Quan Điểm Về Trình Độ Tập Luyện Và Các Chỉ Tiêu Đánh Giá


VĐV trong các giai đoạn huấn luyện.

1.1.2. Quan điểm về trình độ tập luyện và các chỉ tiêu đánh giá

Việc đánh giá trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV một cách có khoa học trong từng môn theo các cấp, giới tính trong quá trình đào tạo nhiều năm là một việc rất quan trọng cho phép huấn luyện viên (HLV) có những thông tin phản hồi khách quan để làm cơ sở đánh giá hiệu quả, xác định phương hướng, nội dung tập luyện tiếp theo. Với các VĐV trẻ, việc đánh giá TĐTL nhằm mục đích xác định năng lực tiềm ẩn, là cơ sở để đưa ra các dự báo về thành tích trong tương lai.

Nếu xem xét những luận điểm cơ bản về lý thuyết phát triển trên cơ sở lý thuyết thích nghi, chúng ta nhận thấy rằng sự phát triển TĐTL thực chất là chu kỳ của những phản ứng thích nghi. Như vậy quá trình thích nghi là một trong những mặt quan trọng của quá trình phát triển TĐTL.

Trong mỗi chu kỳ phát triển TĐTL có một giai đoạn thích ứng lâu dài với những biến đổi hình thái, chức năng tương ứng trong các cơ quan và hệ thống cơ thể. Những biến đổi về cấu trúc chịu sự tác động nhiều lần không thể diễn ra tức thời mà đòi hỏi một thời gian nhất định.

Theo các quan điểm trên, trình độ tập luyện đã được các tác giả nhìn nhận theo những luận điểm chính sau đây:

- Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: Y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm: kỹ - chiến thuật, thể lực, thi đấu. Trong đó chức năng y học là nền tảng của trình độ tập luyện.

- Trình độ tập luyện được thể hiện qua những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (Hình thái và chức năng của các hệ thống cơ quan xảy ra trong cơ thể VĐV).

- Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể

thao.


- Trình độ tập luyện được xem xét trong trạng thái động.

Sự biến đổi của trình độ tập luyện theo thời gian không diễn ra theo một lộ trình tuyến tính, ngay cả khi nâng lượng vận động một cách hệ thống.

Theo Aulic I.V.: Trong quá trình huấn luyện thể thao, việc đánh giá trình độ tập luyện bao gồm các yếu tố về hình thái, chức năng và các yếu tố về năng lực thể thao của từng VĐV trong một giai đoạn nhất định của phương tiện và phương pháp đo lường thích hợp để thu thập các thông tin về TĐTL của VĐV [1].

Nhiều tác giả khi nghiên cứu TĐTL đã khẳng định: Nội dung đánh giá TĐTL của VĐV cấp cao trong huấn luyện nhất thiết phải phát triển những thành tố tiềm tàng bên trong cơ thể, đó là chỉ tiêu y sinh bao gồm hình thái, chức năng sinh lý, sinh hóa, sinh cơ đồng thời xác định những thành tố biểu hiện bên ngoài như: các chỉ số sư phạm về thể lực chung, thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật và những phẩm chất tâm lý của từng VĐV vào các thời điểm sung mãn nhất (tức là trước các cuộc thi đấu quan trọng).

Nguyên tắc căn bản của việc đánh giá TĐTL là giải quyết một cách tổng hợp có thể hai hay ba thử nghiệm đơn giản nhưng xác thực lại phản ánh được những khía cạnh khác nhau của TĐTL. Khi đánh giá TĐTL cần coi trọng yếu tố di truyền, sự hình thành và phát triển cơ thể các phản ứng thích nghi cơ bản, khả năng chức phận của hệ thống đảm bảo năng lượng, nhịp độ và mức độ phát triển các tố chất vận động.

Nhận thức được vấn đề này, nhà nghiên cứu các nước đã đi sâu nghiên cứu vào từng mặt năng lực thể thao của VĐV của các môn thể thao, nhằm xác định được các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cho phù hợp theo từng môn, theo đặc thù từng nước, từng khu vực trên thế giới. Các nghiên cứu về hệ thống lý luận trong đánh giá trình độ tập luyện và tuyển


chọn VĐV như: Nôvicôp A.D - Matvêep L.P, Philin - Phômin, D. Harre, Ozolin… Các nghiên cứu về hoạt động chức năng, sinh lý, sinh hoá và thần kinh có V.L. Karpman, R.D Dibner - M.M Borodinxki, Gudalovxki, U.Rêintam… Các nghiên cứu tổng hợp đánh giá trình độ tập luyện của VĐV có Aulich I.V... và rất nhiều công trình nghiên cứu khác.

Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề xác định mô hình các chỉ tiêu nhằm tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện hay xây dựng chương trình huấn luyện, xây dựng mô hình VĐV các môn thể thao cũng là điều hết sức thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn. Các công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL của VĐV các môn thể thao trong những năm gần đây như: “Xác định chuẩn mực đánh giá TĐTL của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình thể thao quốc gia” của tập thể tác giả Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1997- 1998). “Tiêu chuẩn đánh giá TĐTL trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao” Viện Khoa học TDTT (2002) của các tác giả Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh [30], [45], [46]...

1.2. Xác định mô hình vận động viên cầu lông cấp cao

1.2.1. Cơ sở khoa học và những đặc trưng mô hình VĐV cấp cao

[32]

Mô hình là công cụ giúp thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá trình nào

đó, phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu, sản xuất và các sinh hoạt tinh thần của con người.

Mô hình là gần gũi và quan trọng trong cuộc sống mỗi con người chúng ta ngày nay và đặc biệt quan trọng với các nhà khoa học như nghiên cứu sinh.

Đặc điểm chung của mô hình là không nhất thiết giống 100% cái nó cần thể hiện, miễn là nó thỏa mãn được yêu cầu cơ bản nhất của người sáng


tạo nó đặt ra, đôi khi mang tính lãng mạn chủ quan. Người nghiên cứu cần định lượng được mối quan hệ của các tham số cơ bản nhất đặc trưng cho quá trình hiện tượng được nghiên cứu.

Đặc trưng mô hình vận động viên cấp cao là sơ đồ các chỉ số thích hợp đối với nghề nghiệp, các yếu tố tác động đến thành tích thể thao, cần phải tiến hành khảo sát toàn diện các VĐV cấp cao, đo đạc các chỉ số đặc trưng về hình thái, chức năng, thể lực, tâm lý...

Vận động viên cấp cao là những VĐV đã được đào tạo để tham gia vào đội tuyển Tỉnh, Thành hay đội tuyển quốc gia, là những VĐV đã tập luyện qua giai đoạn hoàn thiện thể thao, là các kiện tướng thể thao.

Xác định những đặc trưng có nghĩa là xác định những yêu cầu mà VĐV cấp cao trong một số môn thể thao phải đáp ứng được. Mô hình là tổng hợp các thông số khác nhau quy định một trình độ nhất định của tài nghệ thể thao và thành tích thể thao. Các chỉ số bộ phận trong thành phần của mô hình được xem là những đặc trưng (hay đặc tính) của mô hình. Để xác định đặc trưng của mô hình người ta tiến hành các khảo sát ở những VĐV cấp cao. Mục đích của những khảo sát này là tìm ra các tố chất thể lực mang tính quyết định thành tích cao trong thi đấu thể thao, ở môn thể thao cụ thể.

Sự khác biệt chuyên môn của từng môn thể thao nên có những đặc trưng riêng và chung trong từng môn về các mặt: hình thái cơ thể, tố chất thể lực, tâm lý... Để nâng cao thành tích thể thao cần phải phát triển từng nhân tố cấu thành nên thành tích thể thao cao nhất của các đặc trưng riêng đó (Doblaep-1960). Mô hình VĐV cấp cao được Cudơnhexôp Nôvicôp, Saxơlui (1975) tổng hợp như sau:


Bảng 1.1. Mô hình vận động viên cấp cao

Theo Cudơnhexôp, Nôvicôp, Saxơlui (1975)


Cấp độ

Loại mô hình

Đặc tính mô hình

1

Mô hình thi đấu

Những chỉ số đặc trưng nhất trong thi đấu môn cụ thể.


2


Mô hình tài nghệ thể thao

- Trình độ kỹ thuật.

- Trình độ chiến thuật.

- Trình độ thể lực chuyên môn.


3


Mô hình những khả năng thể thao

- Trình độ chức năng cơ thể.

- Trình độ tâm lý.

- Đặc điểm về hình thái, tuổi, thâm niên thể thao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 4


1.2.2. Xác định đặc trưng mô hình VĐV cầu lông cấp cao

Cầu lông là môn thể thao có nội dung rất phong phú. Trong mỗi nội dung có rất nhiều kỹ - chiến thuật cụ thể được phân biệt theo đặc điểm vận động.

Để đạt được thành tích đỉnh cao ở môn cầu lông đòi hỏi VĐV phải trải qua các giai đoạn huấn luyện khác nhau của quá trình huấn luyện nhiều năm. Trong quá trình lập kế hoạch huấn luyện nhiều năm cần tính tới thời hạn cần thiết để đạt được thành tích thể thao cao nhất. Những VĐV có năng khiếu thể thao sẽ đạt thành tích cao đầu tiên sau 4 - 6 năm và đạt thành tích cao nhất sau 7 - 9 năm huấn luyện. Đối với các VĐV ở nội dung đơn nam, để đạt được thành tích tốt nhất họ cần 8,2 - 9,4 năm.


Lập kế hoạch mục tiêu huấn luyện thể thao nhiều năm là việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để điều khiển quá trình huấn luyện có hiệu quả, cần xây dựng mô hình tổ chức huấn luyện được soạn thảo dựa trên những số liệu khoa học mới nhất. Dựa vào các đặc trưng mô hình, huấn luyện viên có thể đánh giá khách quan và dự báo khả năng của VĐV.

Đặc trưng mô hình chung đối với tất cả các môn thể thao chỉ rõ việc phân phối sức của VĐV trong lúc thi đấu dựa vào đó có thể đánh giá trình độ huấn luyện thể lực chuyên môn và chiến thuật, độ ổn định về tâm lý và những yếu tố khác về trình độ tập luyện.

Để có thể tuyển chọn VĐV cho từng phân môn trong cầu lông một cách chính xác, khoa học, trước tiên phải xây dựng mô hình VĐV trình độ cao lý tưởng. Tìm ra những yếu tố chính cấu thành trình độ thi đấu cao của mô hình lý tưởng này.

Các đặc trưng mô hình chuyên môn trong những môn thể thao sức mạnh - tốc độ là đập cầu, tạt cầu, hướng và biên độ bật nhảy... Đặc trưng mô hình những môn thể thao đối kháng cách lưới là phát triển kỹ thuật toàn diện, kỹ thuật đột kích, tốc độ đánh cầu nhanh, điểm rơi chính xác tạo nên sức uy hiếp lớn.

1.3. Cơ sở xác định các chỉ tiêu nhằm kiểm tra, đánh giá mô hình, TĐTL của VĐV cầu lông cấp cao

Để đánh giá TĐTL, người ta phải tiến hành kiểm tra TĐTL, phải đánh giá trên nhiều góc độ. Dùng các phương pháp và các công cụ kiểm tra thích hợp có thể nhận được tư liệu phản ánh được TĐTL của VĐV bao gồm: hình thái và chức năng của cơ thể, tố chất vận động, kỹ thuật, chiến thuật, tri thức cơ bản về thể dục thể thao, lý luận môn chuyên sâu, tố chất tâm lý. Kiểm tra đòi hỏi phải có độ tin cậy (kết quả kiểm tra có thể phản ánh một mặt nào đó của TĐTL), tính khách quan (những người kiểm tra khác nhau cho kết quả


giống nhau trên cùng một đối tượng kiểm tra). Trong đó việc kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện không chỉ đánh giá hiện trạng năng lực thể thao của VĐV với một giai đoạn huấn luyện nhất định, mà còn là thông tin phản hồi để đánh giá hiệu quả huấn luyện cho một giai đoạn hay một chu kỳ huấn luyện. Đó sẽ còn là những thông tin cần thiết, đáng tin cậy để tuyển chọn VĐV, đào thải hay tiếp tục đào tạo ở các giai đoạn tiếp theo.

Các phương pháp nghiên cứu đánh giá TĐTL của VĐV đã được nhiều tác giả nghiên cứu, từ những kết quả kiểm tra đánh giá giúp cho huấn luyện viên có những thông tin khách quan tin cậy để điều chỉnh kế hoạch huấn luyện một cách hợp lý và khoa học.

Các phương pháp nghiên cứu về sư phạm cho phép đánh giá về mức độ phát triển các tố chất vận động, năng lực phối hợp và trình độ kỹ thuật của VĐV.

Các phương pháp về y sinh nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc đánh giá trình độ thể lực của VĐV.

Các phương pháp nghiên cứu về tâm lý nhằm kiểm tra những đặc điểm tâm lý của VĐV có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ trong tập luyện và thi đấu.

Thành tích thi đấu môn cầu lông được cấu thành từ các nhân tố: hình thái, thể lực, kỹ thuật, tâm lý và chức năng cơ thể VĐV.

Nhận thức được vấn đề này, nhà nghiên cứu các nước đã đi sâu nghiên cứu vào từng mặt năng lực thể thao của VĐV của các môn thể thao, nhằm xác định được các tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cho phù hợp theo từng môn, theo đặc thù từng nước, từng khu vực trên thế giới. Các nghiên cứu về hệ thống lý luận trong đánh giá trình độ tập luyện và tuyển chọn VĐV như: Nabatnhicova M.I.A, Novicôp-Matvêep L.P, Philin-


Phoomin, D.Harre... Các nghiên cứu về hoạt động chức năng, sinh lý, sinh hóa và thần kinh có R.D Dibner - M.M Borodinxki, Gudalovxki, U.Rêintam…

Như vậy TĐTL của VĐV các môn bóng nói chung, VĐV cầu lông nói riêng là những biến đổi thích ứng về y sinh học phù hợp với đặc thù của môn cầu lông thông qua quá trình tập luyện và thi đấu. Cùng với khả năng hoàn thiện về kỹ – chiến thuật và mức độ phát triển ngày càng cao của các tố chất thể lực, tâm lý, đáp ứng yêu cầu phát triển thành tích thể thao. Thành tích môn cầu lông được cấu thành từ các nhân tố hình thái, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý và chức năng cơ thể VĐV.

Để kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chương trình huấn luyện, dự báo kết quả đạt được nhằm xác định mô hình trình độ VĐV cầu lông cấp cao giữa các đội, giữa các quốc gia, các nhà nghiên cứu dùng các hệ thống test. Nội dung các test kiểm tra phải mang tính toàn diện về các nhân tố cấu thành hữu cơ tài năng thể thao về các mặt như sau: hình thái cơ thể, chức năng, tố chất thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm lý.

1.4. Các yếu tố cấu thành mô hình đặc trưng VĐV cầu lông nữ cấp cao Việt Nam

Từ những quan điểm trên cho thấy mô hình đặc trưng của VĐV cầu lông nữ được xác định bởi các yếu tố sau: yếu tố hình thái, yếu tố chức năng sinh lý, yếu tố thể lực, yếu tố kỹ - chiến thuật và yếu tố tâm lý.

Đặc điểm các yếu tố và cơ sở phát triển:

1.4.1. Yếu tố về hình thái

Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể, được xác định bởi trình độ phát triển. Những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Các vận động viên có các chỉ số hình thái khác nhau cũng khác nhau khi đạt tới tốc độ tối đa. Tuy nhiên, khi xây dựng các chỉ tiêu mô hình VĐV cấp cao, cần

Xem tất cả 196 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí