Phương Pháp Tổng Hợp Và Phân Tích Tài Liệu [33]


ra các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá VĐV cầu lông trẻ gồm: Các chỉ tiêu thể lực (16 chỉ tiêu), Các chỉ tiêu kỹ thuật (8 chỉ tiêu), Các chỉ tiêu tâm lý (6 chỉ tiêu).

Tập thể tác giả Nguyễn Thế Truyền, Lê Quý Phượng, Nguyễn Kim Minh, Ngô Đức Nhuận, Nguyễn Thị Tuyết (1997 – 1998), đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xác định chuẩn mức đánh giá TĐTL của VĐV một số môn thể thao trọng điểm trong chương trình thể thao quốc gia”, với mục đích: Xây dựng hệ thống dữ liệu quản lý VĐV theo các nhiệm vụ cụ thể. Bước đầu, xây dựng chuẩn mực đánh giá TĐTL và đề xuất các chỉ tiêu tuyển chọn và đào tạo VĐV tại các trung tâm huấn luyện quốc gia [45]. Các tác giả bước đầu đã đưa ra những số liệu có ý nghĩa đối với các môn thể thao nói chung và đã lựa chọn được những chỉ tiêu có đủ độ tin cậy thuộc các nhóm yếu tố hình thái, chức năng và chuyên môn.

Theo luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đình Chung: “Nghiên cứu sự lựa chọn một số chỉ tiêu hình thái đặc trưng của nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 15”, đã lựa chọn được 6 chỉ số hình thái đặc trưng và phù hợp cho nam VĐV cầu lông lứa tuổi 14 – 15 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh [9].

Đồng Thị Minh Tâm và cộng sự, khi nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm chức năng tuần hoàn, hô hấp của sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học TDTT Bắc Ninh”, đã cho ta thấy giá trị các chỉ số chức năng tuần hoàn, hô hấp của sinh viên chuyên sâu cầu lông khóa 41 và khóa 42 trường Đại học TDTT Bắc Ninh đều nằm trong khoảng tham chiếu về sinh lý và ở ngưỡng chức năng tốt so với người Việt Nam bình thường, khỏe mạnh ở cùng lứa tuổi, giới tính. Điều đó, chứng tỏ khâu tuyển chọn vào trường đạt tiêu chuẩn về mặt thể chất [34].

Theo Trần Văn Vinh – Đào Chí Thành (1998), trong cuốn sách: “Cầu lông” cho rằng nội dung đánh giá các tố chất thể lực chuyên môn bao gồm 10 test [51].

Lê Tiến Hùng (2008), trong nghiên cứu: “Xác định các test đánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học TDTT Đà


Nẵng”, đã lựa chọn được hệ thống 06 chỉ tiêu, test xác định trong huấn luyện và đánh giá sức bền tốc độ cho nam sinh viên chuyên sâu cầu lông trường Đại học TDTT Đà Nẵng [17].

Theo tác giả Lê Hồng Sơn trong luận án tiến sĩ, khi đánh giá trình độ thể lực VĐV cầu lông trẻ lứa tuổi 16 – 18 tuổi [33] đã sử dụng các test sau: Bật cao với tại chỗ (cm), bật nhảy đập cầu 40 quả (s), luân phiên giậm nhảy vụt cầu bên trái và bên phải 10 lần/bên (s), nhảy dây đơn 30 giây (lần), di chuyển ngang sân đơn 20 lần (s), di chuyển 4 góc sân 10 lần (s), di chuyển phối hợp đập cầu vào ô 1 phút (lần), di chuyển phối hợp chém cầu vào ô 1 phút (lần), di chuyển phối hợp lốp cầu vào ô 1 phút (lần), ném bóng đặc 3kg bằng 2 tay trên cao ra trước (m).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Châu Vĩnh Huy (2007), trong luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu sự phát triển thể lực của VĐV nam cầu lông trẻ từ 16 – 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh sau một năm tập luyện”, tác giả đã đưa ra 05 test đặc trưng đánh giá thể lực chung (chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ, nhảy dây đơn 1 phút, chạy 1500m) và 03 test đánh giá thể lực chuyên môn (di chuyển 4 góc sân 10 lần, di chuyển ngang sân đơn 20 lần, di chuyển tiến lùi mô phỏng động tác đập và sủi cầu 10 lần) [18].

