Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở Ngân Sơn - Bắc Kạn - 8


Hình 3.29: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Bó Danh

Các biểu đồ trên cho thấy rò dù Bó Danh là thôn có diện tích nhỏ nhưng đất lâm nghiệp vẫn đến 69.26% tổng diện tích thôn bản, thôn có tỷ lệ diện tích trồng các loại cây lâu năm tương đối lớn so với các thôn bản khác. Thôn Bó Danh có tỷ lệ diện tích rừng từ nhiên thấp hơn diện tích rừng trồng.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Bó Danh

Thôn có 21 hộ với 97 nhân khẩu trong đó có 87 người Kinh và 10 người dân tộc Tày. Thôn có 36 người trong độ tuổi lao động với 22 nam và 14 nữ. Bó Danh có 19 hộ trung bình và 2 hộ có kinh tế khá, thôn không có hộ nghèo và cận nghèo, đây cũng là thôn duy nhất của Nà Phặc không có hộ nghèo.

Hình 3 30 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 1

Hình 3.30: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy Bó Danh là thôn có người dân tộc Kinh chiến tới 89.69 % dân số của thôn và đây cũng là một trong ít thôn ở Nà Phặc có người dân tộc Kinh sống tập trung đông. Dù không có hộ nghèo hay cận nghèo nhưng phần lớn là các hộ có kinh tế trung bình.

3.1.16 Thôn Lùng Nhá

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Thôn có 238.4 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 11.4 ha, đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 212 ha, đất chuyên dụng có 4 ha, đất thổ cư có 1 ha và diện tích các loại đất khác là 10 ha. Đối với đất nông nghiệp, 0.4 lúa 2 vụ và 11ha nương rẫy. Đối với đất lâm nghiệp có 130 ha rừng tự nhiên và 82 ha đất có khả năng phục hồi thành rừng.

Hình 3 31 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá Biểu đồ cho thấy phần 2

Hình 3.31: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lùng Nhá

Biểu đồ cho thấy phần lớn diện tích của thôn Lùng Nhá là đất lâm nghiệp, thôn không có rừng trồng mà chỉ có rừng tự nhiên. Trong nông nghiệp thì phần lớn diện tích là nương rẫy, đất trồng lúa chỉ có 3.51% và thôn không có ao hồ hay trồng các loại cây lâu năm.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Lùng Nhá

Thôn có 13 hộ với 80 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Mông, Lùng Nhá có 44 người trong độ tuổi lao động với 31 nam và 13 nữ. Tất cả các hộ trong thôn đều là hộ nghèo và hiện nay thôn cũng chưa có điện lưới quốc gia, giao thông khó khăn và xa trung tâm.

Hình 3 32 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 3Hình 3 32 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 4Hình 3 32 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 5

Hình 3.32: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ trên cho thấy rò thôn có 100% là dân tộc Mông và cũng có 100% là hộ nghèo và cận nghèo. Tỷ lệ nam trong độ tuổi lao động lớn hơn nữ. Nguồn thu nhập chính của người dân trong thôn là từ canh tác nương rẫy với cây trồng chính là ngô.

3.1.17 Thôn Phe Đắng

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng

Tổng diện tích của thôn là 331.8 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp là 22.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp là 261 ha, đất chuyên dụng là 1.5 ha, đất thổ cư là 1.5 ha và diện tích các loại đất khác là 45.3 ha. Đối với diện tích đất nông nghiệp, lúa 2 vụ có 3.9 ha, lúa 1 vụ có 0.6 ha và diện tích nương rẫy 18 ha. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích rừng tự nhiên có 30 ha và đất có khả năng phục hồi thành rừng có 231 ha.

Hình 3.33: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Đắng

Các biểu đồ trên cho thấy phần lớn diện tích đất lâm nghiệp của thôn là đất có khả năng tái sinh thành rừng và phần lớn diện tích đất nông nghiệp là nương rẫy.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Phe Đắng

Thôn Phe Đắng có 24 hộ với 142 nhân khẩu trong đó có 130 người dân tộc Dao và 12 người dân tộc Mông. Thôn có 80 người trong độ tuổi lao động với 70 nam và 10 nữ. 24 hộ gia đình trong thôn đều là các hộ nghèo và cận nghèo.

Hình 3 34 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 6Hình 3 34 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 7Hình 3 34 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 8

Hình 3.34: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò thôn Phe Đắng phần lớn là người Dao và nam giới là lao động chính trong thôn. Tất cả các hộ gia đình trong thôn đều là hộ nghèo và cận nghèo. Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn là canh tác nương rẫy là cây ngô.

3.1.18 Thôn Phe Chang

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang

Tổng diện tích của thôn Phe Chang là 251.6 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 22.2 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 206 ha, đất chuyên dụng là 2.5 ha, đất thổ cư là 1.4 ha và diện tích các loại đất khác là 19.5 ha. Đối với đất nông nghiệp có 3.5 ha đất trồng lúa 2 vụ, 0.7 ha đất trồng lúa 1 vụ, 18 ha nương rẫy. Đối với đất lâm nghiệp có 146 ha rừng tự nhiên và 60 ha diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng.

Hình 3 35 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang Các biểu đồ trên cho 9

Hình 3.35: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Phe Chang

Các biểu đồ trên cho thấy rò Phe Chang cũng có phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp và trong lâm nghiệp thì chỉ có rừng tái sinh tự nhiên. Trong nông nghiệp thì thôn chỉ có đất nương rẫy và đất trồng lúa nước những phần lớn diện tích là nương rẫy, thôn không có ao hồ hay diện tích trồng các loại cây lâu năm.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Phe Chang

Thôn có 21 hộ với 117 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Mông. Số người trong độ tuổi lao động của thôn là 83 người với 62 nam và 21 nữ. Các hộ gia đình trong thôn đều là các hộ nghèo và cận nghèo. Phe Chang chưa có điện lưới quốc gia và giao thông đi lại rất khó khăn.


