PHỤ LỤC 16. Chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karatedo xây dựng cho học sinh THCS Tp. Hà Nội (chương trình điều chỉnh sau thực nghiệm)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH
-------------------***-------------------
CHƯƠNG TRÌNH
TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA MÔN VÕ KARATE-DO
TỪ ĐAI TRẮNG KYU 10 TỚI ĐAI ĐEN NHẤT ĐẲNG
(Dành cho học sinh các trường Trung học cơ sở Thành phố Hà Nội)
HÀ NỘI - 2016
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
1. Tên chương trình: Chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do
2. Đối tượng: Dành cho các lớp ngoại khóa, các CLB võ Karate-do phong trào cho học sinh các trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Mục tiêu chung
Chương trình tập luyện ngoại khóa môn võ Karate-do cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn Karate-do đồng thời phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, phát triển thể chấtC đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn Karate- do, yêu cầu của công tác Thể dục thể thao ngoại khóa (bao gồm giáo dục, giáo dưỡng, phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao) và nhu cầu xã hội.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình được xây dựng theo 10 giai đoạn, tương ứng với 10 Kyu. Mỗi chương trình của từng Kyu lại có mục tiêu riêng phù hợp với từng giai đoạn tập luyện. Khi học xong mỗi giai đoạn, tương ứng với 1 đai, học sinh có khả năng:
1. Hiểu biết những kiến thức chung về phương pháp, lợi ích của tập luyện thể dục thể thao (TDTT) nói chung và tập luyện Karate-do với sức khỏe; Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện suốt đời; hiểu được phương pháp và có thể tự tập luyện phát triển thể chất cũng như hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản; có những kiến thức cơ bản về phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTTC
2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn Karate-do tương ứng với mỗi đai (mỗi Kyu) (bao gồm cả kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện, thi đấuC).
3. Phát triển thể chất (bao gồm cả hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động).
4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí
5. Với những học sinh có năng khiếu, được phát hiện, tuyển chọn và đào tạo chuyên môn cao hơn.
6. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa Karate-do
4. Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Đương Bắc (2004), Huấn luyện Kumite, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Trịnh Quốc Dương (1999), Karate-do phản công, Nxb TDTT Hà Nội.
- Mạnh Dương (2006), Karate-do Kỹ thuật tự vệ, Nxb TDTT, Hà Nội
- Nguyễn Văn Dũng (1996), Karate-do Song đấu tự do, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Hồ Hoàng Khánh (1990), Karate-do hiện đại, tập 1&2, Nxb Sông Bé.
- Hồ Hoàng Khánh (1991), 25 bài quyền Karate (Shotokan - Ryu), T1, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Hồ Hoàng Khánh (1995), 25 bài quyền Karate (Shotokan - Ryu), T2, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Liên đoàn Karate-do thế giới (2008), Karate-do, 8 bài quyền bắt buộc, Nxb TDTT, Hà Nội.
- Kim Long (1999), Karate-do thuật chiến đấu tay không, Nxb Mũi Cà Mau.
- Hà Nội Karatedo Association, Kumite programme for examina tions from Kyu 10 to Kyu 0.
- Tổng cục TDTT (2014), Luật Karate-do, Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Phân bổ thời gian
Chương trình môn học được xây dựng thành 10 cấp, tương ứng với 10 đai, được tiến hành giảng dạy trong 4 năm học. Học sinh có thể bắt đầu tập luyện vào bất cứ thời điểm nào và khi bắt đầu, học sinh sẽ phải học từ đai trắng Kyu 10. Tiến trình học tập được tính đúng theo phân bổ chương trình tập luyện. Cụ thể phân phối chương trình:
Chương trình | Yêu cầu | Phân phối thời gian | Tổng thời gian | |||||||||
Lý thuyết | Kỹ thuật căn bản | Quyền pháp | Đối luyện và thi đấu | Ôn tập | Thể lực | Tự học | Thi/ Kiểm tra | Cơ động | ||||
1 | Đai trắng Kyu 10 lên Kyu 9 (Chương trình nhập môn) | Thời gian tập luyện tối thiểu 1 tháng | *1 | 6 | 4 | 2 | 2 | *2 | 4 | 0 | 2 | 20 tiết |
2 | Đai trắng Kyu 9 lên đai Vàng Kyu 8 | Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng Đã thi đỗ đai trắng Kyu 9 | *1 | 16 | 6 | 4 | 12 | *2 | 14 | 2 | 6 | 60 tiết |
3 | Đai Vàng Kyu 8 lên đai Xanh nhạt Kyu 7 | Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng Đã thi đỗ đai Vàng Kyu 8 | *1 | 14 | 6 | 4 | 14 | *2 | 14 | 2 | 6 | 60 tiết |
4 | Đai Xanh nhạt Kyu 7 lên đai xanh lá cây Kyu 6 | Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng Đã thi đỗ đai Xanh nhạt Kyu 7 | *1 | 10 | 6 | 6 | 16 | *2 | 14 | 2 | 6 | 60 tiết |
5 | Đai Xanh lá cây Kyu 6 lên đai xanh đậm Kyu 5 | Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng Đã thi đỗ đai Xanh lá cây Kyu 6 | *1 | 8 | 6 | 16 | 10 | *2 | 15 | 2 | 5 | 60 tiết |
6 | Đai Xanh đậm Kyu 5 lên đai xanh đậm Kyu 4 | Thời gian tập luyện tối thiểu 3 tháng Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 5 | *1 | 6 | 6 | 18 | 10 | *2 | 14 | 2 | 4 | 60 tiết |
7 | Đai Xanh đậm Kyu 4 lên đai Nâu Kyu 3 | Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng Đã thi đỗ đai Xanh đậm Kyu 4 | *1 | 15 | 8 | 39 | 16 | *2 | 30 | 2 | 10 | 120 tiết |
8 | Đai Nâu Kyu 3 lên đai Nâu Kyu 2 | Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng Đã thi đỗ đai Nâu Kyu 3 | *1 | 15 | 8 | 39 | 16 | *2 | 30 | 2 | 10 | 120 tiết |
9 | Đai Nâu Kyu 2 lên đai Nâu Kyu 1 | Thời gian tập luyện tối thiểu 6 tháng Đã thi đỗ đai Nâu Kyu 2 | *1 | 15 | 8 | 39 | 16 | *2 | 30 | 2 | 10 | 120 tiết |
10 | Đai Nâu Kyu 1 lên đai đen Nhất đẳng | Thời gian tập luyện tối thiểu 12 tháng Đã thi đỗ đai Nâu Kyu1 | *1 | 32 | 32 | 64 | 30 | *2 | 60 | 2 | 20 | 240 tiết |
Có thể bạn quan tâm!
- Bài Tập Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn
- Vác Đạn Tải Thương Mục Đích, Tác Dụng:
- Hoàng Anh, Hoàng Yến (Hoặc Quân Xanh, Quân Đỏ) Mục Đích, Tác Dụng:
- Thể Lực (Mỗi Giáo Án Tập Luyện Dành 15-20 Phút Để Tập Thể Lực)
- Nội Dung Thi Nâng Cấp Đai Xanh Nhạt Kyu 7 Lên Đai Xanh Lá Cây Kyu 6
- Đối Luyện Và Thi Đấu (16 Tiết) Đối Luyện (8 Tiết)
Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.
Ghi chú: *1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
*2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
CHƯƠNG TRÌNH I.
CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA KARATE-DO
TỪ ĐAI TRẮNG KYU 10 LÊN ĐAI TRẮNG KYU 9 (CHƯƠNG TRÌNH NHẬP MÔN)
1. Vị trí môn học
Chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 10 lên đai trắng Kyu 9 là chương trình nhỏ đầu tiên trong 10 chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.
Chương trình dành cho người bắt đầu tập luyện ngoại khóa Karate-do tại các trường THCS hoặc các CLB Karate-do phong trào tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 10 lên đai trắng Kyu 9 cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn Karate-do tương ứng với trình độ đai trắng Kyu 10, đồng thời phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, phát triển thể chất C đảm bảo yêu cầu chuyên môn Karate-do, yêu cầu của công tác TDTT ngoại khóa và nhu cầu xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 10 lên đai trắng Kyu 9, học sinh có khả năng:
1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện Karate-do với sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe. Hiểu được các kiến thức cơ bản về môn võ Karate-do như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn Võ Karate-do, yêu cầu cơ bản khi tham gia tập luyệnC
2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn Karate-do tương ứng trình độ Kyu 10. Cụ thể gồm:
- Về kỹ thuật căn bản: Nắm vững cách lập tấn của 5 tấn: Mosubi-dachi, Heiko-dachi, Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi; lập tấn, di chuyển và kết hợp tốt tấn Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi với kỹ thuật tay, chân; Thực hành tốt 3 kỹ thuật đấm thẳng, 4 kỹ thuật đỡ bằng cạnh cổ tay.
- Về kỹ thuật quyền: thực hành tốt 1 bài quyền Tai Kyuku Shodan
- Về kỹ thuật đối luyện: Gohon kumite
3. Phát triển thể chất: Bao gồm cả hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo).
4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, chuyên cần, trung thực, dũng cảmC
5. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học khi tập ngoại khóa Karate-do
3. Thời gian
Tổng số 20 tiết, tương ứng 10 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 1 tháng.
4. Điều kiện tiên quyết
Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và Karate-do nói riêng. Không mắc các bệnh yêu cầu hạn chế vận động
5. Nội dung tóm tắt
Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ Karate-do như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn Võ Karate-do, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chíC và các kỹ năng thực hành gồm: Kỹ thuật căn bản: 5 tấn: Mosubi-dachi, Heiko-dachi, Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi; lập tấn, di chuyển và kết hợp tốt tấn Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi với kỹ thuật tay, chân; Thực hành tốt 3 kỹ thuật đấm thẳng, 4 kỹ thuật đỡ bằng cạnh cổ tay; Thực hành tốt 3 bài quyền Tai Kyuku và kỹ thuật đối luyện: Gohon kumite.
6. Phân phối chương trình
Nội dung | Phân phối (tiết) | Tổng (tiết) | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | Cơ động | |||
1 | Khái quát về môn võ Karate-do Những điều tâm niệm của võ sinh Karate-do Nội quy tập luyện môn võ Karate-do Giáo dục đạo đức | *1 | *1 | |||
2 | Kỹ thuật căn bản | 6 | 2 | 2 | 10 | |
3 | Quyền pháp | 4 | 2 | 6 | ||
4 | Đối luyện | 2 | 2 | |||
5 | Thể lực | *2 | *2 | *2 | ||
6 | Ôn tập | 2 | 2 | |||
7 | Thi nâng cấp đai | 0 | 0 | |||
Tổng: | 0 | 14 | 4 | 2 | 20 |
Ghi chú: *1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
*2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
7. Nội dung chi tiết
7.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết)
1. Khái quát về môn võ Karate-do (xuất xứ, quá trình phát triển, giáo dục đạo đức trong võ Karate-doC)
2. Những điều tâm niệm của võ sinh Karate-do
- Tuyệt đối chấp hành điều lệ, quy định của Liên đoàn Karate-do Việt Nam.
- Ra sức rèn luyện phong cách đạo đức và chuyên môn kỹ thuật.
- Luôn luôn nêu cáo danh dự, trách nhiệm và tinh thần thượng võ.
- Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Nội quy tập luyện võ Karate-do
4. Giáo dục đạo đức môn võ Karate-do: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, chuyên cần, trung thực, dũng cảmC
7.2 Thực hành (14 tiết)
7.2.1. Kỹ thuật căn bản (6 tiết) Kỹ thuật tấn (2 tiết)
Lập tấn: Mosubi-dachi, Heiko-dachi, Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi Di chuyển tấn: Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi
Kỹ thuật tay (4 tiết)
- Kỹ thuật đấm: đấm thẳng thượng đẳng, trung đẳng và hạ đẳng; Kết hợp kỹ thuật đấm với tấn Kiba dachi và Zenkutsu dachi
- Kỹ thuật đỡ: Gedan barai, Age uke, Uchi uke, Soto uke; Kết hợp các kỹ thuật đỡ với
tấn.
7.2.2. Quyền pháp (4 tiết)
Taikyoku Shodan
7.2.3. Đối luyện (2 tiết)
- Tiến đấm hạ đẳng, lùi đỡ Gedan barai
7.2.4. Ôn tập (2 tiết)
Ôn tập kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện và nội dung thi
7.2.5. Thể lực (Mỗi giáo án tập luyện dành 15-20 phút để tập thể lực)
Phát triển toàn diện các tố chất thể lực: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng
phối hợp vận động và mềm dẻo. Ưu tiên phát triển thể lực chung.
7.3. Tự học (2 tiết)
Tự học các nội dung trong chương trình học thuộc từng phần.
- Kỹ thuật tấn + Kỹ thuật tay (1 tiết)
- Quyền pháp (1tiết)
7.4. Giáo án cơ động (2 tiết)
Dự phòng thời tiết và ôn tập các nội dung chưa đạt yêu cầu.
8. Phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy
- Phương pháp tập luyện:
+ Phương pháp giảng dạy kỹ thuật: Phương tập luyện nguyên vẹn, Phương pháp sử dụng lời nói, Phương pháp trực quan, Phương pháp sử dụng bài tập bổ trợ, Phương pháp sử dụng bài tập dẫn dắt
+ Phương pháp giảng dạy quyền pháp và đối luyện: Phương pháp phân chia – hợp
nhất
+ Phương pháp phát triển thể lực: Phương pháp tập luyện vòng tròn, Phương pháp
tập luyện ổn định liên tục, Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng (theo tổ), Phương pháp tập luyện biến đổi, Phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu.
- Hình thức tổ chức giảng dạy: Tập luyện theo lớp, Tập luyện theo nhóm
9. Tài liệu phục vụ giảng dạy
- Trần Tuấn Hiếu, Nguyễn Đương Bắc (2001), Giáo trình Karate-do, Nxb TDTT, Hà
Nội.
Kyu 0.
- Hồ Hoàng Khánh (1990), Karate-do hiện đại, tập 1&2, Nxb Sông Bé.
- Hà Nội Karate-do Association, Kumite programme for examina tions From Kyu 10 to
CHƯƠNG TRÌNH II.
CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN NGOẠI KHÓA KARATE-DO TỪ ĐAI TRẮNG KYU 9 LÊN ĐAI VÀNG KYU 8
1. Vị trí môn học
Chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 9 lên đai Vàng Kyu 8 là chương trình nhỏ thứ 2 trong 10 chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh THCS thành phố Hà Nội.
Chương trình dành cho học sinh đã đạt mức đai Trắng Kyu 9 trong luyện ngoại khóa Karate-do tại các trường THCS hoặc các CLB Karate-do phong trào tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu môn học
2.1. Mục tiêu chung
Chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 9 lên đai trắng Kyu 8 cung cấp cho học sinh môi trường và những hoạt động giáo dục để hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động chung và chuyên môn Karate-do tương ứng với trình độ đai Trắng Kyu 9, đồng thời phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, phát triển thể chấtC đảm bảo yêu cầu chuyên môn môn Karate-do, yêu cầu của công tác Thể dục thể thao ngoại khóa và nhu cầu xã hội.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi học xong chương trình tập luyện ngoại khóa Karate-do từ đai Trắng Kyu 9 lên đai trắngVàng Kyu 8, học sinh có khả năng:
1. Hiểu được tầm quan trọng của tập luyện TDTT nói chung và tập luyện Karate-do với sức khỏe. Có những hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của tập luyện TDTT và có ý thức tự tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe. Hiểu được ý nghĩa và phương pháp rèn luyện kỹ thuật căn bản trong môn võ Karate-do và có khả năng tự ôn tập, rèn luyện kỹ thuật căn bảnC
2. Nắm vững và có khả năng thực hành các kỹ năng chuyên môn Karate-do tương ứng trình độ Kyu 9. Cụ thể gồm:
- Về kỹ thuật căn bản: Nắm vững cách lập tấn của 5 tấn: Renoji-dachi, Fudo-dachi, Yoi- Dachi; lập tấn, di chuyển và kết hợp tốt tấn Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi với kỹ thuật tay, chân; Thực hành tốt các kiểu quay tấn Zenkutsu dachi (quay 900, 1800, 2700); Kỹ thuật tay: Kentsui Uchi, Jodan Shuto Age Ake, đỡ cạnh ngoài bàn tay Shuto Uke. Ôn tập
thành thục các tấn và kỹ thuật căn bản đã học ở Kyu 10.
- Về kỹ thuật quyền: Taikyoku Nidan, Taikyoku Sandan, Heian Shodan
- Về kỹ thuật đối luyện: Gohon kumite
3. Phát triển thể chất: Bao gồm cả hình thái, chức năng cơ thể, tố chất vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo).
4. Phát triển nhân cách, đạo đức, ý chí: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, chuyên cần, trung thực, dũng cảmC
5. Đáp ứng tốt nhu cầu bản thân người học và gia đình khi tập ngoại khóa Karate-do
3. Thời gian
Tổng số 60 tiết, tương ứng 30 giáo án. Tuần tập 3 buổi (trong đó có 2 buổi lên lớp và 1 buổi tự học). Tập trong 3 tháng.
4. Điều kiện tiên quyết
Yêu thích tập luyện TDTT nói chung và Karate-do nói riêng.
Hoàn thành chương trình đai trắng Kyu 10 lên đai trắng Kyu 9 (chương trình nhập môn)
5. Nội dung tóm tắt
Chương trình trang bị những kiến thức cơ bản về môn võ Karate-do như đặc điểm hình thành, phát triển, nội quy tập luyện môn Võ Karate-do, yêu cầu cơ bản khi tập luyện, các chế độ vệ sinh, dinh dưỡng khi tham gia tập luyện, giáo dục đạo đức, ý chíC và các kỹ năng thực hành gồm: Kỹ thuật căn bản: Renoji-dachi, Fudo-dachi, Yoi-Dachi; lập tấn, di chuyển và kết hợp tốt tấn Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi với kỹ thuật tay, chân; Thực hành tốt
các kiểu quay tấn Zenkutsu dachi (quay 900, 1800, 2700); Kỹ thuật tay: Kentsui Uchi, Jodan
Shuto Age Ake, đỡ cạnh ngoài bàn tay Shuto Uke. Ôn tập thành thục các tấn và kỹ thuật căn
bản đã học ở Kyu 10; Thực hành tốt bài quyền Heian Shodan và các bài đã học tại Kyu 10 và kỹ thuật đối luyện: Gohon kumite.
6. Phân phối chương trình
Nội dung | Phân phối (tiết) | Tổng (tiết) | ||||
Lý thuyết | Thực hành | Tự học | Cơ động | |||
1 | - Lịch sử phát triển môn võ Karate-do (trên thế giới và tại Việt Nam) - Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật căn bản trong môn võ Karate-do - Giáo dục đạo đức | *1 | *1 | |||
2 | Kỹ thuật căn bản | 16 | 8 | 3 | 27 | |
3 | Quyền pháp | 6 | 2 | 1 | 9 | |
4 | Đối luyện | 4 | 2 | 1 | 7 | |
5 | Thể lực | *2 | *2 | *2 | ||
6 | Ôn tập | 12 | 2 | 1 | 15 | |
7 | Thi nâng cấp đai | 2 | 2 | |||
Tổng: | 0 | 40 | 14 | 6 | 60 |
Ghi chú: *1: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 5-10 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
*2: Không có giáo án dành riêng nhưng dành từ 15-20 phút trong mỗi giáo án để giảng dạy nội dung
7. Hình thức kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra thực hành các nội dung: Kỹ thuật căn bản, quyền pháp, đối luyện và thể lực.
Trong đó:
- Kỹ thuật căn bản: 40 điểm
- Quyền pháp 30 điểm
- Đối luyện 30 điểm
- Thể lực: Điểm điều kiện, tính đạt và không đạt Đánh giá: 90-100 điểm: xuất sắc
80-89 điểm: giỏi
70 - 79 điểm: Khá
50 – 69 điểm: Trung bình Dưới 50 điểm: Không đạt
8. Nội dung chi tiết
8.1. Lý thuyết (dành 5-10 phút trong mỗi buổi tập để trang bị kiến thức lý thuyết)
1. Lịch sử phát triển môn võ Karate-do (trên thế giới và tại Việt Nam)
2. Ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ thuật căn bản trong môn võ Karate-do
3. Giáo dục đạo đức trong võ Karate-do: Phát triển nhân cách, đạo đức, rèn luyện tính kiên trì, độc tập, khiêm tốn, khả năng chịu khó, chịu khổ, chuyên cần, trung thực, dũng cảmC
8.2 Thực hành (40 tiết)
8.2.1. Kỹ thuật căn bản (16 tiết) Kỹ thuật tấn (4 tiết)
Lập tấn: Renoji-dachi, Fudo-dachi, Yoi-Dachi
Di chuyển tấn: Zenkutsu dachi, Kiba dachi và Kokutsu dachi; Các kiểu quay tấn Zenkutsu dachi (quay 900, 1800, 2700).
Kỹ thuật tay (6 tiết)