Mai Thanh Tùng (2007), trong luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu trình độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV cầu lông cấp cao thành phố giai đoạn 2005 – 2006”, luận văn đã xác định được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực và kỹ thuật của nam VĐV cầu lông cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh gồm: 04 chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực, 04 chỉ tiêu đánh giá trình độ kỹ thuật [48].

Nghiên cứu xây dựng mô hình nữ vận động viên cầu lông cấp cao Việt Nam - 9

Phạm Ngọc Viễn (1991), (1996) [49], [50], đã sử dụng các chỉ tiêu tâm lý đánh giá TĐTL của VĐV các môn thể thao như: Loại hình thần kinh, khả năng xử lý thông tin, phối hợp vận động, các phẩm chất chú ý, cảm giác lực cơ.


Ngoài các công trình nghiên cứu đánh giá từng mặt TĐTL của VĐV cầu lông, tác giả Nguyễn Ngọc Cừ, Nguyễn Kim Minh, Lê Quý Phượng (1998) trong tài liệu: “Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao” đã đưa ra các chỉ tiêu đánh TĐTL của VĐV cầu lông, bao gồm: Hình thái (6 chỉ số), Chức năng (2 chỉ số), Tâm lý (3 chỉ số) và Tố chất vận động (8 test) [10].

Nguyễn Xuân Thanh (2007), trong luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đánh giá trình độ tập luyện của nữ vận động viên cầu lông trẻ 10 – 12 tuổi giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tỉnh Đồng Nai”, tác giả đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu và các tiêu chuẩn đánh giá TĐTL của nữ VĐV cầu lông trẻ 10 – 12 tuổi giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu tỉnh Đồng Nai gồm: 13 chỉ tiêu, trong đó có: 01 phân loại hình thần kinh, 08 chỉ số hình thái, 04 chỉ số chức năng [36].

Tác giả Nguyễn Thị Lý với đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu xác định mô hình vận động viên nữ thể dục dụng cụ cấp cao Việt Nam” (2018) [23], đã xác định được 30 chỉ số sử dụng để kiểm tra hình thái, đồng thời cũng xác định được 8 chỉ số vân da tay phản ánh đặc điểm của VĐV nữ TDDC cấp cao Việt Nam. Đã xác định được 16 test kiểm tra trình độ thể lực, 13 test kiểm tra kỹ thuật, 4 test đánh giá năng lực tâm lý và đưa ra 5 thông số về mô hình chức năng của VĐV nữ TDDC cấp cao Việt Nam.

Tác giả Phạm Thị Hiên với đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam: nội dung 10m súng ngắn hơi” (2018) [16], đã lựa chọn được 53 chỉ số, test xác định mô hình nam vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam, nội dung 10m súng ngắn hơi gồm: 23 chỉ số về hình thái, 10 chỉ số chức năng, 12 test, chỉ số tâm lý, 5 test về thể lực và 3 test về kỹ thuật.

Như vậy, qua nghiên cứu và tổng hợp các công trình có liên quan về TĐTL và mô hình của VĐV cầu lông ở trong và ngoài nước, chưa có công trình nào nghiên cứu xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao.


Kết luận chương 1:

Mô hình vận động viên cấp cao là sự tổng hòa các đặc điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình huấn luyện có mục đích. Một trong những nhân tố cơ bản của đặc điểm này là độ khó của bài tập và khả năng trình diễn mức độ điêu luyện của VĐV trong môi trường thi đấu với mục đích giành kết quả cao nhất. Để đạt được điều này các yếu tố thể lực, chức năng sinh lý, tâm lý... là những chuỗi mắt xích liên kết tạo nên một khối thống nhất làm nên thành tích thể thao. Các thành phần và các thông số mô hình phân chia theo trục thời gian, là kim chỉ nam cho ban huấn luyện và VĐV trong các giai đoạn huấn luyện.

Mô hình vận động viên cấp cao được xác định và xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá trình độ tập luyện của VĐV. Trình độ tập luyện bao gồm nhiều mặt, nhiều thành phần như: Y sinh, tâm lý, trí tuệ, sư phạm: kỹ - chiến thuật, thể lực, thi đấu. Trong đó chức năng y học là nền tảng của trình độ tập luyện. Trình độ tập luyện được thể hiện qua những biến đổi thích ứng về mặt sinh học (Hình thái và chức năng của các hệ thống cơ quan xảy ra trong cơ thể VĐV). Trình độ tập luyện được nâng cao thông qua con đường khổ luyện thể thao. Trình độ tập luyện được xem xét trong trạng thái động.

Qua nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu về TĐTL và mô hình của VĐV cầu lông ở trong và ngoài nước, chưa có công trình nào xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao, dẫn đến hạn chế và thiếu cơ sở khoa học trong việc huấn luyện và đào tạo VĐV. Việc tìm ra các nhân tố nhằm xây dựng mô hình VĐV cầu lông nữ cấp cao không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài nhằm nâng cao thành tích thi đấu cho nền cầu lông nữ Việt Nam ở trong khu vực Đông Nam Á và vươn ra hội nhập quốc tế.


CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt

Nam.


Khách thể nghiên cứu bao gồm:

+ 06 VĐV: 01 VĐV đội tuyển Vũ Thị Trang sinh năm 1992 và 05 nữ

VĐV cầu lông đội tuyển trẻ Việt Nam: Đồng Thị Thanh Hiền sinh năm 2001, Phạm Thị Diệu Ly sinh năm 2002, Nguyễn Thị Hương sinh năm 2003, Mai Thị Hồng Tho sinh năm 2003 và Lê Hồng Bảo Ngọc sinh năm 2008.

+ 40 chuyên gia là các cán bộ quản lý, HLV, giảng viên, trọng tài liên quan đến môn cầu lông ở Bộ VH,TT&DL, Tổng cục TDTT, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT TP.HCM, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Trung tâm HLTT Quốc gia Hà Nội, Trung tâm HLTT Quốc gia TP.HCM, Trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng, Viện Khoa học TDTT, Liên đoàn Cầu lông VN, Sở VHTT Hà Nội, Sở VHTT Hà Nội TP.HCM, Trung tâm HL&TĐ TDTT một số tỉnh như Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Trị, ….

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu [33]

Việc sử dụng các phương pháp này trong nghiên cứu là nhằm phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ trong luận văn. Nghiên cứu tổng hợp từ các nguồn tư liệu khác nhau là tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tế Việt Nam. Đặc biệt sử dụng phương pháp nghiên cứu này cũng nhằm để bổ sung cho việc nghiên cứu những vấn đề nhân trắc, sư phạm… liên quan đến huấn luyện thể lực cho VĐV.


Trong quá trình nghiên cứu, nguồn tư liệu tham khảo chính là trong thư viện trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh, các tư liệu mà cá nhân thu thập được bao gồm: tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt hoặc là những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, các tạp chí khoa học chuyên ngành, các tư liệu nghiên cứu của các huấn luyện viên thể thao, cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu [6]

Luận án sử dụng phương pháp này để thu được những thông tin đáng tin cậy từ các chuyên gia, HLV, các nhà khoa học về các tiêu chí cụ thể để xây dựng mô hình nữ VĐV cầu lông cấp cao Việt Nam (về hình thái, thể lực, kỹ thuật, chức năng, tâm lý). Phỏng vấn được tiến hành bằng cách gửi phiếu hỏi qua 2 lần phỏng vấn cho các chuyên gia, HLV và các nhà khoa học.

2.2.3. Phương pháp nhân trắc [30]

Luận án tiến hành đánh giá các chỉ số như sau:

a. Chiều cao đứng (cm): Là chiều cao từ mặt sàn đến điểm đỉnh đầu (Vertex) của người được đo và là một trong những chỉ số đặc trưng về hình thái.

Dụng cụ đo: Thước đo nhân trắc kiểu Martin, có độ dài 2 mét, được chia chính xác đến milimét, nước sản xuất: Nhật Bản.

Phương pháp đo: Người được đo ở tư thế đứng nghiêm, đuôi mắt và ống tai ngoài tạo thành một đường thẳng nằm ngang. Có ba điểm chạm phía sau là gót, mông và xương chẩm vào mặt phẳng thước. Người kiểm tra đứng bên phải người được đo. Khi đọc số đo, hai mắt nhìn ngang ở vị trí đỉnh đầu.

b. Cân nặng (kg): Là chỉ số được dùng để đánh giá sự phát triển thể lực và tình trạng sức khoẻ của người tập, chỉ số này biến đổi và chịu tác động của các yếu tố khác nhau.

Dụng cụ đo: Cân điện tử Ohans, model DS 44L, khoảng cân từ 0.1 đến 200kg, nước sản xuất: Nhật Bản.


Phương pháp đo: Cân được đặt lên mặt sàn bằng phẳng. Người được đo ngồi lên ghế, đặt hai chân lên mặt bàn cân và từ từ đứng dậy. Cân xong, người được đo ngồi xuống ghế và đưa hai chân sang hai bên và bước ra ngoài, đọc kết quả đo chính xác đến hàng 100g.

d. Chiều dài sải tay(cm)

Phương pháp đo: Khi đo cho đối tượng đứng cạnh tường, để tay vuông góc với tường và chạm đầu ngón giữa của một tay vào tường. Chống một đầu thước cạnh điểm chạm của tay, đưa nhánh ngang của thước tới chạm vào đầu ngón ba của tay kia và đọc kết quả. (Đo khoảng cách giữa hai đầu ngón tay giữa (ngón thứ 3) khi hai tay dang ngang hết sức và song song với mặt đất).

đ. Chiều dài cánh tay(cm)

Phương pháp đo: Khi đo cho đối tượng đứng cạnh tường, để tay vuông góc với tường và chạm đầu ngón giữa của một tay vào tường. Chống một đầu thước cạnh điểm chạm của khớp vai, đưa nhánh ngang của thước tới chạm vào đầu ngón ba của cùng tay và đọc kết quả. Khi đo tay dang ngang hết sức và song song với mặt đất.

e. Chỉ số Quetelet (g/cm)

Chỉ số Quetelet phản ánh quan hệ tương tác hợp lý giữa yếu tố môi trường (trọng lượng) và yếu tố di truyền trong quá trình trưởng thành của con người. Chỉ số quá lớn hoặc quá bé phản ánh sự phát triển không đồng đều. Ở lứa tuổi trưởng thành, chỉ số quetelet nằm trong khoảng 320 ±~ 354g/cm.

Chỉ số này cho biết trung bình 1cm chiều cao nặng bao nhiêu, được đánh giá bởi công thức:

Quetelet =

Cân nặng (g)

Chiều cao (cm)

Cách đánh giá dựa theo bảng đánh giá giới hạn lành mạnh của chỉ số Quetelet (g/cm) (được tham khảo của Trung Quốc, năm 1987).


f. Phương pháp xác định cấu trúc Somatotype

- Mục đích: Xác định cấu trúc hình thái của VĐV.

- Dụng cụ đo: Thước dây, thước đo nhân trắc học Martin.

- Phương pháp kiểm tra: Gồm 10 chỉ số: Chiều cao, cân nặng, Nếp mỡ tam đầu cánh tay, nếp mỡ hốc vai, nếp mỡ hông, nếp mỡ cẳng chân, vòng cánh tay co, vòng cẳng chân, rộng khuỷu tay, rộng khớp gối.

Đo nếp mỡ dưới da:

- Dụng cụ đo: Compa đo nếp gấp da (Skinfold calliper), người trợ giúp.

- Cách thực hiện:

+ Đảm bảo rằng các dụng cụ đo nếp gấp được đặt ở bên phải của thân người và các dụng cụ có đơn vị đo là milimet.

+ Lấy nếp gấp da bằng ngón cái và ngón trỏ sao cho nắm được 2 bên phần da và lớp mỡ dưới da.

+ Đặt compa đo sát nếp gấp, cách ngón tay khoảng 1cm.

+ Từ từ thả lỏng tay và đặt compa vào sao cho áp lực của compa thay thế áp lực của tay.

+ Thực hiện đo 3 lần và ghi nhận số đo trung bình.

* Nếp mỡ cơ tam đầu cánh tay (mm): cánh tay thả lỏng, nếp gấp da được lấy dọc theo trục cánh tay, ở khoảng giữa mặt sau của cánh tay

* Nếp mỡ hốc vai (mm): cánh tay thả lỏng đặt sau hông, điểm đo nằm ở dưới xương bả vai (góc), nếu khó xác định điểm do yêu cầu VĐV đưa tay chuyển động từ trước ra sau để xác định điểm chuyển động. Nếp mỡ được đo theo góc xiên 45 độ so với trục dọc cơ thể.

* Nếp mỡ hông (mm): điểm đo được xác định cách khoảng 1cm phía trên gai chậu trước trên. Nếp mỡ được đo theo góc xiên 45 độ so với trục dọc cơ thể.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/12/2022