Hình 3 36 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 10Hình 3 36 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 11Hình 3 36 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 12

Hình 3.36: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò thôn chỉ có người dân tộc Dao và 100% đều là hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn số dân trong độ tuổi lao động và chủ yếu là nam giới. Thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn từ canh tác nương rẫy với ngô là cây trồng chính.

3.1.19 Thôn Mảy Van

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Mảy Van

Thôn có tổng diện tích là 377.4 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 7.9 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 320 ha, đất chuyên dụng có 3ha, đất thổ cư có 1.1 ha và diện tích các loại đất khác có 45.4 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 7 ha nương rẫy, 0.9 ha đất trồng lúa. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp có 90 ha rừng tự nhiên và 230 ha diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng.

Hình 3 37 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Mảy Van Các biểu đồ trên cho 13

Hình 3.37: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Mảy Van

Các biểu đồ trên cho thấy phần lớn diện tích đất của thôn Mảy Van là đất lâm nghiệp với rừng tái sinh tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiến tỷ lệ rất nhỏ và có tới 88.61% diện tích là nương rẫy. Thôn không có ao hồ và các loại cây lâu năm.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Mảy Van

Thôn có 17 hộ gia đình với 121 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Mông. Thôn có 52 lao động bao gồm 34 nam và 18 nữ. Tất cả 17 hộ trong thôn đều là hộ nghèo và cận nghèo, hiện thôn chưa có điện lưới quốc gia, giao thông đi lại rất khó khăn.

Hình 3 38 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 14Hình 3 38 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 15Hình 3 38 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ Các 16

Hình 3.38: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Các biểu đồ cho thấy rò thôn chỉ có người dân tộc Mông và 100% đều là hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn số dân ngoài độ tuổi lao động và lao động chủ yếu đều là nam giới. Thu nhập chính của các hộ gia đình trong thôn từ canh tác nương rẫy với ngô là cây trồng chính.

3.1.20 Thôn Lũng Lịa

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa

Thôn có tổng diện tích là 308.7 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có 43.9 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 252 ha, đất chuyên dụng có 1.5ha, đất thổ cư có 1.3 ha và diện tích các loại đất khác có 10 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 35.4 ha nương rẫy, 8.5 ha đất trồng lúa. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp có 236 ha rừng tự nhiên và 16 ha diện tích đất có khả năng phục hồi thành rừng.


Hình 3 39 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa Các biểu đồ trên cho 17

Hình 3.39: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Lũng Lịa

Các biểu đồ trên cho thấy rò cũng như các thôn khác trong địa bàn phân lớn diện tích là đất lâm nghiệp với rừng tái sinh tự nhiên là chủ yếu, trong nông nghiệp thì 80.64% diện tích là nương rẫy.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Lũng Lịa

Thôn có 53 hộ gia đình với 304 nhân khẩu trong đó có 4 người dân tộc Kinh và 300 người dân tộc Mông. Thôn có 126 lao động bao gồm 40 nam và 86 nữ. Thôn chỉ có duy nhất 1 hộ có kinh tế trung bình thì tất cả các hộ còn lại trong thôn đều là hộ nghèo và cận nghèo, hiện thôn chưa có điện lưới quốc gia, giao thông đi lại rất khó khăn.

Hình 3 40 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 18Hình 3 40 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 19Hình 3 40 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 20

Hình 3.40: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Thôn chỉ có 1.32% người dân tộc Kinh và cùng thuộc 1 hộ duy nhất còn lại đều là người dân tộc Mông. Phần lớn lao động trong thôn Lũng Lịa lại là nữ và tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động cao hơn người trong độ tuổi lao động. Thôn có đến 98.11% là hộ nghèo và cận nghèo. Nguồn thu chính của các hộ gia đình trong thôn từ canh tác nương rẫy với cây chủ đạo là ngô.

3.1.21 Thôn Cốc Xả

Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả

Thôn có tổng diện tích là 70 ha trong đó đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp có

4.5 ha, đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 14.1 ha, đất chuyên dụng có 5.8 ha, đất thổ cư có 1 ha và diện tích các loại đất khác có 44.6 ha. Đối với đất sản xuất nông nghiệp có 2 ha nương rẫy, 2.5 ha đất trồng lúa. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp có 14.1 ha rừng tự nhiên. Là thôn có diện tích nhỏ nhất của Nà Phặc.

Hình 3 41 Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả Qua biểu đồ thấy rò 21

Hình 3.41: Hiện trạng sử dụng đất tại thôn Cốc Xả

Qua biểu đồ thấy rò Cốc Xả phần lớn diện tích của thôn là đất khác, cụ thể qua khảo sát thực tế tại địa bàn là núi đá trọc, diện tích đất nông nghiệp của thôn là rất nhỏ có 6.43% còn đất lâm nghiệp đều là rừng tái sinh tự nhiên.

Tình hình kinh tế - xã hội của thôn Cốc Xả

Thôn có 19 hộ gia đình với 95 nhân khẩu và tất cả đều là người dân tộc Dao. Thôn có 52 lao động bao gồm 20 nam và 32 nữ. Thôn có 9 hộ nghèo và cận nghèo, 10 hộ trung bình. Thôn nằm dọc trên quốc lộ 3 tại Đèo Gió.

Hình 3 42 Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ 22

Hình 3.42: Thành phần dân tộc – Cơ cấu lao động – Phân loại kinh tế hộ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022