Bản Địa Hóa Đức Maria: Sự Hội Nhập Và Giao Lưu Tiếp Biến Hình Tượng Đức Mẹ Maria Với Các Thành Tố Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam

Mẹ Maria, tạo nên những màu sắc độc đáo riêng, từ tên gọi thân thương bình dị theo địa phương, địa danh vùng miền cho đến các nghi thức nghi lễ mang đậm văn hóa vùng miền và tộc người vừa góp phần bản địa hóa Đức Mẹ sâu rộng tại Việt Nam, vừa góp phần gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống địa phương cũng như văn hóa truyền thống dân tộc. Như vậy, sự hòa nhập Đức Mẹ Maria vào văn hóa địa phương và tộc người tại Việt Nam tạo nên những nét độc đáo của Công giáo Việt Nam, qua đó làm phong phú thêm hình tượng Đức Mẹ Maria trong văn hóa Việt Nam.

4.2. Bản địa hóa Đức Maria: Sự hội nhập và giao lưu tiếp biến hình tượng Đức Mẹ Maria với các thành tố văn hóa truyền thống Việt Nam

Đức Mẹ Maria sau khi du nhập và được bản địa hóa tại Việt Nam, Công giáo Việt Nam vẫn giữ đúng giáo luật trong việc thờ kính Đức Mẹ Maria theo quy định của Giáo hội. Giáo dân Quy Chính, Giáo dân Vỉ Nhuế, Giáo dân La Vang, Giáo dân Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp … luôn thực hiện các ngày lễ thờ kính Đức Mẹ Maria theo Giáo luật Công giáo, tuyệt đối tôn kính các tín điều Đức Mẹ, trong các nhà thờ thường đặt tượng hình Chúa làm trung tâm và đặt cao hơn Đức Mẹ… Tuy nhiên, bên cạnh đó tín đồ Việt Nam đã bản địa hóa Đức Mẹ theo nhiều cách, biến một phụ nữ phương Tây có phần xa lạ được du nhập vào Việt Nam trở thành người phụ nữ Việt Nam và người mẹ Việt Nam gần gũi và thân thuộc.

4.2.1. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với văn nghệ dân gian truyền thống Việt Nam

Khi gia nhập một tôn giáo xa lạ với văn hoá Việt như Công giáo, các Giáo dân người Việt đã sớm linh hoạt tìm cách để tôn giáo này hội nhập với văn hoá dân tộc, họ dùng thơ lục bát để diễn ca Kinh thánh, biết dùng lá dừa thay lá ôliu trong ngày lễ lá và ngày Tết vẫn trồng cây nêu trước nhà nhưng có cây Thánh giá bên trên. Các tên nước ngoài được Việt hoá, ví dụ Deus được gọi là Đức Chúa Trời, Dominic gọi là Đa Minh, Alexandre de Rhodes gọi là Đắc Lộ… Nhiều bản kinh Công giáo mang đậm văn hoá Việt như bản kinh Mân Côi hay Phục dĩ chí tôn. Cũng từ khi Công giáo được du nhập, nhất là từ đầu cuối thể kỉ XX đã xuất hiện những bài thánh ca lời Việt đầu tiên tức là dùng các làn điệu dân ca cổ truyền để dịch các bài hát Latinh. Khi chữ quốc ngữ được dùng bắt buộc ở Việt Nam (năm 1910) thì nhiều Giáo sĩ, Giáo dân Công giáo vẫn dùng chữ Nôm, chữ Hán để ghi

chép kinh sách, làm câu đối. Người Công giáo Việt Nam một mặt sớm đưa đạo Công giáo hội nhập với văn hoá dân tộc trước cả Công đồng Vatican II hơn 300 năm, mặt khác cũng đưa những kiến thức khoa học và văn minh của phương Tây du nhập vào Việt Nam. Thông qua đạo Công giáo, nhiều bức tranh của các danh họa nổi tiếng thế giới như Đức mẹ đồng trinh của Rafael, Bữa tiệc ly của L. de Vinci hay các bản nhạc bất hủ Ave Maria, Holly Night, Jingle bell… rồi những kiến trúc cổ điển gotic, roman, basilique qua các ngôi nhà thờ và rất nhiều lễ hội mới như lễ Giáng sinh, Valentin…đã được giới thiệu cho dân chúng. 20, tr 451]. Tín đồ Việt cũng đã chuyển hóa ngôn ngữ chữ viết phổ biến mà người Công giáo thường dùng phổ biến trong sinh hoạt tôn giáo là tiếng La tinh, tiếng Anh, tiếng Pháp … bằng ngôn ngữ riêng của người Việt, mang dấu ấn của văn hóa Việt đó là chữ Quốc Ngữ, mỗi vùng miền lại mang những sắc thái riêng trong ngôn ngữ.

Có thể xem tên gọi là một trong những phương thức cơ bản và hiệu quả mà tín đồ Việt Nam đã dùng để bản địa hóa Đức Mẹ Maria. Trước hết là những các gọi tên gần gũi với cuộc sống và gần gũi với văn hóa truyền thống dân tộc như cách mà Giáo dân Quy Chính- Nghệ An, Giáo dân Vỉ Nhuế - Nam Định, Giáo dân La Vang - Quảng Trị vẫn gọi là: Mẹ, Mệ, Đức Mẹ... Hay cách gọi cung kính trang trọng hơn như: Đức Bà, Bà Chúa, Mẹ Chúa, Nữ Vương, Thánh Mẫu… Đặc biệt hơn là cách gọi tên Đức Mẹ gắn với các địa danh tại Việt Nam như: Mẹ La Vang, Mẹ Măng Đen, Mẹ Thái Hà, Mẹ Phú Nhai, Mẹ Bến Tre, Mẹ Bình Triệu… càng làm cho tín đồ thêm gần gũi và gắn bó với Đức Mẹ, bởi những địa danh đó trước hết là quê hương của họ, nên mỗi khi nhắc tới Đức Mẹ Maria kèm theo địa danh là nhắc tới nguồn cội thiêng liêng của người Việt. Bên cạnh đó tín đồ dân tộc thiểu số Việt Nam còn gọi tên Đức Mẹ theo ngôn ngữ riêng của dân tộc mình như: Giáo dân Khmer Trung Bình – Sóc Trăng lại gọi Mẹ bằng tiếng Khmer là Pre Mia Đa, ngoài ra còn tiếng Jrai, Ê Đê… Qua đây cho thấy Đức Mẹ Maria đã được bản địa hóa sâu sắc tới nhiều khía cạnh văn hóa dân tộc.

Bên cạnh đó, tín đồ Việt cũng sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc địa phương, tộc người trong hoạt động thờ kính Đức Mẹ Maria như việc Giáo dân Quy chính sử dụng ngôn ngữ Xứ Nghệ trong các giờ kinh nguyện Đức Mẹ, Giáo dân La Vang

cũng dùng ngôn ngữ xứ Huế trong các hoạt động này… Đặc biệt, tín đồ Việt đã không ngại ngần khi sử dụng Hán tự, câu đối, đại tự trong việc thờ kính Đức Mẹ giống như với việc thờ phụng các nữ thần bản địa. Vì vậy mà có không ít các cơ sở thờ kính Đức Mẹ như: Nhà thờ mang tước hiệu Đức Mẹ, đền đài Đức Mẹ, tượng thờ Đức Mẹ... đã được gắn những câu đối, đại tự… Cùng với đó, thơ ca về Đức Mẹ với số lượng khổng lồ và thể loại phong phú thể hiện sự yếu kính của tín đồ Việt dành cho Mẹ, đồng thời cũng cho thấy đây là một trong những phương tiện hữu hiệu để bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam.

Ngoài ra còn phải kể đến sự tham gia tích cực của các hình thức văn nghệ dân gian vào trong các thực hành thờ kính Đức Mẹ, đặc biệt là hoạt động múa hát dâng hoa trong tháng hoa Đức Mẹ. Có thể thấy, những điệu nhảy dân vũ và sự tham gia của đội cồng chiêng trong các đoàn rước Đức Mẹ tại một số Giáo xứ Tây Nguyên của đồng bào Jrai, Êđê., hay những bài hát dân ca ví dặm xứ Nghệ được cất lên trong nhiều hoạt động thờ kính Đức Mẹ tại Giáo xứ Quy Chính, những điệu hò xứ Quảng và những bài hát mang âm hưởng xứ Huế trong hoạt động dâng hoa Đức Mẹ của Giáo dân La Vang – Quảng Trị, …chính là những biểu hiện sinh động của sự bản địa hóa trong thực hành thờ kính Đức Mẹ của tín đồ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

4.2.2. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với mỹ thuật truyền thống Việt Nam

Văn hóa Việt đã tiếp nhận một yếu tố ngoại sinh là Đức Mẹ Maria và yếu tố ngoại sinh này ngày càng hội nhập vào văn hóa Việt được biến đổi nhiều so với bản gốc ban đầu, nổi bật nhất là sự hình thành các trung tâm hành hương Đức Mẹ, trung tâm thánh Mẫu… thu hút hàng triệu tín đồ đổ về hành hương mỗi năm. Các trung tâm Đức Mẹ với nhiều đền đài, tượng ảnh được thiết kế xây dựng trên nền tảng tâm thức văn hóa truyền thống của người Việt với nhiều mô hình độc đáo từ mô hình điện thờ truyền thống như tại điện thờ Đức Mẹ Vỉ Nhuế - Nam Định, mô hình hang động Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Tp. Hồ Chí Minh… đến mô hình tượng đài, mô hình ngoài trời… Và dù là điện thờ được xây dựng thiết kế theo mô hình nào thì trước điện thờ luôn có một lư hương lớn để tín đồ thắp hương lúc cầu nguyện. Đây có lẽ là một trong những nét truyền thống văn hóa riêng có tại Công giáo Việt Nam?

Bản địa hóa Đức mẹ Maria tại Việt Nam - 19

Nghệ thuật kiến trúc các cơ sở thờ tự truyền thống của người Việt có những đặc trưng riêng đó là sự coi trọng phong thủy, thích hài hòa với thiên nhiên (núi non, cây cối, ao hồ, kênh nước…) thấm đẫm tinh thần Đạo giáo, dùng các chất liệu truyền thống gắn với thổ nhưỡng Việt Nam và dựa trên tâm thức người Việt Trên nền tảng tâm thức truyền thống đó, những công trình kiến trúc về Đức Mẹ Maria như nhà thờ Đức Mẹ, điện thờ Đức Mẹ, tượng thờ Đức Mẹ… đã được thiết kế và xây dựng mang nhiều dấu ấn văn hóa truyền thống Việt Nam. Đặc biệt, có thể nhận thấy rò yếu tố phong thủy, hòa mình vào thiên nhiên trong việc xây dựng các đền thờ, tượng thờ, tượng đài Đức Mẹ gắn với mô hình hang động, rừng cây, hồ nước khá phổ biến ở các điểm khảo sát, điển hình như mô hình tượng thờ Đức Mẹ được xây dựng nổi trên mặt hồ nước ở Giáo xứ Vỉ Nhuế, hay như tại một số đền thờ Đức Mẹ ở Nam Bộ các tín đồ cũng thiết kế những hòn non bộ, bày biện hoa kiểng khá tương đồng với bài trí ở các cơ sở thờ tự truyền thống của người Việt.

Ngoài ra, tùy không gian văn hóa của mỗi vùng miền mà hình tượng Đức Mẹ Maria được bản địa hóa phù hợp với văn hóa truyền thống nơi đó. Đó là hình tượng Đức Mẹ trong tà áo dài, khăn đóng, đầu đội mũ, chân đi hài cong như tại La Vang - Quảng Trị, hoặc hình tượng của người phụ nữ Bắc Bộ với áo yếm tại Giáo xứ Vỉ Nhuế - Nam Định, hay có khi trong hình tượng phụ nữ Khmer tại Giáo xứ Trung Bình, hoặc trong trang phục truyền thống của phụ nữ Jarai tại Đăk lak…

Ta biết rằng hình tượng Đức Mẹ Maria và lối kiến trúc châu Âu có nhiều điểm khác biệt so với quan niệm truyền thống của người Việt. Để hội nhập Đức Mẹ vào văn hóa Việt Nam, người ta đã thiết kế hình tượng Đức Mẹ theo quan niệm và tâm lý của người Việt từ hình dáng, màu sắc và đường nét trên khuôn mặt, đôi mắt, khuôn miệng, cánh mũi, lông mày… đến trang phục rồi đặt vào các không gian thờ tự mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống vùng miền. Với cách làm này đã góp phần tạo nên sự gần gũi, thân thương của hình tượng Đức Mẹ trong tâm lý của người Việt, trở thành một hình tượng văn hóa mang dấu ấn văn hóa Việt.

4.2.3. Hội nhập và giao lưu tiếp biến với phong tục thờ cúng của người Việt Nam

Một trong những biểu hiện nổi bật nhất của việc bản địa hóa Đức Mẹ Maria tại Việt Nam chính là việc tín đồ mang lễ vật dâng kính Đức Mẹ, đây là điểm khác

biệt so với tín đồ Công giáo trên thế giới. Nói cách khác, hoạt động mang lễ vật là một đặc trưng của văn hóa truyền thống Việt Nam và nó đã được tín đồ Công giáo Việt Nam sử dụng trong nghi thức thờ kính Đức Maria. Không những thế, tín đồ Việt Nam cũng coi trọng việc bày biện lễ vật theo truyền thống văn hóa Việt Nam cụ thể như bày biện những vật thờ cúng trên bàn thờ theo theo quan niệm truyền thống như: Đông bình tây quả, thứ tự sắp xếp nến hoa, chén nước (hoặc rượu), mâm ngũ quả và vật thờ kính khác.

Trong việc thờ kính Đức Mẹ Maria những nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa Việt như thắp hương, khấn bái, múa hát trình diễn… cũng được Giáo dân Việt Nam thực hành theo những phương thức rất độc đáo mà tiêu biểu nhất là hoạt động múa hát dâng hoa dâng hương trong thánh Đức Mẹ. Hiện nay hầu hết bàn thờ Đức Mẹ đều có đặt lư hương, bát hương và Giáo dân xem việc thắp hương khấn vái như là một nghi lễ quen thuộc và quan trọng trong hoạt động thờ kính Đức Mẹ Maria. Bên cạnh đó là sử dụng các bài dân ca, các điệu dân vũ truyền thống vùng miền trong thực hành nghi lễ thờ kính Đức Mẹ, những cuộc rước kiệu đậm màu sắc văn hóa Việt với kiểu kiệu rước trong truyền thống cung đình cũng như trong các lễ hội dân gian. Tất cả cho thấy đó là sự giao lưu, tiếp biến nghi thức thờ kính Đức Mẹ với nghi thức thờ thánh của người Việt Nam và là biểu hiện rò nhất sự bản địa hóa việc thờ kính Đức Maria vào văn hóa truyền thống của tín đồ Công giáo Việt Nam.

Ngoài ra, sự thờ kính và mến mộ mà tín đồ Việt Nam dành cho Đức Mẹ Maria đôi lúc có phần lấn át sự thờ phụng Đức Chúa. Mặc dù trong Giáo lý, Giáo luật đã chỉ rò, Đức Chúa là đấng có quyền hành trên tất cả, tuy nhiên tại Việt Nam Giáo dân lại thờ kính Đức Mẹ cách cuồng nhiệt, vì vậy mà trong lời kinh tiếng cầu đã thành câu cửa miệng như tại Giáo xứ Quy Chính, Giáo xứ Vỉ Nhuế, Giáo xứ La Vang, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp … Giáo dân thường nói: “Cầu xin Đức Mẹ”, “Xin Mẹ ban”, “Xin Mẹ cho chúng con”… Qua đây cho thấy Đức Mẹ Maria đã trở nên gần gũi, thân thiết và cấp bách trong nhu cầu tâm linh của tín đồ, vì vậy mà trong các hoạt động thánh lễ, hành lễ Giáo dân luôn làm nghi thức thờ kính Đức Mẹ trước và sau khi chương trình kết thúc. .

Một điều quan trọng là, bất kì một người Việt nào dù sống ở nông thôn hay thành thị, ở trong nước hay ở nước ngoài cũng đều có đạo tổ tiên. Và như vậy, trước khi trở thành những tín đồ của Công giáo trong mỗi người dân Việt Nam họ đã duy trì việc thờ cúng tổ tiên. Theo đó, không gian địa lí có thể thay đổi (Bắc – Trung - Nam) nhưng không gian văn hóa, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cơ bản vẫn ổn định. Điều này như một thách thức đối với các tôn giáo ngoại lai. Bởi nếu muốn xác lập được vị trí của mình trong đời sống tâm linh của người Việt Nam thì tôn giáo ngoại lai ấy phải đủ sức phá vỡ cơ tầng văn hóa truyền thống (mà ở đây là đạo thờ tổ tiên), vốn đã ngấm sâu trong tâm khảm của người dân, là bản sắc văn hóa tộc người Việt. Trong cuộc giao lưu và tiếp xúc với Công giáo, văn hóa Việt Nam không chỉ giành được quyền tôn trọng, mà trong một số trường hợp nó còn khiến cho đạo Công giáo khi vào Việt Nam đã được bản địa hóa, tiếp nhận những dấu ấn của văn hóa Việt Nam.

Việc thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng truyền thống ăn sâu trong tâm thức tôn giáo của người Việt. Đạo Công Giáo trước công đồng Vatican II loại bỏ tín ngưỡng này đã để lại không ít những trằn trọc day dứt cho những tín hữu theo đạo. Bản thân việc lựa chọn tôn giáo cũng gặp không ít khó khăn. Vì thế, các nhà truyền đạo, cụ thể là Hội đồng giám mục, các linh mục luôn có sự linh hoạt trong các hình thức tổ chức đời sống tôn giáo. Ngoài những giáo luật bắt buộc phải tuân theo thì trong những điều kiện cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng giáo luật. Một điểm mấu chốt trong tinh thần hội nhập Công giáo ở Việt Nam là sự cho phép thờ cúng tổ tiên trong các gia đình Công giáo. Bàn thờ gia tiên vẫn được lập trang trọng, dĩ nhiên tượng chúa Giê-su vẫn được treo ở nơi cao nhất. Và, mặc dù không có điều lệ cụ thể nhưng trong quan niệm và cách đánh giá của các linh mục về sự hiện tồn của Chúa trong bản thân mỗi người, cũng giống như sự hiện tồn của Phật: mấu chốt là tại tâm

– là lòng thương xót… Chính tinh thần hội nhập này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để Công giáo phát triển nhanh ở Việt Nam.

Hiện nay, Đức Mẹ Maria cũng được phối thờ trên bàn thờ Gia tiên và điều đặc biệt là ngoài Chúa thì Đức Mẹ Maria được đặt ở vị trí trung tâm và trang trọng nhất trên bàn thờ Gia tiên, một số tín đồ còn thờ riêng Đức Mẹ kết hợp với bàn thờ gia tiên còn Chúa và các vị thánh ở một khu thờ khác. Điều này xuất phát sự yêu kính và quan

niệm cho rằng Đức Mẹ có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn linh hồn của tổ tiên cũng như bảo trợ gia đình, lúc đầu có phần dè dặt sau này từng bước cởi mở, Giáo dân đã chủ động hơn trong việc phối thờ và đặt Chúa Mẹ vào vị trí trung tâm của bàn thờ Gia tiên. Với mô hình bàn thờ phổ biến hiện nay của Giáo dân Việt Nam thường có 2 hoặc 3 tầng và tầng trên cùng được dành để thờ Chúa và Mẹ Maria, tầng tiếp theo được dành để thờ các vị thánh Công giáo và tầng cuối cùng thờ ông bà tổ tiên cho thấy đây là mô hình có điểm tương đồng với ban thờ gia tiên của bên lương với việc phối thờ Phật (hoặc thờ Bác Hồ là mô hình khá phổ biến ở Nghệ An).

Việc phối thờ như vậy kết hợp với việc đặt bát hương và các thực hành nghi lễ từ bày biện lễ vật, dâng hương, kính lễ chung với gia tiên vào các dịp lễ tết như tang gia, hiếu hỉ, tết Nguyên đán theo cách thức truyền thống đã cho thấy sự hội nhập sâu đậm thực hành nghi lễ thờ kính gia đình Chúa nói chung và Đức Maria nói riêng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Có thể nói, việc dung hợp và phát triển bàn thờ gia tiên và bàn thờ gia đình Đức Mẹ cùng những thực hành nghi lễ gần gũi với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một điểm độc đáo, một nét riêng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam.

Như vậy, cùng với quá trình truyền nhập của đạo Công giáo vào Việt Nam thì Đức Mẹ Maria cũng được truyền nhập sâu rộng trong văn hóa Việt, tín đồ Việt Nam đã tạo nên một hình tượng Mẹ Maria vừa chứa đựng giá trị văn hóa Việt vừa mang tầm vóc của nhân loại. Đức Mẹ Maria trở thành một hình tượng với tên gọi, quyền năng như một vị Thánh Mẫu Việt góp phần tạo nên sự gần gũi gắn kết giữa tôn giáo ngoại sinh với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Có thể thấy, yếu tố nội sinh là văn hóa Việt đã lấn át yếu tố nội sinh là Đức Mẹ Maria và trong quá trình giao lưu tiếp biến này, Đức Mẹ Maria đã được bồi đắp nhiều giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam. Theo đó, tuy căn tính Đức Mẹ Maria không bị thay đổi hoàn toàn nhưng Đức Mẹ Maria đã bị sức mạnh của văn hóa Việt biến đổi để trở thành một biểu tượng của văn hóa gần gũi với văn hóa Việt từ tên gọi, hình tượng đến điện thờ và các thực hành nghi lễ mà chúng tôi đã trình bày ở chương 3.

4.3. Bản địa hóa Đức Mẹ Maria: vai trò và sự ảnh hưởng tới đời sống tinh thần của cộng đồng người Công giáo tại Việt Nam

4.3.1. Đức mẹ Maria– điểm tựa tinh thần và sự lan tỏa tình yêu thương bác ái

Trước hết, niềm tin và sự sùng kính Đức Mẹ Maria đem đến sự bình an cho tín đồ Công giáo Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử, Đức Mẹ Maria chính là điểm tựa của tín đồ Việt trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, tín đồ được chở che và tìm thấy bình an trong tà áo quyền năng và bàn tay nhân lành của Đức Mẹ, những huyền thoại về sự hiển linh như tại La Vang – Quảng Trị, Tà Pao – Bình Thuận, La Mã – Bến Tre … để cứu khổ cứu nạn và che chở con cái của Mẹ là những minh chứng sống động về điểm tựa tinh thần lớn lao mà tín đồ Việt tìm đến lúc khó khăn. Trong thời kì kì Bắc thuộc hay Pháp thuộc cũng thực hiện các chính sách khai thác thuộc địa, trong đó tôn giáo cũng được sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh về vị trí của Công giáo, của Đức Mẹ ở Việt Nam với một tinh thần nhân bản, bác ái. Sự du nhập của văn hóa phương Tây hiển nhiên đem đến cho xã hội Việt Nam những biến đối từ bề mặt đến bề sâu, trong đó việc xuất hiện Đức Mẹ Maria trong những hoàn cảnh cụ thể còn như sự cứu rỗi đối với con người, để đến nay, mỗi tín đồ Công giáo đều coi người mẹ từ phương trời xa xôi kia như người mẹ bằng da, bằng thịt, ôm chứa cả linh hồn mình với một niềm tin yêu tuyệt đối, tâm lí này có được chính là nhờ quá trình bản địa hóa Đức Mẹ tại Việt Nam. Niềm tin vào Đức Mẹ Maria của tín đồ Việt Nam cũng giống như bao đời nay người Việt Nam vẫn tin vào các vị Thánh, vào Phật, vào sự chở che của tổ tiên. Niềm tin này đã làm tăng thêm quyền năng của Đức Mẹ Maria hay chính quyền năng đặc biệt của Đức Mẹ đã hun đúc niềm tin của con người. Phải chăng đây là hai chiều tâm linh mà các Giáo dân Việt Nam đã có được từ Đức Mẹ Maria, biểu tượng của quyền năng tái tạo khi mỗi người con của mẹ gặp phải kiếp nạn. Ngày nay trước những tai ương của cuộc sống như thiên tai, địch họa, dịch bệnh… thì nguồn bình an từ Đức Mẹ càng quan trọng hơn bao giờ hết, Đức Mẹ Maria chính là động lực sống, niềm vui và sự an bình của tín đồ.

Thứ hai, Đức Mẹ Maria là mẫu gương cho mọi tín đồ noi theo, tại Giáo xứ Quy Chính, Giáo dân thường lấy Đức Mẹ là biểu tượng và là thước đo về cái đẹp,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022