Dự Đoán Xu Hướng Phát Triển Của Thị Trường Phái Sinh Ở Việt Nam

từ chủ trương của Đảng. Có thể thấy, Đảng luôn chủ trương phát triển đất nước đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Việt Nam là nước giàu tài nguyên nhưng nền kinh tế sản xuất với công nghệ còn non trẻ nên chúng ta không thể đi lên bằng nền công nghiệp sản xuất chế tạo. Cần phải đẩy mạnh xuất nhập khẩu thì qua đó mới tận dụng được lợi thế và khắc phục được nhược điểm của Việt nam. Với vai trò quan trọng như vậy nên xuất nhập khẩu luôn luôn là mảng quan trọng được quan tâm nhiều trong những kì họp quốc hội hay hội nghị về phát triển kinh tế đất nước. Gần đây nhất có thể kể đến “Đề án Phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010”, số hiệu 156/2006/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 30/6/2006 và Nghị quyết phiên họp chính phủ thường kì tháng 2 năm 2010, số hiệu 12/NQ-CP ban hành ngày 7/3/1010 của thủ tướng chính phủ. Trong đó đưa ra chủ trương “Bộ Công Thương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp có biện pháp cải tiến công nghệ, đổi mới quản lý, sử dụng nguyên liệu trong nước, tiết kiệm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả đầu tư kinh doanh; tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích sử dụng hàng nội địa, nhân rộng chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu; tăng cường các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập các mặt hàng xa xỉ, chưa thiết yếu, phấn đấu kiểm soát nhập siêu không vượt quá 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu; đẩy mạnh việc tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới; tăng cường quản lý thị trường trong nước, chống đầu cơ, tăng giá tùy tiện nhằm bảo đảm ổn định thị trường, giá cả”.

Có thể thấy chủ trương đối với phát triển XNK của nhà nước là rất rõ ràng và quán triệt, ưu tiên phát triển xuất khẩu thay thế nhập siêu, đưa kim

ngạch xuất khẩu tăng lên nhằm đưa nền kinh tế tiến những bước ổn định và vững vàng.

2. Dự đoán xu hướng phát triển của thị trường phái sinh ở Việt Nam

Cơ sở thứ hai mà chúng ta bám vào để xây dựng chính sách, đây chính là xu hướng phát triển của thị trường. Nền kinh tế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp tham gia vào phải thích nghi với tín hiệu thị trường, xuất phát từ thị trường mà tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Nếu không đáp ứng được nhu cầu thì không thể nào phát triển hoạt động kinh tế được. Vì vậy, xu hướng phát triển tương lai như thế nào sẽ tác động mạnh đến sự định hướng ở hiện tại. Nếu như thị trường nào có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai thì chúng ta cần có những biện pháp hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ.

Nước chúng ta là nền kinh tế dựa nhiều vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Hơn nữa, trong thời kì hội nhập, giao lưu buôn bán quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Bất kì nơi nào trong nền kinh tế cũng bắt gặp hình ảnh của thương mại quốc tế. Nhu cầu về xuất nhập khẩu, ngoại tệ tăng mạnh, thêm nữa là chính sách ngày càng nới lỏng với khung tỉ giá của NHNN, để cho tỷ giá nhạy cảm với tín hiệu thị trường, thì rủi ro tỷ giá đang ngày càng hiện hữu với từng doanh nghiệp. Nó thành nguy cơ trước mắt, cấp thiết đối với rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Khi đó, với khối lượng giao dịch lớn, dòng vốn đổ vào nhiều, các doanh nghiệp không thể thờ ơ với rủi ro tỷ giá được nữa. Không thể để đồng tiền của mình trôi nổi trên thị trường, khi ấy, tức khắc sẽ nảy sinh nhu cầu mua bảo hiểm cho rủi ro. Công cụ tài chính phái sinh với tư cách là biện pháp phòng tránh rủi ro tỷ giá hữu hiệu, sẽ ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nói riêng và nền kinh tế nói chung. Xu hướng phát triển tương lai đặt

ra nhu cầu cho doanh nghiệp, và để thích nghi và phát triển, họ cần cải tiến và tiếp cận thị trường phái sinh nhiều hơn.

Trên đây là những cơ sở để đưa ra đề xuất. Từ cơ sở đó, người viết xin đưa ra một số biện pháp có thể khắc phục được tình trạng hiện nay và phát triển mảng thị trường tài chính phái sinh.‌


II. Các giải pháp để phát triển việc sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các DN XNK Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

1. Giải pháp vĩ mô


Nghiên cứu việc sử dụng nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam - 11

1.1. Hoàn thiện khung pháp lý về nghiệp vụ phái sinh


Như chúng ta đã phân tích, sở dĩ các công cụ phái sinh chưa thực sự phát triển ở Việt Nam là bởi khung chính sách pháp lý chưa thực sự tạo thuận lợi cho thị trường. Các doanh nghiệp chưa nhận được sự định hướng của Nhà nước thông qua các chính sách, nghị định hướng dẫn. Khi một cái mới xuất hiện trên thị trường, khi mà các doanh nghiệp còn chưa hiểu biết và e ngại thì Nhà nước phải là người tiên phong, bằng các chính sách, văn bản luật của mình dẫn dắt các thành phần kinh tế. Vậy mà, luật pháp chưa đầy đủ, văn bản hướng dẫn chưa cụ thể, tỉ mỉ, chính sách chưa khuyến khích tạo thuận lợi thì làm sao khuyến khích doanh nghiệp tham gia thị trường phái sinh. Nhà nước, trong thời gian sớm nhất cần phải hoàn thiện khung pháp lý làm nền tảng đề doanh nghiệp áp dụng công cụ phái sinh vào hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình.

Cụ thể, đối với các TCTD, năm 2006, sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận, NHNN đã ban hành chế độ kế toán nghiệp vụ phái sinh tiền tệ tại các tổ chức tín dụng (thể hiện ở Quyết định số 29/2006/QĐ-NHNN ngày 10/07/2006 của Thống đốc NHNN; Côngvăn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của NHNN). Theo đó, các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD được xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Tiếp đến, với Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/04/2007 của Thống đốc NHNN về Chế độ báo cáo tài chính đối với các TCTD, việc công bố thông tin về công cụ tài chính phái sinh trên báo cáo tài chính của các TCTD đã ở mức đầy đủ, chi tiết cần thiết cho những ai quan tâm. Chế độ báo cáo này gần như quán triệt tuyệt đối các chỉ tiêu cần công bố theo thông lệ Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự. Đáng lưu ý là các thông tin sau: Loại công cụ tài chính phái sinh được mua/ bán; quy mô mua/ bán; giá trị ròng về tài sản/ công nợ theo giá trị hợp lý thị trường của các công cụ tài chính phái sinh; mức độ các loại rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả khác hiện có...

Đối với các doanh nghiệp, khi mua/bán công cụ tài chính phái sinh thì ghi nhận như thế nào? Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 của Luật kế toán về Nguyên tắc kế toán: "Giá trị tài sản được tính theo giá gốc...", và nguyên tắc này được cụ thể hóa bằng các quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), tuy nhiên chưa có hướng dẫn trực tiếp về xử lý kế toán, về trình bày chỉ tiêu tài chính có liên quan trên báo cáo tài chính đối với các nghiệp vụ

80

mua/ bán/giao dịch công cụ tài chính phái sinh. Nếu vận dụng các quy định hiện hành, quy trình xử lý kế toán tại doanh nghiệp như sau: khi doanh nghiệp mua tài sản là công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá gốc; quá trình nắm giữ, nếu giảm giá có thể trích lập dự phòng rủi ro; khi bán/ tất toán công cụ tài chính phái sinh, chênh lệch giữa giá bán và giá trị đang ghi sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ được ghi thu khác/ ghi chi khác. Việc xử lý kế toán như vậy về công cụ tài chính nói chung, về công cụ tài chính phái sinh nói riêng không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết quả kinh doanh của năm sẽ không xác định được hợp lý do chưa quán triệt được các nguyên tắc kế toán như "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp"... Những chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho người đầu tư, cho cơ quan quản lý... cũng chưa có.

Đối với một vài TCTD đang thực hiện thí điểm mua/ bán các loại công cụ tài chính phái sinh khác (ngoài phái sinh ngoại tệ), TCTD phải tự vận dụng thông lệ Quốc tế cho việc ghi chép kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Đặc biệt, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam còn chưa có các Chuẩn mực tương đồng với các Chuẩn mực kế toán Quốc tế về công cụ tài chính, đặc biệt trong đó là các Chuẩn mực IAS 39 "Các công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị"; IAS 32 "Công cụ tài chính: Thuyết minh và trình bày thông tin"; IFRS7 "Các công cụ tài chính: công bố". Việc thiếu vắng các tiêu chuẩn kế toán chất lượng cao để ghi nhận, đánh giá giá trị công cụ tài chính nói chung và công cụ tài chính phái sinh nói riêng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xác định kết quả tài chính, đến quản trị rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan giám sát tài chính- ngân hàng- chứng khoán

cũng không thể có được thông tin đầy đủ, trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.

Đối với NHNN, tỷ giá thị trường cần phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Vì vậy, NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chính linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, để có hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cần phải cho phép các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND khi có nhu cầu phát sinh. Tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ theo sự hiểu biết của ngân hàng, dẫn đến tình trạng không thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra.

NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các tổ chức tín dụng là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.

Với những giải pháp như thế, Nhà nước, thông qua NHNN, có thể phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế – tài chính của mình để làm tốt việc định hướng cho doanh nghiệp đi đúng đường hướng phát triển đề ra.

1.2. Chỉ đạo thực hiện trang bị máy móc và đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ

Tiếp đến, khi đã thực hiện được về khung chính sách và hành lang pháp lý, cần phải bước một bước tiếp theo là hoàn thiện về cơ sở hạ tầng thiết bị và thông tin. Ngân hàng nhà nước cần hướng dẫn cho các NHTM về cơ sở hạ tầng và thiết bị. Vì đặc điểm của các công cụ tài chính phái sinh là đòi hỏi phải có các trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cho các giao dịch được thực hiện nên bước này là rất quan trọng. Ngoài những thiết bị hiện có của Reuters, Thomson, SowJones News hay Metastock, CIC cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Cần phải mở rộng quan hệ hợp tác đối với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung. Hơn nữa, như vậy tạo ra một thị trường mở, phản ứng đúng với những điều xảy ra trên thị trường thế giới.

Mặt khác, thông tin là yếu tố quan trọng của bất kì hoạt động kinh tế nào. Việc đảm bảo thông tin được cung cấp đầy đủ là điều sống còn với hoạt động tài chính. Nếu như thông tin không cân xứng dễ gây ra tình trạng cơ lợi, chủ nghĩa cơ hội phát triển trên thị trường tài chính. Khi đó, những người nắm bắt thông tin có thể gây lũng đoạn thị trường, làm cho thông tin không phản ánh đúng những gì đang thực sự diễn ra trên thị trường. Nhà nước và NHNN phải đảm bảo, tất cả các thành phần tham gia thị trường nói chung, thị trường tài chính phái sinh nói riêng phải có được thông tin như nhau, như thế mới

tránh được sự nhiễu loạn thị trường. Khi đó, thị trường phái sinh mới có cơ hội phát triển mạnh.

1.3. Tuyên truyền hướng dẫn để phổ biến cho Doanh nghiệp


Điều cuối cùng mà NHNN cần thực hiện để có thể qua sự điều tiết vĩ mô của mình tác động đến sự phát triển của các công cụ phái sinh đó là tuyên truyền hướng dẫn để phổ biến cho doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng, ở Việt Nam hiện nay, không phải doanh nghiệp nào cũng có được kiến thức, hiểu biết về các công cụ tài chính phái sinh. Có chăng cũng chỉ dừng lại ở các công cụ sơ khai, đơn giản như hợp đồng kì hạn, còn các nghiệp vụ phức tạp hơn có những doanh nghiệp chưa chắc đã biết tới, chứ chưa nói là nắm vững. Khi mà họ chưa có kiến thức về nghiệp vụ thì khó lòng tạo ra nhu cầu của họ đối với mặt hàng. Làm sao họ có thể có tư duy bảo hiểm rủi ro khi mà bản thân họ chưa biết gì về công tác quản trị rủi ro, khái niệm, đặc điểm của các công cụ phái sinh với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro?

Vì vậy, với vai trò dẫn dắt của mình, NHNN cần tuyên truyền hướng dẫn cho doanh nghiệp được tiếp cận với kiến thức. Phải phổ cập được những kiến thức cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro và các công cụ phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, NHNN phải bắt đầu từ các NHTM. Thông qua các NHTM để phổ biến kiến thức đến từng doanh nghiệp. Cần tiếp cận khách hàng, tổ chức hội thảo để giới thiệu và tư vấn nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của khách hàng về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho khách hàng hiểu biết về các công cụ phái sinh. Phát triển các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh là giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 11/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí