Thiếu Kiến Thức Và Trang Bị Về Nghiệp Vụ Phái Sinh

trạng trên. Thấy được nguyên nhân, ngọn nguồn của vấn đề để có thể tìm được giải pháp, hướng đi cho nền kinh tế. Qua tìm hiểu thực tiễn và nghiên cứu vấn đề, tác giả xin đưa ra những lí do chính tạo ra rào cản cho sự phát triển của thị trường phái sinh.

3.1. Thiếu nhu cầu thực sự từ phía khách hàng


Có thể thấy, đây chính là cốt lõi của vấn đề. Không một sản phẩm nào trên thị trường có thể phát triển nếu như nhu cầu của khách hàng không có. Trước đây, khi tỷ giá USD / VNĐ thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá NHNN công bố, khách hàng (tức là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu) không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Khi đó, tỷ giá ổn định, họ không cần lo lắng về những thiệt hại tài chính có thể phát sinh do rủi ro biến động tỷ giá. Chính sách này của nhà nước đã bảo hộ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước đây, tuy nhiên, khi bước vào nền kinh tế thị trường, tham gia vào thị trường kinh tế thế giới, chúng ta không thể giữ mãi những chính sách đóng đó được. Sang những năm 2007, 2008 thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VNĐ so với USD, tỷ giá USD / VNĐ giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, lượng kiều hối đổ về nước vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Sau đó, sang đến năm 2009, đầu năm 2010, chúng ta lại phải đối mặt với sự tăng giá liên tục của USD, đồng USD lên giá mạnh so với nội tệ. Có thể thấy, sự biến động tỷ giá trong thời gian qua xảy ra rất phức tạp, đặt ra nhiều khó khăn cho thị trường. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thủy sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác.

Mặc dù vậy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm đến việc phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hàng năm, các doanh nghiệp này đều phải vay ngoại tệ hàng trăm triệu USD hay EURO để đầu tư vào các dự án lớn, hay thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp này sau khi vay ngoại tệ thường bán số ngoại tệ này chuyển sang VNĐ để tiến hành hoạt động đầu tư, xuất nhập, đến kỳ trả nợ họ phải mua lại ngoại tệ bằng VNĐ. Trong thời gian tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, rõ ràng, sự biến động tỷ giá là không thể tránh khỏi, không kể đến cả những rủi ro khác như rủi ro lãi suất hay thanh toán. Nếu sử dụng các công cụ phái sinh như kì hạn, quyền chọn hay hoán đổi thì các doanh nghiệp sẽ bảo hiểm được rủi ro cho doanh nghiệp. Vậy mà rất nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ với điều này. Họ vẫn thường xuyên tiến hành hoạt động kinh doanh, vẫn sử dụng ngoại tệ, vẫn luôn lo lắng theo dõi biến động tỷ giá trên thị trường, vậy mà vẫn luôn bỏ qua các chính sách bảo hiểm cho rủi ro của mình. Hơn nữa, họ còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. Doanh nghiệp không nghĩ rằng sử dụng sản phẩm phái sinh là trả một khoản tiền để mua một giấc ngủ ngon cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm soát được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm lời và không muốn thua lỗ. Khi mục tiêu chỉ nhằm vào đánh cuộc với biến động giá, thì khi biến động giá này không đúng như kì vọng các doanh nghiệp này sẽ lập tức không sử dụng tiếp các sản phẩm phái sinh nữa (như trường hợp của hợp đồng kì hạn cà phê hay quyền chọn vàng, tiền tệ). Có trường hợp doanh nghiệp kí hợp đồng mua kì hạn xong, thấy biến động bất lợi thì đòi hủy hợp đồng. Như vậy doanh nghiệp chỉ mới nhìn vào lợi nhuận của sản phẩm phái sinh, chứ không thấy được cốt lõi

của sản phẩm phái sinh là để phòng ngừa rủi ro mang lại. Có thể nói, cần phải thay đổi cách thức kinh doanh, đầu tư và đối diện với rủi ro của doanh nghiệp Việt Nam. Phải đi ra khỏi lối mòn, không thể tiếp tục cách kinh doanh như thế trong thời điểm hiện nay, khi mà cạnh tranh đang càng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không trang bị cho mình kĩ càng rất có thể sẽ thua cuộc trong cuộc chạy đua của nền kinh tế thị trường. Có thể nói, chính nhu cầu từ phía doanh nghiệp là cốt lõi, điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của thị trường phái sinh. Dù nhà nước hay ngân hàng có đưa ra bao nhiêu phương án, bao nhiêu công cụ bảo hiểm rủi ro mà khách hàng doanh nghiệp thờ ơ thì cũng không thể nào phát triển được.

3.2. Rào cản từ phía các chính sách pháp lý


Chuyện chính sách vẫn luôn là chuyện dài kì đối với nền kinh tế đóng cửa lâu năm như Việt Nam sau khi mở cửa ra thế giới. Những năm dài nằm trong nền kinh tế tập trung phi thị trường đã khiến cho nhiều doanh nghiệp có tâm lý bó buộc vào chính sách, pháp lý, trong khi khung chính sách của chúng ta thì vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa thể theo kịp và hoàn thiện kịp với sự phát triển của thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Chúng ta đã biết, sự biến động của tỷ giá tạo ra rủi ro chính là điều kiện ra đời và phát triển của các công cụ bảo hiểm tài chính phái sinh. Như vậy, có rủi ro mới tạo ra nhu cầu của doanh nghiệp để mua bảo hiểm cho khoản tiền của mình. Vậy mà các điều kiện thị trường hiện nay chưa thực sự thuận lợi cho việc phát triển của các sản phẩm phái sinh. Do chính sách phát triển ổn định tỷ giá đồng Việt Nam của NHNN nên luôn đưa ra những biện pháp ngăn chặn rủi ro có thể biến động thị trường. Điều này là cần thiết khi nền kinh tế của chúng ta còn yếu, chưa thể đối mặt với những cú sốc lớn. Nhưng nếu cứ

bảo hộ ngầm mãi như thế, không để thị trường tự điều tiết thì doanh nghiệp sẽ không tự vẫn động, không thể tìm ra hướng đi cho vấn đề của mình. Hơn nữa, còn là chuyện về những quy định, chính sách của nhà nước chưa rõ ràng. Các chính sách, quy định ban hành chưa thực sự đầy đủ, để đến khi thực hiện nghiệp vụ, vào thực tiễn mới nảy sinh nhiều tình huống, xảy ra sự cố, xem xét đến chính sách thì vẫn chưa có hướng giải quyết cũng tạo nên tâm lý e ngại của doanh nghiệp. Như chuyện về thuế nhà thầu với nghiệp vụ hoán đổi dòng tiền vẫn chưa rõ ràng. Chính sách của nhà nước là kim chỉ nam, là người soi đường cho các hoạt động của doanh nghiệp khi mà chúng ta đã kiên định phát triển nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước. Nếu chính sách của nhà nước vẫn không đủ thì làm sao có thể hướng dẫn và khuyến khích doanh nghiệp. Thêm nữa, bên cạnh nhà nước, NHNN và các NHTM cũng chưa làm được gì để giúp phát triển thị trường công cụ phái sinh. Khi mà các doanh nghiệp còn e ngại, mới lạ về nghiệp vụ này, thì các ngân hàng phải là người đứng ra tuyên truyền, hướng dẫn, chỉ đạo phổ cập đến cho doanh nghiệp. Nhưng họ đã không làm được điều này, để còn có rất nhiều doanh nghiệp còn thiếu thông tin, thông tin nhập nhằng chưa chính xác nên không thể tiếp cận. Thứ hai, cũng có thể nói, phí thực hiện sản phẩm phái sinh vẫn còn cao. Chính rào cản này cũng hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy các hợp đồng kì hạn và tương lại không phải trả phí trực tiếp nhưng quyền chọn hiện có phí khá cao theo đánh giá của nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Như vậy, khung chính sách và pháp lý cũng là nguyên nhân lớn cản trở sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh.

3.3. Thiếu kiến thức và trang bị về nghiệp vụ phái sinh

Chúng ta đã tìm hiểu ở phần trước, rằng điều kiện để thực hiện các nghiệp vụ phái sinh cần kiến thức và máy móc trang bị khá hiện đại. Đây cũng là một lí do quan hệ với lí do thứ hai, khi mà nhà nước vẫn còn chưa thực hiện tốt việc hướng dẫn và chỉ đạo. Hiện có một số ít doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng cũng chỉ thường dừng lại đến hợp đồng kì hạn. Đây cũng là sản phẩm mà doanh nghiệp am hiểu sâu sắc nhất. Các hợp đồng phái sinh phức tạp hơn, chẳng hạn như quyền chọn tiền tệ hay hoán đổi dòng tiền hầu như còn ít doanh nghiệp sử dụng. Khi mà doanh nghiệp đã có nhu cầu, nhưng họ chưa hiểu biết về nghiệp vụ này thì làm sao dám thực hiện. Phải có kiến thức, có đội ngũ nhân viên am hiểu thì mới có thể thực hiện được. Đây là thực trạng của Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về sản phẩm phái sinh hiện còn rất ít. Chính vì vậy, số chuyên gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất hạn chế. Đối với doanh nghiệp, nhân sự có năng lực về sản phẩm phái sinh còn yếu để tiếp cận thị trường này. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các doanh nghiệp tuy thấy những rủi ro tỷ giá sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều doanh nghiệp nhập khẩu còn thấy rõ ràng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ không biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ quan mình để thực hiện các chương trình quản trị rủi ro bài bản. Hơn nữa, thông tin về sản phẩm phái sinh còn khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ khó hiểu và không đầy đủ của các hướng dẫn về sản phẩm phái sinh của tổ chức cung cấp và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì sản phẩm phái sinh là một chủ đề khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu sắc về sản phẩm để có thể giải thích một cách đơn giản vấn đề cho doanh nghiệp. Giải quyết được vấn đề tri thức mới có thể tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Không ai tham gia

một chương trình bảo hiểm rủi ro khi mà bản thân họ còn chưa hiểu được mình tham gia vào cái gì.

Mặt khác, đối với các NHTM việc trang bị cơ sở vật chất cũng cần xem xét. Như chúng ta đã khẳng định, để thực hiện nghiệp vụ, cần có một cơ sở trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch. Cũng vì lí do nền kinh tế của chúng ta còn non trẻ, thiếu cơ sở hạ tầng nên việc trang bị những thiết bị này tốn rất nhiều tiền, cần phải có thời gian để hoàn thiện.

3.4. Tâm lý ngại cái mới và sợ trách nhiệm


Vấn đề cuối cùng liên quan trực tiếp, là nguyên nhân gắn liền với doanh nghiệp. Khi mà các yếu tố trên đã khắc phục và thực hiện được, thì bản thân suy nghĩ của doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Họ có được thông tin về sản phẩm, có nhu cầu quản trị rủi ro, các dịch vụ luôn sẵn sàng nhưng bản thân họ không muốn, thì không thể thực hiện.

Có thể thấy tâm lý của người Việt Nam rằng chuyện tiếp cận cái mới hay trách nhiệm vẫn còn nhiều điều cần bàn. Để tiếp cận với cái mới, vẫn có nhiều doanh nghiệp còn e ngại, không dám thử để có thể phát triển. Vẫn giữ mãi những lối mòn thủ cựu thì không thể nào phát triển quá khỏi sự bó buộc của chính mình. Cần phải thay đổi quan niệm của doanh nghiệp để có thể phổ cập các công cụ phái sinh đến từng người.

Một cản trở nữa với các nghiệp vụ phái sinh, đó là văn hóa trách nhiệm trong các Doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh nghiệp nếu biết có rủi ro về tỷ giá trong khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, họ cũng biết rằng nếu thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ thì sẽ có thể tránh được rủi ro. Nhưng họ sợ rằng nếu họ quyết định thực hiện, lỡ sang năm, tỷ giá biến động không có lợi, lúc

đó mọi người trong công ty sẽ chất vấn rằng tại sao lại làm như thế, tại sao không để nguyên...? Nếu trong doanh nghiệp vẫn còn cái văn hóa như thế với người dám làm cái mới thì sẽ không ái dám làm nữa. Điều này từ sâu xa là do việc phân định trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đa số các Doanh nghiệp Việt Nam hiện không cho người lãnh đạo quyền và chính sách thỏa đáng, rõ ràng. Một số công ty đa quốc gia họ có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Họ luôn khoanh vùng cho một vị trí lãnh đạo được chịu rủi ro tài chính đến mức bao nhiêu và nếu tới bao nhiêu thì lãnh đạo phải làm các tình huống giao dịch bảo hiểm, còn ở Việt Nam việc này vẫn còn rất ít.

Sau đây là những lí do mà theo điều tra khảo sát, các doanh nghiệp đã đưa ra để lí giải cho việc chưa phát triển được thị trường phái sinh tại Việt Nam. Hiểu rõ được những nguyên nhân này, chúng ta cần phải tìm ra được phương hướng khắc phục, để càng sớm càng tốt phát triển một mảng thị trường tài chính quan trọng đối với nền kinh tế.

Biểu đồ 10. Các nguyên nhân ngăn trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh


Nguồn Các rào cản trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh PGS TS Nguyễn Thị 1

Nguồn: Các rào cản trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang, ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh‌‌


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGHIỆP VỤ PHÁI SINH NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ GIÁ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM


I. Cơ sở đề xuất các giải pháp

1. Chủ trương của Đảng, Nhà nước với phát triển XNK


Từ những lý luận và thực tiễn nghiên cứu, chúng ta cần đưa ra được những giải pháp, đề xuất có thể làm thay đổi thực trạng, góp phần cải thiện tình trạng thị trường phái sinh hiện nay.

Đầu tiên, để đưa ra được những kiến nghị hay giải pháp, chúng ta phải có một cơ sở, một nền tảng, để từ đó có thể hoạch định kế hoạch. Đó là kim chỉ nam cho hoạt động của chúng ta, xa rời nền tảng rất khó tạo nên được kết quả. Ở đây, chúng ta có thể thấy, có hai cơ sở để người viết có thể đưa ra được nhận định của mình, đó là chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước với phát triển XNK, cùng với sự dự đoán về xu thế phát triển trong tương lai của thị trường phái sinh nước nhà.

Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có định hướng của Đảng và Nhà nước. Chúng ta quyết tâm xây dựng một nhà nước, một nền kinh tế vững mạnh dưới sự chỉ huy và hướng dẫn của Đảng, nhà nước. Vì vậy, bất cứ biện pháp hay chính sách nào đưa ra cho thị trường cũng cần phải bắt nguồn

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí