Điều Kiện Vận Dụng Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên, Môi Trường Biển Của Hàn Quốc Vào Việt Nam

cũng cần đề xuất thực hiện hệ thống giáo dục gắn kết trình độ với kỹ năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Chương trình, giáo trình giảng dạy cần phải được thay đổi và cập nhật thường xuyên, kịp thời các môn chuyên ngành mới, đặc biệt là đối với nhiều vấn đề về môi trường biển mới nổi, mang tính toàn cầu, như ô nhiễm rác thải nhựa, vi nhựa… để phù hợp hơn với đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, khắc phục tình trạng thiếu hụt NNL có chuyên môn, nghề nghiệp mới cho phát triển ngành quản lý tài nguyên môi trường.

Bốn là, khắc phục tình trạng khoảng cách phát triển giữa vùng ven biển với các vùng công nghiệp và thành thị ở Hàn Quốc, Tổng cục biển và Hải đảo cần nghiên cứu đề xuất sử dụng công nghệ thông tin cũng như ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào giáo dục, đào tạo để rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa ven biển, hải đảo với thành thị, trên cơ cở mô hình đào tạo trực tuyến, học tập trên môi trường công nghệ số từ đó hình thành mô hình tự học trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc, mọi nơi, học tập suốt đời. Để từng bước cải thiện trình độ dân trí, đời sống của dân cư vùng ven biển, hải đảo,

Nghiên cứu, vận dụng những kinh nghiệm của Hàn Quốc gồn cả thành công và hạn chế trong việc phát triển NNL quản lý TNMT biển sẽ giúp Việt Nam tránh được những sai lầm, đồng thời đưa ra được những chính sách và giải pháp phát triển NNL đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hộp 3: Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam

Câu hỏi: Xin ông cho biết giải pháp để PTNNL quản lý TNMT biển Việt Nam?

- PGS.TS. Vũ Thanh Ca (Giảng viên cao cấp, ĐH Tài nguyên và môi trường HN): Cần cải cách thể chế của quốc gia để nâng cao chất lượng NNL biển và hải đảo;

- TS. Trần Anh Tuấn (Phó trưởng Ban, Viện Chiến lược Phát triển, Bộ KHĐT): Cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng; nâng cao năng lực cán bộ và bố trí cán bộ sát với trình độ đào tạo; thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ, quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị...;

- PGS.TS. Nguyễn Văn Hạnh (Nguyên giám đốc Trung tâm thông tin, Dữ liệu biển Quốc gia): Cần chú trọng đến công tác chuyên môn trong sử dụng cán bộ;

- TS. Đàm Duy Ân (Phó trưởng phòng QL đào tạo, bồi dưỡng trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường): Cần có chính sách thu hút nhân tài; Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động nhằm đảm bảo thu nhập ổn định, đủ và đảm bảo cuộc sống theo giá thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Trên đây là những giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam. Tuy nhiện để vận dụng những kinh nghiệm trên của Hàn Quốc vào Việt Nam một cách có hiệu quả, theo NCS cần quan tâm để đảm bảo các điều kiện cơ bản sau:

4.5.2. Điều kiện vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 22

4.5.2.1. Cần có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực biển đảo nói chung về NNL quản lý tài nguyên môi trường biển đảo nói riêng

Đảng cần quan tâm đề ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế găn với khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường và giữ vững chủ quyền biển đảo. Lãnh đạo tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế biển gắn với quản lý TNMT, chú trọng điều động, bổ sung những cán bộ có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức và lòng đam mê với phát triển kinh tế biển đảo cho lĩnh vực quản lý biển đảo. Cần tăng cường kiểm tra giám sát việc triển khai đường lối chủ trương của Đảng vào thực tiễn, để đường lối chủ trương của Đảng trở thành hiện thực sinh động trong đời sống xã hội. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến lãnh đạo thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về phát triển kinh tế biển, đặc biệt là lĩnh vực quản lý TNMT biển. Tăng cường kiểm tra giám sát thực hiện chính sách pháp luật, xử lý nghiêm những vi phạm chính sách pháp luật. Lãnh đạo mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biển đảo, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực phát triển NNL quản lý TNMT biển, để tập trung, phát huy các nguồn lực cho lĩnh vực biển đảo nói chung cho phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng.

4.5.2.2. Sự ủng hộ, tạo điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan, đối với công tác phát triển NNL, đặc biệt là cần có chiến lược và tổ chức thực hiện tốt chiến lược phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực biển trong giai đoạn tới

Trước tiên, các cơ quan chức năng Nhà nước cần tập trung lãnh đạo, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển từ Trung ương đến địa phương, nhằm bảo đảm tinh, gọn, hiện đại, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả; Đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao năng lực quản lý các đảo, quần đảo và vùng ven biển. Tiến hành bố trí dân cư trên các đảo, gắn với chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất tại các vùng biển, đảo, ven biển, theo hướng thân thiện với biển và môi trường biển. Tiến hành kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành, để chỉ đạo thống nhất các ngành, các cấp thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu; ở các địa phương có biển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Thủ Tương về phát triển kinh tế biển, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo cho Chi cục Biển và Hải đảo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; thống nhất giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và Nghị

quyết số 26/NQ-CP ở địa phương. Để đảm bảo phối hợp chặt chẽ, thống nhất và tập trung các nguồn lực cho quản lý Nhà nước về TNMT biển nói chung, cho phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng giữa cơ quan Trung ương và các địa phương có biển.

Quan tâm hơn nữa đến phân cấp về cơ chế, về tổ chức bộ máy cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nhằm tạo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Bởi quản lý biển, đảo là công việc lớn, vô cùng khó khăn, phức tạp, nhạy cảm, có tính liên vùng, liên ngành và tính quốc tế cao. Đặc biệt do không gian liên thông của biển, nên công tác quản lý TNMT biển mang tính chính trị, kinh tế - xã hội - môi trường, quốc phòng an minh, đối ngoại và hợp tác quốc tế sâu sắc. Nếu không quan tâm đến phân cấp cơ chế tổ chức, quản lý tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan, và người đứng đầu cơ quan thì sẽ hạn chế đến tập trung các nguồn lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý.

Cụ thể, thời gian tới cần tiếp tục phân cấp về những nội dung quản lý chuyên ngành khác cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, như công tác quản lý lấn biển, thế chấp, chuyển nhượng, góp vốn đầu tư phát triển kinh tế biển,… Công tác quản lý triển khai thực hiện các mục tiêu, tầm nhìn, chủ trương lớn, các khâu đột phá và các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương, Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ…, nhằm góp phần quan trong vào tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công cho xã hội.

Thực tiễn của Hàn Quốc cho thấy, họ đã rất thành công khi được phân cấp trong tổ chức quản lý, tạo tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao nói chung và trong việc xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động phù hợp với yêu cầu thực hiện kế hoạch và chiến lược phát triển trung và dài hạn của mình nói riêng.

Thứ hai, cần tập trung lãnh đạo cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật thành các giải pháp cụ thể tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững KT biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó quan tâm xây dựng quy hoạch chi tiết, rò ràng định hướng phát triển NNL quản lý TNMT biển mang tính dài hạn, đặc biệt là chú trọng, tăng cường và nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển NNL quản lý TNMT biển chất lượng cao. Cần tiến hành triển khai thường xuyên, liên tục chiến lược phát triển NNL biển Việt Nam. Đồng thời gắn chặt thực hiện chiến lược phát triển NNL quản lý TNMT biển với chiến lược phát triển bền vững lĩnh vực quản lý TNMT biển Việt Nam.

Có cơ chế, chính sách, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá việc huy động các nguồn lực cho đẩy mạnh đào tạo phát triển NNL quản lý TNMT biển, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, căn bản về chất lượng NNL, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Ưu tiên đầu tư đào tạo lại, đào tạo bổ sung và phát triển kiến thức cho NNL quản lý Nhà nước về biển và hải đảo các cấp; chú trọng đào

tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý, các đối tượng trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý và cán bộ hoạch định chính sách cấp trung ương và cấp tỉnh, nhằm tạo ra sự phát triển đột phá trong nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước về TNMT biển.

Đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trong và ngoài nước để liên kết hợp tác đào tạo, đặc biệt là liên kết đào tạo với nước ngoài, nhằm nâng cao chất lượng NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển, đảo. Đồng thời để hợp tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về quản lý TNMT biển. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, các nhà quản lý Hàn Quốc rất coi trọng sự kết hợp giữa đào tạo bên trong và bên ngoài; họ rất chú ý đến loại hình đào tạo tại chức, đào tạo tại chỗ, đào tạo gắn chặt với nhu cầu sử dụng NNL và đặc biệt họ rất coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo NNL.

Thứ ba, cần có hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đầy đủ, đồng bộ việc thực hiện chính sách, chế độ nghiêm để động viên NNL khắc phục khó khăn, phấn đấu học tập, công tác và để thu hút NNL có chất lượng cao cho lĩnh vực quản lý TNMT biển. Trong đó, đặc biệt cần có chính sách, chế độ tiền lương hấp dẫn, gắn tiền lương trả cho người lao động với kết quả và hiệu quả thực hiện công việc và điều kiện, môi trường lao động của họ. Ngoài chế độ tiền lương, cần có các chế độ phụ cấp, chế độ phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và chế độ khuyến khích xã hội đối với NNL quản lý TNMT biển để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Thứ tư, cần quan tâm đến công tác bố trí, sử dụng và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của NNL: Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng tuyển dụng NNL, có chính sách đặc biệt thu hút nhân tài, tiến cử, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ, chỉ đạo thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương. Nhằm từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý TNMT biển, các nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương. Xây dựng bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc, tiêu chuẩn nghề nghiệp, ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc, trên cơ sở đó hướng thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ, theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Trước mắt cần hoàn thiện, đưa vào sử dụng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng công chức, viên chức và người lao động ngành tài nguyên và môi trường.

4.5.2.3. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có năng lực, trình độ, có quan điểm và quyết tâm cao trong nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc nói riêng, của các quốc gia nói chung vào xây dựng và phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam

Lãnh đạo cấp cao lĩnh vực quản lý TNMT biển Việt Nam là người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo, điều hành và phát triển tổ chức, trong đó có

vấn đề phát triển NNL quản lý TNMT biển. Trong điều kiện và yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn mới, đòi hỏi khách quan, cấp bách đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phải có sự phát triển vượt bậc về năng lực lãnh đạo, trí tuệ, trình độ lý luận và tư duy khoa học về quản lý, phải nhận thức rò vai trò quan trọng của công tác phát triển NNL trong tổ chức với tính chất đặc thù của lĩnh vực biển, đảo, để nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm trong lãnh đạo phát huy các nguồn lực cho công tác quản lý TNMT biển nói chung, cho phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng không ngừng nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý TNMT biển trong giai đoạn mới.

Cần tập trung lãnh đạo đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, nhằm thống nhất quan điểm, hoàn thiện chủ trương, chính sách phát triển NNL lĩnh vực biển, đảo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển lĩnh vực biển, đảo, đặc biệt là chính sách phát triển NNL trong phạm vi quyền hạn của Tổng cục Biển và hải đảo, để các chính sách đó có tính chiến lược, đột phá và có tầm nhìn xa hơn. Mặt khác để NNL có năng lực, trình độ phát huy tổng hợp các nguồn lực, trong đó có phát huy việc nghiên cứu vận dụng linh hoạt, sáng tạo kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển, nhằm tạo bước phát triển đột phá, đi tắt đón đầu về phát triển NNL quản lý TNMT biển, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển bền vững kinh tế biển, gắn với bảo vệ TNMT biển, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, biển đảo. Do vậy, cần xây dựng cho cán bộ lãnh đạo Tổng cục biển và Hải đảo tinh thần trách nhiệm, sự quyết tâm cao trong nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của các quốc gia, nhất là của Hàn Quốc vào thực tiễn của Việt Nam.

4.5.2.4. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam được quan tâm tạo các điều kiện thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao

Để có bước phát triển đột phá trong quản lý TNMT biển nói chung, trong phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng, đòi hỏi phải có các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính và cơ chế, chính sách rò ràng, cụ thể. Nếu không có nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, đồng thời nếu không có cơ chế, chính sách rò ràng, cụ thể thì không thể phát triển được, thậm trí còn rơi vào tình trạng trì trệ. Do vậy, để vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý TNMT biển, Nhà nước cần có giải pháp thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước, để tăng cường đầu tư cho Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam về cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện làm việc… Đồng thời cần quan tâm đầu tư đào tạo, đào tạo lại NNL, cần có cơ chế, chính sách hấp dẫn thu hút NNL chất lượng cao cho lĩnh vực quản lý TNMT biển.

Mặt khác cần tạo điều kiện để Tổng cục Biển và Hải đảo chủ động tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế về biển và đại dương; tham gia phê chuẩn các điều ước, thỏa thuận quốc tế về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, đại dương, nhằm thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực liên quan đến biển và đại dương. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển KHCN, tạo nhu cầu, môi trường, điều kiện phát triển NNL biển.

4.5.3. Một số khuyến nghị nhằm đảm bảo điều kiện vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào Việt Nam

Để vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào Việt Nam, NCS đưa ra một số khuyến nghị sau đối với Nhà nước và Bộ Tài nguyên và Môi trường

4.5.3.1. Đối với Nhà nước:

Thứ nhất, cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh hơn nữa thể chế hóa, đường lối, chiến lược của Đảng về phát triển kinh tế biển, thành các cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, nhằm tạo môi trường, hành lang pháp lý hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ TNMT và giữ vững chủ quyền biển, đảo, góp phần tạo cơ sở, điều kiện phát triển NNL.

Thứ hai, sớm nghiên cứu quyết định thành lập Bộ kinh tế biển và phân công một Phó Thủ tướng phụ trách về hoạt động kinh tế biển, nhằm hướng tới xây dựng một hành lang pháp lý và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tổng hợp và thống nhất về tài nguyên biển và hải đảo, tức là quản lý nhiều ngành, lĩnh vực trên cơ sở một đầu mối.

Thứ ba, quan tâm rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với NNL quản lý TNMT biển, nhằm tạo động lực phát triển NNL đặc biệt là NNL chất lượng cao. Trong đó chú trọng đến chính sách tiền lương và các chính sách đặc thù đối với NNL làm công tác điều tra TNMT biển, bởi đây là một lĩnh vực quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có môi trường, điều kiện làm việc hết sức khó khăn, nguy hiểm, người lao động trong lĩnh vực này luôn phải chịu nhiều sức ép và tác động của sóng, gió biển, sự rung lắc của tàu, cũng như điều kiện ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn của những chuyến đi biển dài ngày. Nhằm góp phần tạo dựng niềm tin, gia tăng động lực nâng cao chất lượng NNL, nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó lâu dài của NNL với sự nghiệp quản lý TNMT biển.

4.5.3.2. Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thứ nhất, tập trung hơn nữa chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện công tác phát triển NNL quản lý TNMT biển, chú trọng lãnh đạo nâng cao

chất lượng quản lý nhà nước về NNL quản lý TNMT biển, nhất là công tác thống kê, dự báo nhu cầu NNL và thực hiện chính sách đối với NNL quản lý tài nguyên và môi trường nói chung, NNL quản lý TNMT biển nói riêng. Để gắn chặt thực hiện các quyết sách phát triển NNL quản lý TNMT biển với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững.

Thứ hai, chỉ đạo các trường đại học thuộc Bộ, kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả của 3 “nhà”: Nhà trường - Nhà khoa học - Nhà quản lý (Cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực TNMT) trong đào tạo NNL chất lượng cao, gắn chặt đào tạo tại trường với thực tiễn công việc của ngành TNMT nói chung, lĩnh vực quản lý TNMT biển nói riêng. Nhằm đảm bảo NNL chất lượng cao cho ngành quản lý môi trường nói chung, quản lý TNMT biển nói riêng. Cần quan tâm tiến hành thường xuyên công tác đào tạo và bồi dưỡng, đào tạo lại nâng cao chất lượng NNL, bảo đảm nội dung đào tạo, bồi dưỡng thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm và tập trung vào những định hướng chủ yếu là:

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển năng lực, trình độ của cá nhân NNL được tiến hành ngay tại đơn vị hoặc ở trung tâm đào tạo thuộc cơ quan, nhưng do đơn vị chủ động tổ chức triển khai thực hiện; các phòng, ban chức năng của tổ chức, đơn vị trực tiếp thực hiện một số khóa đào tạo, bồi dưỡng thuộc các lĩnh vực chuyên sâu của cơ quan, tổ chức ngay tại các cơ quan, đơn vị; Thực hiện thường xuyên luân chuyển các vị trí công tác, trao đổi, hướng dẫn viên, giáo viên, nhằm tạo điều kiện mở rộng và nâng cao khả năng làm việc ở các vị trí, để phát triển năng lực, kinh nghiệm xử lý, giải quyết những nhiệm vụ, tình huống trong công việc của từng cá nhân; Tăng cường hình thức bồi dưỡng NNL thông qua phân công những cán bộ có năng lực, trình độ kèm cặp những người trẻ, mới tuyển dụng, hay những người còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ tại chỗ làm việc.

Thứ ba, quan tâm chỉ đạo, tạọ điều kiện để Tổng cục biển và hải đảo đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phương tiện làm việc, đạt trình độ tiên tiến, phục vụ công tác điều tra cơ bản, quan trắc, kiểm soát, bảo vệ môi trường biển và phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu về biển, hải đảo. Đặc biệt là đầu tư để có những con tàu chuyên dụng tiên tiến, hiện đại phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu về biển, có khả năng điều tra, khảo sát ở vùng biển sâu, biển xa bờ, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng; gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Ưu tiên đầu tư ngân sách và các nguồn lực khác cho công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, như xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về biển để triển khai các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu định hướng ứng dụng và phát triển công nghệ, quy tụ và bồi dưỡng cán bộ KHCN trình độ cao, tạo môi trường trao đổi

học thuật, hợp tác nghiên cứu thuận lợi; Kết hợp đào tạo và nghiên cứu khoa học, thông qua các nghiên cứu KHCN và phục vụ sản xuất.


Tiểu kết Chương 4

Ở Việt Nam, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về TNMT biển được chính thức hình thành từ năm 2008, đánh dấu bằng việc Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TNMT biển, đảo từ Trung ương đến địa phương. Cùng với đó là việc Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Đến nay, về cơ bản tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước tổng hợp TNMT biển Việt Nam, đã và đang được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay các vấn đề quản lý nhà nước đối với ngành, nghề khai thác, sử dụng TNMT biển, hải đảo… vẫn đang được mười bộ, ngành tham gia quản lý, nên việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các bộ ngành chưa được rò ràng. Việc quản lý vấn đề TNMT trong từng bộ ngành chưa tập trung, thống nhất, nên hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, công tác quản lý còn chồng tréo về chức năng giữa các bộ, ngành. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát huy các nguồn lực phục vụ phát triển NNL trong tổ chức.

Chương 4 của luận án đã tập trung nghiên cứu làm rò tổ chức bộ máy quản lý phát triển NNL TNMT biển Việt Nam ở Trung ương và địa phương, chỉ ra 6 đặc điểm của NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam thể hiện trên các khía cạnh: về số lượng, cơ cấu theo giới tính, ngành nghề, lứa tuổi, thực trạng về chất lượng NNL thể hiện trên các khía cạnh: thể lực, trí lực, tâm lực. Tiến hành phân tích đánh giá thực trạng 6 hoạt động phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biện Việt Nam. Đó là: Thực trạng công tác kế hoạch NNL; tuyển dụng, thu hút NNL; bố trí, sử dụng NNL; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ NNL; đánh giá thực hiện công việc và tạo động lực làm việc cho NNL. Trên cơ sở đó rút ra 5 ưu điểm, 7 hạn chế, và nguyên nhân của hạn chế. Luận án đã trình bày quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển NNL quản lý TNMT biển. Làm rò những điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển NNL quản lý TNMT biển giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Đồng thời đã đề xuất các giải pháp vận dụng những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT đó là:

1. Nâng cao nhân thức về vị trí vai trò và sự cần thiết khách quan phát triển NNL quản lý TNMT biển.

2. Đổi mới và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý TNMT biển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022