tế (10% tổng điểm). [22]

Theo Bo.Omosegoard, ( tài liệu huấn luyện cầu lông của Liên đoàn cầu lông Thành phố Hồ Chí Minh), khi huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV trẻ đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Bật cao với tại chỗ (cm), bật nhảy một chân 10 bước (m), bật nhảy đập cầu mạnh 40 quả (s), luân phiên giậm nhảy vụt cầu bên phải và bên trái bắt chéo qua đầu mạnh 10 lần/bên (s), di chuyển luân phiên đập cầu phải, đỡ bỏ nhỏ, vụt trái 1 phút (lần), di chuyển ngang sát sân đơn 10 lần tính thời gian (s), ném quả cầu xa (m), dùng vợt sắt (1kg) mô phỏng động tác đập cầu (lần/phút).[25]

Theo D.P Gunalan, Tổng thư ký Liên đoàn cầu lông Châu Á, khi đánh giá thể lực chuyên môn đã sử dụng các chỉ tiêu sau: Nhảy dây đơn /phút (lần), nhảy dây đôi /phút (lần), ném cầu xa (m), di chuyển ngang sân đơn /phút (lần), di chuyển tiến lùi /phút (lần), di chuyển 4 góc sân 10 lần (s). [13]

Kikkilsenvà Boo Mose đã sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá trình độ thể lực của VĐV cầu lông 12 – 13 tuổi: Chạy 20m XPC (s), chạy 30m XPC (s), chạy 60m XPC (s), bật xa tại chỗ (m), bật đổi chân 15 bước (m), di chuyển ngang sân đơn mô phỏng động tác đánh cầu thấp tay 1 phút (lần), ném bóng đặc 1 kg (m), nhảy dây 1 phút (lần). [19]

1.5.2. Các công trình nghiên cứu về mô hình và đánh giá TĐTL VĐV cầu lông của các tác giả Việt Nam

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề mô hình VĐV và đánh giá TĐTL của VĐV cầu lông đã được nhiều tác giả quan tâm trong những năm gần đây.

Lê Nguyệt Nga (2006), trong tài liệu: Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao và Bộ môn cầu lông – quần vợt thuộc Ủy ban TDTT Việt Nam [24], đã đưa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022