Bàn Luận Về Sự Phát Huy Các Giá Trị Di Sản Văn Hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám Với Phát Triển Du Lịch Bền Vững


cha ông để lại. Sự am hiểu về ngôn ngữ và văn hóa truyền thống đó không có hoặc không sâu sắc, các tài liệu Nho học để lại dễ dàng bị lãng quên, tiêu hủy, mai một là điều ít tránh khỏi. Đứng trước những nguy cơ, thách thức đó, không chỉ DSVH VMQTG mà những DSVH khác cũng bị đe dọa hủy diệt.

4.3. BÀN LUẬN VỀ SỰ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

4.3.1. Vấn đề nâng cao nhận thức về vai trò của di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội

Nhận thức mới về di sản văn hóa, tại Thụy Điển đã diễn ra hội thảo quốc tế (5-8/6/2012) với hơn 400 bài thuyết trình bởi các chuyên gia và nhà nghiên cứu di sản văn hóa đến từ nhiều nước trên thế giới. Nội dung các bài tham luận, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích các vấn đề di sản văn hóa theo những cách nhìn mới mẻ, phong phú. Theo đó, DSVH không còn được coi là di vật của quá khứ với những giá trị và hình thái bất di bất dịch, cố định vĩnh viễn. Thay vào đó, DSVH được nhìn nhận lại như một quá trình sáng tạo văn hóa, là sản phẩm của thực tại, được tạo ra bởi cảm nhận về các giá trị của quá khứ, dẫn đường bởi những mối quan tâm đến vai trò của quá khứ trong các mối lo toan về thực tại và tương lai.

Ở Việt Nam, muốn phát triển du lịch văn hóa cần phải có thay đổi nhận thức. Trước hết, đó là sự thay đổi nhận thức của các cấp lãnh đạo trong một số cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, các cơ quan hoạch định chính sách, các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa ở Thủ đô Hà Nội để họ hiểu biết đầy đủ về GTDSVH, nhận thức được sự cần thiết về khai thác GTDSVH đối với phát triển du lịch. Phải thấy được hệ thống các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh là một nguồn tài sản vô giá. Đây chính là những điểm thu hút các du khách trong và ngoài nước tới tham quan, hệ thống DSVH đã tạo điều kiện để xây dựng và củng cố một nền công nghiệp không khói mạng lại những nguồn lợi đáng kể cho đất nước. Du khách tới thăm các di tích không chỉ để ngắm nhìn các cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà họ còn tiêu dùng, thưởng thức các GTVH tinh thần kết


lắng trong mỗi di tích lịch sử văn hóa. Vì vậy, các cơ quan quản lý các cấp của Thủ đô Hà Nội cần khai thác thác thế mạnh của thông tin đại chúng làm thay đổi nhận thức về vai trò, GTDSVH. Nhận thức quyết định hành động của con người. Vì vậy, trong hoạt động quản lý DSVH, chúng ta cần tạo điều kiện cho cộng đồng nhận diện giá trị của DSVH, được tiếp cận và hưởng thụ lợi ích. Nhờ thế lòng tự hào dân tộc, tình yêu DSVH luôn được tồn tại trong cộng đồng, tạo ra động lực tinh thần cho họ đóng góp công sức, trí tuệ cho việc tu bổ, tôn tạo di tích.

4.3.2. Vấn đề nâng cao nhận thức về việc phát huy giá trị di sản văn hóa giáo dục

Hiện nay, các tour du lịch ở Hà Nội có điểm đến là các di tích lịch sử văn hóa Nho học, một số di tích chưa có sự hấp dẫn để thu hút khách, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu. Hầu như du khách đến di tích trong ngày nên không sử dụng dịch vụ du lịch tại điểm đến. Điều này đặt ra yêu cầu đó là phải đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kéo dài sử dụng tour của du khách giúp cho du khách có cơ hội được hưởng thụ những giá trị đặc sắc của văn hóa Nho học. Tại di tích VMQTG, cần tổ chức các hoạt động như tái tạo lại quang cảnh trường thi xưa, có các quan giám khảo, các thí sinh tham dự là du khách. Nội dung xoay quanh những hiểu biết về Nho giáo về nền giáo dục Nho học…Như vậy, khi đến tham quan du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động du lịch đặc thù về nho học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Mặt khác, di tích VMQTG cần sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống như: tôn vinh tinh thần hiếu học, khuyến khích những học sinh, sinh viên có thành tích cao, đề cao những người Thầy có tài có đức, có thành tích đặc biệt trong sự nghiệp trồng người. Chỉ có một sự tiếp nối phù hợp với các quy chuẩn đạo đức và truyền thống mới có thể giữ gìn và phát huy các GTDSVH và trở thành nguồn tài nguyên du lịch.

Bên cạnh đó, việc phát huy GTDSVH VMQTG cần tập trung vào việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về GTDSVH Nho học đối với đời sống

Giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch ở Thủ đô Hà Nội hiện nay Qua nghiên cứu trường hợp Văn Miếu - Quốc Tử Giám - 19


hiện nay. Phát huy các giá trị tiềm ẩn của di tích Nho học trong việc đề cao truyền thống, đề cao vai trò của người trí thức, giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nêu cao tinh thần hiếu học, tu dưỡng đạo đức trong việc hướng tới xây dựng một nền giáo dục phát triển bền vững, hiệu quả mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

4.3.3. Vấn đề hoàn thiện các văn bản pháp luật về khai thác giá trị di sản văn hóa trong cơ chế thị trường

Trước thực trạng khai thác GTDSVH đối với phát triển du lịch đang thiếu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Do vậy, cần hoàn chính, bổ sung thêm hệ thống văn bản pháp luật cho việc khai thác GTDSVH đối với phát triển du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường là việc làm rất cần thiết.

Một hệ thống văn bản chính sách, pháp luật hoàn thiện sẽ đảm bảo quan trọng trong việc khai thác GTDS đối với phát triển du lịch một cách lành mạnh. Mặt khác, khi du lịch văn hóa phát triển sẽ nảy sinh những vấn đề mới từ thực tiễn, đòi hỏi phải có chính sách kịp thời, có hiệu lực. Chính sách về khai thác DSVH đối với phát triển du lịch phải thể hiện tầm nhìn chiến lược lâu dài, vừa có khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt.

Bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới đất nước, để hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nhân loại mà không bị hòa tan, để văn hóa thực sự trở thành "nền tảng tinh thần của toàn xã hội", "vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội" cần phải có cơ sở pháp lý vững chắc và hoàn chỉnh hơn cho các hoạt động bảo tồn và phát huy DSVH. Luật di sản văn hóa ra đời góp phần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đồng thời thúc đẩy giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới.

Bảo vệ DSVH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước được thể chế hóa và cụ thể hóa trong Luật Di sản văn hóa sẽ góp phần thức đẩy quá trình xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.


4.3.4. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với xây dựng điểm đến phát triển du lịch

Trước hết phải xây dựng thương hiệu điểm đến của khu du lịch di tích lịch sử VMQTG. Các điểm du lịch thành công ở Việt Nam hay trên thế giới đều có thương hiệu riêng của mình. Chẳng hạn, khi nói tới Huế đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng với quần thể di tích lịch sử đồ sộ; nói tới Hội An là một đô thị cổ kính với những mái nhà rêu phong, kiến trúc cách đây hàng trăm năm…

"Thương hiệu điểm đến" là một khái niệm được nhiều nhà khoa học bàn đến trong thời gian gần đây. Một số nước trên thế giới hiện còn hiểu biết ít về vấn đề xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch. Các công ty du lịch còn chưa rõ "thương hiệu điểm đến" có liên quan đến việc tăng thu hút khách du lịch, xúc tiến đầu tư vào điểm du lịch hay chỉ là việc xây dựng hình ảnh trong mắt công chúng. Để có hiệu quả thực sự, các nhà làm du lịch phải tạo ra được sự hòa hợp giữa nhận thức của cả khách du lịch và người dân về thương hiệu điểm đến, về các tài sản chính của điểm đến với những gì miêu tả về nó trong nội dung thông tin tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch. Một thương hiệu điểm đến được mô tả tốt nhất là khi bản chất của điểm đến có chỗ đứng trong nhận thức của nhóm du khách tiềm năng. Tuy nhiên, nó cũng có thể được công nhận bởi chính những cư dân ở đó. Lý tưởng là hai nhận thức này cùng đan xen và tác động lẫn nhau.

Để xây dựng được thương hiệu điểm đến du lịch khu di tích VMQTG thành công là một công việc hết sức nỗ lực của Ban quản lý di tích, chính quyền địa phương và bản thân cộng đồng dân cư. Trong mắt của du khách quốc tế, điểm đến du lịch VMQTG sẽ có những nét riêng so với các điểm du lịch khác. Do vậy, trong việc xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch VMQTG là phải tìm ra những nét đặc trưng, độc đáo và riêng có, đó chính là cảm xúc, là ấn tượng, lịch sử, là những nét ứng xử văn hóa của người dân Hà Thành.

Để xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch "Văn Miếu - Quốc Tử Giám" cần chú ý:


Văn Miếu - Quốc Tử Giám khác với các điểm du lịch khác. Thương hiệu điểm đến du lịch VMQTG phải được xác định là ngôn ngữ, hình ảnh mà tất cả các cơ quan, đơn vị, nhà kinh doanh du lịch sử dụng để nhận dạng điểm du lịch. Phát triển thương hiệu cần nhấn mạnh đến yếu tố về: giá trị cảnh quan, giá trị lịch sử, biểu tượng ngàn năm văn hiến, GTVH giáo dục, GTVH tâm linh, giá trị du lịch…

Di sản văn hóa là những tài nguyên vô giá của nhân loại. Vì vậy, cần phải nhận thức được tầm quan trọng GTDSVH để từ đó có những phương thức quản lý, khai thác một cách đúng đắn và hiệu quả nhằm phát triển du lịch văn hóa một cách bền vững. Đối với mỗi DSVH phải xác định những giá trị đích thực của nó để giá trị này phải được tồn tại lâu dài, đặc biệt các nhà quản lý phải hết sức chú trọng đến việc bảo vệ, trùng tu di sản đi đôi với khai thác, có kế hoạch khai thác các GTDS để phục vụ phát triển du lịch. Khai thác DSVH được đặt trong mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, giữa văn hóa du lịch và phát triển kinh tế; giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.

Vấn đề bảo tồn, tôn tạo và khai thác phát huy giá trị di tích luôn đặt ra trong hoạt động quản lý. Vấn đề ở chỗ là bảo tồn, tôn tạo và khai thác, phát huy giá trị của di tích như thế nào để đạt được hiệu quả và có tính bền vững. Bảo tồn và tôn vinh giá trị di tích phải được xác định là một công việc quan trọng của ngành du lịch. Cần định rõ những yếu tố cơ bản tác động có hiệu quả trong việc bảo vệ di tích, đảm bảo duy trì được tính đặc sắc cho tài nguyên du lịch như các thiết chế văn hóa, các phương pháp cách thức bảo quản, tu sửa, tôn tạo… Bên cạnh đó, áp dụng những thành tựu khoa học và kỹ thuật mới vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy di tích: thành tựu tin học phục vụ cho việc xây dựng và quản lý hệ thống dữ liệu về di tích, ứng dụng hóa chất vào việc bảo quản di tích, sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về khả năng khai thác và bảo tồn các GTDSVH truyền thống nói chung, văn hóa Nho học nói riêng để đề xuất


những biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn sự hủy hoại DSVH. Việc khai thác và bảo tồn GTDSVH Nho học nằm trong các hoạt động giữ gìn GTVH cho muôn đời sau. DSVH Nho học là một loại hình văn hóa đã ăn sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Vì vậy, cần phải có một chiến lược lâu dài, với những quy hoạch đề án hoạt động cụ thể, vừa có những hoạt động mang tính phong trào ngắn hạn, vừa phải có kế hoạch mang tầm chiến lược để giá trị của nền Nho học vừa được bảo tồn vừa phát huy tích cực giá trị của di tích trong đời sống hiện nay.

Khai thác và bảo tồn các GTVH VMMQTG còn là đầu tư cho việc tìm kiếm sử dụng các GTVH truyền thống của người dân như: sự tôn vinh tinh thần hiếu học, khuyến khích những người đỗ đạt cao, đề cao những người thầy có tài, có đức, học trò chuyên cần, hiếu thảo, ngoan ngoãn. Kết hợp với hình thức tôn vinh của cha ông như dựng bia ghi danh với những hình thức mới như dựng tượng, xuất bản sách, tài liệu giới thiệu… cho những người đạt danh hiệu cao quý. Chỉ có sự tiếp nối phù hợp với các quy chuẩn đạo đức, tập quán xã hội truyền thống dân tộc mới có thể giữ gìn lâu dài các GTDSVH và biến nó trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn trong mắt du khách.

Đẩy mạnh công tác kiểm kê, nhận diện các DSVH trong di tích, xây dựng ngân hàng dữ liệu. Cần có kế hoạch tăng cường công tác sưu tầm tài liệu để làm phong phú thêm nội dung trưng bày tại di tích và sáng tạo ra các hình thức hoạt động phát huy giá trị các hiện vật sưu tầm. Chỉ có những giá trị văn hóa ngàn năm của Thủ đô Hà Nội luôn là thế mạnh thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu.

4.3.5. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực

Để nâng cao sức cạnh tranh của du lịch Thủ đô Hà Nội nói chung, VMQTG nói riêng, cần thiết phải có sự quan tâm đến nguồn nhân lực du lịch. Theo Cục Thống kê Hà Nội, năm 2016 du khách đến Thủ đô là 21.830.906 lượt, trong đó khách quốc tế đạt gần 3,8 triệu lượt người, khách nội địa đạt 17,4 triệu lượt người. Dự báo đến năm 2020 khoảng 30 triệu lượt người đến Thủ đô Hà Nội. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng


nguồn nhân lực du lịch là một trong những đòi hỏi cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài trong tương lai. Để góp phần phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch, ngành du lịch cần chú trọng đến nguồn nhân lực bởi đây chính là nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh du lịch. Ngành du lịch không chỉ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về văn hóa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, gây ấn tượng với du khách. Vì vậy, cần đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch có trình độ đại học và trên đại học để tạo nên lực lượng quản lý nòng cốt. Hơn nữa cần nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành du lịch cho cán bộ trẻ. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông qua chương trình hội nghị, hội thảo khoa học… ở các nước, các khu vực có ngành du lịch phát triển.

Đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên tại di tích, lực lượng được coi là chìa khóa thành công của hoạt động du lịch cần được quan tâm bồi dưỡng nhất là các kiến thức về văn hóa, chính trị, kinh tế, lịch sử, ngoại ngữ…, và phải am hiểu về GTDSVH. Khi có được kiến thức cần thiết, các hướng dẫn viên sẽ truyền tải được những giá trị của di sản văn hóa đến với du khách, giúp du khách cảm nhận được giá trị văn hóa của di sản.

Đối với Văn Miếu - Quốc Tử giám, qua nghiên cứu thực tế hiện nay cho thấy: Về cơ cấu bộ máy nhân sự, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học VMQTG có 1 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc, 04 phòng chức năng là: Phòng Hành chính - Tổng hợp; phòng Giáo dục truyền thông; phòng Nghiên cứu - Sưu tầm, phòng Duy tu - Môi trường; với tổng số 95 người trong đó 22 người là công chức, viên chức, còn lại là hợp đồng.

Mặc dù VMQTG là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia nhưng hiện nay chưa có phòng ban chuyên trách tổ chức quản lý toàn bộ dịch vụ du lịch. Chính vì thế, việc tổ chức quản lý các dịch vụ do nhiều bộ phận khác nhau đảm nhận (phòng Duy tu, môi trường; phòng Giáo dục truyền thông; phòng Hành chính tổng hợp). Nhiều dịch vụ được thả lỏng cho tư nhân đảm nhận, thiếu sự quản lý về chuyên môn, việc kinh doanh dịch vụ mạnh ai lấy làm khiến một số dịch vụ du lịch cạnh tranh không lành mạnh trong di tích.


Phòng Giáo dục truyền thông với chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc trong việc phát huy giá trị di tích, tổ chức tuyên truyền giới thiệu cho khách trong và ngoài nước tham quan khu di tích VMQTG. Hiện nay phòng có 7 người, trong đó: Tiếng Anh 3 người, tiếng Pháp 1 người, tiếng Trung 1 người; Thạc sỹ văn hóa học 1 người, cử nhân Du lịch 1 người. Với VMQTG là quần thể di tích chứa đựng nhiều giá trị nhân văn quý giá của Thủ đô Hà Nội nói riêng, của cả nước nói chung. Trong những năm gần đây, cùng với lượng khách ngày càng tăng, hàng năm có hàng ngàn đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan VMQTG, phòng Giáo dục truyền thông chính là những người giúp du khách hiểu hơn về di tích này. Vì vậy, việc thuyết minh cần được hoàn thiện hơn như: cách thức đón tiếp khách, chất lượng thuyết minh viên, đặc biệt cần bổ sung thêm nhân lực từ 3 đến 5 người; bổ sung thêm về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh và Hàn, Nhật, Nga, Tây Ban Nha.

Hiện nay, phòng Giáo dục truyền thông của Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học VMQTG chỉ có 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành du lịch. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao, đáp ứng không những về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nhận thức chính trị, trách nhiệm công dân, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp tham gia hoạt động du lịch Thủ đô và hội nhập quốc tế… Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt những cán bộ trẻ, có khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện với du khách, cộng đồng dân cư.

4.3.6. Vấn đề liên kết du lịch để khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa

Để việc liên kết du lịch được triển khai và thực hiện đồng bộ đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp. Trước hết, cần có sự định hướng từ các nhà quản lý. Đối với Thủ đô Hà Nội cần chú ý đến các lợi thế đặc thù của khu vực như du lịch lịch sử văn hóa, du lịch sinh thái, đặc biệt du lịch văn hóa được coi là nền tảng để phát triển du lịch trên cơ sở phát huy giá trị di sản văn hóa. Bên cạnh đó, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bằng cách đưa vào khai thác kết hợp với loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cuối tuần, vui chơi

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí