Thực Trạng Quản Lý Rừng Ở Nà Phặc

Qua các biểu đồ cho thấy dù thôn có 100% là người dân tộc Dao nhưng thôn có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn nhiều so với một số thôn người Dao và ngươi Mông khác. Nguồn thu nhập chính của các hộ trong thôn từ kinh doanh dịch vụ.

3.1.22 Tiểu Khu III

Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III

Tiểu Khu III có tổng diện tích là 131.2 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 14.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 63 ha, đất chuyên dụng có 40.7 ha, đất thổ cư có 2 ha và diện tích các loại đất khác có 11 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 2 ha nương rẫy, 8.2 ha đất trồng lúa. Đối với đất lâm nghiệp có 23 ha rừng tự nhiên, 24 ha rừng trồng và 16 ha đất có khả năng tái sinh thành rừng.

Hình 3 43 Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III Từ các biểu đồ trên cho 1

Hình 3.43: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu III

Từ các biểu đồ trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp của Tiểu Khu III nhỏ hơn so với đa số các thôn bản trong khu vực và trong đó rừng trồng chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiểu khu III cũng có tỷ lệ diện tích trồng các loại cây lâu năm tương đối cao.

Tình hình kinh tế - xã hội của Tiểu Khu III

Thôn có 87 hộ gia đình với 342 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 217 người, người dân tộc Kinh có 86 người và người dân tộc Nùng có 39 người. Thôn có 183 lao động bao gồm 87 nam và 96 nữ. Thôn có 8 hộ nghèo và cận nghèo, 57 hộ trung bình và 22 hộ khá.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Hình 3 44 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 2Hình 3 44 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 3Hình 3 44 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 4

Hình 3.44: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy Tiểu Khu III có tỷ lệ đáng kể người dân tộc Kinh, tỷ lệ nam-nữ trong độ tuổi lao động là xấp xỉ nhau và cũng cho thấy tiểu khu có tỷ lệ hộ khá khá cao là 25.29%. Qua khảo sát thực tế biết được nguồn thu chính của các hộ gia đình trong thôn kinh doanh dich vụ, công nhân viên chức trong các đơn vị.

3.1.23 Tiểu Khu II

Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II

Tiểu Khu II có tổng diện tích là 78.5 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 5.9 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 14 ha, đất chuyên dụng có 46.8 ha, đất thổ cư có 1.8 ha và diện tích các loại đất khác có 10 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 0.5 ha nương rẫy, 4.1 ha đất trồng lúa và diện tích ao hồ có

1.3 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 14 ha đều là rừng tự nhiên.


Hình 3 45 Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II Từ các biều đồ trên cho 5Hình 3 45 Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II Từ các biều đồ trên cho 6Hình 3 45 Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II Từ các biều đồ trên cho 7

Hình 3.45: Hiện trạng sử dụng đất tại Tiểu Khu II

Từ các biều đồ trên cho thấy phần lớn diện tích của tiểu khu này là đất chuyên dụng. Đối với đất lâm nghiệp thì 100% đều là rừng tái sinh tự nhiên, đối với đất nông nghiệp diện tích ao hồ của tiểu khu tương đối lớn.

Tình hình kinh tế - xã hội của Tiểu Khu II

Tiểu khu có 123 hộ gia đình với 444 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 279 người, người dân tộc Kinh có 151 người và người dân tộc Nùng có 14 người. Thôn có 289 lao động bao gồm 175 nam và 114 nữ. Thôn có 10 hộ nghèo và cận nghèo, 112 hộ trung bình và 1 hộ khá.

Hình 3 46 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 8Hình 3 46 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 9Hình 3 46 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 10

Hình 3.46: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy ngoài người dân tộc Tày chiếm đa số thì người dân tộc Kinh cũng có tỷ lệ tương đối cao ở Tiểu Khu II. Tiểu khu cũng có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao hơn nhiều so với người ngoài độ tuổi lao động và hộ có kinh tế trung bình là chủ yếu. Qua khảo sát thực tế được biết nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình là kinh doanh, buôn bán nhỏ và một số hộ chuyên làm nông nghiệp.

3.1.24 Thôn Cốc Tào

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào

Thôn có tổng diện tích là 220.7 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 23.7 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 170 ha, đất chuyên dụng có 10 ha, đất thổ cư có 1.5 ha và diện tích các loại đất khác có 15 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 1.5 ha nương rẫy, 21.4 ha đất trồng lúa và diện tích ao hồ có 0.8 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 130 ha là rừng tự nhiên và có 40 ha rừng trồng.

Hình 3 47 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào Quá các biểu đồ cho 11

Hình 3.47: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Tào

Quá các biểu đồ cho thấy. Cốc Tào cũng như nhiều thôn bản khác có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với phần lớn là rừng tự nhiên, tiếp đến là đất sản xuất nông nghiệp với phần lớn là diện tích canh tác lúa nước. Qua khao sát thực tế nhận thấy rừng trồng của Thôn Cốc tào chủ yếu là mỡ.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Cốc Tào

Thôn có 49 hộ gia đình với 194 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 18 người, người dân tộc Kinh có 176 người. Thôn có 145 lao động bao gồm 132 nam và 13 nữ. Thôn có 5 hộ nghèo và cận nghèo, 23 hộ trung bình và 21 hộ khá.

Hình 3 48 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Qua 12

Hình 3.48: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Qua các biểu đồ cho thấy người dân tộc kinh chiến đến 90.72% dân số thôn, người trong độ tuổi lao động lớn hơn nhiều so với người ngoài độ tuổi lao động và hầu hết đều là nam giới. Cốc Tào cũng là một trong những thôn có tỷ lệ hộ khá cao nhất Nà Phặc. Qua khảo sát thực tế được biết ngoài nguồn thu chính từ trồng lúa thì nhiều hộ gia đình trong thôn còn tập trung sản xuất rau sạch. Đối với lâm nghiệp hầu như cũng chưa cho thu nhập đáng kể gì.

3.1.25 Thôn Bản Cầy

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Cầy

Thôn có tổng diện tích là 256.1 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 52.2 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 818 ha, đất chuyên dụng có

10.4 ha, đất thổ cư có 1.5 ha và diện tích các loại đất khác có 20 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 2 ha nương rẫy, 41.9 ha đất trồng lúa, diện tích trồng các loại cây lâu năm là 7.5 ha và diện tích ao hồ có 0.8 ha. Đối với đất lâm nghiệp có 163 ha là rừng tự nhiên và có 18 ha rừng trồng.


Hình 3.49: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bản Cầy

Quá các biểu đồ cho thấy. Bản Cầy cũng như nhiều thôn bản khác có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với phần lớn là rừng tự nhiên, tiếp đến là đất sản xuất nông nghiệp với phần lớn là diện tích canh tác lúa nước.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Bản Cầy

Thôn có 108 hộ gia đình với 476 nhân khẩu trong đó người dân tộc Tày có 355 người, người dân tộc Kinh có 36 người và người Nùng có 85 người. Thôn có 232 lao động bao gồm 87 nam và 145 nữ. Thôn có 27 hộ nghèo và cận nghèo, 76 hộ trung bình và 5 hộ khá.

Hình 3 50 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Qua 13

Hình 3.50: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Qua các biểu đồ trên cho thấy rò thôn Bản Cầy đa phần là người dân tộc thiểu số, người Kinh chiếm tỷ lệ rất nhỏ ở thôn, tỷ lệ người trong và ngoài độ tuổi lao động tương đối cân bằng nhưng nữ trong độ tuổi lao động chiến tỷ lệ cao hơn nhiều so với nam giới. Thôn có 25% hộ nghèo và cận nghèo, tỷ lệ hộ khá rất thấp và chủ yếu là các hộ trung bình. Nguồn thu chính của các hộ trong thôn từ trồng lúa nước.

Qua phân tích hiện trạng sử dụng đất và tình hình kinh tế - xã hội các thôn, tiểu khu của Nà Phặc có những đặc điểm chính là:

- Ngoại trừ thôn Cốc Xả, Tiểu Khu II có tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp ít và thôn Nà Nọi, Tiểu Khu III có tỷ lệ đất lâm nghiệp chiếm khoảng 50% diện tích thì các thôn, tiểu khu khác đều có tỷ lệ đất lâm nghiệp rất lớn.

- Kinh tế hộ gia đình phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản:

+ Đặc điểm sinh kế: Canh tác lúa nước là sinh kế chính thì các hộ gia đình thường là các hộ trung bình; Canh tác nương rẫy là sinh kế chính thường các hộ thường là nghèo và cận nghèo; Kinh doanh dịch vụ, công nhân viên chức là sinh kế chính thường là các hộ khá.

+ Đặc điểm dân tộc: Đối với các địa bàn tập trung người của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh thường có mặt bằng kinh tế khá hơn những địa bàn tập trung người của các dân tộc Dao và Mông.‌

+ Đặc điểm địa hình: Các thôn bản ở vùng thấp thường có kinh tế khá hơn các thôn bản ở vùng cao. Qua khảo sát thực tế tại các địa bàn nhận thấy ngay cả những hộ nghèo và cận nghèo ở các vùng thấp cũng khá hơn nhiều so với các hộ nghèo và cận nghèo ở các địa bàn vùng cao.

3.2 Thực trạng quản lý rừng ở Nà Phặc

3.2.1 Hiện trạng giao đất giao rừng

Nà Phặc chỉ có hai loại đất là đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ. Tình hình giao đất giao rừng trên địa bàn đến năm 2010 chi tiết bảng dưới đây

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2010 của Nà Phặc.

Thống kê cho thấy hiện nay Nà Phặc mới chỉ giao được đất rừng sản xuất 14

Thống kê cho thấy hiện nay Nà Phặc mới chỉ giao được đất rừng sản xuất cho hộ gia đình là 1500.90 ha tương đương 30% diện tích và Lâm trường huyện quản lý

647.80 ha tương đương 13% diện tích.

Thực trạng 67% diện tích còn lại trên địa bàn đều có chủ sở hữu nhưng chính quyền địa phương chưa làm được các thủ tục hành chính giao cho các hộ gia đình vì đất họ sử dụng được xác lập do lịch sử lại ở địa phận của thôn khác.

Việc xác định rừng cộng đồng và xây dựng phương án giao rừng cho cộng đồng chưa được đề cập đến trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở đây. Nhưng thực chất rừng cộng động được xác lập phổ biến ở các thôn cho mục đích bảo vệ nguồn nước cho cộng đồng và được quản lý trên sự thống nhất chung cả cộng đồng dù mỗi diện tích cụ thể có thể được giao cho hộ gia đình.

3.2.2 Vai trò của các bên liên quan trong quản lý rừng ở Nà Phặc

Hộ gia đình

- Hộ gia đình là người hưởng lợi trực tiếp từ rừng ở thôn, phổ biến nhất là nơi cung cấp gỗ củi trong sinh hoạt hàng ngày, nhận được công bảo vệ hàng năm, giữ ổn định nguồn nước cung cấp cho gia đình và cộng đồng.

- Ngăn chặn các hành vị xâm phạm rừng trái phép của các đối tượng ngoài cộng đồng cũng như các thành viên khác trong cộng đồng phá hoại rừng đã được giao.

- Thông tin cho các hộ khác, chính quyền, các lực lượng kiểm lâm, công an, bộ bội trên địa bàn khi có sự cố liên quan như cháy, khai thác rừng trái phép trên địa bàn.

Trưởng thôn

- Nắm tình hình chung toàn thôn về các vấn đề bao gồm cả các vấn đề liên quan đến rừng của thôn. Trưởng thôn thường là người nắm rất rò và biết được từng khu vực mà mỗi hộ gia đình trong thôn quản lý.

- Thay mặt các hộ gia đình trong thôn tham gia giải quyết hay nhận chỉ đạo từ các cấp chính quyền cho người dân.

- Xem xét và xác nhận việc được khai thác gỗ cho các mục đích khác nhau của các hộ gia đình ở những diện tích cụ thể để UBND xã làm cơ sở cho phép khai thác.

- Thông tin, huy động các lực lượng tại chỗ tham gia bảo vệ rừng khi có sự cố cháy hay các hành vi xâm phạm rừng.

- Trưởng thôn cũng là người tuyên truyền, vận động người dân trong thôn về các đường lối chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở thôn bản.

Lâm trường Ngân Sơn

- Hiện nay Lâm trường đại diện thay mặt các hộ gia đình ở các thôn ký hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng với Ban quản lý dự án 661.

- Thức chất trong công tác bảo vệ và phát triển rừng thì Lâm trường chỉ đóng vai trò trung gian và hợp thức hoá các thủ tục hành chính vì thôn, hộ gia đình không đủ tư cách pháp nhân ký kết các thoả thuận.

UBND thị trấn Nà Phặc

- Trong công tác quản lý ở địa phương cấp xã thì vai trò của chủ tịch, phó chủ tịch UBND và bí thư, phó bí thư đảng có vai trò rất lớn. Đặc biệt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện nay do chỉ đạo và quyết tâm của họ mà diện tích rừng tái sinh ở đây được bảo vệ và phát triển cả về diện tích và chất lượng rừng.

- Họ có thể chỉ đạo, huy động các lực lượng tại chỗ như các đoàn thể, dân quan tham bảo vệ rừng thôn bản trên địa bàn khi cần thiết.

- Họ cũng có vai trò cho phép việc khai thác rừng trên địa bàn cho những mục đích sử dụng khác nhau của người dân nhưng với sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm địa bàn.

UBND huyện Ngân Sơn

- Là đơn vị chỉ đạo trực tiếp các chương trình, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng trong huyện.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí