người đều nói với nhau rằng : "Thám hoa năm nay là người tổng Vân Trụ. Có điều gì vinh dự rạng rỡ hơn thế chăng ? Từ đây ngựa vàng lầu ngọc, dậu xanh gác tía, dựng nền móng làm vẻ vang cho đất nước, làm khuôn phép cho con cháu muôn đời sau, đó là trách nhiệm của ngô hầu, và đó cũng là nỗi trông ngóng thâm sâu của tổng ta vậy".
Ông là bậc đại khoa năng văn, có uy tín lớn về văn chương , điều này được thể hiện rất rõ qua những lời thơ ca ngợi tài năng và đức độ của ông khi ông đỗ Thám hoa.
子以明敏之妙才操菰遊判幾年來今科取士弘恩典吾子褒然居鼎魁
Phiên âm:
Dịch nghĩa:
Tử dĩ minh mẫn chi diệu tài, Tháo cô du phán kỷ niên lai, Kim khoa thủ sĩ hoằng ân điển, Ngô tử bao nhiên cư đỉnh khôi.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 1
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 2
- Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên - 3
- Tình Trạng Văn Bản, Nội Dung Khái Quát
- Về Bản Chép Tay Qsdb (Vhn) Và Bản In Qsdb In Tại Hồng Kông
- Nội Dung Các Mục "tham Bổ", "phụ Lục", "ngoại Truyện" Trong
Xem toàn bộ 294 trang tài liệu này.
(Bác đã minh mẫn thêm diệu tài, Bỏ vui vùi học mấy năm nay, Khoa này lấy đỗ ngời ân điển, Khen bác tài cao ngôi chiếm đầu).
(Cẩm hồi tập, tờ 20a)
Sách Đại Nam liệt truyện có chép: “Thúc Trực ở nhà học cha, thông minh, xem rộng, nổi tiếng hay chữ…Thiệu Trị năm thứ 7 (1848) đỗ Nhất giáp Tiến sĩ Cập đệ Đệ tam danh được bổ vào Hàn lâm viện Trước tác. Tự Đức năm đầu (1848) được vào nội các rồi thăng Tập hiền điện Thị độc sung Kinh diên Khởi cư trú. Vâng mệnh làm thơ văn, luôn được vua khen ngợi”. Theo Đại Nam liệt truyện tác phẩm của Phan Thúc Trực gồm có : Diễn Châu phủ chí, Cẩm Đình hiệu tần tập, Bắc hành nhật lan phả thi tập.
Sở học uyên thâm, ông thi hương đậu tú tài, được cử vào học Quốc tử giám. Đến năm đầu niện hiệu Tự Đức (1848) ông được vua cho bổ vào làm việc tại tòa Nội các tức là tòa văn thư bên cạnh nhà vua. Vì hàng ngày được kề cận bên nhà vua nên ông thu thập được rất nhiều nguồn thông tin chính xác mà vì lý do nào đó không được triều đình công bố rộng rãi, hình thành nên nguồn sử liệu vô cùng quý giá cho những người nghiên cứu lịch sử sau này.
Phan Thúc Trực ứng chế thi văn, từng được nhà vua khen ngợi và được ban thưởng nhiều lần. Tài năng của ông được nhiều người ca ngợi, trong đó có cả những vị quan lại nổi tiếng cùng thời với ông như Tham tri Trương Quốc Dụng (1797-1864); Tham tri Đỗ Quang (hay còn gọi là Đỗ Tông Quang) (1804-1863); Nội các sinh Phạm Khải (hay còn gọi là Vũ Phạm Khải)... Trong cuốn Cẩm hồi tập, Tham tri Trương Quốc Dụng còn dành cho ông những lời ngợi khen "Một nhành mai trên cả ngàn đóa hoa":
天門昨日看掄科驩演文章地氣迴五色雲中千里翼
百花頭上一枝梅
簪袍錫宴皇恩重旗匾榮鄉畫錦開身世遭逢應不賤
勉思報稱效涓埃
Phiên âm:
Thiên môn tạc dạ khán luân khôi, Hoan Diễn văn chương địa khí hồi, Ngũ sắc vân trung thiên lý dực, Bách hoa đầu thượng nhất chi mai, Trâm bào tích yến hoàng ân trọng, Kỳ biển vinh hương họa cẩm khai, Thân thế tao phùng ưng bất tiện, Miễn tư báo xứng hiệu quyên ai.
(Cẩm hồi tập, tờ 18b)
Dịch nghĩa:
(Cửa trời ngày hôm qua ngài đã chiếm ngôi đầu, Văn chương vùng đất Hoan, Diễn hào khí lại trở về, Như cánh chim ngàn dặm trong đám mây ngũ sắc, Một nhành mai trên cả ngàn đóa hoa.
Trâm bào, yến tiệc ơn vua ban trọng thưởng,
Cờ biển vinh quy, mở ra bức gấm thêu,
Sự nghiệp gặp thời lẽ nào nên nhún nhường, Cố gắng báo đáp làm tốt từ việc nhỏ nhất).
Tham tri Đỗ Tông Quang cũng ca ngợi ông là bậc tài danh và gặp nhiều may mắn trong con đường hoạn lộ:
冑監三餘就琢磨飛韓應是閬蓬賒
萬年慶典開恩榜一甲人才又探花桃李滿城看走馬江山青眼憶來車風雲千載良多幸鍾呂文章在國家
Phiên âm:
Trụ giám tam dư tựu trác ma, Phi hàn ưng thi Lãng bồng xa,
Vạn niên khánh điểm khai ân bảng, Nhất giáp nhân tài hựu Thám hoa, Đào lý mãn thành khan tẩu mã, Giang sơn thanh nhãn ức lai xa, Phong vân thiên tải lương đa hạnh,
Chung lã văn chương tại quốc gia.
Dịch nghĩa :
(Cẩm hồi tập, tờ 19a)
(Đã hơn ba lần mũ giáp được cọ xát nơi trường ốc, Cánh chim giúp rập như cỏ bồng lớn lăn càng xa, Khánh điển vạn năm được khai ân trên bảng,
Là bậc nhân tài đỗ nhất giáp lại giành được ngôi Thám hoa. Khắp thành hoa đào, hoa mận, ngắm xem ngựa lại qua, Xanh ngắt màu xanh núi rừng sông suối nhớ chiếc xe trở về. Ngàn dặm gió mây gặp nhiều may mắn,
Hòa điệu văn chương với nước nhà).
Sinh thời ông là người luôn quan tâm đến giáo dục, chăm lo nuôi dưỡng tinh thần cho thế hệ trẻ. Ông cho rằng, việc dạy dỗ con cháu phải chú ý từ việc nhỏ nhất. Trong bài Nguyên đán tứ tiểu nhi tiền 元 旦 賜 小 兒 錢 (Ngày
Tết mừng tiền cho con trẻ), ông chỉ trích thói tục thường dùng cách nói phóng đại số tiền mừng trẻ, ví dụ cho 1 hào nhưng lại nói là 1 đồng, cho 10 hào lại nói là 10 đồng. Cách làm đó của người lớn sao có thể giáo dục tính thật thà cho trẻ nhỏ. Tuy chỉ là cách nói vui ngày Tết, nhưng lẽ nào lại không thận trọng. Bài thơ đó như sau:
元 旦 賜 小 兒 錢 , 俗 舉 虛 數 , 因 作 , 如 一 文 呼 一 貫 , 十 文 呼 十 貫
世 俗 逢 元 旦
攜 錢 賜 小 兒
孩 子 雖 未 識 ,利 祿 卻 先 期
古 道 懷 無 誑人 情 惡 自 欺童 蒙 在 始 教可 不 慎 其 機
Phiên âm:
Nguyên đán tứ tiểu nhi tiền. Tục cử hư số, nhân tác. Như nhất văn hô nhất quan; thập văn hô thập quan.
Thế tục phùng nguyên đán, Huề tiền tứ tiểu nhi,
Hài tử tuy vị thức, Lợi lộc khước tiên kì
Cổ đạo hoài vô cuống, Nhân tình ác tự khi, Đồng mông tại thủy giáo, Khả bất thận kì ki (cơ)
(Cẩm đình thi tuyển tập, VHv.684, tờ 2a)
Dịch nghĩa:
Ngày Tết mừng tiền cho trẻ nhỏ
(Thói tục khi mừng tiền thường nói tăng số tiền. Ví dụ cho 1 hào nói thành 1 đồng, cho 10 hào nói thành 10 đồng).
Thế tục gặp ngày Tết Mang tiền tặng trẻ thơ, Bé con tuy chưa biết, Lợi lộc lại mong chờ. Đạo xưa không nói dối, Người đời thích nói đùa. Trẻ em dạy từ nhỏ,
Cẩn trọng thật không thừa.
Ông còn là người đặc biệt quan tâm đến cuộc sống của người dân, trong QSDB không ít lần ông đề cập liên quan trực tiếp đến đời sống của dân chúng. Người dân quê ông còn truyền rằng, trước kia tại làng của ông có một giải sông gọi là Cấm giang. Nhiều năm nước sông dâng cao, tràn vào ruộng đồng, làm cho nhiều nơi bị lầy đọng, cỏ rả mọc đầy, không thể cấy lúa. Sau khi thi đậu Thám hoa, Phan Thúc Trực trở về làng cũ giúp đỡ dân làng đào ngòi, đắp đập. Từ đấy ruộng đồng của làng ông được chứa nước hay tháo nước tùy theo từng thời tiết, dân làng vì thế được cậy nhờ. Sau khi ông mất, người trong làng tưởng nhớ công ơn của ông nên xây dựng ngôi đền để đời đời thờ phụng ông. Qua sự việc trên ta thấy rằng Phan Thúc Trực là một vị quan luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân. Hai con của ông là Phan Vĩnh đậu và Phan
Định cũng là những người đỗ đạt (Phan Vĩnh đậu cử nhân và Phan Định đậu tú tài) .
Đến năm thứ 4 niên hiệu Tự Đức (1851) ông vâng chiếu nhà vua ra Bắc kỳ để tìm kiếm những sách vở cũ còn sót lại, sang năm sau (1852), ông trở về đến địa phận tỉnh Thanh Hóa thì bị mắc bệnh rồi qua đời ở giữa đường được truy tặng hàm Thị độc học sĩ. Khi ông mất nhà vua sai quan tổng đốc tỉnh Nghệ An mang phẩm vật tới truy điệu Phan tiên sinh với bốn chữ nho do vua ban là: “Học cao hạnh thuần” ( 學 高 行 醇 ). “Học cao hạnh thuần” có nghĩa là học vấn đã cao mà đức hạnh lại thuần hậu. Một vị túc nho lão thành trong huyện Yên Khánh đã khóc Phan tiên sinh bằng một câu đối nôm rất ai oán như sau:
“Bảng vàng, bia đá nghìn thu, thương tiếc thay người ấy Đầu bạc, răng long trăm nỗi, đau xót lắm trời ơi.”
3. Sự nghiệp sáng tác.
3.1. Số lượng tác phẩm
So với một số vị làm quan ở triều vua Minh Mệnh như Nguyễn Văn Siêu (1796-1872); Hà Tông Quyền (1798-1839)... cùng thời với ông như Vũ Phạm Khải (1807-1872) thì số lượng các trước tác của Phan Thúc Trực không nhiều, song so với những vị cùng đỗ khoa thi năm 1847 như Trịnh Xuân Thưởng, hay đỗ trước và sau thời điểm năm 1847 như Vũ Văn Lý (đỗ năm 1841); Trần Vĩ, Nguyễn Hữu Tạo (đỗ năm 1841)... Phan Thúc Trực được coi là tác gia có khá nhiều tác phẩm. Theo Đại nam chính biên liệt truyện tác phẩm của Phan Thúc Trực gồm có: Diễn Châu châu phủ chí, Cẩm đình hiệu tần thi tập, Bắc hành nhật lan phổ thi tập (ĐNCBLT, tr.800). Theo thống kê