Tránh Tâm Lý E Ngại Gây Rào Cản Cho Việc Phát Triển Cái Mới

Mặt khác, cần tập trung ưu tiên đào tạo bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh. vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng. Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất. Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng của mình hiểu biết hơn về thị trường tài chính phái sinh.

2. Giải pháp đối với doanh nghiệp XNK


Trên đây là những giải pháp vĩ mô đề xuất, hướng tới chủ thể là Nhà nước và NHNN cũng như NHTM. Phần sau chúng ta sẽ đưa ra một số giải pháp để tác động vào bản thân doanh nghiệp.

2.1. Tránh tâm lý e ngại gây rào cản cho việc phát triển cái mới


Như chúng ta đã phân tích, điều quan trọng nhất để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng công cụ phái sinh đó là tạo ra nhu cầu cho khách hàng. Khách hàng mà chúng ta nói tới ở đây, chính là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Nhu cầu này chính là điều kiện quyết định công cụ phái sinh có được sử dụng hay không. Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam thì cản trở lớn nhất chính là tâm lý e ngại phát triển cái mới. Tâm lý quen với cách làm truyền thống khiến cho những ứng dụng mới khó lòng được áp dụng trong doanh nghiệp. Với cách làm cũ, họ cứ thế kinh doanh và lo ngại rủi ro, hay doanh nghiệp nào lo ngại hơn thì lập một quỹ dự phòng, không biết cách tính đến các phương án bảo hiểm. Các công cụ

phái sinh vô cùng hiệu quả lại không được chú trọng chỉ vì đây là cái mới. Tâm lý e ngại, sợ trách nhiệm đã cản trở nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Phải cải tạo lối suy nghĩ từ người lãnh đạo, dám quyết dám làm, ứng dụng cái mới, rồi từ đó mới có thể có kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và rút ra bài học cho mình. Không nên có sự đối xử không tốt với những người thực hiện cái mới khi không may xảy ra diễn biến bất lợi. Không phải ai cũng thành công ngay từ lúc đầu tiên cho những thử nghiệm mới. Thay đổi được lối tư duy này, doanh nghiệp không chỉ đón nhận được cái mới mà còn tạo ra được rất nhiều thay đổi cho mình.

2.2. Nâng cao nghiệp vụ về tài chính phái sinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Sau khi đã sẵn sàng để đưa tài chính phái sinh vào một phần trong hoạt động của doanh nghiệp thì cũng là lúc doanh nghiệp cần trang bị cho mình một vốn kiến thức sâu rộng và đầy đủ về nghiệp vụ này. Vẫn nhấn mạnh một điều rằng, công cụ phái sinh là những công cụ phức tạp, cần phải hiểu rõ để tránh hiểu sai dẫn đến dùng sai gây hậu quả về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phối hợp với các Ngân hàng, để có thể học hỏi về nghiệp vụ phái sinh cũng như thị trường tài chính phái sinh. Có hiểu rõ vấn đề mới có thể tìm ra lời giải cho bài toán. Để đối mặt với những rủi ro gặp phải, cần có một vốn kiến thức rất căn bản, đầy đủ. Đầu tiên là về khoa học rủi ro, về quản trị rủi ro, làm cách nào có thể hạn chế rủi ro. Hiểu rõ nguy cơ mà mình gặp phải rồi, thì sẽ tìm hiểu đến, các biện pháp phòng tránh rủi ro, đưa ra các phương án ứng phó với từng trường hợp. Sau đó, phải cân nhắc, đánh giá giữa các phương án, để tìm ra cách tốt nhất, phương án tối ưu để hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Nếu tính toán tốt, với các công cụ phái sinh, doanh nghiệp hoàn

toàn có thể đưa rủi ro về mức mà mình mong muốn và kiểm soát được. Đó mới chính là một quy trình quản trị rủi ro logic và hợp lý.

Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 12

2.3. Tìm hiểu thực tế về việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh


Vì các doanh nghiệp của chúng ta chưa sử dụng hoặc mới chỉ bước đầu làm quen với các công cụ phái sinh, nên việc tìm hiểu thực tế là rất quan trọng. Khi đã học hỏi, trang bị kiến thức về công cụ phái sinh rồi, cần phải đưa những lý thuyết đó vào thực tiễn nữa. Giữa những điều cơ bản, giáo trình đến thực tế là cả một khoảng cách. Khi đã hiểu về mặt sách vở rồi, mà không tìm hiểu các ví dụ thực tế thì doanh nghiệp cũng không thể nào làm tốt được. Cần xem xét thực tiễn sử dụng công cụ phái sinh trên Thế giới, ở thị trường Việt Nam, xem trong trường hợp nào thì sử dụng biện pháp nào, có ưu điểm gì, nhược điểm gì. Từ những bài học của người đi trước để rút ra kinh nghiệm cho mình, tránh phạm phải những sai lầm của họ để đi vào vết xe đổ. Những ví dụ thực tiễn như thế có tác dụng hơn nhiều so với những công thức trong sách vở. Thực tế cho thấy, diễn biến thực tế trong kinh tế tài chính nói chung và đặc biệt là thị trường Việt Nam, luôn biến đổi khó lường, đôi khi đi ngược lại những công thức. Vì vậy, tìm hiểu thực tế để nắm vững nghiệp vụ là điều cần thiết đối với doanh nghiệp để bước đầu tiếp cận với nghiệp vụ mới này.

2.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân viên


Cuối cùng, người viết đưa ra đề xuất với các doanh nghiệp rằng, phải hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ nhân viên của mình. Để có thể nắm bắt được thông tin về thị trường tài chính, cần phải có cơ sở vật chất và thiết bị phù hợp nhất định. Mà thông tin đối với thị trường tài chính là yếu tố sống còn. Không nắm bắt được thông tin thì không thể nào ra được quyết định.

Các thông tin về tỷ giá giao ngay, tỷ giá kì hạn hay tỷ giá áp dụng cho hợp đồng hoán đổi, quyền chọn công bố trên thị trường cần phải được cập nhật thường xuyên để có thể áp dụng vào các hợp đồng. Muốn như vậy phải có hệ thống thiết bị để cập nhật. Hơn nữa, phải có ban ngành, đội ngũ nhân viên chuyên trách về vấn đề này. Mỗi nhân viên có một vị trí làm việc riêng, không phải ai cũng có đủ kiến thức thích hợp để làm một việc mà doanh nghiệp đề ra, vì vậy phải có nhân viên chuyên trách, được đào tạo, có kiến thức và kinh nghiệm để phụ trách, đảm đương về mặt bảo hiểm cho hoạt động xuất nhập khẩu, về sử dụng công cụ phái sinh.‌

III. Kiến nghị


Phần trước chúng ta đã đưa ra được một số đề xuất nhằm cải thiện tình hình phát triển hiện nay của thị trường các công cụ tài chính phái sinh. Để thực hiện được những thay đổi đó, xin được có một số kiến nghị đối với các thành phần tham gia vào thị trường phái sinh như sau.

1. Với chính phủ


Nhiệm vụ của chính phủ chính là điều tiết vĩ mô sự phát triển của thị trường, hướng dẫn các thành phần đi vào đúng quỹ đạo của mình, đảm bảo cho thị trường phát triển một cách lành mạnh và vững chắc. Để làm được điều đó, chính phủ cần làm được một số việc sau:

Để tuyên truyền hướng dẫn thì Chính phủ có tổ chức các cuộc họp, thông cáo mỗi khi đưa ra một nghị định hay thông tư hướng dẫn mới. Như vậy để đảm bảo ai cũng có thể nắm được thông tin một cách đầy đủ.

Mở các khóa đào tạo nghiệp vụ, các buổi tuyên truyền về lợi ích của công cụ phái sinh đến các doanh nghiệp. Chính phủ cần là người đưa ra chuẩn đào tạo kiến thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận và học hỏi.

Kết hợp với NHNN để quản lý thị trường phái sinh. Chính phủ cần thông qua NHNN để đưa ra các chính sách với thị trường, sau đó, trong quá trình thực hiện cũng phải theo dõi sát sao tiến độ thực hiện công việc cũng như hiệu quả thực hiện. Điều này để đảm bảo rằng công việc đi đúng theo tiến độ và quỹ đạo của nó.

Về mặt pháp lý, điều quan trọng là nên đưa ra khung pháp lý xác định rõ ràng các nghiệp vụ, ví dụ như khẳng định hợp đông Options là nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán. Trên cơ sở đó, để Bộ tài chính xác định biểu phí các giao dịch là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ đwọc tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế.

2. Với ngân hàng nhà nước


Với NHNN, cũng đưa ra một số kiến nghị, để NHNN bên cạnh chính phủ có thể làm tốt công tác quản lý vĩ mô thị trường phái sinh:

NHNN nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một dải băng có biên độ dao động lớn hơn làm khung giao dịch, có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu thị trường

Tỷ giá giao dịch Forward phải được xác lập theo yếu tố thị trường trên cơ sở sự biến động lãi suất của hai đồng tiên hoán đổi, do đây là một trong các yếu tốt cơ bản để xác định tỷ giá trong hợp đồng quyền chọn. Công thức tính tỷ giá Forward cần được trả về đúng vị trí, bản chất khoa học của nó.

NHNN sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch các loại hợp đồng, đặc biệt là Options, thay vì chỉ cho phép giao dịch giới hạn trong một số trường hợp. Không nên quá lo lắng các Doanh nghiệp sẽ thực hiện may rủi với các nghiệp vụ giao dịch này cũng như lo lắng trình độ hiểu biết về các giao dịch phái sinh của Doanh nghiệp. Thực tế các Doanh nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ này thường là các DN có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở những DN này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng.

3. Với các ngân hàng thương mại


Để làm tốt vai trò trung gian trong các giao dịch tài chính phái sinh, các NHTM cũng nên có một số cải cách sau:

Các NHTM nên xác lập nội dung hợp đồng phái sinh, hoàn thiện khung mẫu nghiệp vụ để tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng được dễ dàng nhanh chóng hơn.

Hiện đại hóa các trang thiết bị và cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ. Địa điểm thực hiện các giao dịch kinh doanh phái sinh cần bố trí thuận lợi, các bảng yết giá khoa học, hợp lý, dễ hiểu. Mô hình phòng kinh doanh ngoại tệ cần được tổ chức theo xu

hướng hiện đại. Hiện đại hóa cơ sở vật chất, bổ sung thêm trang thiết bị, ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin hiện đại trong giao dịch như mạng toàn cầu, mạng SWIFT...

Thực hiện chính sách giá cả và chất lượng với khách hàng. Giá cả và chất lượng là hai nhân tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn dịch vụ với khách hàng, chính sách giá cần hợp lý, linh hoạt với từng đối tượng lâu năm hay mới tham gia.

Có chính sách khuyến khích cán bộ hợp lý, mỗi giao dịch viên được giao một mức kinh doanh cụ thể tùy theo khả năng và trình độ, có chế độ khen thưởng và xử phạt rõ ràng theo kết quả đạt được, tạo tinh thần trách nhiệm và ý thức gắn bó với công việc của các cán bộ

Trên đây là những kiến nghị để góp phần thực hiện các biện pháp nhằm phát triẻn cho thị trường phái sinh có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Điều này là vì lợi ích của chính doanh nghiệp, từ đó tạo ra lợi ích chung cho toàn xã hội. Hi vọng, với những chính sách trong tương lai gần, cục diện thị trường tài chính phái sinh Việt Nam có thể phát triển khả quan hơn.


KẾT LUẬN

Chúng ta đã hoàn thành nghiên cứu về nghiệp vụ sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu Việt Nam. Qua đó, chúng ta có được cái nhìn tổng quát về công cụ phái sinh, công tác quản trị rủi ro tỷ giá, cách thức tiến hành hoạt động của thị trường phái sinh.

Để thị trường phái sinh Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hoàn thiện, tiến tới hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía NHNN, người tổ chức, điều hành thị trường m các NHTM, mà quan trọng còn cả các Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Cần có được sự phối hợp tham gia của tất cả các chủ thể.

Qua nghiên cứu, có thể thấy, hoạt động của thị trường tài chính phái sinh Việt Nam hiện nay còn rất nghèo nào và đơn điệu, số lượng doanh nghiệp tham gia còn ít, doanh số giao dịch nhỏ, loại hình giao dịch hạn chế, hầu hết là nghiệp vụ đơn giản như kì hạn, các giao dịch phức tạp. mới mẻ thì hầu như ít được thực hiện, mặc dù đây là công cụ có nhiều ứng dụng quan trọng trong thực tiễn phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đây là những nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu trong tương lai khi mà kim ngạch xuất nhập khẩu ngày càng được mở rộng.

Trước thực trạng kém phát triển của thị trường tài chính phái sinh Việt Nam, cần có nhiều giải pháp để khắc phục những hạn chế đồng thời nâng cao chất lượng thị trường xuất phát từ chính phủ, NHNN, các NHTM và bản thân doanh nghiệp. Các chủ thể phải không ngừng hoàn thiện, để phát triển thị trường, đẩy nhanh hội nhập với thế giới. Phải có sự phối hợp đồng bộ, nhất quán từ trên xuống dưới để có thể hoàn thành mục tiêu phát triển thị trường phái sinh vì tương lai của chính các doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022