Chẳng như thuyết của nhà Tần về Ông Trọng, Cổng thành đặt tượng chứa nhiều người,
Sao lạ bằng chuyện lòng hồ trâu vàng ẩn náu, Nghe tiếng chuông chợt vụt chạy lên.
Để tỏ chuyện kia ta liền hỏi người dân, Ai nấy đều bảo chuyện xưa như thế.
Than ôi !
Trấn Vũ quán kia thiêng lại lạ, Sóng nước Tây Hồ nhẹ mà êm. Người nay, trăng xưa, vô cùng tận,
Lữ khách bâng khuâng, thơ hứng thêm.
(Bùi- Nguyễn thị)
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 3
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 4
- Tình Trạng Văn Bản, Nội Dung Khái Quát
- Nội Dung Các Mục "tham Bổ", "phụ Lục", "ngoại Truyện" Trong
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 8
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 9
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
Thơ của Phan Thúc Trực cho đến nay hầu như chưa được giới thiệu, do khuôn khổ của Luận văn, lần này chúng tôi cũng không đi sâu phân tích và bình luận thơ của Phan Thúc Trực, nhưng từ hai bài thơ chúng tôi trích trên đây có thể thấy cảm nhận một tài năng thơ trong con người ông và một nhân cách đáng để được người đời tôn vinh.
3.2.3. Cẩm Đình thi văn toàn tập
Sách chép tay, kí hiệu VHv. 1426, khổ 27.5cm x 16cm, sách gồm 2 phần, phần đầu ở trang 1a có chép 錦 亭 詩 選 集 , 雲 宙 探 花 潘 (Cẩm Đình thi tuyển tập, Vân Trụ thám hoa Phan), có các bài thơ của Phan Thúc
Trực, phần 2 có ghi 錦亭文集,雲宙探花潘相公集 (Cẩm Đình văn tập, Vân Trụ thám hoa tướng công tập),
Qua khảo sát thì chúng tôi thấy cuốn Cẩm Đình thi văn toàn tập là tập hợp của 2 cuốn Cẩm Đình văn tập và Cẩm Đình thi tuyển tập, nhưng trong cuốn này, phần Cẩm Đình thi tuyển tập viết lối thảo, rất khó đọc, nhưng dựa vào Cẩm Đình thi tuyển tập, ký hiệu VHv.357 và VHv.684 có thể khôi phục các chữ thảo trong sách này. Cẩm Đình văn tập nét chữ mảnh, mềm mại, thanh thoát dễ đọc. Về nội dung cơ bản như chúng tôi đã mô tả ở tập Cẩm Đình văn tập và Cẩm Đình thi tuyển tập.
3.2.4. Trần Lê ngoại truyện
Trần Lê ngoại truyện, sách chép tay, ký hiệu thư viện A.1069, gồm 102 trang, khổ 30 x 19,5 cm, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng khoảng 18 chữ, chữ viết rõ ràng, có nhiều chữ tục tự. Sau trang nhan đề sách Trần Lê ngoại truyện (tờ 1a), trang tiếp theo (tờ 1b) ở dòng đầu tiên có dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên
đỉnh tập Trần Lê ngoại truyện" 養 浩 軒 鼎 陳 黎 外 傳 .
Về truyền bản, hiện chúng tôi chỉ tìm thấy một bản viết tay ở thư viện của Viện nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1069.
Trần Lê ngoại truyện là cuốn sách ghi chép những mẩu chuyện về các tác giả nổi tiếng thời Trần, Lê; các mục khoa cử, quan lại, nhân phẩm đời Trần; văn học, quan chế đời Lê. Trần Lê ngoại truyện, đúng với tiêu chí “ngoại truyện”, tác phẩm không đi sâu vào mô tả các sự kiện như QSDB, mà chủ yếu ghi chép về giai thoại các nhân vật xuất hiện từ thời Trần, thời Lê từ những tư liệu ngoài chính sử, được truyền miệng trong dân gian. Trong Trần Lê ngoại truyện, ngoài một số nhân vật ghi chép có phần sơ lược, cũng có
nhân vật được khắc họa sâu sắc, sinh động, mang đậm phong cách dân gian. Đặc biệt, không ít nhân vật được mô tả pha chút truyền kỳ, làm câu chuyện càng thêm hấp dẫn. Tác phẩm được coi là một tài liệu tham khảo khi khảo cứu về các danh nhân đời Trần Lê.
3.2.5. Quốc sử di biên.
Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu trữ bản A.1045/1 bao gồm tập Thượng (94 tờ), ghi chép các sự kiện thời Gia Long [1802-1819] và tập Trung (đến tờ 105). Quyển 2, ký hiệu A.1045/2 gồm Tập Trung (từ tờ 106 đến tờ 212), ghi chép sự kiện thời Minh Mệnh [1820-1840] và tập Hạ (52 tờ), ghi chép sự kiện thời Thiệu Trị [1841-1847]. Tổng cộng là 359 tờ (gồm cả tờ bìa), khổ 30,5 x 20,5 cm, Mỗi tờ có 2 trang (a và b), mỗi trang gồm 9 dòng, mỗi dòng khoảng 20 chữ. Xen vào giữa các tập là Tham bổ, Bổ và Phụ chú, Ngoại truyện với các dòng chữ nhỏ. Chữ chép theo thể chữ khải, sắc nét, rõ ràng, nét bút nhuần nhuyễn thể hiện trình độ cao của người chép sách. Sách được chép trên giấy bản, có chất lượng và kích cỡ tương đồng với những bản sách do Học viện Viễn Đông bác cổ Pháp thuê chép hồi đầu thế kỉ XX. Đây là sách do Học viện Viễn đông bác cổ Pháp thuê sao chép lại từ bản gốc (hiện không rõ nơi lưu trữ) từ đầu thế kỷ 20. Sách này, còn được lưu trữ dưới dạng bản microfilm tại Thư viện Viện đông Bác cổ Pháp tại Paris, ký hiệu MF.II/4/678.
Ngoài ra, còn có bản in QSDB do Đại học Trung văn Hồng Kông in năm 1965, gồm 407 trang. Bản này được lưu trữ tại thư viện Guinet ở Paris, ký hiệu FV.57171. Bản chúng tôi hiện có trong tay do Phó Tiến sĩ Oni shi Kazuhiko cung cấp. Phần hiệu khám sẽ được trình bày kỹ ở chương II.
Theo GS. Trần Kinh Hòa, bản in QSDB do nhóm các nhà nghiên cứu tại Sở Nghiên cứu Tân Á là Triệu Hiệu Tuyên, Lưu Gia Câu, Bản Thôn Tông
Cát, Đoàn Khoách hiệu đính, Ngô Tuấn Thăng đề bia, in vào năm 1965 tại Hồng Kông là bản microfilm của Viện Viễn đông Bác cổ, Viện Khảo cổ học ở Sài Gòn đã đem bản lưu trữ tại Viện này cho Sở nghiên cứu mượn. Và nếu là bản microfilm của Viện Viễn đông Bác cổ Pháp thì đây chính là bản đã được in lại từ bản chép tay A.1045/1-2 hiện lưu giữ ở Thư viện Viện Hán Nôm (VHN). Bản dịch QSDB (tập Thượng) của Hồng Liên Lê Xuân Giáo là từ bản in năm 1965 tại Hồng Kông.
Như vậy ta thấy rằng về vấn đề văn bản của QSDB không phức tạp, và từ trước đến nay chỉ tồn tại một bản chép tay duy nhất được coi làm bản nền để hiệu đính hay biên dịch. Tuy nhiên, do được chế bản từ bản A.1045/1-2 có thể coi bản in tại Hồng Kông là truyền bản của QSDB, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đi trước vẫn chưa có dịp so sánh đối chiếu bản QSDB A.1045/1-2 với bản in tại Hồng Kông. Chúng tôi sẽ làm sáng tỏ điều này trong chương III.
QSDB được chia thành ba tập là tập thượng, tập trung và tập hạ, trong cả 3 tập, Phan Thúc Trực đều nêu lên mỗi tập bằng câu “Quốc triều Đại Nam kỉ” hoặc “Đại Nam kỉ”, riêng đầu tập thượng được viết thêm mục “tham bổ Ngọc phổ đế hệ” là tham bổ dòng dõi nhà vua theo quyển Ngọc phổ, trong mục này tác giả đã ghi tên và chức vị của tổ tiên nhà Nguyễn 15 người kể từ Nguyễn Hoàng trở về trước, cùng lí lịch của đức Hoàng Khảo Hiếu Khang Hoàng đế (thân sinh ra đức Thế tổ) một cách giản lược. Rồi sau đó tác giả mới bắt đầu đến đức Thế tổ Cao Hoàng Đế (tức vua Gia Long) từ năm Nhâm Tuất là năm Gia Long nguyên niên (1802) đến năm Ất mão là năm thứ 18 của niên hiệu Gia Long (1819) và ghi chép những sự kiện lớn lao trong thời gian ấy, sau văn bản tập thượng tác giả lại phụ lục thêm mục “Tham bổ Thế tổ tế Tống hậu văn ” nghĩa là “tham bổ bài điếu văn Đức thế tổ tế bà Tống Hậu”.
Trong tập Trung, tác giả tự thuật về Đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế từ năm Canh thìn là năm Minh Mệnh nguyên niên (1820) đến năm Canh tí là năm thứ 21 niên hiệu Minh Mệnh (1840) và tác giả ghi chép những sự kiện trong thời gian Minh Mệnh trị vì. Cuối văn bản tập trung tác giả phụ lục thêm những mục “tham bổ” và những bài Chiếu, Dụ cùng với những bài bi ký dưới triều vua Gia Long và vua Minh Mệnh, các điều mục lục trong bộ sách Minh Mệnh chính yếu, Tổng trấn truyền cấm thân hào và nhân dân, lễ Đại khánh vào năm Đinh hợi (1827), thơ của Đặng Văn Khải tỉnh Bình Thuận, tập thơ “Phong trúc” của Ngô Thế Lân, tên các tỉnh, sở, hạt, phủ, huyện, tổng thuộc xứ Bắc kỳ, thời khắc mặt trời mọc và lặn, ban ngày và ban đêm, những bài biểu, văn của quận công Nguyễn Văn Thành nói về luật lệ, những câu đối của các vị nhân thần trong những năm Nhân thìn (1832), và năm Qúy tị (1833), tình trạng tỉnh Cao Miên vào cuối đời Minh Mệnh, thơ Ngự chế nói về việc sinh được nhiều con trai, thơ vịnh Bình đài…Toàn văn trong thiên này có 212 trang.
Trong tập hạ, Phan Thúc Trực tự thuật về Đức Hiến Tổ Chương Hoàng Đế từ năm Tân sửu là năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) và đến năm Đinh mùi là năm thứ 7 niên hiệu Thiệu Trị (1847) và ghi chép các sự kiện lịch sử trong thời gian vua Thiệu Trị tại vị. Cuối văn bản tập hạ này tác giả lại phụ thêm những mục “Tham bổ ngoại truyện”, việc lục tuyển các quan viên vào năm Bính Ngọ (1846), việc đặt tên cho các hoàng cung, các điện, các đường tại kinh thành Thuận Hóa, việc mở khoa thi Đình năm Giáp thìn (1844) và danh sách những người được trúng tuyển, bản chiếu văn của vua Gia Long (1816), danh sách những người trong hoàng tộc thụ phong tại năm thứ 16 niên hiệu Gia Long (1817), danh sách con đích các công thần được sắc phong dưới triều vua Gia Long, mục lục các bài thì và văn ngự chế của vua Thiệu Trị… Toàn văn bản tập hạ có 51 tờ.
QSDB đề cập đến 3 triều vua đầu nhà Nguyễn là vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị, bao quát những sự kiện lịch sử trong khoảng thời gian 46 năm (1802-1847), hơn nữa khi đọc và tìm hiểu chúng ta sẽ thấy rằng, có rất nhiều các sự kiện lịch sử được truyền tải trong bộ sử này, ngoại trừ những sự kiện liên quan đến trực tiếp triều đình nhà Nguyễn cùng với sự việc ở chốn đô thành, ngoài ra phần lớn các sự kiện khác điều có liên quan đến xứ Bắc kì, hoặc những sự kiện được phát sinh ở xứ Bắc kì. Do đó, chúng ta có thể suy nghĩ mà biết được quyển sách này được biên soạn vào khoảng năm thứ 4 niên hiệu Tự Đức (1851) là năm mà Phan Thúc Trực vâng chiếu chỉ của nhà vua ra ngoài Bắc để tìm kiếm những sách vở cũ còn sót lại
Tuy số trang ít hơn hẳn so với ĐNTL- là bộ chính sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong suốt 88 năm, ghi chép lại toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XIX , nhưng QSDB cũng đã lượm lặt được các sự kiện quan trọng còn sót lại của triều Nguyễn dưới đời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị, qua đó giúp chúng ta có thể hình dung trọn vẹn hơn về giai đoạn lịch sử này. Điểm đóng góp lớn nhất của QSDB là cung cấp những sử liệu mà ĐNTL ở cả ba đời vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị còn bỏ sót, không ghi chép hoặc không bàn tới. Về giá trị của QSDB, chúng tôi sẽ đề cập chi tiết hơn trong chương II và III của luận văn.
4. Tiểu kết
Triều Nguyễn - một triều đại với nhiều sự kiện đã đi vào lịch sử dân tộc, cho dù cũng đương đầu với không ít khó khăn. Trong bối cảnh lịch sử đó, nhà Nguyễn cũng đã tạo ra một tầng lớp sĩ phu năng động, giúp vương triều trong việc củng cố chính quyền, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế và văn hóa. Sinh ra và lớn lên trong thời đại đó, Phan Thúc Trực cũng như nhiều sĩ phu khác đã tham gia tích cực và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây
dựng đất nước. Qua việc khảo cứu cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực, chúng ta phần nào hiểu được nhân cách và tài năng của ông, một tài năng và nhân cách đáng để được người đời tôn vinh và ngưỡng mộ. Đồng thời chúng ta cũng thấy được tư tưởng của ông, mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng phong kiến nhưng ông đã biết vượt qua khuôn khổ khô cứng của Nho giáo, luôn có cách nhìn khách quan và đa chiều trong việc đánh giá các nhân vật và sự kiện; luôn hướng về quần chúng nhân dân bằng một tư tưởng cảm thông sâu sắc, điều này được thể hiện rõ qua bộ sử “Quốc sử di biên” mà chúng tôi sẽ phân tích và trình bày kĩ hơn ở chương sau. Các sáng tác của ông để lại tuy không nhiều nhưng cũng là kho thông tin quý báu giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn tình hình văn hóa, kinh tế, xã hội, của đất nước ta trong những năm đầu đời Nguyễn.
CHƯƠNG II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN
Như phần Lịch sử vấn đề chúng tôi đã trình bày, các vấn đề thời điểm ra đời của tác phẩm, mối liên quan giữa QSDB và Trần Lê ngoại truyện đã được các nhà nghiên cứu đi trước đề cập tới, song do khuôn khổ giới hạn của một bài viết nên hầu hết các tác giả đi trước đều chưa có điều kiện đi sâu phân tích làm rõ các vấn đề trên. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đi trước cũng chưa có điều kiện xem xét và đối chiếu bản chép tay QSDB (VHN) với bản QSDB do Hồng Kông in. Trong chương này chúng tôi xin tìm hiểu 4 vấn đề sau: 1. Về bản chép tay QSDB (VHN) và bản in QSDB in tại Hồng Kông; 2. Thời điểm ra đời của QSDB; 3. Nội dung các mục "Tham bổ", "Phụ lục", "Ngoại truyện" trong QSDB; 4. Nội dung của Trần Lê ngoại truyện, để làm sáng tỏ những vấn đề văn bản tác giả tác phẩm QSDB mà các nhà nghiên cứu đi trước chưa có điều kiện đi sâu hoặc đề cập tới.
1. Về bản chép tay QSDB (VHN) và bản in QSDB in tại Hồng Kông
1.1. Về bản chép tay QSDB (VHN)
Như các nhà nghiên cứu đi trước đã nhận xét, bản chép tay QSDB, ký hiệu A.1045/1-2, không phải là nguyên cảo của tác giả. Do kiểu chữ khác nhau nên chúng tôi suy đoán, sách được ít nhất được 2, 3 người của Thư viện Viễn đông bác cổ Pháp thay nhau sao chép lại. Từ tờ 1a, quyển Thượng đến 156a, quyển Trung do một người sao chép. Chữ chân phương, viết khá đều tay. Từ các tờ 156b-157b; tờ 173b -174b do một người khác chép, chữ viết