của chúng tôi, tác phẩm của Phan Thúc Trực hiện còn lưu giữ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm gồm:
1. Cẩm Đình văn tập, ký hiệu VHv. 683; VHv 262.
2. Cẩm Đình thi tuyển tập, ký hiệu VHv. 357; VHv. 684.
3. Cẩm Đình thi văn toàn tập, ký hiệu VHv. 1426; A. 1385 ( bản chép lại VHv. 1426)
4. Trần Lê ngoại truyện, ký hiệu A.1069
5. Quốc sử di biên, ký hiệu A. 1045/1-2.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 2
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 3
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 4
- Về Bản Chép Tay Qsdb (Vhn) Và Bản In Qsdb In Tại Hồng Kông
- Nội Dung Các Mục "tham Bổ", "phụ Lục", "ngoại Truyện" Trong
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 8
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
Một số tác phẩm của họ Phan mà ĐNCBLT ghi lại như Tứ phương lan phả; Hiệu tần thi tập; Bắc hành thi thảo và Nam hành thi thảo đã được đưa vào sách Cẩm đình thi tuyển tập. Một số bài thơ còn bỏ sót cũng được chép đưa vào bộ thi tuyển đó. Hiện chưa tìm thấy tác phẩm Diễn Châu phủ chí, nhưng theo thông tin từ ông Phan Bá Hàm, hậu duệ của dòng họ Phan cho biết, tác phẩm Diễn Châu phủ chí hiện lưu giữ tại Nghệ An. Chúng tôi sẽ bổ sung khi tiến hành nghiên cứu toàn bộ thơ văn của Phan Thúc Trực trong dịp khác.
Các tác phẩm có thơ văn của ông hoặc các tác phẩm có liên quan đến ông :
1. Cẩm Hồi tập, ký hiệu A. 1474, gồm 12 bài văn và 18 bài thơ, mừng Phan Thúc Trực đỗ thám hoa năm 1874 [không phải chỉ có 26 bài thơ như Di sản Hán Nôm - Thư mục đề yếu ghi].
2. Kim triều chiếu chỉ, ký hiệu A. 339. Có biểu tạ ơn thi đỗ của Phan Dưỡng Hạo
3. Thám hoa Phan Thúc Trực Cẩm hồi tạ tập, ký hiệu A. 2744, bao gồm thơ và trướng mừng Phan Thúc Trực đỗ thám hoa.
4. Hạ Cao Phó bảng đối liễn trướng văn, ký hiệu A. 1720, bao gồm thơ, trướng văn mừng Cao Xuân Tiếu đỗ phó bảng, trong đó có thơ văn của Phan Thúc Trực.
Để tránh trùng lặp, chúng tôi xin giới thiệu khái quát một số tác phẩm thơ văn của Phan Thúc Trực. Riêng Trần Lê ngoại truyện và Quốc sử di biên sẽ dành trình bày kỹ ở chương II và III.
3.2. Tình trạng văn bản, nội dung khái quát
3.2.1. Cẩm Đình văn tập.
Cẩm đình văn tập có 2 bản, cả hai đều là sách chép tay. Bản thứ nhất kí hiệu VHv.683, gồm 168 trang, khổ 19cm x 17cm, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng khoảng 25 chữ, sách không có tờ đề bìa, dòng đầu tiên của tờ 1a ghi錦亭文集,雲宙探花潘相公集 (Cẩm Đình văn tập, Vân Trụ thám hoa Phan tướng công tập). Sách chia làm 2 phần, phần 1 từ trang 1a đến trang 30a
có tựa đề là Cẩm Đình văn tập, phần 2 từ trang trang 31a đến trang 84b có ghi đầu đề là 金石遺文集 (Kim thạch di văn tập). Phần này có dòng chú sau:
"Kim án thử tập gia nghiêm cầu thư cư sở soạn, thường dục tường gia tỉnh tuyền, tự dĩ truyền chi, đán vị thành bản. Kim cẩn y thảo bản sao nhập, nhân cựu sở danh "Kim thạch di văn tập" danh yên" (Nay xem tập văn này thấy đây là tập văn do cha ta tìm sách soạn ra, muốn tuyển chọn thêm rồi làm bài Tựa để truyền lại, nhưng chưa thành sách. Nay tôi theo bản thảo sao lại, nhân tên sách cũ đề là Kim thạch di văn tập, nên lấy lại tên sách đó).
Qua dòng cước chú có thể thấy Kim thạch di văn tập là tập bản thảo do Phan Thúc Trực tinh tuyển, con ông là người sao lại, đặt sách theo tên cũ là Kim thạch di văn tập. Điều đó càng chứng tỏ, di cảo của Phan Thúc Trực đã được con trai ông sao chép và biên tập lại.
Bản thứ 2 kí hiệu VHv.262, dòng đầu tiên có ghi 錦亭文集 ,雲宙探花潘養浩公集 (Cẩm Đình văn tập, Vân Trụ thám hoa Phan Dưỡng Hạo công tập) khổ 19cm x 17cm mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng khoảng 25 chữ. Từ tờ 25b là phần 2 có tiêu đề Kim thạch di văn tập.
Xét về nội dung, hai bản này có số bài và nội dung gần tương đương với nhau, song cũng có xuất nhập về câu chữ. Do khuôn khổ của Luận văn, chúng tôi không đi sâu phân tích văn bản các tác phẩm thơ văn của Phan Thúc Trực mà sẽ trình bày ở dịp khác.
Cẩm Đình văn tập gồm hai phần. Phần 1 là tập hợp những bài văn mà nhiều người nhờ Phan Thúc Trực viết về cuộc đời, sự nghiệp theo lời kể của họ, hoặc là viết những bài mừng thọ, hay là những bài chúc mừng đăng khoa tiến sĩ của các danh nhân. Phần 2 là tập hợp các bài văn khắc trên bia đá, biển gỗ.... Ở phần 1, chúng tôi thống kê có những bài sau (chúng tôi lấy bản VHv. 683 làm bản nền):
- Bình phú hộ đốc Lê công sự trạng lược
- Nam quận Đông Phong Xuân Hiên Phạm phủ quân hành trạng lược
- Hạ binh bộ tham tri Nguyễn đại nhân tôn từ thọ tự
- Đại nghĩ Vạn Phần xã hội hạ Trần quận binh tự
- Đại nghĩ song Quỳnh tú tài triều môn môn sinh hạ tiên sinh thất thập thọ tự
- Tứ văn trường tiến sĩ Nguyễn Khải Phủ đăng đệ vinh hồi tự
- Đại nghĩ nhị tỉnh văn thân hạ tân tiến sĩ Nguyễn Khải Phủ tự
- Đại nghĩ Quảng Bình tỉnh Cảnh Dương xã, Nguyễn tộc hạ tân tiến sĩ Nguyễn Phùng Dực
- Môn nhân kinh quan đồng hạ nghiệp sư quốc tử giám tế tửu Nguyễn Nghĩa Phương tiên sinh lục thập thọ tự
- Đại nghĩ ấm sinh đồng hạ tế tửu Nguyễn tiên sinh lục thập thọ tự
- Đại nghĩ Quảng Bình môn sinh hạ Tĩnh tỉnh đồng môn Nguyễn tiến sĩ vinh hồi tự
- Đại nghĩ binh khoa chưởng ấn cấp sự Đặng minh phủ húy Trân song đường thất thập thọ tự.
- Hạ Cao Văn Tịnh thân cô đăng thất thập thọ tự
- Tống đồng bảng Vũ Sư Thuyết (húy Văn Nho) phó Tuy Biên tự
- Nghĩ đồng viện tặng Lê danh hợi sủng vi yến ất biệt sứ tự
- Nghĩ Đinh Mùi hội niên đồng hạ phó bảng Trương Dao (Hà Nội Thịnh Hào nhân) gia thân song khánh tự.
- Đại nghĩ La phong xã phó bảng Huy Uyển môn nhập giáo kì gia tôn đại nhân Đỗ Hộ Phủ tự văn
- Nghĩ bản tỉnh văn giáp hạ Đô Lương Trực học sĩ Phạm đại nhân tặng phong phụ mẫu tự (công húy Tất Cố)
- Nghĩ bản tỉnh hạ Quảng Bình tạ huyện tặng phong phụ mẫu tự
- Hạ Thanh Quan huyện doãn song thân đăng lục thập thọ tự
- Nghĩ bản tỉnh hạ tân cát sĩ Phạm thai tự (húy Vi, Hà Tĩnh nhân)
- Nghĩ bản xã Liên Trì giáp văn hội đăng khoa biển kí
- Phan tiên sinh từ đường bi kí
- Hoa Lâm tiên sinh từ đường bi kí (Canh Tuất)
- Lãng Bạc biện
Phần 2: Kim thạch di văn tập
- Ngự chế quỳnh uyển cửu ca tự.
- Long Quang động khắc thạch
- Thiên Nam động chủ ngự đề tịnh tự
- Thượng Dương động chủ ngự đề
- Bằng Trình sơn khắc thạch
- Đại Khánh chư sơn khắc thạch
- Cư sĩ quan lan sào bi minh
- Ninh sơn kí
- Hồ công động [gồm 9 bài thơ]
- Phỏng Diệu sơn đông chi tác (thạch khắc)[gồm 7 bài thơ]
- Đại thánh Đông sơn linh ứng điện bi kí
- Hậu bi kí
- Thái bình sơn tự cửu phẩm bi kí
- Thái bình tự Từ Đức tổ chân tông tháp kí
- Thiền Sư tháp ký tịnh đề
- Thái bình tự Bồ tát thành tựu tháp kí
- Đại Quảng sơn tự bi kí
- Đại tuệ viên thông tháp kí
- Trùng tu Du Anh tự kí phổ minh
- Đan Nê xã Đồng Cổ miếu bi minh tịnh ký
- Đại hầu thi thạch diện
- Tả bi Vĩnh Thọ
- Phù Tải xã bi văn
- Nghệ an văn chỉ
- Thủy đường dị sự lục
- Đông thành huyện thánh vũ thạch bi tự
- Tượng sơn phật tự bi kí văn....
3.2.2. Cẩm Đình thi tuyển tập
Có 2 bản chép tay. Bản thứ nhất kí hiệu thư viện VHv. 357, khổ 29cm x 17cm, sách dày 228 trang, mỗi trang có 8 dòng, mỗi dòng khoảng 25 chữ, dòng đầu tiên của tờ 1b ghi 錦亭詩選集 , 雲宙探花潘 (Cẩm Đình thi tuyển tập, Vân Trụ thám hoa Phan). Sách chia làm 2 phần, phần đầu từ trang
1a đến trang 71a là Cẩm Đình thi tập, tập hợp 275 bài thơ. Từ tờ 73a-98b là tập Hiệu tần tập nhất (56 bài) 105b là tập Hiệu tần tập nhị(24 bài). Từ tờ 105b trở đi là phần Phụ lục, tập hợp các bài thơ của Bắc hành thi thảo(22 bài) và Nam hành thi thảo(22 bài). Tập hợp 399 bài thơ ; Bản thứ hai ký hiệu VHv.684, khổ 20cm x 16 cm, có trang, mỗi trang 9 dòng, mỗi dòng 26 chữ. Từ tờ 1a đến 63b là tập Cẩm Đình thi tuyển tập; từ tờ 64a-86b là tập Hiệu tần tập nhất; từ tờ 87a-94b là Hiệu tần tập nhị. Từ 95a-102a là phần Phụ lục bao gồm các bài thơ của tập Bắc hành thi thảo và Nam hành thi thảo.
Bản VHv.357, chữ viết đá thảo, khó xem. Bản VHv.684, viết chữ chân xen thảo, dễ xem hơn. Qua so sánh, bước đầu đoán định VHv.684 là bản chép lại từ bản VHv.357.
Cẩm Đình thi tuyển tập 399 bài thơ, có thể coi là tập thơ khá đồ sộ của Phan Thúc Trực. Đối với ông, gia đình là nơi để ông gửi gắm nỗi nhớ thương, bạn bè là nơi để ông bày tỏ tình bằng hữu... Ngoài các bài thơ thù tặng, tiễn biệt bạn bè, gia đình và người thân như: Thư biệt Vị Hoàng cố nhân Nguyễn Bằng (Viết tạm biệt cố nhân Nguyễn Bằng, người Vị Hoàng) ; Hạ Nguyễn Phủ quân thất thập thọ (Mừng thọ ông họ Nguyễn 70 tuổi); Mộ xuân hoài hữu (Chiều xuân nhớ bạn)..., thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nhà thơ. Những bài như Xuân nhật du sơn tức sự (Cảm hứng khi du chơi nơi núi non ngày xuân); Lam giang chu trung mạn hứng (Cảm hứng khi du thuyền trên sông Lam). Trong một số bài thơ được ông sáng tác nhân chuyến ra Bắc công cán vào năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), có những bài ông làm khi đến thăm một số di tích lịch sử đất Hà thành như bài Tây Hồ Trấn Vũ quán hành (Bài thơ về quán Trấn Vũ ở Tây Hồ); Tràng Tiền cổ súng hành (Bài thơ về cỗ súng cổ ở Tràng Tiền). Đứng trước ngôi đền cổ kính, bên Hồ Tây thơ mộng, được nghe về lịch sử về Hồ Tây với chuyện lạ trâu vàng ẩn dưới lòng hồ, nghe tiếng chuông chạy, húc đất sụt xuống thành hồ... đối với ông còn hay hơn hay truyền thuyết bên Tần đúc tượng Lý Ông Trọng trong chứa được vài chục người.
"Tây hồ tịch thượng Trấn Vũ quán,
Tịch trung đồng thượng nhân tranh khán, Bất tri chú tựu thị hà niên,
Kinh kỷ tang thương vô cải hoán.
Bắc phương Trấn Vũ Khảm chi tinh, Thiên nhất sinh chi địa nhị thành, Bất như Tần triều thuyết Ông Trọng, Thành môn thập nhị chú kì hình.
Nhược nãi kim ngưu ẩn hồ lý, Văn chung lai bôn sự cánh dị, Ngã vấn cư nhân tuân kì tường, Giai viết sở văn diệc như thị.
Ô hô
Trấn Vũ chi quán linh thả kỳ, Tây Hồ chi thủy liên thả y
Kim nhân cổ nguyệt vô cùng tận Khách lập thương mang tự vịnh thi
(Cẩm Đình thi tuyển tập, VHv.684)
nhất]
Tạm dịch:
Đền Trấn Vũ bên Hồ Tây lúc chiều về,
Trong nắng tà, mọi người tranh nhau ngắm pho tượng, Chẳng biết tượng được đúc năm nào,
Qua bao tang thương chẳng hề thay đổi.
Trấn Vũ ở phía Bắc là tinh của quẻ Khảm, [tức nằm nơi hiểm hóc
Nhất được trời sinh ra, hai được đất tạo thành,